You are on page 1of 14

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC


HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đề bài 01: Biện pháp “tạm giữ” theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015

Họ và tên : NGUYỄN THỊ HƯƠNG TRÀ

MSSV : 441453

LỚP : N02-TL3

NHÓM : 5

Hà Nội, 2022

1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 3

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4

NỘI DUNG....................................................................................................... 4

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIỮ .. 4

1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giữ ........................................... 4

2. Mục đích tạm giữ.................................................................................. 5

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ TẠM GIỮ THEO
BLTTHS NĂM 2015 .................................................................................... 5

1. Đối tượng áp dụng ................................................................................ 5

2. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, thủ tục tạm giữ ....................... 6

3. Thời hạn tạm giữ .................................................................................. 8

4. Chế độ tạm giữ...................................................................................... 9

III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN QUY


ĐỊNH VỀ TẠM GIỮ ................................................................................. 10

1. Về các trường hợp tạm giữ ................................................................ 10

2. Về trình tự, thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 11

3. Về thời điểm tính tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp .................................................................................................. 12

4. Về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ ............................................. 13

KẾT LUẬN .................................................................................................... 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 14

2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sự

CQĐT Cơ quan điều tra

TTHS Tố tụng Hình sự

3
MỞ ĐẦU
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Chính vì tính chất
quan trọng của các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ nói
riêng mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn này nhằm tránh tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam oan người vô tội hoặc
để lọt kẻ phạm tội. Điều này được thể hiện qua những Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng và Nhà nước về công tác áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ của cơ
quan điều tra. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài số 01: “Biện
pháp “tạm giữ” theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” để
nghiên cứu.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIỮ
1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giữ
1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được
áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị bị truy nã hoặc đối với những người
chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn
chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn
tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm,
pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định nhiều biện pháp cưỡng chế khác
nhau. Những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự có nội dung tương đối
rộng và cụ thể, được chia thành 03 nhóm.
1.2. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giữ
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan và
người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu
thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã

4
2. Mục đích tạm giữ
Mục đích của tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu
thú là để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt
động điều tra của người phạm tội, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra thu thập
chứng cứ, tài liệu, bước đầu xác định tính chất hành vi của người bị tạm giữ.
Tạm giữ đối với người bị bắt theo lệnh truy nã để có thời gian để cơ quan bắt
hoặc nhận người bị bắt thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết về việc
đã bắt được đối tượng và thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến
nhận người bị bắt.
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ TẠM GIỮ THEO
BLTTHS NĂM 2015
1. Đối tượng áp dụng
Theo khoản 1 Điều 117 BLTTHS có quy định: “Tạm giữ có thể áp dụng
đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp
phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt
theo quyết định truy nã.”
Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ có thể là người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp hoặc người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang,
người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo lệnh truy nã. Trong trường
hợp người bị bắt khi phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất
ít nghiêm trọng, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu
hiện sẽ cản trở việc điều tra thì không cần phải tạm giữ. Người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp thường bị tạm giữ vì trong hầu hết trường hợp khi quyết
định giữ khẩn cấp, cơ quan điều tra đã các định cần phải ngăn chặn việc người
đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ gây khó khăn cho việc điều tra tội phạm. Đối
với người bị bắt theo lệnh truy nã, ngay sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra
nhận người bị bắt phải thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã để cơ quan này
đến nhận người bị bắt. Việc tạm giữ đối với người này chỉ đặt ra khi xét thấy

5
cơ quan đã ra lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt.
Chính việc quy định một cách cụ thể các trường hợp áp dụng như trên
đã tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định đúng đối tượng
cần tiến hành bắt giữ trên thực tế, tránh nhầm lẫn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng
đã thể hiện sự quan tâm đến việc tạm giữ người chưa thành niên khi quy định
chặt chẽ các căn cứ, điều kiện nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn đối với người chưa thành niên phạm tội đó là: “Chỉ áp dụng biện pháp
tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn
cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác
không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18
tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy
định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan,
người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn
khác” – theo Điều 419 BLTTHS.
2. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ, thủ tục tạm giữ
2.1. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ
Những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quy
định tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS có quyền ra quyết định tạm giữ. Bao gồm:
− Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp (cơ quan điều tra
trong công an nhân dân, cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, cơ quan điều
tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,…)
− Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng
Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng
Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh
sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội
phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy
và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục
trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn

