You are on page 1of 33

Bộ Quốc phòng

1. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng: Xem xét
lập thủ tục bàn giao 35 ha đất của Sân bay Khâm Đức trên địa bàn huyện Phước
Sơn, tỉnh Quảng Nam cho địa phương để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; Đầu tư xây dựng 67 km đường tuần
tra biên giới thuộc địa phận huyện Tây Giang (giáp Kà Lừm, Đắc Chưng, nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào), tạo thuận lợi cho việc tuần tra, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Trả lời: (Tại Công văn số 15256/BQP-TM ngày 20/12/2017 và Công văn
số 14790/BQP-KHĐT ngày 10/12/2017)
1. Sân bay Khâm Đức tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam có diện tích khoảng 346.381 m2, đã được phê duyệt quy hoạch đất quốc
phòng do Quân đội quản lý trên địa bàn Quân khu 5 tại Quyết định số 407/TTg
ngày 13/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày
05/12/2014 của Chính phủ. Hiện trạng, có 13 hộ dân lấn chiếm làm nhà ở và sản
xuất nông nghiệp, diện tích khoảng 17.100 m2.
Ngày 14/01/2016, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản số 195/UBND- KTN
đề nghị Bộ Quốc phòng chuyển giao đất quốc phòng sân bay Khâm Đức cho địa
phương quản lý để phát triển kinh tế - xã hội; ngày 15/4/2016, Bộ Quốc phòng đã
có Công văn số 3327/BQP-TM trả lời UBND tỉnh Quảng Nam. Theo đó, việc
chuyển giao đất quốc phòng sân bay Khâm Đức cho địa phương sẽ ảnh hưởng đến
nhiệm vụ quốc phòng của các đơn vị quân đội. Đe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Bộ
Quốc phòng giao BTL Phòng không - Không quân chủ trì, cùng BTL Quân khu 5
và cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng phối họp với địa phương lập quy hoạch
sử dụng sân bay trên đáp ứng yêu cầu sử dụng là bãi hạ cánh cho trực thăng, làm
nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai,
tìm kiếm cứu nạn; diện tích bị lấn chiếm sẽ giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
Sau khi lập quy hoạch xong, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng tại văn bản trên, thời gian qua
Quân chủng Phòng không - Không quân và Quân khu 5 đã phối hợp với các cơ
quan chức năng của tỉnh Quảng Nam tiến hành khảo sát, đo đạc hiện trạng để lập
quy hoạch sử dụng sân bay (hiện nay cơ quan chức năng của địa phương chưa
hoàn thành việc đo đạc hiện trạng). Sau khi các quan chức năng của địa phương
hoàn thành việc đo đạc hiện trạng sân bay, BTL Phòng không - Không quân, BTL
Quân khu 5 và cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng hoàn thành việc lập quy
hoạch sử dụng sân bay Khâm Đức; Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo đơn vị bàn giao
phần diện tích bị lấn chiếm cho địa phương quản lý, sử dụng.
2. Kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam về việc đầu tư xây dựng tuyến
đường tuần tra biên giới (TTBG) nêu trên là nhu cầu thiết thực để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tuần tra, kiểm soát và bảo vệ biên giới, đáp ứng yêu cầu khi có
tình huống xảy ra.
Theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006- 2010
và nhũng năm tiếp theo; tổng chiều dài đường TTBG được quy hoạch đầu tư xây
1
dựng thuộc tỉnh Quảng Nam khoảng 390km đường ô tô. Đến nay, Bộ Quốc phòng
đã xây dựng hoàn thành 15,62km với tổng vốn đầu tư 158,47 tỷ đồng.
Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Quy
hoạch chi tiết xây dựng đường TTBG toàn quốc giai đoạn II (2014-2020), trong
đó trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng 95km (từ cửa khẩu Tà Ooc - Mốc TI
8); tuy nhiên, giai đoạn 2017-2020 Chính phủ chỉ bố trí vốn để tập trung xây dựng
một số đoạn tuyến cấp bách trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Khi được
Chính phủ đảm bảo kinh phí, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt
chẽ với UBND tỉnh Quảng Nam để triển khai thực hiện.
2. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg
ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ chính sách đối với
dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế, các đối tượng đã từng tham gia dân công
hỏa tuyến nhưng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì không được hưởng chế
độ, chính sách cho dân công hỏa tuyến. Cử tri đề nghị xem xét trao tặng Giấy
chứng nhận dân công hỏa tuyến cho đối tượng này như sự công nhận quá trình
cống hiến của họ đối với Tổ quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 84/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để tiếp tục phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định và trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri về những vấn đề thuộc lĩnh
vực liên quan đến Bộ Quốc phòng.
3. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 11 năm 2011của Thủ tướng Chính phủ, thì số người tham gia trực
tiếp chiến trường Campuchia, Lào được giải quyết chế độ, còn số người đi bộ đội
trong nước cùng thời điểm thì không được giải quyết là chưa công bằng. Đề nghị
xem xét, giải quyết cho các đối tượng đi bộ đội trong nước cùng thời điểm đó.
Trả lời: (Tại Công văn số 85/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Việc quy định đối tượng được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ,
ngành nghiên cứu kỹ, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ trình xin chủ trương
của Bộ Chính trị; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và cân đối
chung với các chính sách đã ban hành. Theo đó, đối tượng có thời gian trực tiếp
tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm
nhiệm vụ quốc tế được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định nêu trên; cụ thể:
Người trực tiếp làm nhiệm vụ giúp bạn Lào từ tháng 5/1975 đến ngày 31/12/1988;
làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01/1979 đến ngày 31/8/1989 và
người trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam từ tháng
5/1975 đến ngày 07/01/1979, ở biên giới phía Bắc từ tháng 02/1979 đến ngày
31/12/1988; truy quét Ful rô từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992 được hưởng chế
độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng.
Như vậy, đối với người đi bộ đội ở trong nước nếu có đủ điều kiện theo quy
định nêu trên cùng được hưởng chế độ.

2
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận giám sát việc thực hiện
chế độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định tại Quyết định
số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Cử tri tỉnh Hà Nam, Trà Vinh, Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị xem xét,
trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 120/2013 ngày 09/10/2013 theo hướng:
Tăng nặng các hình thức xử phạt trong công tác tuyển quân, để nâng cao
hơn nữa tính răn đe, giáo dục, làm cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công
dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ có nhận thức tốt hơn trong thực hiện luật
Nghĩa vụ quân sự.
Cần quy định bổ sung về hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng và quản
lý quân trang sai quy định (Tại Điều 32, Điều 33 chỉ có quy định về hành vi vi
phạm và hình thức xử phạt đối với các hành vi sử dụng và quản lý quân trang trái
phép).
Nhiều thủ tục còn quá rườm rà, phực tạp, khó thực hiện (như biên bản phải
có chữ ký trực tiếp của đối tượng nhập ngũ). Trong thực tế các đối tượng trốn
tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự đều không có mặt tại địa phương thì yêu cầu
phải ký vào biên bản là không khả thi, dẫn đến sự trây ỳ khó xử lý về hành chính
và hình sự.
Trả lời: (Tại Công văn số 718/BQP-TM ngày 19/1/2018)
Luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 quy định xử lý vi phạm về
NVQS tại Khoản 1, Điều 59 như sau:“...Tổ chức, cá nhân có hành trốn tránh,
chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự”.
Những hành vi vi phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được Bộ
Luật hình sự năm 2015 quy định cụ thể tại các điều: Điều 259: Tội trốn tránh
NVQS; Điều 260: Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ;
Điều 261: Tội làm trái quy định về việc thực hiện NVQS; theo đó, tùy theo
mức độ, người vi phạm có thế bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù có thời hạn đến bảy năm.
Liên quan đến chế tài xử phạt vi phạm chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09
tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc
phòng cơ yếu, (sau đây gọi là Nghị định số 120/2013/NĐ-CP); theo đó, tùy
theo tính chất, mức độ, tất cả các hành vi vi phạm đều bị xử phạt từ hình thức
cảnh cáo đến phạt tiền; sau khi xử phạt phải khắc phục bằng biện pháp bắt
buộc thực hiện đầy đủ NVQS theo quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện
xử phạt, có quy định về đối tượng vi phạm phải trực tiếp ký vào biên bản xử
phạt, nếu người vi phạm trốn tránh, biên bản phải có đại diện của địa phương
cấp xã; tổ dân phố, thôn, bản, ấp và ít nhất hai người làm chứng hoặc thân nhân
ký xác nhận được quy định tại Khoản 2, Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012; như vậy, nếu công dân trốn tránh thực hiện NVQS không ký
vào biên bản vi phạm vẫn bị xử lý; sau xử phạt bị cưỡng chế buộc thực hiện
nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Đi đôi với các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc
3
phòng tăng cường phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đối với mọi
tầng lóp nhân dân, nhất là công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS. Thời gian tới,
Bộ Quốc phòng sẽ cùng các bộ, ngành liên quan xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung
chế tài xử phạt liên quan đến thực hiện NVQS quy định tại Nghị định
120/2013/NĐ-CP theo hướng tăng nặng nhằm đủ sức răn đe, ngăn ngừa; qua đó
thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật; bên cạnh đó, địa phương, cơ quan tổ
chức liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện NVQS đối với người dân cần
đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và công bằng xã hội; phát huy sức
mạnh của hệ thống chính trị, cơ quan đoàn thể, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
công dân tự giác thực hiện NVQS vẻ vang của mình đối với Tổ quốc. Bên cạnh
đó, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền cổ động, biểu dương khen thưởng
những điển hình tiên tiến; tiếp tục làm tốt chính sách hậu phương quân đội đối với
công dân làm NVQS và thân nhân; qua đó, làm giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật về
NVQS tại các địa phương.
5 . Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Trong khoản g, mục 1, Điều 41 Luật
Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định rất rõ diện tạm hoãn cho các đối tượng
đang được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, chính quy trong một khóa đào tạo.
Nhưng thực tế, các sinh viên tốt nghiệp ra trường thường không chuyển giấy di
chuyển nghĩa vụ quân sự về địa phương, nên công tác tuyển chọn, gọi công dân
nhập ngũ, đặc biệt là thực hiện các quy định có 10% trong tổng số thanh niên
nhập ngũ có trình độ đại học, cao đẳng gặp nhiều khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 14651/BQP-QL ngày 7/12/2017)
Trong khoản g, Mục 1, Điều 41 Luật nghĩa quân sự năm 2015 quy định rất
rõ diện tạm hoãn cho các đối tượng đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang
được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ
cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa
đào tạo của một trình độ đào tạo. Nhưng thực tế các sinh viên tốt nghiệp ra trường
thường không chuyển giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự về địa phương, nên công
tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đặc biệt là thực hiện các quy định có 10 %
trong tổng số thanh niên nhập ngũ có trình độ đại học, cao đẳng gặp nhiều khó
khăn.
6. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị: Quy trình công tác tuyển chọn gọi công
dân lên đường nhập ngũ như hiện nay quá nhiều khâu, 120-130 ngày là quá dài,
đề nghị thời gian còn lại khoảng 30 ngày.
