You are on page 1of 5

Bối cảnh trước đó:

Hiệp định Paris được ký kết ngày 23/10/1991 đã mở ra cơ hội cho nhân dân
Campuchia đi đến một giải pháp hoà bình, hoà hợp dân tộc. Tuy nhiên, sau sự
kiện chính trị quan trọng này, đất nước Campuchia vẫn rơi vào bế tắc do cuộc
đấu tranh phe phái, nhất là sự chống phá của lực lược Khmer Đỏ và cuộc dàn
xếp giữa các nước lớn chưa ngã ngũ. Khmer Đỏ vẫn cùng các lực lượng phản
động khác chống phá nội bộ Campuchia và không chịu đi vào hoà hợp và hoà
giải dân tộc
Sau khi cuộc bầu cử thành công vào năm 1993 thì đến tháng 9, Hiến pháp của
Campuchia đã được thông qua và khẳng định : “Campuchia là một nước dân chủ tự
do, một chế độ chính trị đa nguyên, hoàn toàn tự do báo chí. Một hệ thống kinh tế
“thị trường” và “tự do doanh nghiệp”, hoàn toàn tôn trọng quyền con người và các
công ước khác về quyền con người, quyền phụ nữ và trẻ em” .
Về phía Việt Nam, là nước chỉ có 1 Đảng cầm quyền duy nhất là Đảng Cộng Sản vẫn
luôn ủng hộ và giúp đỡ tích cực cho Campuchia trong lúc đất nước đang gặp khó khăn
Trong đó, tái thúc đẩy quan hệ hợp tác với Campuchia trong điều kiện khó khăn này.
- vào ngày 23/8/1993 hai đồng Thủ tướng Chính Phủ lâm thời Campuchia là
N.Ranarit và Hunsen đã chính thức thăm Việt Nam và đạt được thoả thuận
thành lập Uỷ ban hỗn hợp chuẩn bị thúc đẩy quan hệ và giải quyết các vấn
đề tồn tại giữa hai nước. Đây là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị mới của
hai nhà lãnh đạo đứng đầu Campuchia sau tổng tuyển cử.
 lấy tiền đề từ đó, mối quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam đã có
những bước tiến và đạt được những thành tựu nhất định trong quan hệ
ngoại giao và chính trị.

 Sự kiện được đánh giá làm thay đổi sâu sắc diện mạo quan hệ Campuchia –
Việt Nam là chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng S.Hunsen vào ngày 13,14-
12-1998.
Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng Hunsen đã trao đổi nhiều vấn đề nhằm
tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ
thuật, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, du lịch…
Sự kiện chính trị này đã tạo ra phản ứng dây chuyền tốt đẹp cho các cuộc viếng
thăm Việt Nam sau đó.
Việc lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Chính
phủ Liên hiệp mới của S.Hunsen đã tạo ra triển vọng mới trong quan hệ hai
nước và tái khẳng định sự ưu tiên đối với Việt Nam trong chính sách ngoại
giao của Campuchia.

 Trong tình hình chính trị đa đảng của Campuchia, Việt Nam luôn chủ trương
củng cố quan hệ nhà nước, Chính phủ với 2 Đảng Cầm Quyền là CPP và Đảng
FUNCINPEC. Bên phía Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp mặt giữa 2
đảng phái này và bày tỏ không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đoàn
kết hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai Đảng và giữa hai nước Campuchia
và Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mở rộng tìm hiểu quan hệ với các
tổ chức quần chúng, xã hội khác của Campuchia, đặc biệt với các phe phái lực
lượng chính trị đối lập lớn như S.Rainsy nhằm thể hiện rõ thiện chí của Việt
Nam, góp phần đẩy lùi các thế lực thù địch chống Việt Nam.

 Và đỉnh cao đánh dấu sự phát triển tốt đẹp quan hệ giữa hai nước chính là
chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả
Phiêu vào tháng 6/1999 đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ
Chuyến thăm này đạt được một số thành tựu nổi bật về quan hệ song phương
2 nước về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, thoả thuận hợp tác kinh tế,
thương mại, giáo dục, văn hoá, thúc đẩy quan hệ nhân dân giữa hai nước.

Trong Tuyên bố chung, hai bên khẳng định đưa quan hệ hai nước phát triển
theo phương châm “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền
thống, ổn định lâu dài”, trên cơ sở đẩy mạnh hơn nữa “Mối quan hệ tốt đẹp
sẵn có giữa hai nước và khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường quan hệ
hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài
trên cơ sở các nguyên tắc đã được nêu rõ trong các Thông cáo chung
Campuchia - Việt Nam năm 1992 và 1995 là tôn trọng độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, không cho phép bất cứ lực lượng
chính trị quân sự nào dùng lãnh thổ nước này để chống nước kia, hợp tác bình
đẳng cùng có lợi...”

Có thể nói, chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mang ý
nghĩa chính trị quan trọng, góp phần đưa quan hệ hai nước lên một giai đoạn phát
triển cao hơn và đóng góp tích cực trong việc củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển của Đông Nam Á và trên thế giới.

 Đáng chú ý nhất có thể nhắc đến là chuyến đi của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Nguyễn Văn An vào ngày 23-26/12/2002
Chủ tịch Nguyễn Văn An khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam
không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ với Campuchia theo phương
châm mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận trước đó và tái nhấn mạnh
mối quan hệ này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,…..
Chuyến viếng thăm Campuchia lần này không chỉ thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị
truyền thống giữa hai nước mà còn là sự gia tăng hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau giữa hai Quốc hội.

