You are on page 1of 5

BÀI TẬP LUẬT HÀNH CHÍNH

Bài 1: Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., trong giờ làm việc ông sử dụng xe của cơ
quan giải quyết việc riêng, trên đường gây tai nạn do vượt quá tốc độ quy định. Hỏi: có
những loại trách nhiệm pháp lý nào có thể áp dụng với ông V?
→Trả lời:
– Trách nhiệm kỷ luật: sử dụng xe cơ quan để giải quyết việc riêng.
– Trách nhiệm hành chính: điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ gây tai nạn

Bài 2: T. 14 tuổi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị cảnh sát giao thông dừng xe và ra
quyết định xử phạt. Có ý kiến cho rằng T chưa đủ tuổi sử dụng xe máy (theo quy định
người đủ 16 tuổi được sử dụng xe máy) nên không bị xử phạt vi phạm hành chính. Ý kiến
đó đúng hay sai?
→Trả lời:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định độ tuổi
xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên như sau :
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm
hành chính.
Ý kiến cho rằng T chưa đủ tuổi sử dụng xe máy nên không thể xử phạt hành chính là
không đúng. T đã 14 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp
luật xử lý vi phạm hành chính. T có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hai hành vi
sau:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm (Điểm i khoản 3 Điều 9
Nghị định số 34/2010/NĐ- CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã sửa đổi bổ sung theo Nghị định số
71/2012/NĐ-CP)
- Vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới (khoản 1 Điều 24 Nghị
định số 34/2010/NĐ- CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã sửa đổi bổ sung theo Nghị định số
71/2012/NĐ-CP) theo đó, Khoản 1 Điều 24 quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy
định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới như sau:
Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể
cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các
loại xe tương tự ô tô.

Bài 3: Giữa trưa anh A chở chị B bằng xe mô tô đi ăn trưa tại quận 2, và B đều đội mũ
bảo hiểm đúng quy cách và đi đúng phần đường quy định. Trời nắng gắt, chị B bung dù
(ô) che nắng. Nổi hứng A bấm còi, rú ga (nẹt bô) chạy, cả 2 thích chí cười vang thì CSGT
chặn xe A lại, xử phạt hành chính cả A và B mỗi người 200 nghìn đồng vì vi phạm Luật
GTĐB.
Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB, bạn hãy cho biết CSGT xử phạt A và B có đúng quy định của pháp luật không?
Tại sao?
→Trả lời: Căn cứ Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Giao thông Đường bộ, CSGT đã xử phạt A và B theo đúng quy định của
pháp luật.
Trong tình huống trên đã có 2 hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính như sau:
1. Hành vi Sử dụng ô (dù) tham gia giao thông
(1) Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương
tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng ô, dù khi tham gia giao thông:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe chở người
ngồi trên xe sử dụng ô (dù); (Điểm g khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng ô
(dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; (Điểm h khoản 4 Điều 6
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Ngoài việc phạt tiền thì người điều khiển xe có hành vi sử dụng ô, dù khi tham gia giao
thông sẽ còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. (Điểm b khoản 10
Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Trường hợp sử dụng ô, dù khi tham gia giao thông mà gây tai nạn giao thông thì bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP)
(2) Đối với người được chở có hành vi sử dụng ô, dù khi tham gia giao thông
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe
gắn máy sử dụng ô (dù); (Điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cả A và B đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông.
2. Hành vi nẹt pô, rú ga trong khu dân cư
Căn cứ dự trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Theo điểm c Khoản 3 Điều 6:
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương
tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga
(nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ
theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
nẹt pô, rú ga gây mất trật tự an ninh trong khu dân cư.

Bài 4: Đăng ký tạm trú


Đầu tháng 9, bốn bạn SV N, M, P và Q là SV năm thứ nhất trường K thuê 1 căn nhà để ở.
Sau khi ký hợp đồng thuê nhà bà chủ yêu cầu làm thủ tục đăng ký tạm trú nhưng họ chưa
làm. Hai tháng sau, một tối cuối tuần cả nhóm tổ chức tiệc, đàn hát ồn ào. Trời đã khuya,
hàng xóm qua nhắc nhở nhưng cuộc vui vẫn chưa dừng. Khoảng 23h đêm anh A cảnh sát
khu vực và lực lượng dân phòng đã đến và lập biên bản vi phạm.
Căn cứ Nghị định 144/2021, theo bạn tình huống này có vi phạm pháp luật không? Nếu
có thì có những hành vi nào bị xử phạt, mức phạt bao nhiêu?
→Trả lời: Trong tình huống trên đã có 2 hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính
như sau:
1. Hành vi không đăng ký tạm trú
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký
thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở
dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên
quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, cả bốn bạn sinh viên và chủ cho thuê nhà trọ đều
sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện đăng ký tạm trú theo
quy định của pháp luật.
2. Hành vi không đảm bảo sự yên tĩnh chung
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng
thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
Như vậy theo quy định của pháp luật hành vi đàn hát ồn ào đến 11 giờ khuya chưa chấm
dứt gây ồn ảo của khu dân cư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy
định đảm bảo đảm sự yên tĩnh chung.

Bài 5: Nghĩa vụ quân sự


Vừa qua sinh nhật lần thứ 17, Nguyễn Văn A nhận được giấy gọi đăng ký nghĩa vụ quân
sự của Ban chỉ huy quân sự huyện X. Mẹ A liền đến BCH quân sự huyện X khiếu nại:
“tại sao con tôi chưa đủ 18 tuổi mà đã bị gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự?”
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự, bạn hãy cho biết Ban chỉ huy quân sự huyện làm vậy có
đúng không? Tại sao?
→Trả lời: Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự, Ban chỉ huy quân sự huyện đã thực hiện đúng.
Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
như sau:
1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, tại Điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
Điều 16. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu
1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người
đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh
sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa
vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công
dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký
nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
Từ những căn cứ trên ta có thể thấy rằng, công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên là đối tượng
đăng ký nghĩa vụ quân sự.

You might also like