You are on page 1of 17

MỞ ĐẦU OK

Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, mỗi năm ở nước ta có
khoảng 10,000 người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Điều đó tương
đương với 30 gia đình mất người thân mỗi ngày và hơn 200 gia đình phải chịu
cảnh tang thương, đau khổ do hậu quả của tai nạn giao thông để lại. Vì thế, ý thức
tham gia giao thông của người dân vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại khi trên thực tế
vẫn còn rất nhiều cá nhân, tổ chức coi nhẹ pháp luật và mạng sống của những
người xung quanh. Và trường hợp của anh Nguyễn Văn Nam ở tình huống trên là
một điển hình. Khi anh ta đã chở đến 3 người trên xe và thực hiện hành vi vượt đèn
đỏ, va quệt với chị Nguyễn Thị Hà. Vậy với hành vi cố ý chở quá người trên xe và
vượt đèn đỏ của Nguyễn Văn Nam thì đã cấu thành những vi phạm hành chính
nào, ai là người có thẩm quyền giải quyết, cần căn cứ những văn bản nào để ban
hành quyết định xử phạt... sẽ được chúng em làm rõ dưới đây.

Câu 1: Chỉ ra các VPHC do Nguyễn Văn Nam đã thực hiện và phân tích các
yếu tố cấu thành VPHC đó? Nêu căn cứ pháp luật? OK

Theo khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012: “Vi phạm hành chính là hành vi
có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính”. Áp dụng vào tình huống trên, các VPHC do Nguyễn
Văn Nam đã thực hiện là:
1. Nam chở quá số người cho phép trên xe máy. Khoản 1 Điều 30 Luật GTĐB năm
2008 quy định: “Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở
một người, trừ những trường hợp được chở tối đa hai người…a, chở người bệnh đi
cấp cứu”. Trong tình huống trên, Nguyễn Văn Nam điều khiển xe máy Dream chở
theo Trần Văn Dũng, Nguyễn Tuấn Anh và Đỗ Văn Quân; tổng số người trên xe là
bốn người. Như vậy, dù nằm trong trường hợp chở người đi cấp cứu hay không thì
anh Nam vẫn vi phạm Luật GTĐB. Thêm vào đó, căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6
Nghị định 100/2019/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt (sau đây gọi là Nghị định 100/2019/NĐ-CP),
hành vi chở theo 03 người của Nam phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Nam không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Khoản 1 Điều 9 Luật GTĐB năm
2008 quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của
mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu
đường bộ” và khoản 3 Điều 10 quy định: “a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu
đỏ là cấm đi…”. Trong tình huống trên, khi đến điểm nút Nguyễn Chí Thanh và
Huỳnh Thúc Kháng, có tín hiệu đèn đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông
bắt buộc phải dừng lại nhưng Nguyễn Văn Nam đã vượt đèn đỏ và hậu quả là đã
xảy ra va quệt với chị Nguyễn Thị Hà (là người đi đúng tốc độ và phần đường của
mình). Hành vi vượt đèn đỏ của Nguyễn Văn Nam là hành vi cố ý. Như vậy, Nam
đã vi phạm Luật GTĐB. Hơn nữa, căn cứ điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định
100/2019/NĐ- CP, hành vi vượt đèn đỏ của Nam phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.
Có 4 yếu tố cấu thành VPHC là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể của VPHC
và khách thể của VPHC.
- Mặt khách quan: Khi xác định yếu tố là mặt khách quan, chúng ta cần dựa vào
dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu bắt buộc đó là hành vi VPHC. Như vậy, dấu
hiệu trong mặt khách quan của VPHC trong tình huống trên là:
+ Thời gian: 8h00, ngày 2/5/2020.
+ Địa điểm: điểm nút giao thông Nguyễn Chí Thanh và Huỳnh Thúc Kháng.
+ Công cụ, phương tiện vi phạm: xe máy Dream.
+ Hậu quả : va quệt với chị Nguyễn Thị Hà.
+ Mối quan hệ nhân quả: Kết quả do chủ thể gây ra có mối quan hệ mật thiết với
hành vi của chủ thể, nếu Nguyễn Văn Nam chấp hành đúng quy định của Luật
GTĐB thì đã không xảy ra va quệt với chị Nguyễn Thị Hà.
- Chủ thể của VPHC: Chủ thể thực hiện hành vi VPHC là các tổ chức, cá nhân có
năng lực chịu TNHC theo quy định của pháp luật hành chính. Cá nhân là chủ thể
của VPHC phải là người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do
pháp luật quy định. Trong tình huống trên, anh Nam đang là công nhân của công ty
xây dựng H, tức là người trên 15 tuổi, đủ tuổi chịu TNHC (Theo khoản 1 Điều 3
Bộ luật lao động năm 2012: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động…”). Thêm vào đó, nếu không có các tình tiết cho thấy Nam mắc
bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi thì có thể xác định chủ thể của VPHC trong tình huống này là
anh Nam.
- Mặt chủ quan: Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của VPHC là lỗi của chủ
thể vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình
thức là cố ý hoặc vô ý. Như vậy, trong tình huống trên, nếu anh Nam không sử
dụng rượu, bia hay các chất kích thích; có đủ khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi mà vẫn cố ý chở quá số người quy định và vượt đèn đỏ của Nam thì đây là
lỗi cố ý.
- Khách thể của VPHC: Dấu hiệu khách thể để nhận biết VPHC là hành vi vi phạm
của cá nhân, tổ chức đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được
pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. Trong tình huống trên, khách thể của
VPHC là trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Câu 2: Xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Căn cứ pháp
luật?
Trước hết, trong tình huống trên, hành vi của Nguyễn Văn Nam đã vi phạm
điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về “chở theo từ 03 người trở
lên trên xe” và mức tối đa của khung tiền phạt lên tới 600.000 đồng và điểm e
khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về “không chấp hành hiệu lệnh của
đèn tín hiệu giao thông” với mức tối đa của khung tiền phạt là 1.000.000 đồng.
Đồng thời, căn cứ vào điểm b khoản 10 Điều 6 thì ngoài bị phạt tiền thì hai hành vi
vi phạm Nguyễn Văn Nam còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
“Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào
mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.” Vậy
nên ta có thể dựa vào mức tối đa của khung tiền phạt để xác định chủ thể có thẩm
quyền xử phạt là:
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ công an đang thi hành công vụ căn cứ
theo điểm b khoản 2 Điều 76.
“b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường sắt.”
Tuy nhiên người này lại không có thẩm quyền áp dụng hình phạt bổ sung
đối với hành vi vi phạm là tước giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng nên thẩm
quyền này sẽ được chuyển lên cấp trên căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 52 Luật
xử lý vi phạm hành chính năm 2012 “b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả
được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử
phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm
quyền xử phạt;”
Do vậy người có thẩm quyền để giải quyết vụ việc này là: Trưởng Công an
cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng
phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông
đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên,
căn cứ theo điểm b,c khoản 4 Điều 76:
“b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;”

