You are on page 1of 17

NHÓM 4: (TIỀN, TRÂN, CẦN)

PHẦN IV: CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN KẾT QUẢ PHÂN GIỚI
CẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM- TRUNG QUỐC

12. NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN
ĐẤT LIỀN VIỆT NAM- TRUNG QUỐC, (ký ngày 18-11-2009)
Ngày 23/8/2020, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc
vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ đồng chủ trì “Hoạt động
kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý
về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc”.
Đây là sự kiện quan trọng để hai nước tổng kết, đánh giá các thành tựu,
kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa hai bên sau 10 năm triển khai 3 văn
kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt
Nam - Trung Quốc cũng như việc hợp tác, phát triển tại khu vực biên giới.

  

Việt Nam- Trung Quốc: 20 năm hoạch định biên giới trên đất liền

Tiến trình đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền
Nhìn lại lịch sử, tiến trình đàm phán hoạch định biên giới và phân giới
cắm mốc trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc đã trải qua những dấu mốc quan
trọng. 

1
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ra đời hai nhà nước độc lập là Việt Nam Dân
Chủ Cộng hòa (1945) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949). Đầu năm
1950, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được chính thức thiết lập. Tháng
11/1957, Ban bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày nay) đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai bản Công
ước về hoạch định biên giới đã ký kết năm 1887 và năm 1895 giữa chính quyền
Pháp ở Đông Dương và triều đình nhà Thanh ở Trung Quốc về giải quyết mọi
cuộc tranh chấp bằng con đường đàm phán. Trung Quốc trả lời đồng ý với đề
nghị của Việt Nam. Cho đến sau Hiệp định Paris tháng 1/1973, vấn đề đàm
phán về biên giới Việt Nam- Trung Quốc mới được khởi động. Cuộc đàm phán
lần thứ nhất được tiến hành vào tháng 8/1974. Sau đó, do tình hình khu vực có
nhiều biến động, quan hệ hai nước trở nên khó khăn, các cuộc đàm phán vẫn
tiến hành nhưng không đem lại kết quả. 
Sau khi quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc được bình thường
hóa, ngày 7/11/1991, hai bên đã ký bản Hiệp ước tạm thời về việc giải quyết
công việc trên vùng biên giới hai nước. Trải qua nhiều lần trao đổi, ngày
19/10/1993, bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên
giới lãnh thổ Việt Nam- Trung Quốc được ký đã đưa cuộc đàm phán giải quyết
vấn đề biên giới trên đất liền đi vào thực chất. Kết quả là ngày 30/12/1999 tại
Hà Nội, Chính phủ hai nước đã ký “Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền
giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. 
Trên cơ sở Hiệp định năm 1999, hai bên phối hợp tiến hành khảo sát thực
địa để phân giới cắm mốc: Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc dài 1449,566 km, trong đó đường biên giới đi theo sông suối
là 383,914 km. Hai bên đã cắm 1971 mốc, trong đó có 01 mốc được cắm theo
Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung
Quốc, 1548 mốc chính và 422 mốc phụ. Ngày 31/12/2008, công tác phân giới
cắm mốc trên toàn biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc đã cơ bản hoàn
thành. Hệ thống mốc giới này cùng với các văn kiện nêu trên là cơ sở pháp lý
vững chắc, đảm bảo cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn
định và phát triển lâu dài giữa hai nước. Tiếp theo là việc đàm phán và ký kết
các Nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc, về quy chế quản lý biên giới,
về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu.
Ngày 14/7/2010, hai bên chính thức tuyên bố các văn kiện liên quan đến
phân giới cắm mốc và quản lý biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc có hiệu
lực, hai bên bắt đầu quản lý theo đường biên giới mới. Lần đầu tiên trong lịch
sử, hai nước xác lập được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền  với một hệ
thống mốc quốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đường
biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và phát triển giữa hai
nước, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam- Trung Quốc. Xác
định rõ ràng một đường biên giới trên đất liền tạo cơ sở để các ngành chức năng
tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh,
xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới. Đây chính là tiền đề, là cơ sở
2
pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành quản lý biên giới trên đất liền Việt
Nam- Trung Quốc, mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước,
đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên củng cố an ninh,
mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế.
Việc ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc; Hiệp định về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc) đã tạo tiền đề cho hai nước, là cơ sở để các
tỉnh biên giới tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả.
Văn kiện thứ nhất: Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ký ngày 18-11-2009
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “hai Bên”), căn cứ “Hiệp ước
biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” ký ngày 30 tháng 12 năm 1999, thông qua Ủy
ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
(sau đây gọi tắt là “Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc”) triển khai công tác
phân giới cắm mốc liên hợp từ năm 2000 đến năm 2009, xác định đường biên
giới trên đất liền giữa hai nước trên thực địa (sau đây gọi tắt là “đường biên
giới”).
Để thể hiện thành quả phân giới cắm mốc, hai Bên quyết định ký kết Nghị định
thư này.
Ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn,
đại diện Chính phủ Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại Vĩ, đại diện
Chính phủ Trung Quốc đã ký Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc. 
Ngày 14/7/2010, tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang - Việt
Nam) - Thiên Bảo (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) đã diễn ra Lễ tuyên bố chính
thức quản lý đường biên giới mới và triển khai thực hiện Nghị định thư phân
giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu
và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký
ngày 18/11/2009. Tham dự Lễ tuyên bố có đại diện các Bộ, ngành Trung ương
của hai bên, Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc các tỉnh có chung đường biên giới
giữa hai nước và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Côn Minh - Trung
Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội cùng đông đảo nhân dân hai bên biên giới
Việt - Trung.
Trên cơ sở Hiệp định năm 1999, hai bên phối hợp tiến hành khảo sát thực
địa để phân giới cắm mốc: Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc dài 1449,566 km, trong đó đường biên giới đi theo sông suối
là 383,914 km. Hai bên đã cắm 1971 mốc, trong đó có 01 mốc được cắm theo
Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung
Quốc, 1548 mốc chính và 422 mốc phụ. Ngày 31/12/2008, công tác phân giới
cắm mốc trên toàn biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc đã cơ bản hoàn
3
thành. Hệ thống mốc giới này cùng với các văn kiện nêu trên là cơ sở pháp lý
vững chắc, đảm bảo cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn
định và phát triển lâu dài giữa hai nước.