Trả lời: (Tại Công văn số 14651/BQP-QL ngày 7/12/2017)
Thứ nhất, việc di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tại Mục 1, Điều 41 đối tượng học
sinh, sinh viên được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, như sau:
“Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học
hệ chính quy thuộc cơ sở giảo dục đại học, trình độ cao đắng hệ chỉnh quy thuộc
cơ sở giảo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào
tạo”; để quản lý đăng ký nghĩa vụ quân sự, Luật quy định tại Khoản 2, Điều 17
như sau:
“a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi
làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đãng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục
4
chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc kê từ ngày đến
nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân
sự để đăng ký chuyến đến.
b) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi vào học tập tại các
trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục
chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự đến cơ sở giáo dục; sau khi thôi học phải làm
thủ tục chuyên đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký
nghĩa vụ quân sự và chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự”.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02
năm 2016 quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân
trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, pháp luật quy định thẩm quyền, trách nhiệm di chuyển nghĩa vụ
quân sự sau khi tốt nghiệp các trường thuộc “Người đứng đầu cơ sở giáo dục ” và
“Ban chỉ huy quân sự cấp xã”. Công dân sau khi nhận giấy đăng ký di chuyển
nghĩa vụ quân sự của nhà trường, trong vòng 10 ngày làm việc phải đến đăng ký
nghĩa vụ quân sự với ban chỉ huy quân sự cấp xã. Pháp luật quy định về chế tài xử
phạt về vi phạm đăng ký nghĩa vụ quân sự tại Khoản 2,Điều 4, Nghị định số
120/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quốc phòng, cơ yếu; theo đó, người vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự bị
phạt tiền và bắt buộc phải thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của
pháp luật. Hằng năm, Bộ Quốc phòng thường xuyên phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo triển khai nhiều biện pháp như tuyên truyền, hướng dẫn sinh viên tốt
nghiệp ra trường về nơi cư trú hoặc nơi làm việc phải chấp hành đăng ký nghĩa vụ
quân sự theo quy định của pháp luật; định kỳ, Bộ Quốc phòng chủ trì đôn đốc,
hướng dẫn, kiểm tra các địa phương đăng ký nghĩa vụ quân sự, thống kê đối chiếu
số liệu tăng, giảm và nguồn nhập ngũ hằng năm, trong đó có đối tượng là sinh
viên đại học, cao đẳng ra trường để thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của
pháp luật.
Thứ hai, thời gian làm công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ:
Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, hằng năm tiến hành
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thực hiện vào tháng hai, hoặc tháng ba theo
Quyết định của Thủ trướng Chính phủ; căn cứ chỉ tiêu được giao, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện giao chỉ
tiêu gọi công dân nhập ngũ vào từng đơn vị; để triển khai thực hiện, trước đó theo
Luật quy định việc gọi khám sức khỏe được tiến hành trong khoảng thời gian từ
ngày 01 tháng 11 đến hết tháng 12 hằng năm; do đặc điểm có Tết cổ truyền dân
tộc, ngày giao, nhận quân được tiến hành trong khoảng 5 ngày, bắt đầu sau ngày
rằm tháng giêng; như vậy khoảng thời gian liên quan đến công tác tuyển quân của
cơ quan, tổ chức kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau.
Tuy nhiên, quy trình, thòi gian liên quan trực tiếp đến công dân nhập ngũ
được quy định tương đối ngắn; ví dụ: Phát, nhận lệnh gọi khám sức khỏe trước 15
ngày, nhưng thời gian khám sức khỏe chỉ khoảng 01 ngày; hoàn thiện hô sơ, sơ
tuyển tại cấp xã, phường thường được tiến hành trong ngày; sau khi chốt quân số,
5
công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thuộc danh sách nhập ngũ được nhận Lệnh gọi
nhập ngũ trước 15 ngày, nhằm giúp công dân chủ động để làm công tác chuẩn bị
lên đường nhập ngũ.
Như vậy, tuy thời gian chuẩn bị cho công tác tuyển chọn và gọi công dân
nhập ngũ của địa phương, cơ quan, tổ chức hằng năm kéo dài, nhưng thời gian
thực hiện đối với công dân theo quy định là tương đối ngắn. Thời gian tới, Bộ
Quốc phòng chủ trì, tiếp tục chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác cải cách hành
chính trong quy trình tuyển quân; nắm chắc thông tin cá nhân từng công dân trong
diện sẵn sàng nhập ngũ, từng hộ gia đình để thuận tiện trong quá trình tuyển chọn
nhập ngũ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến công việc, thời gian của công dân.
7. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới có
vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, tuy nhiên điều kiện
kinh tế - xã hội của tỉnh còn hết sức khó khăn. Đề nghị Chính phủ, Bộ Quốc phòng
và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách
Trung ương để xây dựng xây dựng đường tuần tra biên giới và các công trình
trong khu vực phòng thủ tại các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu khi có tình
huống xảy ra.
Trả lời: (Tại Công văn số 14788/BQP-KHĐT ngày 10/12/2017)
1. Kiến nghị của cử tri tỉnh Cao Bằng về việc tiếp tục đầu tư xây dựng
đường tuần tra biên giới (TTBG) và các công trình trong khu vực phòng thủ tại địa
phương là nhu cầu thiết thực để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra, kiểm soát
và bảo vệ biên giới, đáp ứng yêu cầu khi có tình huống xảy ra.
2. Theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-
2010 và những năm tiếp theo (Quyết định số 313); tổng chiều dài đường TTBG
được quy hoạch đầu tư xây dựng thuộc tỉnh Cao Bằng khoảng 625km đường ô tô.
Đến nay, Bộ Quốc phòng đã xây dựng hoàn thành 36,14km đường TTBG với tổng
vốn đầu tư 367,74 tỷ đồng.
Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về Quy
hoạch chi tiết xây dựng đường TTBG toàn quốc giai đoạn II (2014-2020), trong
đó trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 65km đường dọc biên; tuy nhiên, giai
đoạn 2017-2020 Chính phủ chỉ bố trí vốn để tập trung xây dựng một số đoạn tuyến
cấp bách trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchỉa. Khi được Chính phủ đảm
bảo kinh phí, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với UBND
tỉnh Cao Bằng để triển khai thực hiện.
8 . Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Cử tri cho rằng nên xem xét lại Luật
nghĩa vụ quân sự quy định công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì
độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi như vậy thì sinh viên vừa tốt nghiệp ra
trường chưa đi làm để cải thiện cuộc sống thì có giấy báo nhập ngũ sẽ gây khó
khăn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì trong thời gian học tập đã tốn
nhiều chi phí. Cử tri đề nghị nên xem xét điều chỉnh lại về độ tuổi nhập ngũ cho
phù hợp để người dân giảm bớt khó khăn.
Trả lời: (Tại Công văn số 14652/BQP-QL ngày 7/12/2017)
Tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định độ tuổi gọi nhập
ngũ: “Công dân đủ 18 tuoi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi
6
đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đắng, đại học đã được tạm
hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27. Đây là vấn đề được nhiều
cử tri quan tâm; độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại
học được kéo dài đến 27 tuổi, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình
độ cao để xây dựng Quân đội hiện đại, nhất là những công dân đã tốt nghiệp đại
học, cao đẳng có trình độ chuyên môn, nghành nghề cần thiết mà Quân đội chưa
đào tạo được; mặt khác, kéo dài tuổi nhập ngũ đến 27 tuổi để tạo điều kiện cho
những công dân đã được tạm hoãn trong thời gian học cao đẳng, đại học có cơ hội
thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc; thực tế hiện
nay, việc gọi nhập ngũ những công dân đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong quá
trình học tập, chương trình cao đẳng, đại học hệ chính quy cũng góp phần đảm
bảo công bằng xã hội đối với mọi công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự theo
quy định của Luật. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, với những công dân có hoàn
cảnh gia đình khó khăn có thể được Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp xem xét
thấu đáo, có thể tạm hoãn nhập ngũ tạm thời 01 đến 02 năm trước khi nhập ngũ
thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật; qua đó nhằm đảm bảo việc thi
hành Luật Nghĩa vụ quân sự một cách linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo công bằng,
khách quan, đúng quy định của pháp luật.
9. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Quyết định 142/2008/QĐ-TTg quy định
quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng
4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên,
xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được
hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội.
Cụ thể mức hưởng như sau: Có đủ 2 năm công tác thực tế trong quân đội trở
xuống, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính
hưởng trợ cấp bằng 600.000 đồng. Cử tri cho rằng mức hưởng như trên rất thấp,
quá thiệt thòi cho các đối tượng. Đề nghị nghiên cứu, xem xét.
Trả lời: (Tại Công văn số 86/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Mức trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg đã
được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, khi xây dựng Đề án về chế độ, chính sách đối
với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác
trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, báo cáo Ban Cán sự Đảng
Chính phủ, trình xin ý kiến Bộ Chính trị; phù hợp với điều kiện kinh tế của đất
nước và khả năng bảo đảm của ngân sách Nhà nước; đồng thời cân đối chung với
các chế độ đã ban hành trước đó (như: Chính sách đối với đối tượng tham gia
kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg, Chính sách đối với
một số đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chưa được hưởng
chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg). Mặt
khác, từ ngày 01/01/2012, đối tượng chưa được xét hưởng chế độ trợ cấp một lần
được điều chỉnh mức hưởng, có đủ 2 năm công tác trong Quân đội trở xuống được
hưởng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 2 trở đi, mỗi năm được tính thêm 800.000
đồng. Ngoài chế độ trợ cấp một lần nêu trên, nếu đối tượng chưa được hưởng chế
độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm y tế; khi từ trần thì người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7
Đến nay, toàn quốc đã giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho 969.948 đối
tượng, với số tiền chi trả trên 4.219 tỷ đồng và đã tiến hành tổng kết việc thực hiện
Quyết định này vào năm 2012.
10. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri băn khoăn, lo lắng tình trạng
ngư dân Việt Nam tham gia đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, vùng đặc quyền
kinh tế của nước ta nhưng vẫn bị các tàu lạ, tàu nước ngoài đâm chìm, cản trở
việc đánh bắt cá của bà con ngư dân. Đề nghị nhà nước tăng cường hơn nữa công
tác bảo vệ an toàn, an ninh cho ngư dân yên tâm bám biển góp phần giữ vững chủ
quyền biển đảo của tổ quốc.
Trả lời: (Tại Công văn số 70/BQP-CSB ngày 3/1/2017)
1. Thời gian qua, tàu cá Việt Nam bị nước ngoài kiểm soát, bắt giữ đã giảm
nhiều đối với vùng biển các nước như: Indonexia, Malaixia, Philipin, trong các
tháng 10,11,12 năm 2017 tuy vẫn diễn ra nhưng mức độ đã giảm rất nhiều so với
Quý 3.
Sở dĩ tình trạng trên tiếp tục diễn biến phức tạp là do các nước trong khu
vực còn có nhận thức khác nhau về các vùng biển. Do vậy, việc phân định vùng
đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực như Inđônêxia,
Malaixia, Philipin, Trung Quốc... chưa được rõ ràng. Thời gian qua, một số nước
tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán trên biển nên việc cản trở tàu cá Việt Nam đánh bắt ở những vùng
còn nhận thức khác nhau vẫn diễn ra.
Bên cạnh đó, vẫn còn tàu cá của Việt Nam xâm phạm, đánh bắt hải sản trái
phép trên vùng biển nước ngoài, không ít trường hợp bị lực lượng chức năng nước
ngoài bắt giữ và xử lý. Một số tàu cá của ngư dân ta bỏ chạy, không chấp hành
hiệu lệnh của lực lượng thực thi pháp luật nước ngoài dẫn đến bị truy đuổi và quá
trình truy đuổi, bắt giữ có thể xảy ra va chạm.
2. Trước tình hình trên, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo lực lượng Hải quân,
Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu, hạn
chế tình trạng ừên, cụ thể:
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát ở những vùng biển giáp ranh, trực tại các
điểm đảo để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, xử phạt vi phạm hành chính
nghiêm khắc đối với chủ tàu, thuyền trưởng có hành vi đưa tàu cá ra vùng biển
nước ngoài khi thác trái phép, đồng thòi hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các
vùng biển của Việt Nam.
- Phối họp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn giải quyết các vụ việc ngư dân ta bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Yêu cầu các
nước không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để kiểm soát, bắt giữ, xử
lý tàu cá và ngư dân ta; thực hiện tốt chính sách bảo hộ ngư dân khi bị lực lượng
chức năng nước ngoài bắt giữ. Trong năm 2016 và 2017, lực lượng Cảnh sát biển,
Bộ Quốc phòng đã tiếp nhận trên 1.000 ngư dân bị Inđônêxia bắt giữ về nước (do
đánh bắt trái phép trên vùng biển Inđônêxia).