Câu 3: Để ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Nam, người có
thẩm quyền cần căn cứ vào những văn bản pháp luật nào? Tại sao?
(Hiền)
Để ban hành quyết định xử phạt đối với Nam người có thẩm quyền cần căn cứ vào
những văn bản pháp luật sau:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 - đây là đạo luật quy định về xử phạt vi
phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính như: khái niệm (khoản 1 Điều
2); các hình thức xử phạt (Điều 21); biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 28); thẩm
quyền (từ Điều 38 đến Điều 51); thời hiệu, thời hạn… Một hành vi muốn được coi
là vi phạm hành chính thì phải là hành vi được pháp luật quy định trong lĩnh vực
cụ thể của quản lý nhà nước. Vậy nên khi ban hành quyết định xử phạt, thì những
quyết định đó phải được ban hành dựa trên cơ sở luật, luật này sẽ là cơ sở chung để
người có thẩm quyền có thể xác định hành vi vi phạm của Nam thuộc lĩnh vực
hành chính, chứ không phải thuộc lĩnh vực khác như dân sự hay hình sự.
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính
phủ. Trong tình huống trên, khi đã xác định được hành vi của chủ thể là vi phạm
hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ. Cần Căn cứ vào Nghị định để chủ
thể có thẩm quyền xử phạt xác định hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính;
thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức
danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Như
vậy có thể thấy bản chất của các nghị định là để cụ thể hóa và chi tiết hóa luật
nhằm giúp cho những quy định chung nhất trong luật trở nên thích hợp và phù hợp
với thực tế.
- Luật giao thông đường bộ 2008 đây là đạo luật để quy định những nguyên tắc an
toàn chung nhất và các hành vi bị nghiêm cấm. Sau khi đã có các cứ xác định hành
vi là vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền sẽ căn cứ vào luật giao thông
đường bộ để đối chiếu hành vi trong thực tế với hành vi được mô tả quy định trong
luật nhằm xác định vi phạm hành chính của Nam thuộc lĩnh vực của mình (lĩnh
vực giao thông đường bộ) để tiếp tục tiến hành giải quyết.
Cần căn cứ vào các văn bản pháp luật trên, bởi vì: đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hợp
pháp về thẩm quyền, trình tự thủ tục, hình thức và về nội dung. Tính hợp pháp về
nội dung cần phải đảm bảo về hiệu lực, đảm bảo nguyên tắc hành vi vi phạm nào
áp dụng chế tài đó và tránh lạm quyền. Giữa các văn bản phải có sự thống nhất,
tránh mâu thuẫn, chồng chéo nhau.
Bởi các văn bản pháp luật nêu trên đều là các văn bản pháp luật đảm bảo được đầy
đủ các yêu cầu hợp pháp về thẩm quyền, trình tự thủ tục, hình thức và nội dung.
Về nội dung của các văn bản trên đều đáp ứng được tính hợp pháp về hiệu lực (sử
dụng những văn bản vẫn còn giá trị hiệu lực), cũng như tuân thủ việc áp dụng quy
phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực và hành vi vi phạm thực tế, đảm bảo nguyên
tắc hành vi vi phạm nào áp dụng chế tài đó và tránh được sự lạm quyền của các
chủ thể. Và giữa các văn bản đều thống nhất với nhau không mâu thuẫn, chống
chèo về mặt nội dung và hình thức.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành có
những loại thủ tục xử phạt hành chính nào? Căn cứ? Xác định thủ tục xử
phạt hành chính áp dụng đối với Nam trong vụ việc trên? Căn cứ pháp luật?
OK
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Xử phạt vi
phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính là tổng hợp các bước từ khâu phát hiện ra hành vi vi
phạm đến khâu xem xét lập biên bản, cuối cùng ban hành quyết định xử phạt được
thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Căn cứ vào Mục 1 Chương III Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, hiện nay
có hai loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Theo quy định tại Điều
56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nếu xét thấy rằng vi phạm đó của cá
nhân, tổ chức chỉ bị phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng (đối với
cá nhân), 500.000 đồng (đối với tổ chức) thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết
định xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản vi phạm hành chính (trừ
trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện, truy tìm bằng phương tiện, thiết bị,
kỹ thuật nghiệp vụ).

