You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
----------

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Sinh viên: Hoàng Thanh Trang


Lớp: HC44B – nhóm 2
Mã số sinh viên: 1953801014248
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020
Chương
CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Giải thích nhận định đúng, sai:

1. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ
để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm vẫn có thể giữ phương tiện
dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 Nhận định đúng vì:
 Theo đó, Nghị định quy định phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc
trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì
người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ,
bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền
tạm giữ: Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú
còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá
nhân vi phạm đang công tác; Tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể,
rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện; Tổ
chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được
xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.
 Như vậy, những người lái xe máy, xe đạp và cả xe ôtô nếu thuộc diện quy định
của Nghị định này sẽ có thể tự giữ, bảo quản phương tiện của mình khi vi
phạm hành chính. Đồng thời, quy định mới có thể giúp các cơ quan thực thi
pháp luật giảm tải việc phải giữ, bảo quản các phương tiện giao thông vi phạm
và thay vào đó bằng chế tài mới.
2. Không thể tiến hành việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính vào ban đêm.
 Nhận định sai vì trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản
B. LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
1. Biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
a. Không thể tiến hành vào ban đêm;
b. Chỉ được tiến hành khi có mặt người chủ nơi bị khám;
c. Chỉ được tiến hành vào ban đêm trong trường hợp khẩn cấp;
d. Có thể phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
 Câu c
2. Biện pháp khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
a. Trong mọi trường hợp đều phải có quyết định bằng văn bản;
b. Trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản;
c. Được tiến hành khi có căn cứ cho rằng chủ phương tiện có hành vi vi phạm;
d. Không thể được thực hiện bởi thanh tra viên đang thi hành công vụ.
 Câu b vì khoản 3 Điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Mọi
trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết
định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc
người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.
3. Biện pháp khám người theo thủ tục hành chính:
a. Có thể được tiến hành bởi chiến sỹ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ;
b. Không được phép thực hiện đối với phụ nữ;
c. Có thể được tiến hành mà không cần phải thông báo quyết định cho người bị
khám biết;
d. Không thể được thực hiện bởi kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ.
 Câu a vì: Chỉ có phạm vi người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục
hành chính có quyền ra quyết định khám. Tuy nhiên trong trường hợp cấp
bách có căn cứ cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài
liệu, phương tiện VPHC có thể bị tẩu tán tiêu huỷ thì ngoài những người
nói trên Pháp lệnh quy định Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Cảnh sát viên Đội
nghiệp vụ Cảnh sát biển ,….
4. Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a. Chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây
rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
b. Thời hạn tạm giữ người tối đa không quá 12 giờ;
c. Chỉ thuộc thẩm quyền áp dụng của lực lượng công an nhân dân;
d. Có thể được áp dụng đối với người có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới.
 Câu a vì theo khoản 2 Điều Nghị định số 162/2004/NĐ-CP
5. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
a. Có thời hạn tối đa là 7 ngày, kể từ ngày bị tạm giữ;
b. Chỉ chấm dứt khi quyết định xử phạt được thi hành;
c. Luôn có thời hạn trùng với thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d. Không chỉ nhằm mục đích bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
 Câu d vì:
– Nếu tang vật, phương tiện đó có những tình tiết để làm căn cứ cho việc
đưa ra quyết định xử lý vi phạm hành chính của chủ thể vi phạm. Ngoài ra
trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện đó để nhằm định giá được giá trị
tang vật vi phạm từ đó làm căn cứ để xác định mức tiền phạt theo khung
nào cũng như xác định thẩm quyền thuộc ai ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính.

– Việc tạm giữ phương tiện, tang vật còn nhằm mục đích ngăn chặn những
hành vi phạ hành chính nữa có thể xảy ra nếu không thực hiện việc tạm giữ
phương tiên, tang vật thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà
không lường trước được.

– Bên cạnh đó việc tạm giữ tang vật, phương tiên còn được tạm giữ trong
trường hợp nhằm đảm bảo thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính
mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
C. BÀI TẬP
1. Trần A, sinh năm 1990, lấy xe ô tô biển số 54XXXX (do ông Phan Văn F – hàng
xóm của A nhờ trông giùm) đi từ Phan Thiết về Thành phố Hồ Chí Minh, có dấu
hiệu vượt quá tốc độ quy định. Khi xe đi qua chốt T, Trần A được hai chiến sỹ
cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ yêu cầu dừng lại để kiểm tra nhưng anh
ta vẫn cố tình phóng qua. Đến chốt Y, lực lượng chức năng đã khống chế buộc
Trần A phải dừng lại hẳn, lập biên bản, áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện và
ban hành quyết định xử phạt.
Anh (chị) hãy xác định và nêu căn cứ pháp lý:

a. Biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trong trường
hợp này có cần thiết không? Tại sao?

Trả lời:

Biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được áp dụng trong trường
hợp này là cần thiết. Vì thu giữ phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp
này nhằm:

(1) Ngăn chặn việc thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện các

hành vi VPHC,

(2) Ngăn chặn hậu quả, thiệt hại do VPHC gây ra,

(3) Để bảo đảm cho việc chấp hành các QĐ XPVPHC

b. Giả sử, quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính
được ban hành bởi chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ thì có đúng
thẩm quyền không? Tại sao?

Trả lời:

Sai. Vì theo thông tư 01/2016/TT-BCA chiến sĩ công an đang thi hành công vụ chỉ
được phạt cảnh cáo (phạt tiền đến 400 ngàn đồng)
c. Trần A có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không?

Không. Vì trường hợp đi xe do mượn do thuê thì đây là trường hợp xe không
chính chủ nên Trần A không có giấy tờ xe, vì thế phương tiện giao thông sẽ được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ lại cho đến khi chủ sở hữu của xe đến xuất
trình giấy tờ thì mới được giải quyết.

d. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe ô tô do Trần A điều khiển đã
quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, với
lỗi này, có thể áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Chủ thể có
thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào?

Chủ thể có thẩm quyền có thể xử phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với
trường hợp điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông

You might also like