- Thiết lập đường dây nóng giữa lực lượng Cảnh sát biển với lực lượng chấp
pháp các nước trong khu vực (Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Trung Quốc...) để
kịp thời trao đổi thông tin tàu cá Việt Nam đánh bắt trái phép cũng như tàu cá các
nước vi phạm vùng biển Việt Nam và cứu trợ nhân đạo đối với ngư dân hoạt động
8
trên biển. Định kỳ hàng tháng thông qua đường dây nóng giữa Cảnh sát biển Việt
Nam và Cảnh sát biển các nước trong khu vực tiến hành trao đổi về tình hình tàu
cá vi phạm vùng biển để tuyên truyền cho ngư dân chấp hành các quy định.
- Tham gia tích cực Tổ công tác 689 Trung ương, phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan chức năng, sử dụng đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
(qua phương tiện truyền thông đại chúng, tờ rơi, gặp trực tiếp ...) để ngư dân, chủ
tàu cá hiểu và chấp hành pháp luật Việt Nam, luật pháp các nước khi khai thác hải
sản trên biên. Hướng dân ngư dân xử lý các tình huông khi bị nước ngoài bắt giữ,
kiểm soát.
Qua đây, Bộ Quốc phòng kiến nghị Ban Dân nguyện, UBTV Quốc hội kiến
nghị chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền, giải thích để ngư dân yên
tâm hoạt động khai thác hải sản trên vùng đặc quyên kinh tê của Việt Nam để
khẳng định và tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia, xây dựng
thế trận quốc phòng an ninh trên biển. Đồng thời, không vi phạm vùng biển nước
ngoài đánh bắt hải sản trái phép, giữ hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong mắt bè
bạn quốc tế. Kịp thời thông báo với cơ quan chức năng những hành vi vi phạm
pháp luật trên biển để kịp thời xử lý.
Bộ Quốc phòng cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân, cử tri cả nước, trong
thời gian qua đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho các lực lượng hoàn
thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao cho.
11. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Dân
quân tự vệ cho phù hợp thống nhất với Luật Cư trú và Luật Doanh nghiệp để công
tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV và xây dựng
các đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp thuận lợi, phù hợp với tình hình thực tế
hiện nay; đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể đối với các doanh nghiệp có 100%
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước không nắm cổ phần chi phối,
doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng phải tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ và hoạt
động theo quy định pháp luật hiện hành.
Trả lời: (Tại Công văn số 15245/BQP-TM ngày 19/12/2017)
1. Ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Dân quân tự vệ cho phù hợp thống
nhất với Luật Cư trú và Luật Doanh nghiệp.
- Khoản 4 Điều 13 Luật Dân quân tự vệ năm 2009 quy định việc đăng ký,
quản lý dân quân tự vệ: Dân quân tự vệ nòng cốt thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm
việc từ 3 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú,
Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn tự vệ nơi
không có Ban chỉ huy quân sự; đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới phải đăng ký
với Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức để thực hiện nghĩa vụ tham gia dân
quân tự vệ.
- Khoản 4 Điều 4 Luật Cư trú năm 2006 quy định: “Mọi thay đổi về cư trú
phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng kỷ tạm trú tại
một nơi”.
- Khoản 3 Điều 6 Luật cư trú quy định: “ủy ban nhân dân các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về cư trú tại địa phương theo quy định của Luật này, các quy định khác của pháp
luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ".
9
- Khoản 2 Điều 6 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “doanh nghiệp có
nghĩa vụ tôn trọng và không được cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp; không được cản trở gây
khó khăn cho người lao động tham gia hoạt động trong các tổ chức này".
- Khoản 8 Điều 8 Luật doanh nghiệp quy định: “ doanh nghiệp phải tuân
thủ quy định của pháp luật vê quôc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. ..”
Như vậy, các quy định về công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi
thực hiện nghĩa vụ DQTV đã phù hợp và thống nhất giữa Luật Dân quân tự vệ với
Luật Cư trú và Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương việc
quản lý, đăng ký công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV, nhất là đối với
số DQTV đi làm ăn xa không chấp hành nghiêm quy định về việc đăng ký với Ủy
ban nhân dân các cấp và báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban
chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi
không có Ban chỉ huy quân sự; cũng như khi đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc
mới, không đến đăng ký với ủy ban nhân dân cấp xã, để thực hiện nghĩa vụ tham
gia DQTV. Đề nghị chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật toàn dân, để công dân hiểu và chấp hành
nghiêm mọi quy định của pháp luật.
2. Ý kiến đề nghị về việc xây dựng các đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp
có 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước không nắm cổ phần chi
phối, doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính
phủ quy định; doanh nghiệp tổ chức tự vệ khi có đủ các điều kiện sau:
Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của ủy ban nhân dân câp
tỉnh, câp huyện và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương các cấp;
Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên;
Có số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng lao
động từ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động không thời hạn: Trong độ tuổi, đủ
tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự
vệ để tổ chức từ 01 tiểu đội tự vệ trở lên;
Phù họp với yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch tổ chức lực
lượng dân quân tự vệ của địa phương”.
Do đó doanh nghiệp chưa đủ điều kiện trên thì chưa tổ chức tự vệ;
Hiện nay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có tổ chức Đảng,
đã tổ chức tự vệ. Thực hiện theo “Chỉ thị 16-TW ngày 08/10/2002 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với lực lượng DQTV
và lực lượng DBĐV trong tình hình mớr và “ luận sổ 41- KL/TW ngày 31/3/2009
của Ban Bí thư về tiếp thực hiện Chỉ thị số 16-TW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với lực lượng DQTV và
lực lượng DBĐV trong tình hình .”
Qua tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ, Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ
Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
giảỉ pháp xây dựng tổ chức Đảng, phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp
ngoài khu vực nhà nước để tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng và có đủ điều
kiện xây dựng lực lượng tự vệ.
10
12. Cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị: Đề nghị cần nghiên cứu sửa đổi luật
nghĩa vụ quân sự theo hướng quy định đối tượng công dân trong độ tuổi nghĩa vụ
quân sự bao gồm cả các thanh niên đang đi học chuyên nghiệp để nâng cao chất
lượng quân dân, đảm bảo sự thừa kế và tỷ lệ giao quân hằng năm. Cần có chế tài
xử lý nghiêm hơn đối với các hành vi chống, trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trả lời: (Tại Công văn số 14649/BQP-TM ngày 7/12/2017)
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng học sinh, sinh viên
được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình tại khoản 1, Điều 41 như sau:
"... Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại
học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy
thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình
độ đào tạo Luật cũng quy định, những công dân đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng,
đại học độ tuổi gọi nhập ngũ kéo dài đến hết 27 tuổi; như vậy những công dân đã
được tạm hoãn trong thời gian học cao đẳng, đại học; sau khi tốt nghiệp vẫn có cơ
hội để thực hiện NVQS. Những năm gần đây nhằm nâng cao chất lượng về nguồn
nhân lực, Bộ Quốc phòng đã chú trọng tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân
tốt nghiệp cao đẳng, đại học nhập ngũ vào quân đội, nhất là những ngành nghề
chuyên môn mà Quân đội cần; ngược lại, nếu gọi những sinh viên đang trong thời
gian học tập nhập ngũ sẽ gây khó khăn cho cá nhân, gia đình và nhà trường; làm
gián đoạn quá trình học tập của sinh viên, gây nên những vướng mắc, bất cập
không cần thiết cho nhà trường và xã hội.
Liên quan đến chế tài xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự (NVQS); Chính
phủ đã ban hành Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; (sau đây gọi là Nghị định
120/2013/NĐ-CP); theo đó, tùy theo mức độ, các vi phạm đều bị xử phạt từ hình
thức cảnh cáo đến phạt tiền; sau khi xử phạt phải khắc phục bằng biện pháp bắt
buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Luật Nghĩa
vụ quân sự năm 2015 quy định xử lý vi phạm về NVQS tại Khoản 1, Điều 59 như
sau:“... tổ chức, cá nhân có hành trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện
nghĩa vụ quân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt
hành chính hoặc bị truycứu trách nhiệm hình sự”.Những hành vi vi phạm đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự được Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định cụ
thể tại các điều: Điều 259. Tội trốn tránh NVQS; Điều 260. Tội không chấp hành
lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ; Điều 261. Tội làm trái quy định về việc thực
hiện NVQS; theo đó, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam
giữ đến hai năm hoặc phạt tù có thời hạn đến bảy năm.
Đi đôi với các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật; Bộ Quốc
phòng chủ trương tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS;
tiếp tục nghiên cứu, cùng các bộ, ngành liên quan xem xét đề xuất sửa đổi, bổ
sung chế tài xử phạt liên quan đến thực hiện NVQS đủ sức răn đe, ngăn ngừa;
nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật; mặt khác địa phương, cơ quan liên
quan trong quá trình tổ chức thực hiện NVQS đối với công dân đảm bảo tính dân
chủ, công khai, minh bạch và công bằng xã hội; làm tốt công tác tuyên truyền cổ
động, biểu dương khen thưởng những điển hình tiên tiến của cá nhân, tập thể trong
11
thực hiện pháp luật về NVQS tại các địa phương.
13. Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị sửa chữa tuyến đường tuần
tra biên giới đoạn khu vực phường An Lạc, Thị xã Hồng Ngự vì khu vực này
xuống cấp trầm trọng, quá tải, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Trả lời: (Tại Công văn số 14789/BQP-KHĐT ngày 10/12/2017)
1. Kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp về việc sửa chữa tuyến đường tuần
tra biên giới (TTBG) nêu trên là nhu cầu thiết thực để đảm bảo an toàn cho người
và phương tiện tham gia giao thông, tạo thuận lợi cho việc tuần tra, kiểm soát và
bảo vệ biên giới.
2. Theo Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đe án Quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-
2010 và những năm tiếp theo, tổng chiều dài đường TTBG được quy hoạch đầu tư
xây dựng thuộc tỉnh Đồng Tháp khoảng 56km đường ô tô. Những năm qua, được
sự đồng ý của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã xây dựng hoàn thành
58,77km đường TTBG, tổng vốn đầu tư 469,57 tỷ đồng; đang tiếp tục triển khai 01
dự án giai đoạn 2017-2020 với chiều dài tuyến 8,2km, tổng vốn đầu tư 220 tỷ
đồng.
Đoạn đường TTBG qua khu vực phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự có chiều
dài khoảng 3km đã hoàn thành, bàn giao cho địa phương và hết thời hạn bảo hành
từ tháng 12/2013. Do đó, đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp giao đơn vị tiếp nhận tiến
hành duy tu, bảo dưỡng theo quy định.
14. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: đề nghị các Bộ, ngành chức năng,
các địa phương cần tăng cường công tác quản lý việc mua bán, thiết bị bay điều
khiển từ xa, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm giảm thiểu các hoạt động bay tự do,
góp phần bảo đảm an toàn, an ninh hàng không và trật tự xã hội.
Trả lời: (Tại Công văn số 78/BQP-TM ngày 3/1/2018)
Hiện nay, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ đặc biệt là
thiết bị điều khiển xa Flycam được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như:
Quay phim, chụp ảnh từ trên cao phục vụ thông tin truyền thông, giải trí, nghiên
cứu khoa học...nếu không có biện pháp quản lý đồng bộ, hiệu quả đối vói loại
phương tiện bay này, sẽ tiềm ẩn những nguy cơ như: Đe dọa an toàn bay, mất trật
tự an ninh, an toàn xã hội.
Ngày 28/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2008/NĐ-CP về
quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (Nghị định 36).
Bộ Quốc phòng có Thông tư số 35/2017/TT-BQP ngày 12/02/2017 quy định về
tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các co sở thiết
kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt
tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay
siêu nhẹ; khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (Thông tư
35). Trong đó xác định nội dung quản lý đối với tàu bay không người lái và
phưong tiện bay siêu nhẹ gồm: Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thiết kế,
sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh, tổ chức bay, quản lý hoạt động bay đối với tàu
bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, cụ thể:
Tại khoản 2, Điều 4 Nghị định 36 quy định: Các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thực hiện thiết kế, sản xuất, thử
12
nghiệm, kinh doanh các loại tàu bay không người lái và các phưong tiện bay siêu
nhẹ phải có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận trước khi
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Từ Điều 5 đến Điều 14 Nghị định 36 quy định: Bộ Quốc phòng là cơ quan
cấp phép bay; chủ trì điều hành và giám sát hoạt động bay; chỉ định cơ quan,…
Tại Thông tư 35 quy định các điều kiện, tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với cơ sở
thiết kế, sản xuất, thử nghiệm; các yêu cầu đối với tàu bay, chủ thể sử dụng tàu
bay khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; phân
cấp quản lý hoạt động bay theo khu vực, độ cao.
