You are on page 1of 2

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Phần A: Hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật:
Câu 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít
máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điều 6. Nghị định số 100/NĐ-
CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt.)
Câu 2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Buông cả hai tay khi đang điều
khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe
điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều
khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc
hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4
miligam/1 lít khí thở; g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người
thi hành công vụ; (Điều 6. Nghị định số 100/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.)
Câu 3. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người
từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia (Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-
CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)

Phần B: Quan hệ pháp luật:


Xác định QPPL nào nói về năng lực pháp luật, QPPL nào nói về năng lực hành
vi?
1. Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai
bị tước đoạt tính mạng trái luật (Điều 19 Hiến pháp 2013). 
2. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm (Điều 33)
3. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc
(Khoản 1, Điều 35)
4. Điều kiện kết hôn (Điều 8. Luật Hôn nhân và GĐ 2014): 1. Nam, nữ kết hôn với
nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18
tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất
năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp
cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
5. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên
có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này
do luật định (Điều 27)
Về sự kiện pháp lý
1. Vào hồi 18g ngày 22 tháng 9 năm 2020, “Anh N.V.B. đang làm nhiệm vụ kiểm
tra kỹ thuật đối với chuyến bay VN7715 chuẩn bị khởi hành đi Vinh (Nghệ An)
thì trời mưa giông to kèm theo sấm sét, bất ngờ anh N.V.B. bị sét đánh trúng.
Ngay sau đó, anh B. được đưa đi cấp cứu nhưng đã không qua khỏi”. Yêu cầu:
a. Sự kiện trên có là sự kiện pháp lý hay không? Tại sao? (Sinh viên có thể đưa
thêm các giả định về các mối quan hệ với B)
b. Nếu nó là một sự kiện pháp lý thì đó là sự kiện pháp lý loại nào?
2. Anh Nguyễn Văn C (22 tuổi) và chị Trần Thị D (18 tuổi) đến UBND Phường X
và đã hoàn tất các thủ tục đăng kí kết hôn và được UBND Phường X cấp giấy
chứng nhận đăng kí kết hôn. Xác định các sự kiện pháp lý trong tình huống
trên? Sự kiện pháp lý đó làm phát sinh quan hệ pháp luật nào?

You might also like