Bảo vệ chủ quyền (cột mốc trên tuyến biên giới Cao Bằng)

Nội dung Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt
Nam - Trung Quốc

1. Nghị định thư phân giới cắm mốc gồm 5 phần, 13 điều, cụ thể là:

Phần I:  giới thiệu các quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 6) nêu cơ sở
pháp lý và triển khai công tác phân giới cắm mốc, quy định cách thức mô tả
đường biên giới; chất liệu mốc giới, phân công cắm mốc, các loại mốc giới và
cách đánh số mốc giới...
Phần II:  mô tả hướng đi của đường biên giới và vị trí mốc giới (Điều 7)
từ điểm khởi đầu đường biên giới (giao điểm đường biên giới giữa ba nước
được quy định trong “Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa
nước CHXHCN Việt Nam, nước CHDCND Lào và nước CHND Trung Hoa”),
đến điểm kết thúc đường biên giới (điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải
trong vịnh Bắc Bộ giữa hai nước được quy định trong “Hiệp định giữa nước
CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ”). Phần này
mô tả chi tiết hướng đi của đường biên giới theo hướng từ Tây sang Đông theo
từng đoạn biên giới lần lượt từ mốc tới mốc; tọa độ, độ cao, vị trí cụ thể của
từng mốc; chất liệu và kích cỡ các loại mốc; quy định đường biên giới được thể
hiện trên “Bản đồ biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và

4
nước CHND Trung Hoa” tỷ lệ 1/50.000 do hai bên cùng thành lập. Đây là phần
quan trọng nhất của Nghị định thư phân giới cắm mốc.
Phần III:  đề cập việc kiểm tra, bảo vệ hướng đi của đường biên giới,
mốc giới, đường thông tầm nhìn biên giới (từ Điều 8 đến Điều 10). Phần này
nêu các quy định cụ thể đối với công tác kiểm tra, bảo vệ hướng đi của đường
biên giới, mốc giới, đường thông tầm nhìn biên giới…
Phần IV: quy định khu vực tàu thuyền đi lại tự do (Điều 11) nêu rõ phạm
vi, điều kiện đi lại tự do của tàu thuyền tại khu vực cửa sông Bắc Luân theo
đúng thỏa thuận của hai Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ đàm phán về
biên giới lãnh thổ; đồng thời nêu rõ các hoạt động này được thực hiện theo Hiệp
định do hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc thống nhất.
Phần V: bao gồm các điều khoản cuối cùng (Điều 12, 13) quy định vệ
hiệu lực, trình tự và thủ tục để Nghị định thư có hiệu lực.
Toàn bộ Nghị định thư phân giới cắm mốc gồm 372 trang văn bản theo đúng thể
lệ quy định của Việt Nam về điều ước quốc tế và 542 trang tiếng Trung Quốc.
2. Phụ lục kèm Nghị định thư
Các phụ lục đính kèm Nghị định thư bao gồm: Bản đồ biên giới (gồm 35 mảnh
bản đồ và 3 tờ phụ lục), Bảng đăng ký mốc giới (gồm 1980 trang), Bảng tọa độ
và độ cao mốc giới (gồm 111 trang) và Bảng kê sự quy thuộc của các cồn bãi
(gồm 8 trang).
2.1. Bản đồ biên giới
Bản đồ biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND
Trung Hoa (gọi tắt là bản đồ biên giới) là tài liệu đính kèm Nghị định thư, bản
đồ biên giới thay thế bản đồ đính kèm “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa
nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa”. Bản đồ biên giới gồm
35 mảnh Việt - Trung văn và 35 mảnh Trung - Việt văn, đánh số đại thể từ Tây
sang Đông, được thành lập tỷ lệ 1/50.000, hệ thống tọa độ mặt phẳng, thể hiện
dải địa hình cách đường biên giới từ 3 đến 5 km về hai phía. Nội dung bản đồ
bao gồm: cơ sở toán học, dân cư, mạng lưới đường sá, hệ thống thủy hệ, dáng
đất và chất đất, thực vật, đường biên giới và các mốc giới. Bản đồ được thành
lập theo ảnh hàng không bay chụp năm 1996-1998, được lưu giữ ở hai dạng
(file số và file giấy). Bản đồ biên giới in 5 màu: đen, nâu, lơ, ve, đỏ, trong đó
màu đỏ thể hiện đường biên giới, các mốc giới và số hiệu của nó.
2.2. Bảng đăng ký mốc giới
Thống kê loại hình mốc, vật liệu làm mốc, thời gian cắm mốc, mô tả vị trí cắm
mốc, tọa độ vuông góc và địa lý của mốc, chiều cao mốc và độ cao mặt đất
mốc, vị trí và khoảng cách giữa các mốc, sơ đồ vị trí mốc của từng cột mốc.
Bảng đăng ký mốc giới được đóng thành 3 tập với 1980 bảng đăng ký mốc giới.
Bảng tọa độ độ cao mốc giới
Thống kê tọa độ, góc phương vị, khoảng cách với các mốc liền kề, độ cao mốc,
khoảng cách đến đường biên giới của tất cả các mốc.
Bảng kê sự quy thuộc của các cồn bãi
Thống kê tên các cồn bãi, nước quy thuộc, tọa độ tâm các cồn bãi trên sông suối
biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
5
3. Cách nhận biết đường biên giới trong Hiệp ước, Nghị định thư
phân giới cắm mốc trên bản đồ
Trong Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999 đường biên giới được
mô tả khái quát đại thể từ Tây sang Đông, từ giới điểm đến giới điểm.
Trong Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam –
Trung Quốc năm 2009, đường biên giới, vị trí các mốc giới được mô tả chi tiết
đại để từ Tây sang Đông bắt đầu từ mốc giao điểm đường biên giới ba nước
Việt Nam – Lào – Trung Quốc, lần lượt từ mốc đến mốc đến điểm cuối cùng
của đường biên giới trên đất liền. Đường biên giới mô tả qua các dạng địa hình
sau:
- Đường biên giới đi theo phân thủy (đường chia nước của các lưu vực
sông của hai nước).
- Đường biên giới đi theo sống núi
- Đường biên giới đi theo đường thẳng
- Đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy (hoặc trung tuyến dòng
chảy chính) sông suối tàu thuyền không đi lại được. Đường biên giới đi theo
trung tuyến luồng chính sông suối tàu thuyền đi lại được.
- Đường biên giới đi theo trung tuyến đường mòn, trung tuyến đường
phòng hỏa
- Đường biên giới đi theo sườn núi, dốc núi…
Các mốc giới được mô tả vị trí cắm, tọa độ địa lý và độ cao mặt đất của mốc
giới. Khoảng cách giữa các mốc đôi, mốc ba, khoảng cách đến đường biên giới
của các mốc giới cắm trên sông suối.
Các điểm đặc trưng (nơi chuyển hướng của đường biên giới) được ghi
chú bằng độ cao hoặc A, B…
Trên bản đồ biên giới đính kèm Nghị định thư phân giới cắm mốc, đường
biên giới được biểu thị bằng đường nét liền màu đỏ lực nét 0,3 mm, các mốc
giới được biểu thị bằng vòng tròn có chấm tâm (thể hiện đúng vị trí) hoặc không
có chấm tâm (thể hiện không đúng vị trí) màu đỏ, tùy theo tình hình có thể có
ghi chú số hiệu, độ cao. Nếu khoảng cách trên bản đồ từ mốc đến mốc quá nhỏ
hoặc mốc giới quá dày không biểu thị được, thì đường biên giới và mốc giới sẽ
được biểu thị trên sơ đồ phóng. Tọa độ của mốc giới có thể lấy số liệu tại vị trí
mốc giới trên bản đồ số hoặc lấy trên bảng đăng ký mốc giới đính kèm Nghị
định thư phân giới cắm mốc.
Đường biên giới trên sông suối, quy thuộc các cồn bãi trên sông suối
- Theo lời văn mô tả: đường biên giới theo trung tuyến dòng chảy hoặc
trung tuyến dòng chảy chính trên sông suối tàu thuyền không đi lại được và
đường biên giới theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại trên sông tàu
thuyền đi lại được.
Sông suối biên giới mà Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới đất
liền Việt Nam – Trung Quốc mô tả chia thành hai loại: sông suối tàu thuyền đi
lại được và sông, suối tàu thuyền không đi lại được. Sông Ka Long (Bei Lun
He), sông Bắc Luân từ mốc giới số 1350 về phía Đông là sông tàu thuyền đi lại