Thời gian qua, thực hiện chức năng chủ trì quản lý và bảo vệ vùng trời quốc
gia, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị trong quân đội phối hợp tốt với chính
quyền địa phương và cơ quan chức năng trong quản lý tàu bay không người lái và
các phương tiện bay siêu nhẹ, đã phát hiện và xử lý theo đúng quy định của pháp
luật một số hoạt động bay của tàu bay không người lái có tính tự phát, không làm
thủ tục xin cấp phép bay, bay vào khu vực cấm.
Với những tiện ích mang lại từ việc ứng dụng tàu bay không người lái và
các phương tiện bay siêu nhẹ; đã tạo ra bước phát triển mới về quy mô đồng thời
cũng tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Vì vậy, để quản lý có hiệu quả loại phương tiện bay
này, Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 36 vào năm
2018. Quá trình triển khai, Bộ Quốc phòng rất mong được sự tham gia đóng góp ý
kiến của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước để hoàn thiện cơ sở pháp lý,
góp phần quản lý tốt hơn các hoạt động liên quan đến tàu bay không người lái và
các phương tiện bay siêu nhẹ, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội đồng thời hạn
chế tác động ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh, an toàn bay, trật tự an toàn xã
hội.
15. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Cử tri đề nghị cơ quan chức năng
có văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với các trường hợp tham
gia dân công hỏa tuyến nhưng hồ sơ đã bị thất lạc.
Trả lời: (Tại Công văn số 87/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của
Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì thủ tục hồ sơ để xét
hưởng chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được
đơn giản hóa tối đa, bảo đảm thuận tiện cho đối tượng. Những trường hợp không
có hồ sơ giấy tờ có liên quan đến thời gian tham gia dân công hỏa tuyến vẫn được
xem xét, giải quyết chế độ theo quy định; đối tượng chỉ cần làm 01 bản khai theo
mẫu, nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, Hội đồng chính sách cấp xã chịu
trách nhiệm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương giám sát việc thực hiện
chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến trên địa bàn theo quy định.
16. Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Cử tri huyện Nông Cống đề nghị cần
đơn giản thủ tục giải quyết Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg, ngày 14/10/2015 về
một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế.
Trả lời: (Tại Công văn số 88/BQP-CT ngày 3/1/2018)
13
Thủ tục hồ sơ xét hưởng chế độ quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-
TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã được đơn giản hóa tối đa về
thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngàỵ 10/12/2010 của Chính phủ;
bảo đảm chặt chẽ, nhưng đơn giản, thuận tiện; đối tượng hoặc thân nhân đối tượng
chỉ cần làm một bản khai theo mẫu, nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú, sau đó được nhận kết quả do cấp xã thông báo.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa giám sát việc thực hiện thủ
tục, hồ sơ nêu trên theo quy định.
17. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Cử tri đề nghị sớm có văn bản hướng
dẫn khoản 1, Điều 31 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam. Khoản 1, Điều 31 quy định “1. Chế độ tiền lương
và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức
vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ
của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức
lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ
cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp
có tính chất đặc thù quân sự;” vì Luật đã có hiệu lực 3 năm đến nay vẫn chưa có
hướng dẫn cụ thể.
Trả lời: (Tại Công văn số 15470/BQP-TC ngày 27/12/2017)
1. Ngày 27/11/2014 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc
phòng đã báo cáo Chính phủ triển khai khoản 1 Điều 31 của Luật. Ngày
12/5/2015, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về cải
cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công ký Quyết
định số 64/QĐ-BCĐCCTLBHXH phân công Bộ Quốc phòng chủ trì phối họp với
Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Đe án hệ thống bảng
lương và các chế độ phụ cấp, bảo đảm thống nhất tiền lương chung của lực lượng
vũ trang, bao gồm cả Quân đội và Công an. Nội dung của Đề án đã triển khai đúng
quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật, xây dựng bảng lương sĩ quan được tính
theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm. Quá trình xây dựng Đề
án có nhiều nội dung phức tạp, cụ thể:
- Chuyển hẳn tính lương sĩ quan theo cấp bậc quân hàm sang tính lương
theo chức vụ, chức danh và quân hàm cần nghiên cứu thận trọng (trong Quân đội
có khoảng 6.000 chức vụ và 12.000 chức danh). Đây là vấn đề mới và cần thực
hiện đồng bộ với các chính sách khác.
- Bộ Quốc phòng và Bộ Công an còn có nhiều điểm không đồng nhất về tổ
chức, biên chế; chức vụ, chức danh và bố trí cán bộ...., nên khi xây dựng bảng
lương sĩ quan (theo chức vụ, chức danh và quân hàm) chung cho cả hai Bộ rất
phức tạp, khó khăn, cần tiếp tục nghiên cứu để phù họp với đặc điểm của từng Bộ,
mà vẫn đảm bảo tiền lương chung của lực lượng vũ trang.
- Nguồn kinh phí bảo đảm tăng thêm rất lớn, khó cân đối nguồn ngân sách.
Cho đến nay, việc xây dựng Đề án đang trong quá trình hoàn thiện.
2. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương,
bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đang nghiên cứu, xây dựng Đề án cải
cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ
14
trang, người lao động trong các doanh nghiệp trình Hội nghị Trung ương 7 khóa
XII, trong đó có nội dung cải cách tiền lương lực lượng vũ trang. Bộ Quốc phòng
đã báo cáo Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền
lương ghép Đe án hệ thống bảng lương và các chế độ phụ cấp vào chung Đề án cải
cách chính sách tiền lương của Nhà nước.
18. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Cử tri đề nghị nghiên cứu để bổ sung
chế độ cho đối tượng là thương binh, thanh niên xung phong được hưởng thêm
chế độ dân quân hỏa tuyến nếu thuộc đối tượng này.
Trả lời: (Tại Công văn số 86/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Đối tượng là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh,
hiện đang hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, nếu có thời gian
tham gia dân công hỏa tuyến và đủ điều kiện theo quy định thì được hưởng chế độ,
chính sách theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ.
Thanh niên xung phong đã được hưởng chế độ, chính sách đối với người
tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo
các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ (Quyết định
số 104/Ì999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999; Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngàỵ
08/11/2005; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngẩy 27/7/2011, Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg ngấy 09/11/2011 va Nghĩ đmh số 112/2017/NĐ-CP ngày
06/10/2017 của Chính phủ), nếu có thời gian tham gia dân công hỏa tuyến mà thời
gian đó chưa được cộng với thời gian tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc, làm nhiệm vụ quốc tế để hưởng chế độ theo quy định tại các Quyết định và
Nghị định nêu trên thì được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định sổ
49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An thông tin và giám sát việc
thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
19. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Xem xét có chính sách giải quyết
chế độ cho cán bộ, chiến sĩ hoạt động trước năm 1975 được Nhà nước tặng
“Huân chương chiến công”, vì hình thức khen thưởng trước đó không có tiền
thưởng kèm theo.
Trả lời: (Tại Công văn số 89/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Cán bộ, chiến sĩ hoạt động trước năm 1975 lập được thành tích xuất sắc
trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng các hình thức khen thưởng khác
nhau trong đó có Huân chương Chiến công. Đó là sự ghi nhận, động viên của
Đảng, Nhà nước đối với các cá nhân đã có thành tích xuất sắc, góp phần vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Hiện nay, việc khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 66, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thi đua, khen thưởng quy định: “Quỹ thi đua khen thưởng trong Nghị định này
được dùng để chi trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua và chi thưởng
đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng mà thành tích đạt được trong
thời kỳ đổi mới, trừ trường hợp danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Theo quy định trên, cán bộ, chiến sĩ được tặng Huân chương Chiến công về
15
thành tích lập được trước năm 1975 không có tiền thưởng kèm theo.
20. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng ưu tiên bố trí
các nguồn lực cho tỉnh Hà Giang thực hiện việc rà phá bom mìn, vật nổ tại các
khu vực biên giới để tăng diện tích đất sản xuất cho nhân dân và tạo điều kiện cho
các lực lượng tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; đồng thời xem xét nâng
mức hỗ trợ ngày công cho lực lượng tìm kiếm, quy tập liệt sĩ trong nước cho phù
hợp với địa bàn rừng núi hiểm trở, nguy hiểm.
Trả lời: (Tại Công văn số 90/BQP-CT ngày 3/1/2018)
1. Về đề nghị Bộ Quốc phòng ưu tiên bố trí các nguồn lực cho tỉnh Hà
Giang thực hiện việc rà phá bom mìn, vật liệu nổ tại các khu vực biên giới để tăng
diện tích đất sản xuất cho nhân dân và tạo điều kiện cho các lực lượng tiến hành
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Kinh phí phục vụ rà phá bom mìn, vật liệu nổ ở các tỉnh nói chung và ở tỉnh
Hà Giang nói riêng, thực hiện theo Chương trình Hành động Quốc gia về khắc
phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh do Thủ tướng Chính phủ làm
Trưởng ban Chỉ đạo, Bộ Quốc phòng là Cơ quan Thường trực. Đề nghị của cử tri
tỉnh Hà Giang về ưu tiên bố trí các nguồn lực cho tỉnh Hà Giang thực hiện việc rà
phá bom mìn, vật liệu nổ...nêu trên là thiết thực và phù họp. Bộ Quốc phòng ghi
nhận nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang để báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định trong thòi gian tới.
2. Về đề nghị xem xét nâng mức hỗ trợ ngày công cho lực lượng tìm kiếm,
quy tập hài cốt liệt sĩ trong nước cho phù hợp với địa bàn rừng núi hiểm trở, nguy
hỉểm.
Ngày 25/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
35/2017/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 75/2013/QĐ-
TTg ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chê độ, chính sách và
công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt
liệt sĩ, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/9/2017. Theo đó, mức bồi dưỡng ngày công
cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở địa bàn
trong nước được nâng từ 100.000 đồng/người/ngày lên mức 220.000
đồng/người/ngày, bằng mức hưởng đối với lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy
tập hài cốt liệt sĩ ở ngoài nước.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang giám sát việc thực hiện chế
độ đối với lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn
theo quy định.
21. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri kiến nghị Bộ xem xét, tham
mưu với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày
27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân
tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân
đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày
06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung Quyết định 142 theo
hướng cho người tham gia kháng chiến từ 10 đến dưới 15 năm được hưởng chế độ
trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.
Trả lời: (Tại Công văn số 91/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của
16
Thủ tướng Chính phủ thì quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công
tác thực tế trong Quân đội, nếu đủ điều kiện theo quy định thì được xét hưởng chế
độ trợ cấp hàng tháng.
Việc quy định về thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng nêu trên
đã được các Bộ, ngành nghiên cứu kỹ, báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ, trình
Bộ Chính trị cho chủ trương; phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và cân
đối chung với hệ thống chế độ, chính sách hiện hành.
Bộ Quốc phòng xin ghi nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri để phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định khi điều kiện cho phép và trân trọng cảm ơn sự quan tâm của cử tri về
những vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan.
22. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quan tâm, hỗ trợ
việc làm cho lực lượng thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự của Công an, Bộ đội
khi xuất ngũ.