Các bước: 1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền thi
hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính; 2. Ra quyết định xử
phạt; 3. Thi hành quyết định xử phạt.

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành
chính: Theo quy định tại Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nếu
xét thấy rằng vi phạm đó của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp xử phạt vi
phạm hành chính không lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập hồ
sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Các bước: 1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra, người có
thẩm quyền thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính; 2.Lập
biên bản vi phạm hành chính; 3.Tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm
hành chính; 4. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định
khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt; 5.Giải trình; 6.Ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính. Nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, chuyển hồ
sơ vụ vi phạm cho cơ quan tố tụng hình sự; 7. Gửi, chuyển, công bố quyết định xử
phạt vi phạm hành chính; 8. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải
chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn được quy định. Trường hợp cá nhân,
tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử
phạt thì tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Như đã phân tích ở câu 1, Nam có hai hành vi vi phạm hành chính và thủ tục xử
phạt hành chính áp dụng đối với Nam trong trường hợp này là thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính có lập biên bản. Bởi vì:

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý
vi phạm hành chính năm 2012 thì xử phạt hành chính có lập biên bản được áp
dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân không thuộc trường hợp xử
phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân.
Thứ hai, Nam đã điều khiển xe máy Dream chở theo Trần Văn Dũng, Nguyễn
Tuấn Anh và Đỗ Văn Quân tức là Nam đã chở theo 03 người trên xe. Như vậy,
Nam đã vi phạm điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Phạt tiền từ
400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong
các hành vi vi phạm sau đây: …b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;...”. Theo
đó, khung tiền phạt cho hành vi vi phạm của Nam là từ 400.000 đồng đến 600.000
đồng, tức là Nam sẽ bị phạt tiền trên 250.000 đồng.

