You are on page 1of 3

Phần 5 GDQP I

Khu vực Biên giới


a. Về khái niệm
Khu vực biên giới là phần lãnh thổ nằm phía trong, tiếp giáp với đường biên giới quốc gia, có
phạm vi và chế độ pháp lý riêng nhất định theo các quy định của pháp luật quốc gia hoặc các
Điều ước quốc tế về quy chế biên giới được quốc gia ký kết.

b. Quy định chung


Căn cứ tại Điều 6 Luật Biên giới Quốc gia 2003, được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định
140/2004/NĐ-CP, khu vực biên giới bao gồm:
+ Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng
hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
+ Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã,
phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
+ Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng
mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.

* Các hành vi bị cấm trong khu vực biên giới:


+ Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia;
làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;
+ Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên
giới; phá hoại công trình biên giới;
+ Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên
nhiên và lợi ích quốc gia;
+ Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí,
ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia
văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
+ Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện
bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ
của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
+ Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

Vành đai Biên giới


a. Về khái niệm:
Vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trở vào, được thiết lập nhằm
quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện trong vành đai biên giới; duy trì an
ninh, trật tự và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật; nơi hẹp nhất 100 m, nơi rộng nhất
không quá 1.000 m, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định. (Theo Khoản 2 Điều
3 của Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất
liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

b. Về thẩm quyền xác định vành đai Biên giới:


Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014
của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các chủ thể sau đây có thẩm quyền xác định vành đai Biên giới.
+ Việc xác định chiều sâu vành đai biên giới từ 100m đến 1.000m, do Ủy ban nhân dân tỉnh biên
giới quyết định sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao
và được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
+ Trường hợp do địa hình cần phải xác định chiều sâu vành đai biên giới dưới 100m hoặc trên
1.000m thì Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua báo cáo Thủ
tướng Chính phủ quyết định.

c. Về căn cứ xác định vành đai Biên giới:


Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014
của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
quy định việc xác định vành đai Biên giới phải căn cứ như sau:
Khi xác định chiều sâu vành đai biên giới phải căn cứ vào tình hình quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, kinh tế, xã hội, địa hình để quy định cho phù hợp; ở những khu vực có cửa khẩu,
chợ biên giới, khu kinh tế cửa khẩu phải căn cứ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng các
dự án, công trình để quy định, không ảnh hưởng đến xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn
an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; lưu thông hai bên biên giới.

Vùng cấm Biên Giới


a. Về khái niệm:
Vùng cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới đất liền được thiết lập để quản lý, bảo
vệ, duy trì an ninh, trật tự; phòng, chống, ngăn chặn các hành vi xâm nhập, phá hoại, khai thác,
thu thập bí mật nhà nước. (Theo Khoản 3 Điều 3 của Nghị định 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng
04 năm 2014 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

b. Về trình tự thẩm quyền xác định vùng cấm:


Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư số 43/2015/TT-BQP ngày 28 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 04 năm 2014 của Chính
phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật
quy định trình tự thẩm quyền xác định vùng cấm như sau:
+ Các ngành chức năng trong tỉnh khi xác lập vùng cấm phải thống nhất với Bộ Chỉ huy Quân
sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh để xác định, xây dựng nội quy quản lý đối
với vùng cấm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định sau khi được Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua.
+ Đối với công trình quốc phòng, Tư lệnh Quân khu chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với
Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh xác định rõ tính chất những công
trình cần quy định vùng cấm, tổng hợp báo cáo Tư lệnh Quân khu trình Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng xem xét, quyết định.
+ Đối với công trình biên giới, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xác định rõ tính chất
những công trình cần quy định vùng cấm, tổng hợp báo cáo Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trình Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
+ Sau khi có quyết định xác định vùng cấm, cơ quan có thẩm quyền quản lý vùng cấm xây dựng
nội quy, tổ chức bảo vệ và quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

You might also like