You are on page 1of 7

1.

Đặc điểm đường biên giới giữa Việt Nam và Lào


- Đường biên giới giữa Việt Nam và Lào dài khoảng 2340 km, trải dài suốt
10 tỉnh của Việt Nam là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon
Tum
- Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào đều đi qua đỉnh hoặc
triền núi và qua rừng rậm nhiệt đới, so với mực nước biển nơi thấp nhất
vào khoảng 300m, cao nhất vào khoảng 2700m
- Giữa hai nước có những dãy núi cao hình thành đường biên giới tự nhiên:
phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh
Hóa trở vào là dãy Trường Sơn.
- Các khu vực gần biên giới có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đối với
hai nước. Nhân dân hai nước ở khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối
quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn có nhau và gắn bó giúp
đỡ nhau trong cuộc sống.
- Về lĩnh vực phát triển mạng lưới giao thương vùng biên, hiện có tổng
cộng 36 chợ biên giới Lào - Việt Nam. Hai bên cũng có 8 cặp cửa khẩu
quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia, 18 lối mở biên giới và 8 khu kinh tế đặc
thù. Đây là kết quả của tình hữu nghị, đoàn kết và hợp tác trên tinh thần
đôi bên cùng có lợi, phản ánh mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam.
- Trong quá trình phân định, đã gặp phải không ít khó khăn. Khu vực biên
giới Việt Nam-Lào có địa hình hết sức hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt,
mưa lũ bất thường. Hầu hết các địa bàn triển khai công tác cắm mốc là
vùng sâu, vùng xa, chưa có đường giao thông, dân cư thưa thớt, kinh tế-
xã hội chậm phát triển nên rất khó huy động phương tiện, trang bị kỹ
thuật và nhân công. Khó khăn là vậy nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm
của hai nước, đến nay, công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc
giới Việt Nam-Lào đã được hoàn tất với 1.002 cột mốc và cọc dấu tại 905
vị trí.

2.1. Lịch sử chính trị và quan hệ giữa Việt Nam và Lào

2.1.1. Những dấu mốc quan trọng

Vào ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ðây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu một trang mới trong quan hệ hai
nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhằm đưa quan hệ đôi bên phát triển toàn
diện và đi vào chiều sâu, ngày 18/7/1977, Việt Nam-Lào đã ký Hiệp ước Hữu
nghị và Hợp tác. Hiệp ước đã trở thành cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng, giúp
Việt Nam và Lào không ngừng củng cố và phát triển quan hệ song phương,
đồng thời xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Năm 2022 là một năm quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với Đảng, Nhà nước và
nhân dân hai nước Lào - Việt Nam anh em, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao (1962 - 2022) và 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp
tác Lào - Việt Nam (1977 - 2022).

2.1.2. Mối quan hệ của hai nước tác động như thế nào đến quá trình phân
định biển giới?

Mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia đã giúp quá trình phân định
biên giới có những thuận lợi nhất định như:
- Mối quan hệ đối tác toàn diện: Mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt
Nam và Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề
biên giới. Sự tin tưởng và tương trợ giữa hai nước đã tạo ra một môi
trường hợp tác tích cực trong quá trình đàm phán và thỏa thuận.
- Lịch sử hợp tác: Việt Nam và Lào đã có một quan hệ hợp tác chặt chẽ
từ lâu đời, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong kinh tế, xã
hội và văn hóa.
- Ý thức giữa hai bên: Cả Việt Nam và Lào đều có ý thức cao về việc duy
trì một biên giới ổn định và hòa bình để thúc đẩy hợp tác và phát triển
chung.
=> Mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào có ảnh hưởng lớn đến
quá trình phân định biên giới, đóng góp vào việc duy trì và tạo ra một biên
giới ổn định và hòa bình giữa hai quốc gia.