Trả lời: (Tại Công văn số 14650/BQP-TM ngày 7/12/2017)
Từ trước đến nay, Nhà nước, địa phương, đơn vị luôn quan tâm chăm lo chế
độ chính sách đối với các đối tượng thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ trong Công
an nhân dân và lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; theo đó, hệ thông
văn bản liên quan đến chế độ chính sách về việc làm của bộ đội xuất ngũ ngày
càng được hoàn thiện. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chế độ chính
sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ về
địa phương tại khoản 3, Điều 50 như sau:
“ ...c)Được trợ cấp tạo việc làm;
d) Trước khỉ nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tô chức chính to
chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, to chức đó phải có trách nhiệm
tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập
ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực
tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;
đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ
chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương,
tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập
ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì
việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực
hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp
luật; hoặc tại điểm g, khoản 3, Điều 50 như sau:
g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và
khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ
quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng
công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ
cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Để hướng dẫn thực hiện đảm bảo chế độ, chính sách của hạ sĩ quan, binh sĩ
xuất ngũ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4
năm 2016 quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ
tại ngũ; xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; theo đó, quân nhân
17
khi xuất ngũ được bảo đảm quyền lợi về bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp xuất
ngũ, trợ cấp việc làm; được trợ cấp học nghề tại các trường dạy nghề; được ưu tiên
giải quyết việc làm và các quyền lợi khác tại địa phương. Thời gian tới, Bộ Quốc
phòng tiếp tục chủ trì, phổi họp cùng với các địa phương, đơn vị, cơ quan, đoàn
thể bằng nhiều hình thức quan tâm hơn nữa đối với bộ đội xuất ngũ, góp phần giúp
đỡ những thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự xuất ngũ có việc làm và
cuộc sống ổn định tại địa phương.
23. Cử tri tp Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri kiến nghị, Chính phủ xem xét bổ
sung trường hợp được công nhận là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng khi: “Bà mẹ có 04
con, trong đó, có 01 con là liệt sĩ và 03 con còn lại là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Trả lời: (Tại Công văn số 92/BQP-CT ngày 3/1/2018)
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ
Quốc phòng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số
56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ (Công văn số 6881/VPCP- TCCV
ngày 28/01/2016 của Văn phòng Chính phủ); hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương
đã tổ chức nghiên cứu và thống nhất đề xuất ban hành Nghị định thay thế Nghị
định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ, nhằm giải quyết những
vướng mắc, bất cập hiện nay ở các địa phương; dự kiến trong quý 1/2018 sẽ trình
Chính phủ xem xét, quyết định.
24. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Lao
động, TB và XH xem xét về chế độ chính sách cho thanh niên đã tham gia thực
hiện nghĩa vụ quân sự trong giai đoạn 1978 – 1988 của tỉnh Long An, nhưng được
bố trí về các Đoàn Kinh tế, tham gia khai khẩn vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh
Long An. Từ khi phục viên đến nay các đối tượng này chưa được hưởng các chế
độ chính sách xã hội, một số người khi tham gia khai hoang bị vướng mìn chết và
bị thương, không được công nhận liệt sỹ, thương binh.
Trả lời: (Tại Công văn số 93/BQP-TM ngày 3/1/2018)
1.Về chế độ, chính sách đổi với thanh niên đã tham gia thực hiện nghĩa vụ
quân sự trong giai đoạn 1978 -1988 của tỉnh Long An, nhưng được bố trí về các
Đoàn kinh tế, tham gia khai khấn vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với
người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người
có công với cách mạng và các chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng
chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo Nghị định của
Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nghị định số
159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ và Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày
27/10/2008, Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng
Chính phủ...). Theo đó, đối tượng là quân nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự ở các
Đoàn Kinh tế tham gia khai khẩn vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An giai
đoạn 1978 - 1988, nếu có đủ các điều kiện thì được xem xét, giải quyết chế độ,
chính sách theo quy định.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An giám sát việc thực hiện các
18
chế độ, chính sách nêu trên tại địa phương.
2.Về thanh niên đã tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự trong giai đoạn
1978
- 1988 của tỉnh Long An, nhưng được bổ trí về các Đoàn kinh tế, tham gia
khai khấn vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An, một sổ người khỉ tham gia
khai hoang bị vướng mìn chết và bị thương, không được công nhận thương bỉnh
Ngày 12/6/2015, Bộ Quốc phòng có Công văn số 4966/BQP-CT về việc
giải quyết chính sách ưu đãi cho những trường hợp từ trần hoặc bị thương trong
lúc thực hiện nghĩa vụ lao động tại các Đoàn Xây dựng kinh tế, gửi đến Ủy ban
nhân dân tỉnh Long An; cụ thể: về cơ bản đối với trường hợp quân nhân tham gia
lao động sản xuất, xây dựng kinh tế do Quân đội tổ chức (kể cả số quân nhân được
điều động, tăng cường giúp các địa phương lao động, xây dựng kinh tế) khi bị
thương hoặc từ trần đã được Quân đội giải quyết chế độ, chính sách theo quy định
pháp luật của từng thời kỳ (quân nhân bị thương giải quyết chế độ thương binh
loại B hoặc tai nạn lao động; chế độ tử sĩ đối với quân nhân từ trần).
Hiện nay, điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh được quy định tại Nghị
định số 31/2013/NĐ-CP ngàỵ 09/4/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Theo
đó, không có cơ sở xem xét, xác nhận thương binh đối với trường hợp bị tai nạn,
xác nhận liệt sỹ đối với các trường hợp chết do ốm đau, tai nạn trong khi làm
nhiệm vụ khai hoang, phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp cá biệt do Thủ tướng
xem xét, quyết định.
24. Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri xã Trung Thành, huyện Tràng
Định đề nghị Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các nội dung quy định tại
Khoản 1 và Khoản 2, Điều 15, Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 15/01/2016 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn định mức trang thiết bị nơi làm việc
của Ban chỉ huy quân sự xã.
Trả lời: (Tại Công văn số 1414/BQP-DQTV ngày 6 tháng 2 năm 2018)
Ngày 05/01/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2016/NĐ-CP về
quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; trong
đó Điều 15 (khoản 1, khoản 2) quy định rõ tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị nơi
làm việc của Ban chỉ huy quân sự cấp xã. Đe hướng dẫn thực hiện Nghị định trên,
Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 của
Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số
03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ (Thông tư số 33/2016/TT-BQP);
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư số 33/2016/TT-BQP quy định;
danh mục trang thiết bị chuyên ngành quân sự ở trụ sở hoặc phòng làm việc của
Ban chỉ huy quân sự cấp xã gồm:
1. Danh mục
a) Tủ đựng tài liệu;
b) Tủ sắt đựng vũ khí;
c) Giá sủng;
d) Kho hoặc nơi cất giữ vũ khí thô sơ;
e) Tủ đựng công cụ ho trợ;
19
f) Tủ đựng trang phục dân quân tự vệ dùng chung;
g) Bảng lịch công tác;
h) Bảng chức trách, nhiệm vụ;
i) Biến chức danh cán bộ Ban chỉ huy quân
j) Biển trụ sở hoặc phòng làm việc của Ban chỉ huy quân
k) Máy điện thoại để bàn của Ban chỉ huy quân
l) Máy in, máy vi tính để bàn (gồm cả bàn, ghế máy tính và bộ
lưu điện);
m) Trang thiết bị khác phục vụ chuyên ngành quân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trang thiết bị nơi làm việc
của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
25. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Cử tri Học viện Lục quân Đà Lạt kiến
nghị Bộ Quốc phòng và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xem xét cho
Học viện Lục quân Đà Lạt mở lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp
cho cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ của Học viện.
Trả lời: (Tại Công văn số 1483/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ Quân đội,
năm 2017 Thường vụ Quân ủy Trung ương đã xây dựng đề án giao quyền đào tạo
và xác nhận trình độ lý luận chính trị cao cấp đối với Bộ Quốc phòng trình Ban Bí
thư Trung ương Đảng. Ngày 28/12/2017 Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Kết
luận số 25-KL/TW giao quyền đào tạo và xác nhận trình độ cao cấp lý luận chính
trị đối với sĩ quan Quân đội cho Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học
viện Lục quân thí điểm trong 3 năm. Hiện nay Thường vụ Quân ủy Trung ương -
Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và 3 học
viện chuẩn bị các điều kiện để tổ chức đào tạo ngay trong năm 2018.
26. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Dự án Quân dân y kết hợp là một
trong những nội dung được quy định tại Quyết định 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn
2016-2020. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm đầu tư các cơ sở y tế
quân dân y để đảm bảo hiệu quả hoạt động, góp phần khám bệnh, chữa bệnh cho
các đối tượng chính sách, người nghèo tại xã đặc biệt khó khăn và các khu vực
thuộc vùng dân tộc và miền núi.
Trả lời: (Tại Công văn số 2133/BQP-TCHC ngày 2 tháng 3 năm 2018)
- Trong những năm qua, Chính phủ đã giao Bộ Quốc phòng phối hợp với
Bộ Y tế triển khai Chương trình quân dân y kết hợp trong phạm vi toàn quốc,
trong đó ưu tiên các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có
đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và tại các xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
- Từ năm 2010 trở lại đây, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đã phổi hợp
với y tế các địa phương đầu tư củng cố trên 500 trạm y tế quân dân y, trong đó đầu
tư toàn diện 150 trạm y tế xã. Hệ thống bệnh xá quân dân y thuộc các Đoàn kinh tế
- quốc phòng và 150 phòng khám quân dân y do Bộ đội Biên phòng quản lý dọc
theo tuyến biên giới phối hợp với y tế địa phương bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ nhân dân và bộ đội.
- Hằng năm, ngoài các cơ sở quân dân y đóng quân tại khu vực vùng sâu,

20
vùng xa thường xuyên cấp cứu, điều trị cho đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Quốc
phòng điều động hằng trăm Đoàn công tác của các bệnh viện quân y hành quân vê
các xã đặc biệt khó khăn tô chức khám bệnh, tư vân sức khoẻ, câp thuốc miễn phí,
tặng quà, tuyên truyền sức khoẻ cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu
số, người nghèo.
- Từ nay đến năm 2020, thực hiện Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày
31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng tiêp tục phối hợp với Bộ Y
tế triển khai các nội dung của Dự án quân dân y kết hợp. Tổ chức đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở quân dân
y tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống
từ nguồn ngân sách nhà nước (Dự án quân dân y kết hợp), kinh phí tự có của các
đơn vị, các bệnh viện và tài trợ của các doanh nghiệp.
- Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng tại Quyết
định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 về Chương trình hành động thực hiện
Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Đề án
“Nâng cấp, xây dựng mới các bệnh xá quân dân y vùng đồng bào dân tộc thiểu số
ở khu vực biên giới đến năm 2020”. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan triển
khai đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, bổ sung nhân lực y tế, thuốc chữa
bệnh cho 32 bệnh xá quân dân y đóng quân tại 28 huyện thuộc 20 tỉnh biên giới.
Đến năm 2020, hệ thống bệnh xá quân dân y có đủ năng lực khám bệnh, cấp cứu,
điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và bộ đội trong khu vực đóng quân.
27. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng
đã thực hiện các chính sách về nhà ở, trong đó có hỗ trợ về nhà ở xã hội cho sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu, cử tri
đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các chính sách
được quy định tại Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trả lời: (Tại Công văn số /BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Về nhà ở chính sách, nhà ở công vụ: Bộ Quốc phòng đã ban hành các
Thông tư số 196/2010/TT-BQP ngày 26/11/2010 va Thông tư số 177/2011/TT-
BQP ngày 19/9/2011 quy định về thực hiện chính sách nhà ở đối với sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Thực hiện các thông tư nói trên, Bộ Quốc phòng đã đầu tư xây dựng nhiều
dự án nhà ở chính sách và nhà ở công vụ, góp phần ổn định hậu phương gia đình
cán bộ. Song, do nhu cầu về nhà ở lớn, trải rộng trên toàn quốc, trong khi nguồn
vốn đầu tư có hạn nên chưa thể đáp ứng theo nhu cầu. Thời gian tới Bộ Quốc
phòng sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở chính sách, nhà ở xã hội để tiếp
tục giải quyết khó khăn về nhà ở đối với sĩ quan tại ngũ.
Về phụ cấp nhà ở đối với sĩ quan: Các cơ quan chức năng của Bộ Quốc
phòng đang nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp nhà ở đối
với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp để trình Chính phủ ban hành.
28. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Một số cử tri là đối tượng tham gia
kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục
viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày

21
27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã mất hết giấy tờ. Đề nghị Bộ Quốc phòng,
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quan tâm và có hướng giải quyết.