Thứ ba, Nguyễn Văn Nam có hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ vào phố
Huỳnh Thúc Kháng nghĩa là Nam đã vi phạm điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định
100/2019/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người
điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: …e) Không chấp
hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;...”. Theo đó, khung tiền phạt cho hành
vi vi phạm của Nam là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tức là Nam sẽ bị phạt
tiền trên 250.000 đồng.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 67 Luật XLVPHC quy định: “Trường hợp một cá
nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong
cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức
xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.” và khoản 4 Điều 6 Nghị định
81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật XLVPHC quy định:
“Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong
cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi
phạm.”. Nghĩa là, dù Nam có hai hành vi vi phạm hành chính khác nhau là chở
theo 03 người trên xe và không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông,
người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt; còn đối với việc lập biên bản
vi phạm hành chính thì cần ghi rõ từng hành vi vi phạm vì hai hành vi nói trên đều
cùng thuộc một vụ vi phạm.

Câu 5: Nếu người có thẩm quyền phát hiện Nam lái xe trong tình trạng có
nồng độ cồn thì người có thẩm quyền sẽ lập biên bản và ban hành Quyết định
xử phạt như thế nào đối với Nam? Căn cứ pháp luật? (Dùng mẫu biên bản
bản vi phạm hành chính và mẫu quyết định xử phạt hành chính tại mục phụ
lục Nghị định 118/2021 để tiến hành lập biên bản và ban hành quyết định xử
phạt hành chính đối với Nam)?

Bên cạnh việc chở ba người và vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông, nếu
người có thẩm quyền còn phát hiện ra việc Nam lái xe trong tình trạng có nồng độ
cồn thì trong trường hợp này, căn cứ theo Điều 56, 57, 68, 70, 78, 85 Luật
XLVPHC năm 2012 và điểm b khoản 3, điểm e khoản 4, điểm c khoản 4, điểm e
khoản 11 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền sẽ lập biên bản vi
phạm hành chính và ban hành một quyết định xử phạt hành chính đối với Nam.
Tuy rằng sự việc xảy ra năm 2020, nhưng do đề bài yêu cầu dùng mẫu biên bản vi
phạm hành chính và mẫu quyết định xử phạt hành chính tại mục phụ lục Nghị định
118/2021 để tiến hành lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt hành chính nên
nhóm sẽ tuân theo đề bài.

CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ..../BB-VPHC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Về Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Hôm nay, hồi 8 giờ 15 phút, ngày 02/05/2020, tại nút giao thông Nguyễn Chí
Thanh và Huỳnh Thúc Kháng.

Căn cứ Điều 57, Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định 100/2019

Chúng tôi gồm:

1. Người có thẩm quyền lập biên bản:

Họ và tên: Nguyễn Văn B Chức vụ: Cán bộ CSGT - Thượng úy

Cơ quan: Đội CSGT Công an Thành phố Hà Nội

2. Với sự chứng kiến của:

*Lê Xuân H Nghề nghiệp: Cán bộ CSGT - Thiếu úy

Cơ quan: Đội CSGT Công an Thành phố Hà Nội

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông có tên sau đây:

1. Nguyễn Văn Nam Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh:02/09/1972 Quốc tịch: Việt Nam

Nghề nghiệp: Công nhân Công ty xây dựng H

Nơi ở hiện tại: 69 Trần Duy Hưng

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: 098463JQKA

Ngày cấp: 27/09/2019

Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:

Vào hồi 8h00 ngày 02/05/2020, Nguyễn Văn Nam có hành vi điều khiển phương
tiện giao thông (xe máy Dream) trong tình trạng có nồng độ cồn, chở quá số người
quy định (3 người là Trần Văn Dũng, Nguyễn Tuấn Anh và Đỗ Văn Quân) và vượt
đèn tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh và Huỳnh Thúc Kháng. Hậu quả là va
quệt với chị Nguyễn Thị Hà, đang điều khiển xe máy SH150 đi đúng tốc độ và
phần đường của mình trên phố Huỳnh Thúc Kháng.
3. Quy định tại:

- Điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: chở 3 người.


- Điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: không chấp hành tín
hiệu đèn giao thông.
- Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Điểm e khoản 11 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Thực hiện hành vi
quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái
xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

4. Cá nhân/Tổ chức bị thiệt hại (nếu có): Nguyễn Thị Hà

5. Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đại diện của tổ chức> vi phạm:

Đồng ý với nội dung biên bản

6. Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền, người chứng kiến (nếu có):

Nội dung biên bản được ghi chính xác với sự việc

7. Ý kiến trình bày của <cá nhân/tổ chức> bị thiệt hại (nếu có):

Đồng ý với nội dung biên bản. Không yêu cầu bồi thường đối với ông Nguyễn Văn
Nam

8. Chúng tôi đã yêu cầu ông Nguyễn Văn Nam chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng,
gồm:

- Tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính trong lúc lập biên bản

10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản này, ông Nguyễn Văn
Nam là cá nhân vi phạm có quyền gửi văn bản giải trình đến cán bộ Nguyễn Văn
A, Phó trưởng phòng Đội CSGT số 3 (Số 1234, Đ. Láng, Láng Thượng, Đống Đa,
Hà Nội) để thực hiện quyền giải trình.

11. Yêu cầu ông (bà) Nguyễn Văn Nam là cá nhân vi phạm có mặt vào hồi 08 giờ
20 phút, ngày 02/05/2020, tại ngay điểm xảy ra vi phạm để giải quyết vụ việc.

Biên bản lập xong hồi 08 giờ 15 phút, ngày 02/05/2020, gồm 03 tờ, được lập thành
03 bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên
cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông Nguyễn Văn
Nam là cá nhân vi phạm 01 bản hoặc cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành
niên vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN


TỔ CHỨC VI PHẠM
B
Nam
Nguyễn Văn B
Nguyễn Văn Nam

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN


TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI

Hà

Nguyễn Thị Hà

NGƯỜI PHIÊN DỊCH NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Lê Xuân H

<In ở mặt sau> Biên bản đã giao trực tiếp cho Nguyễn Văn Nam vi phạm vào hồi 8
giờ 30 phút, ngày 02/05/2020

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN

Nam

Nguyễn Văn Nam


CỤC CẢNH SÁT GIAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
THÔNG HÀ NỘI NAM

------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: .../QĐ-XPHC Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ Điều 56, Điều 57, Điều 68, Điều 70, Điều 78, Điều 85 Luật Xử lý vi phạm
hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020);

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6; điểm c khoản 4 Điều 6; điểm e khoản 4 Điều 6
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm Hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số:.../BB-VPHC lập ngày 02/05/2020;

Căn cứ kết quả các minh và các tài liệu có trong hồ sơ,

Tôi: Nguyễn Văn A, chức vụ: Phó trưởng phòng 3, Cục CSGT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với ông có tên sau đây:

Họ và tên: NGUYỄN VĂN NAM Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02/09/1972 Quốc tịch: Việt Nam

Nghề nghiệp: Công nhân Công ty xây dựng H

Nơi ở hiện tại: 69 Trần Duy Hưng


Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: 098463JQKA Ngày cấp: 27/09/2019
Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Tên tổ chức:................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ...................................................

Mã số doanh nghiệp:...................................................

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ..... ;

ngày cấp: ……………………………………. ; nơi cấp: ……………………

Người đại diện theo pháp luật: Không có Giới tính: ………….

Chức danh: ....................................................

2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính:

Vào hồi 8h00 ngày 02/05/2020, Nguyễn Văn Nam có hành vi điều khiển
phương tiện giao thông (xe máy Dream) trong tình trạng có nồng độ cồn, chở quá
số người quy định (3 người là Trần Văn Dũng, Nguyễn Tuấn Anh và Đỗ Văn
Quân) và vượt đèn tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh và Huỳnh Thúc Kháng.
Hậu quả là va quệt với chị Nguyễn Thị Hà, đang điều khiển xe máy SH150 đi đúng
tốc độ và phần đường của mình trên phố Huỳnh Thúc Kháng.