6
được; những sông, suối biên giới khác là sông, suối tàu thuyền không đi lại
được.
Hai bên thông qua đo đạc thủy văn đã xác định vị trí chính xác của đường
biên giới là trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại trên sông tàu thuyền đi lại
được và trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến dòng chảy chính trên sông,
suối tàu thuyền không đi lại được, đồng thời đã xác định sự quy thuộc của các
cồn, bãi trên sông, suối biên giới.
Số hiệu và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới được
ghi trong “Bảng kê sự quy thuộc của các cồn, bãi”. Số hiệu của các cồn, bãi
được đánh số theo từng sông, suối biên giới và lần lượt theo hướng đi của
đường biên giới.
Các cồn, bãi trên dòng chảy có độ rộng nhỏ hơn 20m thì không biểu thị
trên bản đồ biên giới. Các cồn bãi không thể biểu thị được theo tỷ lệ trên bản đồ
biên giới thì biểu thị bằng ký hiệu chấm tròn màu đen đường kính 0,3 mm đặt ở
điểm trung tâm của cồn, bãi đó. Trong đó các cồn, bãi và đường bờ nước liên
quan trên sông Bá Kết đã dịch chuyển vị trí để biểu thị.
Các cồn, bãi có tên trên sông Quây Sơn (Gui Chun He), suối Nà Sa, sông
Đồng Mô, suối Bỉ Lao, sông Ka Long (Bei Lun He), sông Bắc Luân sẽ được ghi
chú tên gọi và sự quy thuộc trong bảng kê đặt tại chỗ trống trong khung bản đồ.
Sau khi phân giới đường biên giới, nếu có các cồn, bãi mới xuất hiện trên sông,
suối biên giới thì căn cứ theo đường biên giới đã phân giới để quy thuộc.
- Trên bản đồ: Khi đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy mương
nước, trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến dòng chảy chính của sông suối có
độ rộng nhỏ hơn 20m, nếu chiều dài mương nước, sông suối liên quan nhỏ hơn
500m, thì trên bản đồ biên giới chỉ vẽ đường biên giới, không vẽ mương nước
hoặc sông suối; nếu mương nước hoặc sông suối liên quan có độ dài lớn hơn
hoặc bằng 500m, thì trên bản đồ biên giới đường biên giới sẽ được vẽ bằng nét
đứt so le hai bên theo dòng chảy mương nước hoặc sông suối.
Khi đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy (trung tuyến dòng
chảy chính) sông suối có độ rộng lớn hơn 20m hoặc trung tuyến luồng chính tàu
thuyền đi lại, thì trên bản đồ biên giới, đường biên giới sẽ được vẽ trùng với
trung tuyến dòng chảy (trung tuyến dòng chảy chính) sông suối hoặc trung
tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được.
So với các Hiệp ước và Nghị định thư phân giới cắm mốc trước đây Việt
Nam ký với các nước láng giềng, Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới
trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đầy đủ, đồng bộ, hiện đạo và hoàn thiện
hơn. Cùng với Hiệp ước 1999, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp
định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc, Nghị định thư phân giới cắm mốc trở thành bộ hồ sơ hoàn chỉnh
về đường biên giới Việt - Trung, tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý biên
giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển./.
13.HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ QUẢN LÍ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT
LIỀN VIỆT NAM- TRUNG QUỐC (ký ngày 18-11-2009)