Trả lời: (Tại Công văn số 1480/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của
Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì thủ tục hồ sơ, giấy
tờ đối với đối tượng hưởng trợ cấp một lần không còn giấy tờ rất chặt chẽ nhưng
thuận tiện và phù hợp với thực tiễn; đối tượng hoặc thân nhân đối tượng chỉ cần
làm bản khai theo mẫu nộp cho Hội đồng chính sách xã (phường) nơi cư trú để
được xem xét, giải quyết theo quy định.
Đối với các trường hợp đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, nhất
thiết phải có hồ sơ, giấy tờ chứng minh thời gian công tác thực tế trong Quân đội
từ đủ 15 năm trở lên. Nội dung này, Ban Chỉ đạo 24 Bộ Quốc phòng đã có văn
bản chỉ đạo Ban Chỉ đạo 24 các cấp hướng dẫn đối tượng cập nhật thêm hồ sơ đề
nghị khen thưởng, hoặc các Huân, Huy chương đã được tặng thưởng, hoặc giấy
xác nhận của đơn vị cũ, hoặc giấy xác nhận của cơ quan quân sự địa phương nơi
đối tượng về phục viên, xuất ngũ...tạo điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng
được hưởng chế độ theo quy định.
29. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Có ý kiến cử tri phản ánh: Hiện
nay, khi thẻ bảo hiểm y tế cấp cho thân nhân các em đang thực hiện nghĩa vụ quân
sự có sai sót thì phải chuyển trả thẻ về cho cơ quan Bảo hiểm y tế của Bộ Quốc
phòng xem xét cấp lại. Cử tri cho rằng, việc cấp lại thẻ bảo hiểm như hiện nay
làm mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quyền lợi của người được hưởng. Cử
tri kiến nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu, có giải pháp hữu hiệu hơn để đẩy nhanh
việc cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế hoặc phân cấp việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho Quân
khu thực hiện.
Trả lời: (Tại Công văn số 981/BQP-BHXH ngày 25 tháng 01 năm 2018)
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-B YT- BTC
ngày 14/4/2016 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động
hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc
phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại
ngũ, thân nhân cơ yếu, quy định: “Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện cấp
thẻ bảo hiếm y tế đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này thuộc Bộ
Quốc phòng quản lý theo mẫu, mã thẻ quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này quy định: “Bảo hỉêm xã hội Bộ
Quốc phòng thực hiện cấp lại, đôi thẻ bảo hiêm y tế đôi với các đôi tượng quy
định tại Điêu 1 Thông tư này thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, xác nhận thời gian
câp lại, đôi thẻ bảo y tế khi có yêu của cơ quan Bảo hiêm xã hội hoặc cơ sở khám,
chữa bệnh bảo hiếm y.
Theo các quy định nêu trên, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện việc
cấp mới, cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng
quản lý là đúng quy định của pháp luật.
Tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư số 49/2016/TTLT-BQP-BYT- BTC,
quy định: “ Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định tại các điểm a , b khoản này, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng hoặc Bảo
22
hiểm xã hội tỉnh phải chuyên thẻ bảo hiểm y tế cho đơn vị hoặc cá nhân đề nghị
cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế.Trong thời gian chờ cấp lại, đổi thẻ, người tham gia
bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyển lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
30. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị xem xét, khi sửa đổi Luật
Quốc phòng phải quy định cụ thể hơn trong mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ
chức về nhiệm vụ quốc phòng; phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng
cố quốc phòng, an ninh. Bổ sung thêm điều khoản quy định về việc cấp đất để xây
dựng các công trình phòng thủ và thao trường huấn luyện, diễn tập. Quy định các
hạng mục công trình quan trọng về quốc phòng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1418/BQP-TM ngày 6 tháng 2 năm 2018)
Luật Quốc phòng (sửa đổi) dã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4,
Quốc hội Khóa XIV. Tiếp thu ý kiến Đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri
tỉnh Nam Định, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Ban soạn thảo phối hợp với Ủy ban
Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, nghiên cứu bố sung, chỉnh lý dự thảo Luật,
báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thử 5,
Quốc hội Khóa XIV. Đồng thời, để bảo đảm đồng bộ và triển khai thi hành Luật
Quốc phòng được kịp thời, Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng
các nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Quốc
phòng (sửa đổi). Theo đó, những nội dung cử tri quan tâm nêu trên, Bộ Quốc
phòng xin nghiên cứu tiếp thu và báo cáo Chính phủ quy định cụ thể theo thẩm
quyền
31. Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Trong kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ và công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, nhân dân xã Thịnh Hưng, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của để xây dựng Hồ thủy
điện Thác Bà và nhường đất cho Quân khu II đóng quân trong cuộc chiến tranh
biên giới phía Bắc. Sau năm 1988, Quân khu II rút quân khỏi địa bàn xã Thịnh
Hưng và bàn giao lại cho Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 đóng quân bám giữ địa
bàn; trong quá trình bàn giao các mốc giới hành chính không chính xác, rõ ràng,
nhân dân xã Thịnh Hưng vẫn tiếp tục sinh sống và canh tác trên diện tích đất bàn
giao cho Trung đoàn 174. Năm 1996, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung đoàn 174 trên cơ sở pháp lý hồ sơ năm
1980, trong đó cấp chồng chéo lên nhiều diện tích đất của nhân dân xã Thịnh
Hưng, không thực hiện các chính sách đền bù theo quy định của Nhà nước. Để
nhân dân xã Thịnh Hưng ổn định đời sống, sinh hoạt, sản xuất và giải quyết dứt
điểm việc tranh chấp, cử tri xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình kiến nghị Bộ Quốc
phòng nghiên cứu, xem xét sớm có văn bản đồng ý chủ trương để Quân khu II bàn
giao 52,8 ha đất cho 154 hộ dân (trong đó: khu vực trung tâm dọc Quốc lộ 70 với
diện tích là 17,1 ha, 98 hộ dân; khu vực 752 với diện tích 37,5 ha, 56 hộ dân) đã
sinh sống, xây dựng nhà cửa và sản xuất lâu năm tại đây, hoặc thực hiện các
chính sách đền bù theo quy định hiện hành.
Trả lời: (Tại Công văn số 1933/BQP-TM ngày 24 tháng 2 năm 2018)
1. Nguồn gốc đất quốc phòng của Trung đoàn 174.
- Khu đất quốc phòng tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái do
Quân khu 2 quản lý, sử dụng từ năm 1979, tháng 9/1988 giao cho Trung đoàn
174/Sư đoàn 316 quản lý, sử dụng vào mục đích đóng quân, năm 1998 trên cơ sở
23
hồ sơ năm 1980, ủy ban nhân dân (ƯBND) tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) số TC000217 QSDĐ/3 5QĐƯBTT39Q2/ĐC ngày
01/4/1998 cho Trung đoàn 174/Sư đoàn 316, diện tích 3.557.500 m 2 và cấp giấy
CNQSDĐ số TC000216QSDĐ/35 QĐƯBTT38Q2/ĐC ngày 01/4/1998 cho Trung
đoàn 752/Sư đoàn 355, diện tích 939.000 m2; năm 1996 Trung đoàn 752 chuyển
về đóng quân xã Bảo Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và bàn giao toàn bộ
diện tích đất quốc phòng, cơ sở vật chất cho Trung đoàn 174 quản lý, sử dụng.
Từ đó đến nay Trung đoàn 174 quản lý, sử dụng 02 khu đất trên, với tổng
diện tích là 4.496.500 m2 tại Thôn 2 và Thôn 3, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình;
năm 2000 Trung đoàn 174 được đầu tư, xây dựng cơ bản doanh trại đóng quân và
công trình phụ trợ và quy hoạch xây dựng thao trường huấn luyện của đơn vị.
Trong quá trình bàn giao giữa các đơn vị do công tác phối họp chưa chặt
chẽ, phương tiện đo vẽ thủ công, cắm mốc giới không chính xác, khi cấp giấy
CNQSDĐ không tách bỏ diện tích đất địa phương đã cấp cho nhân dân sử dụng,
công tác quản lý của đơn vị chưa chặt chẽ dẫn đến chồng lấn và xâm lấn để định
canh đến nay chưa giải quyết được.
Đơn vị đã kiểm tra, đo vẽ xác định khu vực cấp chồng, lấn chiếm và cho
nhân dân mượn để canh tác, nhưng do chưa có tiền đền bù nên chưa giải quyết dứt
điểm được.
2. Hiện trạng đất quốc phòng của Trung đoàn 174.
Khu vực 1: Tại Thôn 3, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, diện tích
3.557.500 m2, hiện có 58 hộ dân lấn chiếm định canh và định cư, diện tích 208.550
m2 (trong đó có 34 hộ dân của xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái,
diện tích 158.950 m2; 24 hộ dân xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, diện
tích 49.600 m2; thời gian khoảng từ những năm 2001 trở về trước).
Cấp chồng giấy CNQSDĐ cho 09 hộ dân, diện tích 23.991 m 2, (ừong đó có
05 hộ dân của xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, diện tích 2.341 m 2,
cấp năm 2005; 04 hộ dân xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, diện tích
21.650 m2, cấp năm 2005).
Địa phương cấp sổ Lâm bạ cho 18 hộ dân trên địa bàn, diện tích 217.839 m 2
(cấp năm 1991, 1992).
Năm 1984-1997 huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho 14 hộ dân mượn canh
tác với diện tích 18.930 m2 (trong đó có 13 hộ dân của xã Thịnh Hưng, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái, diện tích 17.930 m 2; 01 hộ dân xã Đại Phạm, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ, diện tích 1.000 m2).
Tổng diện tích cấp chồng, lấn chiếm và cho mượn 469.310 m2.
Khu vực 2: Tại Thôn 2, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, diện tích 939.000
m ; hiện có 35 hộ dân lấn chiếm định canh và định cư, diện tích 364.250 m 2 thòi
2

gian khoảng từ những năm 2001 trở về trước.


Địa phương cấp chồng giấy CNQSDĐ cho 01 hộ dân trên địa bàn, diện tích
32.925 m2, cấp năm 1993.
Địa phương cấp sổ Lâm bạ cho 18 hộ dân trên địa bàn, diện tích 453.625 m 2
(cấp năm 1989-1995).
Địa phương cấp giấy CNQSDĐ tạm thời cho 01 hộ dân, diện tích 2.500 m 2
(cấp năm 1982).
24
Tổng diện tích bị cấp chồng, lấn chiếm; diện tích 853.327 m2.
3. Dự kiến giải quyết:
Theo quy định của pháp luật về đất đai, việc giao đất sử dụng vào mục đích
quốc phòng cho địa phương quản lý, thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng xem
xét, quyết định sau khi có ý kiến của UBND tỉnh Yên Bái và báo cáo của Bộ Tư
lệnh Quân khu 2; nhưng Bộ Quốc phòng chưa nhận được ý kiến của UBND tỉnh
Yên Bái về vấn đề trên. Do đó, chưa đủ cơ sở để nghiên cứu, xem xét và trả lời địa
phương.
Sau khi xem xét báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tại Công văn số
104/BTL-BTM ngày 05/02/2018 về việc giao 52,8 ha đất quốc phòng của Quân
khu 2 tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho UBND tỉnh Yên Bái
quản lý, sử dụng và hoàn chỉnh thủ tục pháp lý cho các hộ dân. Bộ Quốc phòng
thống nhất với kiến nghị đề xuất của Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tại công văn trên;
bàn giao cho UBND tỉnh Yên Bái phần diện tích đất quốc phòng nằm ngoài khu
vực đóng quân của đơn vị và không còn nhu cầu sử dụng cho nhiệm vụ quốc
phòng, đồng thời thu hồi phần đất quốc phòng hiện nhân dân mượn, lấn chiếm
nhưng nhu cầu cần thiết sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng.
Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 2 để giải
quyết các vấn đề cụ thể về đất đai của Trung đoàn 174/Sư đoàn 316 tại xã Thịnh
Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Bộ Quốc phòng giao Bộ Tư lệnh Quân khu 2 phối hợp cùng UBND tỉnh
Yên Bái để thống nhất các nội dung về việc giao, thu hồi đất quản lý, sử dụng vào
mục đích quốc phòng của Trung đoàn 174/Sư đoàn 316 theo quy định của pháp
luật về đất đai, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
32. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Xem xét nâng mức hỗ trợ cho người
tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia sau ngày 30/4/1975 đã phục viên,
xuất ngũ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng
chính phủ (hiện nay, mức hỗ trợ là quá thấp).