3. Quy định tại:

- Điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: chở 3 người.


- Điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: không chấp hành tín
hiệu đèn giao thông.
- Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Điểm e khoản 11 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Thực hiện hành vi
quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái
xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

4. Các tình tiết tăng nặng (nếu có): Không

5. Các tình tiết giảm nhẹ (nếu có): Không

6. Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
a) Hình thức xử phạt chính:

Phạt 400.000 đồng cho hành vi chở 3 người trở lên

Phạt 600.000 đồng cho hành vi không chấp nhận hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông

Phạt 1.000.000 đồng cho hành vi thực hiện giao thông khi bản thân có mức nồng
độ cồn nhất định

b) Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 10 tháng kể từ ngày lập quyết định xử phạt
(Từ ngày 09/05/2020).

Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là 15/05/2019, kể từ ngày nhận được
Quyết định này.

c) Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):......Không……

Cụ thể:

Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 7 ngày, kể từ ngày nhận được
Quyết định này.

Những nội dung trực tiếp liên quan đến việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu
quả (nếu có): Ông Nguyễn Văn Nam, Công ty xây dựng H

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Nguyễn Văn Nam) bị
xử phạt có tên tại Điều này chi trả.

Ông Nguyễn Văn Nam có tên tại Điều này phải hoàn trả số kinh phí là: 2.000.000
đồng (Bằng chữ: Hai triệu đồng) cho: Cục cảnh sát giao thông Hà Nội là cơ quan
đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật
Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ 09/05/2020

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà) Nguyễn Văn Nam là cá nhân bị xử phạt có tên tại Điều 1
Quyết định này để chấp hành.
Ông Nguyễn Văn Nam có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định
xử phạt này. Nếu quá thời hạn mà ông Nguyễn Văn Nam không tự nguyện chấp
hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

a) Ông Nguyễn Văn Nam bị xử phạt có tên tại Điều 1 phải nộp tiền phạt tại Kho
bạc Nhà nước, Quận x, Huyện Y, tỉnh Z hoặc nộp tiền phạt vào tài khoản số:
xxxxxxxxx của xxxxxxxx. trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết
định này.

Hoặc ông Nguyễn Văn Nam bị xử phạt có tên tại Điều 1 nộp tiền phạt tại chỗ cho
người đã ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi
phạm hành chính.

b) Ông Nguyễn Văn Nam bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ xe máy Dream để
bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

c) Ông Nguyễn Văn Nam có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với
Quyết định này theo quy định của pháp luật.

2. Gửi cho Kho bạc Nhà nước A để thu tiền phạt.

3. Gửi cho Nguyễn Văn A để tổ chức thực hiện.

4. Gửi cho Phan Văn H để biết và phối hợp thực hiện./.

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

Nơi nhận: A

- Như Điều 3; Nguyễn Văn A

- Lưu: Hồ sơ.

<In ở mặt sau> Quyết định đã giao trực tiếp cho Nguyễn Văn Nam bị xử phạt vào
hồi 10 giờ 00 phút, ngày 10/05/2019

NGƯỜI NHẬN QUYẾT ĐỊNH


(Ký, ghi rõ họ và tên)

Nam

Nguyễn Văn Nam

KẾT LUẬN OK
Trong tình huống trên, Nguyễn Văn Nam đã thực hiện hai hành vi vi phạm hành
chính, xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đây cũng là những hành vi vi phạm hành chính diễn ra phổ biến trong đời sống xã
hội. Chính vì vậy, việc xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc, xác định
văn bản pháp luật để căn cứ ban hành quyết định xử phạt hay xác định thủ tục xử
phạt hành chính đều rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa, ở những trường hợp
khác nhau thì sẽ có các cách giải quyết rất khác nhau như lập biên bản, ban hành
Quyết định xử phạt,... Qua phần bài làm, nhóm chúng em đã phần nào đưa ra
hướng đi cho một vụ việc cụ thể. Từ đó, chúng em mong sẽ góp phần giảm bớt
những sai sót trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Bởi xét đến
cùng, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hành chính nói riêng ra đời chính
là để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

You might also like