7
Ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đại
diện Chính phủ Việt Nam và Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại Vĩ, đại diện Chính
phủ Trung Quốc đã ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc đặt cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý,
bảo vệ biên giới đất liền 2 nước trong tình hình mới. Hiệp định chính thức có
hiệu lực vào ngày 14/7/2010.

1. Nội dung Hiệp định


Hiệp định gồm: Lời nói đầu, 11 Chương, 54 Điều khoản và Phụ lục.
- Phần lời nói đầu: đã thể hiện nguyên tắc, căn cứ và mục tiêu của hai bên trong
việc xây dựng Hiệp định...
- Chương 1: chỉ có 1 điều (Điều 1) dành để giải thích thuật ngữ. Việc
giải thích thuật ngữ trong Hiệp định 2009 được tách riêng thành một chương,
trong đó bổ sung thêm nhiều thuật ngữ mới so với Hiệp định tạm thời về việc
giải quyết công việc trên vùng biên giới 2 nước Việt Nam - Trung Quốc năm
1991 như: biên giới, đường biên giới, văn kiện hoạch định đường biên giới, văn
kiện phân giới cắm mốc, văn kiện kiểm tra liên hợp, mốc giới, vật đánh dấu
đường biên giới, thiết bị bay, sự kiện biên giới, đại diện biên giới, người xuất
nhập cảnh trái phép, trường hợp bất khả kháng...
- Chương 2: đề cập đến công tác quản lý, duy trì và bảo vệ hướng đi
đường biên giới, mốc giới, và đường thông tầm nhìn biên giới (Điều 2 đến
Điều 7), quy định các cơ sở pháp lý và nội dung cơ bản về quản lý, bảo vệ
đường biên, mốc giới... Trong đó, Mục 2 Điều 3 đưa nội dung tuyên truyền giáo
dục cư dân biên giới, khuyến khích họ ủng hộ và tham gia bảo vệ đường biên,
mốc giới; Điều 5 quy định rõ việc sửa chữa, khôi phục, cắm lại mốc giới,
trường hợp không thể khôi phục hoặc cắm lại mốc tại vị trí cũ cần lập biên bản
nêu rõ lý do và báo cáo lên trên; Điều 6 quy định trong trường hợp cần thiết có
thể bố trí thêm vật đánh dấu đường biên giới tại các điểm biên giới có dân cư
đông đúc, hoặc khó nhận biết, nhằm làm rõ ràng hơn vị trí của đường biên. Việc

8
này giao Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc phụ
trách; Điều 7 quy định về phát quang làm rõ đường biên giới.
- Chương 3: quy định về công tác kiểm tra liên hợp biên giới (Điều 8).
Đây là nội dung mới của Hiệp định, nêu rõ việc thành lập, nhiệm vụ của Ủy ban
Kiểm tra liên hợp cũng như thời hạn tiến hành kiểm tra đường biên, mốc giới;
quy định thời gian, nhiệm vụ, phương pháp... của công tác kiểm tra liên hợp
biên giới. Theo đó, cứ 10 năm, Ủy ban Kiểm tra liên hợp tiến hành kiểm tra liên
hợp một lần.
- Chương 4: quy định vùng nước biên giới (Điều 9 đến Điều 13), trình
bày chi tiết về việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các vùng nước biên giới
cũng như quy định về xây dựng các công trình gần và trên vùng nước biên
giới...
Điều 10 quy định chi tiết về quyền tiến hành sản xuất nghề cá trong phạm vi
vùng nước biên giới thuộc lãnh thổ bên mình và các biện pháp ngăn chặn việc
đánh bắt cá trái phép như: dùng chất nổ, xung điện, chất độc...
Điều 11 quy định hai bên không được đơn phương làm thay đổi địa thế của
vùng nước biên giới bằng hành vi nhân tạo. Việc xây dựng, dỡ bỏ các công trình
bảo vệ bờ tại vùng nước biên giới không được làm thay đổi dòng chảy và không
được làm ảnh hưởng tới bờ bên kia. Điều 11 cũng quy định nạo vét đất bùn ở
vùng nước biên giới không được làm ảnh hưởng xấu đến lòng sông, bờ sông và
môi trường...
Điều 12 quy định việc đi lại trên sông; Điều 13 quy định việc phòng ngừa
thiên tai, lũ lụt.
- Chương 5: quy định việc hoạt động và sản xuất tại vùng biên giới
(Điều 14 đến Điều 21), trình bày chi tiết các hoạt động, sản xuất, bảo vệ rừng,
khai thác khoáng sản, bay, chụp ảnh... Trong đó có một số điều đáng chú ý là:
Điều 15 quy định về các hoạt động sản xuất tại vùng biên giới; trong đó Mục 3
quy định các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái tại vùng biên giới, nghiêm
cấm lắp đặt các thiết bị lưu giữ chất hóa học nguy hiểm và xây dựng nơi xử lý
chất thải nguy hiểm trong phạm vi 1000m tính từ đường biên giới về mỗi bên.
Mục 6 nghiêm cấm việc khai khoáng trong phạm vi 500m tính từ đường biên
giới về mỗi bên, trừ phi hai bên có thỏa thuận khác. Mục 7 nghiêm cấm việc nổ
súng săn bắn trong phạm vi 1000m tính từ đường biên giới về mỗi bên và
nghiêm cấm bắn vào lãnh thổ bên kia (đây là nội dung mới so với Hiệp định
tạm thời năm 1991); Điều 16 quy định việc xây dựng các công trình qua biên
giới; Điều 18 quy định các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh tại vùng biên giới;
Điều 19 quy định về việc phối hợp xử lý khi xảy ra thiên tai tại vùng biên giới;
Điều 21 quy định việc xây dựng các công trình vĩnh cửu trên biên giới. Sau khi
Nghị định thư phân giới cắm mốc có hiệu lực (ngày 14/7/2010), trong phạm vi
30m về mỗi bên tính từ đường biên giới, hai bên không được xây dựng mới các
công trình vĩnh cửu. Quy định này không áp dụng đối với đường tuần tra biên
giới, hàng rào dây thép gai, thiết bị giám sát, khống chế và ngăn chặn; các công
trình cửa khẩu; các công trình khác mà hai bên bàn bạc, thỏa thuận.