6
đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma quý lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
− Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân
bay, bến cảng.
Theo quy định của BLTTHS thì cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên
mới có quyền ra lệnh tạm giữ. Chính quyền và công an cấp xã, phường, thị trấn
không có quyền tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Vì vậy, khi nhận người
bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, ủy ban nhân
dân xã, phường hoặc thị trấn phải tiến hành lập biên bản phạm tội quả tang,
biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều
tra có thẩm quyền.
2.2. Thủ tục tạm giữ
Việc tạm giữ phải có quyết định viết của người có thẩm quyền. Theo qut
định của BLTTHS thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc người
có thẩm quyền khác ra quyết định tạm giữ trong thời hạn 03 ngày. Quyết định
tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, thời hạn tạm giữ; ngày, giờ bắt đầu tạm giữ
và ngày, giờ hết hạn tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ một bản. Nếu việc
tạm giữ không có quyết định của người có thẩm quyền, người bị tạm giữ có
quyền yêu cầu trả tự do cho họ.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm
giữ phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn. Khi kiểm sát việc tạm giữ, nếu thấy việc tạm giữ không đùng
pháp luật hoặc không cần thiết, viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định
tạm giữ và yêu cầu người ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm
giữ. Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ trong những trường
hợp sau đây:
Thứ nhất, người bị tạm giữ không phải là người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy
nã và không phải là người phạm tội tự thú, đầu thú;

7
Thứ hai,người bị tạm giữ chỉ có những vi phạm nhỏ, tính chất nguy hiểm
cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, người bị tạm giữ trong trường hợp phạm tội quả tang nhưng sự
việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị tạm giữ có nơi cư trú rõ
ràng và không có biểu hiện sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra.
Về bản chất, tạm giữ là biện pháp cách ly cấp thiết đối với người bị nghi
thực hiện tội phạm hoặc bị truy nã. Mục đích của việc cách ly này chủ yếu là
để người bị nghi ngờ không tiếp tục phạm tội; người bị truy nã không tiếp tục
lẩn trốn và trên cơ sở đó xác minh làm rõ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố
bị can (đối với người bị bắt quả tang, bắt khẩn cấp) hoặc giao cho cơ quan có
thẩm quyền (người bị truy nã).
3. Thời hạn tạm giữ
Điều 118 BLTTHS quy định:
Thứ nhất, thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người
bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình
hoặc kể từ khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú,
đầu thú. Quy định như vậy để đạt được mục đích của tạm giữ cũng như để hạn
chế việc giữ người trái pháp luật.
Thứ hai, trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia
hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Những trường hợp cần thiết là những
trường hợp sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực
hiện ở nhiều địa phương khác nhau hoặc cần phải có thêm thời gian để làm rõ
về hành vi, làm rõ căn cước, lý lịch của người bị tạm giữ.
Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ
lần thức hai nhưng không quá 03 ngày. Thông thường đây là trường hợp đối
với vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và một số vụ án hình sự khác có nhiều
người tham gia, sự việc cần xác minh rất phức tạp mặc dù đã gia hạn tạm giữ
lần thứ nhất nhưng vẫn chưa làm rõ được sự việc.