 Đặc biệt, Tháng 3/2005, trong chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh, hai bên ra Tuyên bố chung khẳng định tăng cường quan
hệ hai nước theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống,
hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Qua đó, tạo cơ sở cho các bộ, ngành hai
bên, trong đó có hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước, có điều kiện phát
triển.

 Từ năm 2010 đến năm 2020, hai bên tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng và
quyết tâm củng cố quan hệ hợp tác truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước
và nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia, trong đó quan hệ chính trị -
ngoại giao giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể cho quan hệ hai nước.

 Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm “40 năm con đường cứu nước của Thủ tướng Hun
Sen” và “50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cam-pu-chia
(1967 - 2017)”, Thủ tướng Hun Sen đã sang thăm Việt Nam, bày tỏ lòng biết
ơn vì sự hy sinh mà Việt Nam đã dành cho Cam-pu-chia và mong muốn “mối
quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia mãi mãi xanh tươi, đời
đời bền vững”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Vận
mệnh của hai dân tộc là không thể tách rời nhau, đó là một chân lý từ thực tiễn
lịch sử của hai nước”.
 Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19
diễn biến phức tạp, hai bên không thực hiện được các chuyến thăm trao đổi
đoàn cấp cao trực tiếp song vẫn duy trì quan hệ chính trị thông qua các kênh
tiếp xúc như các cuộc hội đàm,... phù hợp với tình hình thực tế. Lãnh đạo cấp
cao hai Đảng, Chính phủ và các bộ, ban, ngành cũng gửi thư thăm hỏi và chia
sẻ về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở cả hai nước. Hai bên ủng hộ lẫn nhau
trang thiết bị, vật tư y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
=>> Tóm lại, với các hoạt động phong phú theo các kênh chính phủ và phi chính
phủ, Campuchia đã triển khai tối đa việc đa dạng hóa các mối quan hệ với Việt Nam
nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. Mặc dù
còn những trở ngại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là thể chế và
xu hướng chính trị khác biệt giữa hai quốc gia, nhưng với những nỗ lực từ hai phía
đã góp phần vào quá trình mở rộng giao lưu hợp tác trên lĩnh vực chính trị, ngoại
giao hai nước phát triển đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi nước
cũng như toàn khu vực.
2. An ninh
2.1 Vấn đề biên giới lãnh thổ
Campuchia và Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua
10 tỉnh biên giới của Việt Nam và 10 tỉnh biên giới của Campuchia, toàn tuyến biên
giới có 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu chính và nhiều cửa khẩu phụ khác tạo điều
kiện cho việc thông thương hàng hóa, qua lại giữa nhân dân hai nước.
=>> Vđe biên giới đc đặt ra và luôn đc 2 bên quan tâm.
Hai bên phối hợp giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển ở mỗi
nước, tiếp tục phối hợp thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an Việt Nam với Bộ Nội vụ Cam-pu-chia và kế hoạch hợp tác an ninh giữa hai
Bộ Quốc phòng hằng năm; tiếp tục duy trì và phát huy các cơ chế hợp tác quốc phòng;
xây dựng tuyến biên giới ổn định và phát triển bền vững.
Campuchia và Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định, biên bản thỏa thuận về việc
phân định biên giới trên bộ và trên biển:
- Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt
Nam và nước CHND Campuchia năm 1982 và Hiệp định về quy chế biên giới năm
1983.
- Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và
nước CHND Campuchia năm 1985.
- Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 giữa nước CHXHCN Việt
Nam và Vương quốc Campuchia và ký Hiệp ước bổ sung năm 2005.
- Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa CHXHCN Việt Nam và CHND
Campuchia được ký kết ngày 7/7/1982 tại thành phố Hồ Chí Minh...

Việt Nam và Cam-pu-chia cũng đã đạt được những thành quả quan trọng về vấn đề
phân giới, cắm mốc biên giới, trong đó nổi bật là nhân kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao hai nước, hai bên đã long trọng tổ chức Lễ Khánh thành cột mốc
314, cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-
chia. Tháng 10-2019, hai bên đã ký kết Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư
ghi nhận thành quả phân giới, cắm mốc 84% biên giới trên bộ và tổ chức trao nhận
bản đồ địa hình biên giới. Việc ký kết hai văn kiện pháp lý này có ý nghĩa to lớn, đặt
nền tảng để hai bên duy trì ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới.

2.2: Hợp tác và đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống
Từ năm 1995 đến nay, Việt Nam và Campuchia đã có những hợp tác chặt chẽ nhằm đối phó
với những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng xuất hiện nổi trội với những khái
niệm an ninh toàn diện như an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh môi trường, an ninh
con người, an ninh tiền tệ, an ninh thông tin...

Hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như trao đổi thông tin, kinh nghiệm,
đào tạo, phối hợp bảo vệ biên giới, ngăn chặn sự xâm nhập và phá hoại của các thế lực thù
địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình, phòng chống tội phạm...
Hai nước cũng có nhiều hoạt động hợp tác an ninh thông qua các diễn đàn khu vực như
ASEAN, ARF, GMS(hợp tác Tiểu vùng Mê Công), Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia....nhằm tạo điều kiện cho nhau phát triển, đặc biệt là việc thống nhất đẩy mạnh
tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước của mỗi
bên, đập tan âm mưu “diễn biến hoà bình”,“bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch trong và
ngoài nước

You might also like