9
- Chương 6: quy định việc qua lại biên giới và duy trì, bảo vệ trật tự
vùng biên giới (Điều 22 đến Điều 27), trình bày cụ thể về các thủ tục, địa điểm
qua lại biên giới, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự biên giới...
- Chương 7: đề cập quy chế liên hệ và hợp tác kinh tế tại vùng biên giới
(Điều 28 đến Điều 30), quy định về quy chế liên hệ đối đẳng giữa các địa
phương hai bên biên giới (tỉnh, huyện, khu); quy chế hợp tác phát triển thương
mại hai bên biên giới (mở các khu thương mại, điểm chợ biên giới); phối hợp
bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.
- Chương 8: xử lý sự kiện biên giới (Điều 31 đến Điều 37), quy định về
các sự kiện biên giới và thủ tục, biện pháp phối hợp xử lý các sự kiện này của
các cơ quan hữu quan hai bên biên giới... Trong đó có một số điều đáng chú ý
là: Điều 31 thống kê chi tiết các sự kiện cần xử lý ở vùng biên giới; Điều 34
nghiêm cấm việc sử dụng vũ khí đối với người xuất nhập cảnh trái phép; Điều
35 quy định việc xử lý khi phát hiện thi thể người, xác súc vật... (thời gian cần
thiết để xử lý đối với xác người là 48 giờ); Điều 37 quy định việc xử lý thiết bị
bay vượt biên trái phép.
- Chương 9: đề cập đến Đại diện biên giới và chức năng, quyền hạn của
Đại diện biên giới (Điều 38 đến Điều 49), quy định thủ tục, cơ cấu của Đại diện
biên giới cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Đại diện biên giới... Đây là nội
dung mới của Hiệp định so với Hiệp định tạm thời năm 1991.
- Chương 10: quy định cơ chế thực hiện (Điều 50), nêu rõ việc thành lập
Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc nhằm triển khai
thực hiện các quy định của Hiệp định sau khi Hiệp định có hiệu lực.
- Chương 11: các điều khoản cuối cùng (Điều 51 đến Điều 54), quy định
về hiệu lực, trình tự và thủ tục để Hiệp định có hiệu lực; thủ tục gia hạn, hủy bỏ,
sửa đổi, bổ sung của Hiệp định...
Hiệp định có 18 Phụ lục quy định về một số loại giấy tờ trao đổi giữa hai
bên trong quá trình xử lý các công việc trên vùng biên giới (Mẫu công hàm trao
đổi giữa Đại diện biên giới; Mẫu thẻ qua lại biên giới của nhân viên dưới quyền
Đại diện biên giới; Mẫu giấy thông hành xuất nhập cảnh biên giới; Danh sách
các đơn vị hành chính vùng biên giới, v.v... và Điều lệ của Ủy ban Liên hợp
biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc).
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban liên hợp biên giới, của Đại diện
biên giới
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban liên hợp
Theo Điều lệ của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc, Ủy ban triển khai công việc theo quy định của Hiệp định với các
chức năng, nhiệm vụ sau:
- Các vấn đề sửa chữa, khôi phục, xây dựng lại tại vị trí cũ và xây dựng
mốc giới tại vị trí mới.
- Xác nhận, sửa chữa, xây dựng và duy trì, bảo vệ các vật đánh dấu đường
biên giới.
- Đánh giá, thẩm định và giám sát các công trình, dự án tại vùng nước
biên giới.
10
- Thẩm định, giám sát các công trình cắt qua đường biên giới.
- Tiến hành sửa đổi hoặc bổ sung các Phụ lục về đoạn quản lý của đại
diện biên giới, biên bản bàn giao thư của đại diện biên giới, biên bản bàn giao
người xuất, nhập cảnh trái phép; biên bản bàn giao gia súc (gia cầm) vượt qua
đường biên giới; biên bản bàn giao thi thể người và biên bản bàn giao tài sản
được đính kèm Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc.
- Giải quyết những bất đồng nảy sinh trong việc giải thích các điều khoản
của Hiệp định trong quá trình thực hiện Hiệp định.
- Nghiên cứu giải quyết các sự kiện biên giới mà Đại diện biên giới chưa
giải quyết được.
- Giám sát tình hình thực hiện Hiệp định.
- Trao đổi và giải quyết các vấn đề quan trọng khác liên quan đến việc
duy trì, bảo vệ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam -
Trung Quốc.
Đến nay, Ủy ban liên hợp đã tiến hành 3 vòng họp và 1 phiên họp đặc
biệt cấp Chủ tịch, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan nhằm duy trì đường biên
giới hòa bình, ổn định và hợp tác.
2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Đại diện biên giới
- Hai bên thiết lập Đại diện và Phó Đại diện biên giới tại các đoạn biên
giới tương ứng. Hai bên có trách nhiệm thông báo cho nhau việc bổ nhiệm Đại
diện và Phó Đại diện biên giới.
-  Đại diện biên giới hai bên tiến hành công việc theo pháp luật mỗi nước,
quy định của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và các điều ước song
phương khác liên quan đến biên giới giữa hai bên.
- Khi Đại diện biên giới vắng mặt, phải uỷ quyền cho một Phó Đại diện
biên giới thực thi quyền hạn và trách nhiệm của Đại diện biên giới.
-  Đại diện biên giới có thể bổ nhiệm trợ lý và những nhân viên công tác
khác như thư ký, phiên dịch, chuyên gia, nhân viên liên lạc… để tạo thuận lợi
cho công việc.
- Đại diện biên giới có nhiệm vụ xử lý các sự kiện biên giới, duy trì việc
thực hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, tạo thuận lợi trong việc duy
trì nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới; Phối hợp với các lực lượng
chức năng hai bên giải quyết các vấn đề phát sinh trên biên giới nhằm giữ ổn
định biên giới, tạo điều kiện để địa phương hai bên biên giới giao lưu phát triển
kinh tế - xã hội.
- Đại diện biên giới có con dấu riêng theo mẫu của Thủ tướng Chính phủ
quy định và có quy chế hoạt động riêng (đã được cấp từ ngày 5/11/2011).
Phương thức hoạt động của Đại diện biên giới là thông qua hình thức hội đàm,
trao đổi thư hoặc các hình thức khác để tiến hành công tác liên hợp với Đại diện
biên giới đoạn biên giới tương ứng của phía Trung Quốc. Các cuộc hội đàm này
có thể diễn ra định kỳ hoặc đột xuất.
- Đại diện biên giới trong quá trình hoạt động phải tuyệt đối tuân thủ chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như những quy định tại
11
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và
các thỏa thuận song phương khác.
Hiện nay, hai bên đã thành lập 8 Đại diện biên giới quản lý 8 đoạn biên giới
tương ứng, duy trì cơ chế hội đàm thường xuyên và kịp thời xử lý các sự kiện
phát sinh trên biên giới hai nước.
3. Nội dung hoạt động kinh tế tại khu vực biên giới
Hai bên thúc đẩy triển khai thương mại biên giới và hợp tác du lịch ở
vùng biên giới, khuyến khích hợp tác thương mại biên giới dưới nhiều hình
thức, đồng thời có thể ký các thỏa thuận liên quan về vấn đề này.
Hai bên căn cứ pháp luật của nước mình để triển khai hoạt động thương
mại biên giới. Phương pháp cụ thể cho việc thực hiện thương mại biên giới do
Chính phủ hai nước bàn bạc, xác định theo pháp luật hiện hành của mỗi nước và
các điều ước liên quan giữa hai bên.
Đồng thời, hai bên có thể mở các khu thương mại, cặp chợ biên giới
(điểm, chợ thương mại biên giới) ở các xã (trấn) trên tuyến biên giới đất liền
Việt Nam - Trung Quốc. Địa điểm cụ thể của khu thương mại, cặp chợ biên
giới (điểm, chợ thương mại biên giới) do chính quyền địa phương cấp tỉnh hai
bên thỏa thuận theo pháp luật hiện hành của hai nước. Việc kiểm tra, quản lý
người, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện giao thông vận tải xuất, nhập cảnh
qua biên giới do ngành chủ quản hai bên thỏa thuận theo pháp luật mỗi nước.
Hàng hóa thương mại xuất, nhập khẩu và phương tiện giao thông vận tải
xuất - nhập cảnh của hai bên phải phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên
về ngoại thương, hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch và các quy định của các cơ
quan kiểm tra, kiểm nghiệm khác.
Mặt khác, hai bên tiến hành thu thuế và các lệ phí liên quan khác đối với
hàng hóa xuất, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật mỗi nước.
Ngoài ra, hai bên căn cứ các quy định pháp luật của nước mình nghiêm
cấm xuất, nhập cảnh hàng cấm, vật phẩm cấm; đồng thời kiểm tra, ngăn chặn
tình trạng buôn lậu.
Hai bên áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ động, thực vật hoang dã,
quý hiếm, đồng thời nghiêm cấm buôn bán trái phép các loại động, thực vật
hoang dã.
Ngành chủ quản hai bên cần tăng cường hợp tác, trong đó công tác
phòng, chống, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; nếu cần
thiết có thể thiết lập cơ chế liên hệ.
Như vậy, có thể nói Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đã tạo cơ sở
pháp lý quan trọng để các ngành chức năng tiến hành quản lý, bảo vệ biên giới
cũng như phát triển kinh tế, xã hội vùng biên được thuận lợi. Trên thực tế, mọi
sự kiện xảy ra ở biên giới đòi hỏi phải giải quyết nhanh, đúng luật. Do đó, cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng là hết sức cần thiết. Bên
cạnh đó, các cơ quan quản lý biên giới phải thường xuyên thông báo cho nhau
tình hình đường biên, mốc giới và các sự kiện xảy ra trên biên giới cũng như kết
quả giải quyết các sự kiện. Đặc biệt, mọi vấn đề xảy ra trên biên giới phải được