8
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cung cấp
hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi
nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn
hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu viện kiểm sát không phê chuẩn thì cơ
quan đã ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ sau khi hết
hạn tạm giữ trước đó.
Thứ ba, trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì
viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Thứ tư, thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Thời hạn tạm
giữ hạn chế quyền của công dân nên được tính trừ vào thời hạn tạm giam theo
nguyện tắc một ngày tạm giữ bằng một ngày tạm giam. Trường hợp người bị
tạm giữ sau đó không bị tạm giam thì khi tòa án quyết định hình phạt tù đối với
bị cáo, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt từ theo
nguyên tắc một ngày tạm giữ đước tính bằng một ngày tù.
Thứ năm, khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can
thì phải trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ. Đây là trường hợp không cần
gia hạn tạm giữ hoặc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất hoặc lần thứ hai nhưng
vẫn không đủ căn cứ để xác định người bị tạm giữ đã thực hiện tội phạm thì
phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Chế độ tạm giữ
Tạm giữ không phải là hình phạt mà là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng
hình sự. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ không phải nhằm trừng phạt người
phạm tội mà để ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó
khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội. BLTTHS quy định không
ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Người bị tạm giữ là người chưa bị coi là có tội. Do đó chế độ tạm giữ phải khác
với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.

9
Hiện nay, với sự ra đời của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam là một bước
tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và
pháp luật trong lĩnh vục bảo đảm an ninh, trật tự nói riêng. Luật Thi hành tạm
giữ, tạm giam là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về việc bảo đảm
hoặc hạn chế quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong các
trường hợp cần thiết. Các cơ quan chức năng quản lý, các nhà quản lý có quyền
và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật chế độ đối với người bị
tạm giữ tạm giam.
III. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH VỀ TẠM GIỮ
Mặc dù chế định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ đã được quy định và
sửa đổi nhiều lần, mới nhất là tại BLTTHS 2015 song vẫn còn một số điều bất
cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Vấn đề trọng
tâm trước mắt đó là các cấp có thẩm quyền cần có kế hoạch triển khai tập huấn
việc áp dụng các quy định của BLTTHS 2015 về biện pháp ngăn chặn tạm giữ
đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể để có thể đánh giá
tính hiệu quả của các quy định mới.
1. Về các trường hợp tạm giữ
Theo Điều 86 BLTTHS 2003 thì đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp
tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang,
người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo lệnh truy nã. Quy
định này về cơ bản cũng không thay đổi trong BLTTHS 2015 (Khoản 1 Điều
117 BLTTHS 2015). Theo quan điểm của em cần phải quy định rõ hơn về căn
cứ tạm giữ, trường hợp nào cần thiết phải tạm giữ, còn trường hợp nào không
cần thiết.
Thứ nhất, trong trường hợp người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc
phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người
bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở công
việc điều tra thì sẽ không cần tạm giữ.

10
Thứ hai, người bị bắt theo lệnh truy nã chỉ bị tạm giữ khi cơ quan đã ra
lệnh truy nã không thể đến ngay để nhận người bị bắt.
Thứ ba, trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú trong thực tế luôn ở
một mức độ khác nhau, có những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng do lỗi
vô ý khi phạm tội, người phạm tội có nhân thân tốt... thì không cần thiết phải
ra quyết định tạm giữ đối với họ. Hơn nữa một khi họ đã ăn năn hối cải, lương
tâm cắn rứt về hành vi phạm tội của mình nên họ đã ra tự thú, đầu thú thì tùy
từng trường hợp về hành vi phạm tội ở mức độ nặng nhẹ khác nhau để các cơ
quan tiến hành tố tụng lựa chọn biện pháp ngăn chặn phù hợp nhất áp dụng đối
với loại tội phạm này.
2. Về trình tự, thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định “Các trường hợp bắt người gồm
bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt
người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn
độ”. Các điều luật sau đó quy định cụ thể về biện pháp bắt người như bắt người
phạm tội phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã nhưng lại không có điều
luật nào quy định cụ thể về biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp. Việc bắt người trong trường hợp này được đề cập đến trong nội dung của
khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015, đó là sau khi giữ người, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành lấy lời khai và trong vòng 12 giờ “phải ra quyết định tạm
giữ ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó”. Bên cạnh đó,
khoản 1 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn tạm
giữ như sau “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang người phạm tội tự
thú, đầu thủ hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Như vậy, theo
quy định này thì CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra phải ra quyết định tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi giữ người hoặc nhận người bị giữ
(chưa cần có quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn

11
cấp của VKS). Quyết định tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp được ban hành trước hoặc cùng với lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp. Điều này dẫn đến việc nhận thức khác nhau là sau khi giữ người trong
trường hợp khẩn cấp thị sẽ tạm giữ hay sau khi bát rồi mới tạm giữ. Việc thi
hành lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải thực hiện sau lệnh
giữ người trong trường hợp khẩn cấp lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp phải thực hiện trước khi có quyết định tạm giữ (khi có quyết định tạm
giết thì người bị tạm giữ mới được đưa vào nhà tạm giữ) và luật không quy
định sau khi ra quyết định tạm giữ bao lâu thì ra lệnh bắt giữ người, hay ra song
song hai quyết định một lúc.
3. Về thời điểm tính tạm giữ đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp
Khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hơn 12 giờ
kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhóm người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại
điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt
người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó”. Khi này, cách tính thời hạn
tạm giữ sau khi giữ người cũng chưa có sự thống nhất. Sau 12 giờ kể từ khi giữ
người, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định trả tự do hoặc tạm giữ. Có
nơi cho rằng trong trường hợp tạm giữ, tính thời hạn tạm giữ từ khi bắt đầu giữ
người nhưng cũng có quan điểm khác lại tính thời hạn từ thời điểm tạm giữ,
tức là sau khi giữ người 12 giờ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp
thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì thời điểm tạm giữ được
tính từ khi nào? Trường hợp CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra không áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của
mình mà về cơ sở giam giữ để thực hiện quyết định tạm giữ thì thời điểm tạm
giữ được tính từ khi nào? Điều này vẫn chưa được pháp luật quy định chi tiết,
cụ thể.

12
4. Về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ
Tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định “Những người có
thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này
có quyền ra quyết định tạm giữ. Nhưng tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm
2015, thì những người có thẩm quyền quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này
có quyền ra quyết định tạm giữ ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho
người đó. Riêng đối với những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, phải giải ngay người bị giữ kem
theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến CQĐT
nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ
khi tiếp nhận người bị giữ, CQĐT phải lấy lời khai ngay và những người quy
định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Điều này
cho thấy những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm
2015 không được quyền ra quyết định tạm giữ, trái với quy định tại khoản 2
Điều 117 BLTTHS năm 2015.
KẾT LUẬN
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn
tội phạm, đảm bảo cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả,
đảm bảo hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được
thuận lợi, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc quy định biện pháp
ngăn chặn tạm giữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự góp phần tích cực vào việc
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, sanh sự, nhân phẩm, tài sản của con người. Cho
nên, việc quy định và áp dụng đúng đắn biện pháp này chính là sự đảm bảo
chắc chắn cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ cùa tố tụng hình sự là phát hiện
nhanh chóng, xử lý kịp thời, chính xác người phạm tội, không để lọt người
phạm tội, không làm oan người vô tội, ngăn chặn không cho người phạm tội
tiếp tục phạm tội.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
2. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt
Nam, Nxb Công an Nhân dân.
4. Nguyễn Mạnh Cường, PGS. TS. Hoàng Văn Nghĩa hướng dẫn (2018), Bảo
đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam qua thực tiễn hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật
học.
5. Nguyễn Hoàng Phương, PSG. TS. Nguyễn Văn Huyên hướn dẫn (2017),
Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tố tụng hình sự từ thực tiễn áp dụng
của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc
sĩ Luật học.
6. Đỗ Hồng Bảo Ngọc, TS. Nguyễn Văn Tuân hướng dẫn (2019), Biện pháp
ngăn chặn tạm giữ trong tố tụng hình sự và thực tiễn thi hành tại tỉnh Thái
Bình, Luận văn Thạc sĩ Luật học.

14

You might also like