Trả lời: (Tại Công văn số 1478/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Mức trợ cấp hàng tháng hoặc một lần quy định tại Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ,
ngành nghiên cứu kỹ khi xây dựng Đe án về chế độ, chính sách đối với đối tượng
tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975
đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, trình xin ý
kiến Bộ Chính trị; phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và khả năng bảo
đảm ngân sách của Nhà nước; đồng thời, cân đối chung với các ché độ, chính sách
đã ban hành trước đó có điều kiện tương tự. Ngoài chế độ trợ cấp một lần hoặc trợ
cấp hàng tháng, nếu đối tượng chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được
hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần, người lo mai táng được hưởng chế độ
mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Sau 6 năm triển khai tổ chức thực hiện, đến nay toàn quốc đã giải quyết chế
độ trợ cấp một lần đối với trên 1,2 triệu người với số tiền chi trả gần 5000 tỷ đồng
và giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với gần 1.500 người; đã tiến hành tổng
kết việc thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ
tướng Chính phủ vào tháng 12/2015.
25
33. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét
tiếp tục giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít người
tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước, về địa phương trước ngày 10/01/1982
theo Công văn số 6572/BQP-CT ngày 15/12/2008 của Bộ Quốc phòng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1467/BQP-CT ngày 6 tháng 2 năm 2018)
Việc giải quyết chế độ bệnh binh đối với quân nhân là người dân tộc ít
người thuộc tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế (Quân khu 4) và các tỉnh thuộc địa
bàn Quân khu 5, 7, 9 được áp dụng thực hiện theo Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg
ngày 29/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 4558/LĐTBXH-NCC
ngày 05/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công văn số
6572/BQP-CT ngày 15/12/2008 của Bộ Quốc phòng.
Qua 4 năm (từ 2009 đến 2012) thực hiện Công văn số 6572/BQP-CT ngày
15/12/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã ra quyết định cấp giấy
chứng nhận bệnh binh và hưởng trợ cấp đối với 5.506 trường hợp, góp phần ổn
định đời sống đối với các đối tượng nêu trên; đồng thời góp phần ổn định an sinh
xã hội ở địa phương, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, về cơ bản số đối tượng nêu trên
đã được giải quyết. Ngày 21/01/2013 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có
Công văn số 224/LĐTBXH-NCC đề nghị Bộ Quốc phòng ngừng việc giải quyết
chế độ bệnh binh là dân tộc ít người theo Công văn số 6572/BQP-CT; theo đó,
ngày 07/3/2013, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có Công văn số
325/CT-CS chỉ đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Quân khu 5 ngừng giải quyết chế
độ bệnh binh đối với đối tượng nêu trên.
Hiện nay, điều kiện xác nhận bệnh binh được thực hiện theo Nghị định số
31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số diều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chỉ đạo tuyên truyền và
giám sát việc thực hiện chế độ bệnh binh đối với các đối tượng trên địa bàn theo
quy định.
34. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo rà
soát lại và bổ sung Danh mục địa bàn, thời gian đơn vị trực tiếp tham gia chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 (theo
Quyết định 2084/QĐ-BTTM ngày 09/11/2012 và Quyết định 1377/QĐ-BTTM ngày
06/8/2014 của Tổng tham mưu trưởng) để được hưởng chế độ, chính sách theo
Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vì hiện nay nhiều
trường hợp cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng không được
hưởng chế độ, do đơn vị công tác không có trong Danh mục theo quy định của Bộ
Quốc phòng.
Trả lời: (Tại Công văn số 2567/BQP-TM ngày 14 tháng 3 năm 2018)
- Thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với các đối
tượng phục viên, xuất ngũ, thôi việc đã tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và
làm nhiệm vụ Quốc tế tại Lào, Campuchia (sau ngày 30 tháng 4 năm 1975). Bộ
Quốc phòng đã chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp, rà soát, thống kê và ban hành
Danh mục địa bàn, thời gian đơn vị trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
và làm nhiệm vụ Quốc tế sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 (Quyết định số 1377/QĐ-
26
BTTM ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân
Việt Nam) gồm 25 cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; đây là căn cứ để
các đơn vị, địa phương đối chiếu, xét duyệt thẩm định hồ sơ các đối tượng được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước; đến nay, cơ bản đã hoàn
thành được mục tiêu của Chính phủ đề ra.
Tuy nhiên, trong quá trình phối họp thực hiện việc rà soát, thống kê còn
thiếu một số đơn vị; vì vậy, vẫn còn sót một số đối tượng chưa được hưởng chế độ
đãi ngộ theo quy định của Nhà nước. Do vậy, từ năm 2014 đến nay, các cơ quan
chức năng của Bộ Quốc phòng tiếp tục xác minh để giải quyết các đối tượng trên
được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.
Dự kiến lộ trình giải quyết: Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị phối họp với các địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ thống kê, rà soát
các đơn vị đã tham gia, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc
tế chưa có trong Danh mục.
35. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Qua hai năm thực hiện Luật Nghĩa vụ
quân sự 2015, công tác tuyển quân của tỉnh Thái Bình cũng như các địa phương
trên cả nước đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng giao quân ngày càng tăng về
các mặt cả về tiêu chuẩn sức khỏe, trình độ chuyên môn và phẩm chất chính trị.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: tỉ lệ công
dân còn hộ khẩu nhưng vắng mặt ở địa phương chiếm tỉ lệ khá cao; công tác phối
hợp thống nhất giữa địa phương với đơn vị nhận quân trong quản lý quân nhân
tại ngũ chưa chặt chẽ ... Đề nghị cần có giải pháp nâng cao chất lượng công tác
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời đề nghị có chính sách quan tâm,
hỗ trợ việc làm cho lực lượng thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ
và biện pháp xử lý nghiêm tình trạng không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự.
Trả lời: (Tại Công văn số 1964/BQP-TM ngày 26 tháng 2 năm 2018)
Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm là một nhiệm vụ
quan trọng của địa phương, đơn vị trong toàn quân. Sau hai năm thực hiện Luật
Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; công tác tuyển
chọn và gọi công dân nhập ngũ đã đi vào nền nếp; các cấp ủy, chính quyền địa
phương đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; hằng năm đã tuyển
đủ số lượng, đảm bảo chất lượng về chính trị, sức khỏe và văn hóa; công dân nhập
ngũ tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngày càng tăng, có địa phương đạt tỷ lệ trên 35%
chỉ tiêu; tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2 đạt trên 65%; những kết quả về công tác
tuyển quân đã góp phần quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng thường
trực và tạo nguồn dự bị động viên của Quân đội.
Bên cạnh những két quả đạt được; Bộ Quốc phòng cũng nhận thấy, quá
trình thực hiện còn nhiều vướng mắc tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật về
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm, như: Công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự chưa thường xuyên sâu rộng, hình
thức chưa phong phú; thực hiện quy trình tuyển quân có địa phương chưa khoa
học, chưa đổi mới, gây lãng phí thời gian, công sức; ảnh hưởng đến công ăn, việc
làm của người dân; gây tâm lý nặng nề; có nơi còn khoán cho cơ quan Quân sự địa
phương và cơ quan Công an đảm nhận; sự phối hợp giữa cơ quan, đoàn thể, tổ
chức, nhà trường chưa chặt chẽ, hiệu quả; thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự
27
chưa tốt, nắm nguồn công dân nhập ngũ có địa phương thực hiện chưa tốt.
Những hạn chế, bất cập trên có những nguyên nhân khách quan nhưng
nguyên nhân chủ quan là chính; cần chỉ rõ để kịp thời khắc phục trong thời gian
tới; ngoài nguyên nhân chủ quan do việc thực thi pháp luật của cơ quan, quản lý
chưa tốt còn có những nguyên nhân khách quan hiện hữu đặt ra cho các địa
phương phải tìm biện pháp khắc phục, đó là: Pháp luật hiện hành quy định về hộ
khẩu, hộ tịch, cư trú của công dân và Luật lao động cho phép người dân có thể cư
trú, tìm việc làm ở bất kỳ đâu, bất cứ thời điểm nào; do vậy đã gây ra nhiều khó
khăn khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, quản lý nguồn nhập ngũ, gọi khám
sức khỏe, gọi nhập ngũ đối với công dân.
Về quy định liên quan đến chế độ chính sách trong thực hiện nghĩa vụ quân
sự nhất là đối với bộ đội xuất ngũ được Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định
và cụ thể hóa tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngàỵ 06 tháng 4 năm 2016 của Chính
phủ Quy định một số chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ;
xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; theo đó, bộ đội xuất ngũ
được ưu tiên trợ cấp tạo việc làm, được cấp thẻ học nghề, ưu tiên tìm việc làm;
được tiếp nhận lại nơi làm việc trước khi nhập ngũ; được ưu tiên trong tuyển sinh;
tuyển dụng và một số chế độ chính sách khác.
Về chế tài xử phạt vi phạm liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
được quy định tại khoản 1, Điều 59 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015: “ Tổ chức,
cá nhân có hành vi tron tránh, chong đổi, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
thì tuỳ theo tỉnh chất, mức độ vi phạm mà bị lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự” và tại các điều, khoản tại Nghị định 120/2013/NĐ-
CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm về
nghĩa vụ quân sự đều bị phạt tiền và bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo
quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm bài học về những vướng mắc, tồn tại;
thời gian tới, Bộ Quốc phòng tiếp tục chủ trì chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra các địa
phương, đơn vị; cơ quan, tổ chức, trực tiếp là cơ quan quân sự cấp huyện thực
hiện có hiệu quả quy định của pháp luật vệ nghĩa vụ quân sự, nâng cao chất lượng
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây
dựng Quân đội trong tình hình mới.
36. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ sớm có giải pháp giải
quyết tồn đọng các trường hợp trước đây đã làm hồ sơ đề nghị khen thưởng hiện
vật đối với các quân nhân (kể cả quân nhân làm nhiệm vụ ở Campuchia đã phục
viên, xuất ngũ) đã được Cấp Giấy chứng nhận Huy chương chiến sĩ vẻ vang, Huy
chương chiến công (sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia) nhưng
chưa được nhận hiện vật. Vì hiện nay, tỷ lệ còn tồn đọng rất nhiều và thời gian đã
rất lâu.
Trả lời: (Tại Công văn số 1484/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Trong thời kỳ kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ
quốc tế, một số quân nhân khi phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành do điều kiện
khách quan, chưa kịp đề nghị khen thưởng, nên các đơn vị cấp Giấy chứng nhận
khen thưởng. Những năm qua, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích
28
cực triển khai thực hiện việc xét, đề nghị khen thưởng đối với các đối tượng nêu
trên. Các trường họp có đủ điều kiện, tiêu chuẩn cơ bản đã được giải quyết. Hiện
vật khen thưởng đã giao các cơ quan, đơn vị tô chức trao tặng cho các cá nhân
được khen thưởng.
- Đối với các trường hợp có Giấy chứng nhận Huân chương, Huy chương,
nhưng chưa được khen thưởng, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật
Thi đua - khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ tiếp tục được xem
xét, đề nghị Nhà nước khen thưởng.
Bộ Quốc phòng xin ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri và sẽ chỉ đạo cơ
quan chức năng rà soát, nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết phù hợp để bảo đảm
quyền lợi cho các đối tượng.
37. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng quy định tại điểm b,
điểm g, khoản 2, Điều 2 của Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9/11/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày
30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc ... thì đối tượng đang
hưởng chế độ hưu trí hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đối tượng được hưởng chính sách đã từ trần
nhưng không còn vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi
dưỡng hợp pháp thì không thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định, điều này là
không hợp lý. Đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp. Đồng thời, hiện nay việc
thực hiện chi trả chế độ, chính sách theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg rất chậm,
đề nghị ngành chức năng nghiên cứu khắc phục, sớm thực hiện chi trả chế độ,
chính sách cho các đối tượng được hưởng.