12
giải quyết trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành quản lý biên giới
thông qua Đại diện biên giới./.
14. HIỆP ĐỊNH VỀ CỬA KHẨU VÀ QUẢN LÝ CỬA KHẨU BIÊN
GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM- TRUNG QUỐC (ký ngày 18-11-
2009)
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là hai Bên);
Nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền
thống giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy phát triển thương mại và qua lại của
nhân dân hai nước;
Căn cứ quy định tại Điều 23, Chương VI của “Hiệp định về quy chế quản
lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa”;
Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, thỏa thuận như sau:
Điều 1: Trong Hiệp định này, hai Bên sử dụng các thuật ngữ sau:
1. “Cửa khẩu biên giới” và “cửa khẩu” có nghĩa như nhau, là chỉ khu vực
xác định ở hai bên biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dành cho
người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải trực tiếp xuất - nhập
cảnh tại khu vực nhất định, bao gồm cửa khẩu song phương và cửa khẩu quốc
tế. Căn cứ theo tính chất có thể chia ra cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt
và cửa khẩu đường thủy.
Cửa khẩu song phương là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông
vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai Bên xuất, nhập cảnh qua biên giới.
Cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận
tải, hàng hóa, vật phẩm của hai Bên và nước thứ ba (khu vực) xuất, nhập cảnh
qua biên giới.
2. “Vùng biên giới” là chỉ khu vực hành chính cấp huyện của hai bên nằm
tiếp giáp hai bên đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
3. “Cư dân biên giới” là chỉ dân cư thường trú của mỗi nước thuộc xã
(trấn) nằm tiếp giáp hai bên đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung
Quốc.
4. “Trường hợp bất khả kháng” là trường hợp xảy ra do khách quan
không thể dự đoán được, không thể tránh được và không thể khắc phục được.
5. “Cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu” là chỉ Bộ đội Biên phòng,
hải quan, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động – thực vật tại cửa khẩu của phía Việt
Nam và cơ quan kiểm tra biên phòng, hải quan, kiểm nghiệm kiểm dịch tại cửa
khẩu của phía Trung Quốc.
Điều 2:
1. Hai Bên xác nhận các cặp cửa khẩu sau đã mở trên vùng biên giới Việt
Nam – Trung Quốc:

