You are on page 1of 2

PHIẾU TRẢ LỜI TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

NHÓM 7
Tình huống 7: A sinh năm 2005, vào năm 2022 khi chưa có giấy phép lái
xe gắn máy A đã điều khiển xe máy vượt đèn đỏ trên đường NTMK, quận 1,
TPHCM thì bị công an giao thông thổi phạt yêu cầu kiểm tra giấy tờ theo quy
định
TRẢ LỜI
- Trường hợp A hợp tác dừng lại kiểm tra thì bị xử lý hành vi gì? Trách
nhiệm pháp lý gì?
+ Trường hợp A hợp tác dừng lại kiểm tra thì sẽ bị xử lý hành vi vi phạm luật giao
thông. Cụ thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về việc chưa đủ tuổi lái
xe , chưa có giấy phép lái xe , chạy xe vượt đèn đỏ

CHƯA ĐỦ TUỔI, CHƯA CÓ GIẤY PHÉP LX

*Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP):
Đối với trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có
dung tích xi lanh từ 50 cm³ trở lên thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000
đồng.
* Điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ
800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến
4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự
xe mô tô khi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản
1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao
gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết
hạn sử dụng).
Theo đó, chủ sở hữu xe cũng sẽ bị xử phạt nếu giao xe cho người không đủ điều
kiện điều khiển phương tiện.

CHẠY XE VƯỢT ĐÈN ĐỎ


Căn cứ điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe
máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ

“Điều 134. Nguyên tắc xử lý


3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa
thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành
vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền
thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên;
trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp
khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.
+ A phải chịu trách nhiệm pháp lý hành chính đồng thời cũng có thể bị lập biên bản
hoặc tạm giam xe.
- Trường hợp khi có tín hiệu yêu cầu dừng lại kiểm tra của chiến sĩ công
an nhưng A không hợp tác và bỏ chạy sau đó gây tại nạn cho chị B khiến chị B
tử vong thì A bị xử lý trách nhiệm gì? ( Tổ 7 )
Trong trường hợp A không hợp tác và bỏ chạy sau khi có tín hiệu yêu cầu
dừng lại kiểm tra của chiến sĩ công an, gây tại nạn và khiến chị B tử vong, A sẽ chịu
xử lý trách nhiệm pháp lý bao gồm:
+ Xử lý hình sự: A có thể bị khởi tố và xét xử trong hình thức xử lý hình sự do
hành vi không dừng xe lại khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dẫn
đến hậu quả gây tử vong cho chị B.Căn cứ quy định Điều 260 Bộ luật Hình sự
2015 được sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy
định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ


1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về
an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;

Khoan 2 / Khong co GPLX tu 3-10 years


+ Xử lý hành chính: Ngoài xử lý hình sự, A cũng có thể bị xử lý theo hình thức xử
lý hành chính do vi phạm luật giao thông, không hợp tác và bỏ chạy . Mức xử phạt
và biện pháp xử lý hành chính cụ thể sẽ phụ thuộc vào quy định của Luật Giao
thông đường bộ.

You might also like