Trả lời: (Tại Công văn số 1479/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Đối tượng áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành nghiên cứu
kỹ, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, trình xin ý kiến Bộ Chính trị; phù hợp
với điều kiện kinh tế của đất nước và khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước;
đồng thời cân đối chung với các chế độ, chính sách đã ban hành trước đó có điều
kiện tương tự. Đây là chính sách có tính chất trợ cấp đối với những người có thời
gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, hiện
không có chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
không phải chế độ trợ cấp áp dụng đối với tất cả đối tượng tham gia chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế nói chung.
Sau 6 năm triển khai tổ chức thực hiện, đến nay toàn quốc đã giải quyết chế
độ trợ cấp một lần đối với trên 1,2 triệu người với số tiền chi trả gần 5000 tỷ đồng
và giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với gần 1.500 người; đã tiến hành tổng
kết việc thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ
tướng Chính phủ vào tháng 12/2015. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác
nhau, hiện nay còn số rất ít chưa được giải quyết chế độ Ban Chỉ đạo 24 Bộ Quốc
phòng đã chỉ đạo, đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, giải quyết dứt điểm
chế độ đối với các đối tượng trong thời gian sớm nhất.
38. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Việc Trường bắn Chi Lăng thuộc Sư
Đoàn 330 – Quân khu 9 tại huyện Tịnh Biên xảy ra tranh chấp với dân, do chương
29
trình tập bắn đạn thật ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Đề
nghị Bộ Quốc phòng có chỉ đạo Quân khu 9 phối hợp với UBND tỉnh An Giang
sớm giải quyết tình hình này.
Trả lời: (Tại Công văn số 1788/BQP-BHXH ngày 14 tháng 2 năm 2018)
Trường bắn khu vực Chi Lăng tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang được Bộ
Quôc phòng quy hoạch làm Trường bắn khu vực của Quân khu 9, có nhiệm vụ
phục vụ huấn luyện, diễn tập có bắn đạn thật đến cấp trung đoàn bộ binh có tăng
cường binh khí kỹ thuật cho các lực lượng thuộc Quân khu 9 và lực lượng Dân
quân tự vệ, Công an,... đóng quân trên địa bàn khu vực các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Trường bắn khu vực Chi Lăng được Bộ Quốc phòng giao cho Quân khu 9
quản lý và sử dụng từ năm 1975 với tổng diện tích là: 339,0 ha. Trong đó diện tích
đất Quân khu 9 đang quản lý là: 193,5ha, diện tích đất địa phương chưa bàn giao
là: 145,5 ha (khu vực giáp chân núi Cấm, chủ yếu là đất vườn người dân đang
canh tác hoa màu).
Trong những năm qua, Quân khu 9 đã thực hành huấn luyện, diễn tập có
bắn đạn thật đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện của Quân khu
9 và các đơn vị đóng quân trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình bắn đạn thật
gây thiệt hại về hoa màu của các hộ dân canh tác tại khu vực chân núi cấm, đơn vị
đã phối họp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các hộ dân để bồi thường
thiệt hại hoa màu trong các đợt bắn đạn thật.
Thời gian gần đây, do các hộ dân có ý kiến về thiệt hại hoa màu khi thực
hành bắn đạn thật (đặc biệt là khu vực trường bắn súng bộ binh) nên Quân khu 9
đã tạm dừng tổ chức bắn đạn thật và phối hợp với chính quyền địa phương để xây
dựng phương án đền bù giải phóng mặt bằng diện tích đất của các hộ dân đang
canh tác khu vực chân núi cấm.
Dự kiến lộ trình giải quyết và thời điểm giải quyết: Trước mắt, trong năm
2018, Bộ Quôc phòng đã bô trí kinh phí đên bù giải phóng mặt băng diện tích đất
khoảng 4,7 ha khu vực phía trước Trường bắn súng bộ binh với tổng kinh phí đền
bù khoảng 5,0 tỉ đồng bằng nguồn vốn Quốc phòng thường xuyên.
Diện tích còn lại khoảng 140,0 ha dự kiến kinh phí đền bù rất lớn nên Bộ
Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 9 tích cực phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh An
Giang xây dựng phương án đền bù, báo cáo Bộ Quốc phòng để đề nghị Thủ tướng
Chính phủ cho thực hiện bằng nguồn Ngân sách Nhà nước trong thời gian từ 2018
đến năm 2020.
39. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ về
bảo hiểm y tế cho các đối tượng là quân nhân tại các trường, các khu huấn luyện,
đào tạo của quân khu, tỉnh đội, huyện đội không được hưởng chế độ theo Thông tư
162/2017/TT-BQP ngày 10/7/2017 của Bộ Quốc phòng.
Trả lời: (Tại Công văn số 991/BQP-BHXH ngày 25 tháng 1 năm 2018)
Thông tư số 162/2017/TT-BQP ngày 10/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày
11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về
chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức
quốc phòng, trong đó “ chế độ bảo hiểm y tế” chỉ được điều chỉnh đối với thân
nhân của công nhân và viên chức quốc phòng (tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư
30
này và quy định như đối với thân nhân quân nhân được quy định tại khoản 3 Điều
3 Thông tư liên tịch số 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC: Mức đóng hàng tháng
bằng 4,5% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng). Như vậy, chế độ
bảo hiểm y tế của quân nhân không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số
162/2017/TT-BQP.
Quân nhân đang phục vụ trong Quân đội tham gia bảo hiểm y tế được quy
định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và
được hướng dẫn thực hiện chi tiết tại Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày
01/9/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và
người làm công tác cơ yếu và Quyết định số 5162/QĐ-BQP ngày 12/12/2016 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quân nhân tham gia bảo hiểm y tế năm 2017,
2018; cụ thể ở một số nội dung như sau:
a) Quân nhân tham gia bảo hiểm y tế gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ (khoản 1 Điều 2 Nghị định số
70/2005/NĐ-CP);
b) Thực hiện bảo hiểm y tế quân nhân có lộ trình (Quyết định số 5162/QĐ-
BQP ngày 12/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng): Năm 2016 thực hiện 30%
quân số; năm 2017 thực hiện 60% quân số và năm 2018 thực hiện 100% quân sổ;
c) Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ phần kinh phí đóng bảo hiểm y tế
đối với quân nhân theo mức hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng đối với sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc 4,5% mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan,
binh sĩ (Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 70/NĐ-CP);
d) Phạm vi quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của quân nhân, gồm: khám
bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con và chi phí vận
chuyển người bệnh. Ngoài phạm vi được hưởng bảo hiếm y tế, quân nhân còn
được quỹ bảo hiếm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác, gồm:
thuốc, hóa chất, vật tư y tế được phép lưu hành tại Việt Nam và các dịch vụ kỹ
thuật y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Điều 10 Nghị định số 70/NĐ-CP).
Đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với
quân nhân tại ngũ, từ năm 2018, 100% quân nhân tham gia bảo hiểm y tế, quân
nhân có phạm vi quyền lợi hưởng bảo hiếm y tế ở mức cao và do quỹ bảo hiếm y
tế quân nhân chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường họp quỹ bảo
hiểm y tế không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm.
40. Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Việc tăng quân hàm cấp tướng hiện nay
rất nhanh và nhiều so với thời kỳ trong chiến tranh dẫn đến việc phải trả lương
nhiều, trước đây ở cấp quân khu chỉ 2 tướng nhưng giờ có đến 5 tướng. Đề nghị
nhà nước xem xét việc phong hàm tướng cho phù hợp tính chất thời cuộc, tình
hình của đất nước.
Trả lời: (Tại Công văn số 1485/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 đã quy định
cụ thể các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tướng và số
lượng của các chức vụ, chức danh. Quá trình thực hiện, Quân ủy Trung ương - Bộ
Quốc phòng và cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc xem
xét, đề nghị thăng quân hàm cấp Tướng bảo đảm đúng quy định của Luật và quy
31
trình công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu chỉ huy, quản lý, xây dựng Quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, tùng bước hiện đại. Hiện nay, còn nhiều sĩ quan giữ
chức vụ có trần quân hàm cấp Tướng nhưng chưa được thăng quân hàm.
41. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị xem xét kéo dài hướng dẫn
số 124/HD-CT của Tổng cục chính trị ngày 22/01/2015 về giải quyết khen thưởng
thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào
và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa. Vì hướng dẫn này đến tháng 12/2017 là
hết hiệu lực nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều hồ sơ chưa được giải quyết.
Trả lời: (Tại Công văn số 1486/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Ban Thi đua -
Khen thưởng Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban
hành Hướng dẫn số 124/HD-CT ngày 22/01/2015 về việc tiếp tục giải quyết khen
thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở
Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa. Thời gian xét khen
thưởng đến hết tháng 12/2017.
Đến nay, các ban, bộ, ngành, Trung ương, địa phương và các cơ quan, đơn
vị trong toàn quân đã cơ bản hoàn thành việc xem xét, đề nghị khen thưởng đối
với các đối tượng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, báo cáo Bộ Quốc
phòng trình Nhà nước khen thưởng.
Việc tiếp tục xét, đề nghị khen thưởng đối với các nội dung khen thưởng
thành tích nêu trên cần được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn
của cơ quan quản lý nhà nước về Thi đua khen thưởng ở Trung ương (Ban Thi đua
- Khen thưởng Trung ương).
Bộ Quốc phòng xin ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri và sẽ chỉ đạo cơ
quan chức năng rà soát, nghiên cứu, báo cáo để có hướng giải quyết phù hợp.
42. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: Đề nghị giải quyết chế độ cho du kích
ấp hy sinh được hưởng chính sách như đối với du kích xã theo Quyết định số
290/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời: (Tại Công văn số 1482/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của
Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì đối tượng được
hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: Quân nhân, Công an nhân dân, cán bộ,
công nhân viên chức Nhà nước, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong,
dân quân, du kích.
Đối tượng là liệt sĩ nói chung, liệt sĩ là du kích xã, thôn (ấp) nói riêng được
thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công
với cách mạng, không thuộc đối tượng được áp dụng thực hiện chế độ, chính sách
theo quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ
tướng Chính phủ.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu giám sát việc thực hiện chế
độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
43. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Xem xét có chính sách đối với các
đối tượng trụ bám ở vùng địch chiếm đóng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước;
Trả lời: (Tại Công văn số 1477/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)

32
Nội dung kiến nghị của cử tri không rõ đối tượng trụ bám ở vùng địch
chiếm đóng trong kháng chiến chống Mỹ cụ thể là đối tượng nào. Tuy nhiên thời
gian qua Đảng, Nhà nước đã ban hành chế độ, chính sách đối với các đối tượng
tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg
ngày 08/11/2005, Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007, Quyết định
số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngấy
06/5/2010, Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/5/1999, Quyết định số
40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011, Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày
20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày
15/4/1999, Nghị định 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ.
Theo các Quyết định và Nghị định nêu trên thì các đối tượng là quân nhân,
công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ
cứu nước ở các chiến trường B, C, K; thanh niên xung phong, cán bộ dân chính
đảng hoạt động ở các chiến trường B, C, K; thanh niên xung phong cơ sở miền
Nam, cán bộ xã, phường hoạt động ở miền Nam; du kích thôn, ấp, du kích tập
trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng trụ bám ở vùng địch chiếm đóng)...đã
thuộc đối tượng được xem xét hưởng chế độ, chính sách.
Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam giám sát việc thực hiện
chế độ, chính sách đối với các đối tượng trên địa bàn theo quy định.
44. Cử tri TP Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ảnh, những người có thời
gian tham gia kháng chiến chống Mỹ từ 10 đến 15 năm sau đó về phục viên, chỉ
được nhận chế độ một lần, hiện nay có hoàn cảnh rất khó khăn. Cử tri đề nghị
Chính phủ cần quan tâm, có hỗ trợ cho các đối tượng này.
Trả lời: (Tại Công văn số 1481/BQP-CT ngày 7 tháng 2 năm 2018)
Theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của
Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì những người có
dưới 15 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao
gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần
tính theo số năm công tác thực tế trong Quân đội. Ngoài ra, nếu chưa được hưởng
chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và khi từ trần, người lo
mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế hiện hành.
Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri để phối hợp với các
Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi điều
kiện cho phép.

33

You might also like