13
Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung
Quốc
Ma Lù Thàng Kim Thủy Hà
Lào Cai (đường bộ) Hà Khẩu (đường bộ)
Lào Cai (đường sắt) Hà Khẩu (đường sắt)
Thanh Thủy Thiên Bảo
Trà Lĩnh Long Bang
Tà Lùng Thủy Khẩu
Đồng Đăng (đường sắt) Bằng Tường (đường sắt)
Hữu Nghị Hữu Nghị Quan
Móng Cái Đông Hưng
2. Hai Bên thỏa thuận các cặp cửa khẩu sau sẽ được mở khi có đủ điều
kiện, thời gian và thể thức mở cụ thể sẽ do hai Bên thỏa thuận qua đường ngoại
giao. Trước khi mở chính thức các cặp cửa khẩu này, việc xuất – nhập cảnh tại
các khu vực đó của người, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện giao thông vận
tải đều phải căn cứ các quy định kiểm tra, kiểm nghiệm theo pháp luật của mỗi
Bên và các quy định liên quan do hai Bên thỏa thuận.
Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
A Pa Chải Long Phú
U Ma Tu Khoàng Bình Hà
Mường Khương Kiều Đầu
Xín Mần Đô Long
Phó Bảng Đổng Cán
Săm Pun Điền Bồng
Sóc Giang Bình Mãng
Pò Peo Nhạc Vu
Lý Vạn Thạc Long
Hạ Lang Khoa Giáp
Bình Nghi Bình Nhi Quan
Chi Ma Ái Điểm
Hoành Mô Động Trung
3. Vị trí, loại hình, thời gian mở và thời gian làm việc của các cặp cửa
khẩu biên giới nêu tại Khoản 1 của Điều này được quy định cụ thể trong Phụ lục
kèm theo.
4. Việc mở chính thức, mở mới, đóng của các cặp cửa khẩu biên giới sẽ
thỏa thuận thông qua đường ngoại giao. Văn bản thỏa thuận có liên quan sẽ trở
thành văn bản bổ sung của Hiệp định này.
5. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc các yêu cầu đặc biệt khác, hai
Bên có thể mở đường qua lại tạm thời. Việc mở đường qua lại tạm thời do chính
quyền địa phương cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước hiệp thương
thống nhất trước và phải được sự đồng ý của Chính phủ hai Bên, sau đó thông
qua đường ngoại giao để xác định.

14
Người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải vận tải khi xuất –
nhập cảnh tại đường qua lại tạm thời đều phải căn cứ các quy định kiểm tra,
kiểm nghiệm theo pháp luật của mỗi Bên và các quy định liên quan do hai Bên
thỏa thuận.
Điều 3:
1. Cửa khẩu song phương được mở cho người mang hộ chiếu hoặc giấy
tờ thay thế khác còn hiệu lực của hai Bên, người mang Giấy thông hành xuất –
nhập cảnh vùng biên giới, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải;
cửa khẩu quốc tế được mở cho người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế khác
còn hiệu lực của hai Bên, người mang Giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng
biên giới hoặc người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế khác còn hiệu lực của
nước (khu vực) thứ ba, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải; về
thị thực cho người, căn cứ vào các thỏa thuận liên quan của hai Bên để thực
hiện.
Người, hàng hóa, vật phẩm, phương tiện giao thông vận tải xuất nhập qua biên
giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm tại cửa
khẩu.
2. Việc cấp và sử dụng Giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng biên giới
thực hiện theo “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam –
Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Điều 4:
1. Trong thời gian làm việc của các cửa khẩu biên giới, cơ quan kiểm tra
kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên căn cứ quy định pháp luật của mỗi nước để thực
hiện chức năng, quyền hạn của mình. Khi cần thiết, cơ quan kiểm tra kiểm
nghiệm cửa khẩu của hai Bên có thể ký kết các thỏa thuận riêng để đơn giản hóa
thủ tục kiểm tra, kiểm nghiệm.
2. Cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên có thể tiến hành hội
đàm, gặp gỡ và trao đổi nghiệp vụ.
3. Hai Bên cần căn cứ các quy định hữu quan của cơ quan kiểm tra kiểm
nghiệm cửa khẩu Bên mình, thông báo cho nhau các thông tin về chủng loại, giá
trị và số lượng vật phẩm, chủng loại tiền và số lượng tiền mặt của cá nhân mang
theo khi xuất - nhập cảnh và các quy định liên quan khác về kiểm tra, kiểm
nghiệm.
4. Phương tiện giao thông vận tải chở theo người, hàng hóa và các vật
phẩm được quy định trong các thỏa thuận liên quan khác giữa hai Bên, sau khi
đi vào lãnh thổ của phía Bên kia phải đi theo các tuyến đường được cơ quan
hữu quan của hai Bên thỏa thuận; người, hàng hóa hoặc vật phẩm khác do các
phương tiện giao thông vận tải nêu trên chuyên chở phải được xuống, bốc dỡ tại
các bến, bãi chỉ định; đồng thời, chịu sự giám sát, quản lý của các cơ quan kiểm
tra kiểm nghiệm của phía Bên kia.

15
5. Việc quản lý người, phương tiện giao thông vận tải xuất - nhập cảnh do
cơ quan hữu quan của hai Bên căn cứ Hiệp định này thỏa thuận.
6. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ nêu trong “Hiệp định về quy chế quản
lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa” và các Hiệp định, thỏa thuận khác mà hai Bên đã ký kết, trong thời gian
đóng cửa khẩu, Đại diện biên giới, Phó Đại diện biên giới, Trợ lý Đại diện biên
giới và các nhân viên công tác khác của hai Bên sau khi được cơ quan kiểm tra
kiểm nghiệm hai Bên trao đổi đồng ý, có thể mang theo giấy tờ được hai Bên
xác nhận để xuất - nhập cảnh qua cửa khẩu.
Điều 5:
1. Các cửa khẩu biên giới đã mở chính thức làm việc tất cả các ngày trong
tuần, kể cả trong các ngày nghỉ lễ theo luật định của hai Bên, trừ khi hai Bên có
thỏa thuận khác.
Thời gian làm việc của các cửa khẩu đường sắt thực hiện theo giờ tàu chạy do
hai Bên thỏa thuận.
2. Trong trường hợp đặc biệt phải đóng cửa khẩu hoặc tạm thời mở cửa
ngoài thời gian làm việc, hai Bên cần phải thông báo và trao đổi thống nhất với
nhau qua đường ngoại giao trước ít nhất 5 ngày. Việc mở lại cửa khẩu cần phải
thông báo cho phía Bên kia qua đường ngoại giao và phải được phía Bên kia
xác nhận.
3. Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai
nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các
trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế
việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5
ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ.
4. Việc thay đổi vị trí, loại hình, thời gian mở và thời gian làm việc ở các
cửa khẩu biên giới đã được mở cần thông qua chính quyền cấp tỉnh (khu tự trị)
ở vùng biên giới hai nước hiệp thương thống nhất và phải được sự đồng ý của
Chính phủ hai Bên; đồng thời, thông qua đường ngoại giao để xác định. Văn
bản thỏa thuận liên quan sẽ trở thành văn bản bổ sung của Hiệp định này.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, không Bên nào được
quyền đơn phương đóng cửa khẩu nếu chưa được Bên kia đồng ý; nếu một Bên
đơn phương đóng cửa khẩu gây thiệt hại cho phía Bên kia, hai Bên sẽ thông qua
đường ngoại giao hiệp thương giải quyết các vấn đề liên quan.
Điều 6: Người của Bên này khi xuất cảnh qua cửa khẩu biên giới sang
phía Bên kia phải tuân thủ pháp luật của phía Bên kia, cũng như các quy định
hữu quan do hai Bên thỏa thuận. Các Bên cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người nhập cảnh vào Bên mình.
Điều 7: Việc thiết kế và xây dựng công trình cửa khẩu cần xem xét đến
nhu cầu phát triển của cửa khẩu trong tương lai.

16
Điều 8: Cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên có thể thiết lập
cơ chế liên hệ đối đẳng về các vấn đề cửa khẩu biên giới liên quan.
Những vấn đề cơ quan kiểm tra kiểm nghiệm cửa khẩu hai Bên, trong phạm vi
chức năng, quyền hạn của mình không thể giải quyết được, cần thông qua
đường ngoại giao để giải quyết.
Điều 9: Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ phát sinh
trong các điều ước quốc tế khác mà hai Bên ký kết.
Điều 10: Đối với những bất đồng do giải thích hoặc phát sinh trong quá
trình thực hiện Hiệp định này, hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao bàn bạc
giải quyết.
Điều 11: Trong thời gian Hiệp định này có hiệu lực, sau khi hai Bên hiệp
thương thống nhất có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung Hiệp định này. Để thực thi
hiệu quả Hiệp định, hai Bên sẽ xây dựng cơ chế thực hiện Hiệp định này.
Điều 12: Hai Bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại
giao về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước để Hiệp định có hiệu
lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cuối
cùng.
Hiệp định này có giá trị trong thời gian 10 năm, nếu 06 tháng trước khi Hiệp
định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng văn bản ý định chấm dứt hiệu lực
của Hiệp định cho phía Bên kia thì Hiệp định này sẽ tự động kéo dài thêm 10
năm và cứ tiếp tục như vậy.
Ký tại Bắc Kinh, ngày 18 tháng 11 năm 2009, thành hai bản, mỗi bản bằng
tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

17

You might also like