2.2.1. Thời Pháp Thuộc


Trong thời kỳ Đông Dương là thuộc địa của Pháp, biên giới giữa Việt
Nam và Lào được xác định và quản lý theo các nghị định của Toàn Quyền Đông
Dương và cả sự can thiệp của quân đội Pháp.
Đối với các nghị định của toàn quyền Đông Dương bao gồm: nghị định
năm 1893, Nghị định năm 1895, Nghị định năm 1896; Nghị định năm 1900;
Nghị định năm 1904; Nghị định năm 1916. Các nghị định này đã xác định rõ và
công bố biên giới giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào, công bố các điểm chi tiết về biên giới và các điểm kiểm tra,
cùng với các thông tin kỹ thuật về việc xác định và quản lý biên giới giữa hai
quốc gia.
Song song với việc điều chỉnh đất đai theo các nghị định của toàn quyền
Đông Dương, quân đội Pháp cũng tiến hành nghiên cứu địa lý và địa chất để
điều chỉnh đường biên giới. Họ đã thiết lập các trạm biên giới và đặt các quân
đội tại các điểm kiểm soát trên biên giới nhằm kiểm soát khu vực và nguồn tài
nguyên. Tóm lại, đường biên giới giữa Việt Nam và Lào trong thời kỳ Pháp
Thuộc được quy định có căn cứ, có cơ sở và được thể hiện trên bản đồ Bonne tỷ
lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương
(bản đồ Bonne đây cho lên slide để minh họa nhé)

2.2.2. Từ 1975 đến 1978


Trước năm 1975, do chiến tranh kéo dài, nên đường biên giới giữa hai
nước chưa được xác định rõ ràng bằng các văn bản pháp lý và hệ thống mốc
giới trên thực địa. Lào đã trở thành một đồng minh quan trọng của Việt Nam
sau năm 1975 và quan hệ giữa hai nước trở nên mật thiết cũng khiến việc thống
nhất lại đường Biên giới trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ quan hệ
hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, thiện chí giữa hai nước, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, sau hơn hai năm đàm phán, ngày 18-7-
1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã được ký kết tại
Thủ đô Viêng Chăn (Lào).
Về Hiệp Ước Hoạch Định:
Hiệp ước hoạch định ( cho 2 trang đầu của hiệp ước lên slide để làm hình minh
họa nhé )
Cơ sở những nguyên tắc chính của hiệp ước: hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của
nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau , không ngừng tăng cường
đoàn kết và tin cậy lẫn nhau , hợp tác về mọi mặt theo nguyên tắc cùng có lợi và
hết lòng giúp đỡ nhau.
Ý Nghĩa của hiệp ước:
- Giải quyết xung đột biên giới: Nếu như trước đó, có những mâu thuẫn và
mâu thuẫn liên quan đến biên giới trong khu vực biên giới phía Tây nam
của Lào và phía Bắc của Việt Nam thì hiệp ước hoạch định đã xác định rõ
ràng và thiết lập biên giới chính thức giữa hai quốc gia, đảm bảo tính
chính xác và đồng nhất của đường biên giới.
- Bảo vệ quan hệ đối tác: Việc giải quyết xung đột biên giới đã tạo điều
kiện thuận lợi cho hai quốc gia hợp tác và phát triển quan hệ đối tác trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm an ninh, kinh tế và chính trị.
Tóm lại, Hiệp ước Hoạch Định năm 1977 giữa Việt Nam và Lào có ý
nghĩa quan trọng trong việc giải quyết xung đột biên giới, xác định rõ ràng biên
giới và tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ đối tác và ổn định trong khu vực
biên giới giữa hai quốc gia.

2.2.3. Sau 1978: Hoàn thiện đường biên giới Việt Nam - Lào

Thực hiện Hiệp ước hoạch định, từ năm 1978, hai bên đã tiến hành phân giới,
cắm mốc và cơ bản hoàn thành công tác này vào năm 1987. Tuy nhiên, do một
số nguyên nhân khách quan và chủ quan, biên giới giữa Việt Nam và Lào vẫn
còn tồn tại ba vấn đề và được giải quyết trong giai đoạn sau này.

Thành lập bộ bản đồ đường biên giới chính thức


Từ năm 1995 đến năm 2003, Việt Nam và Lào đã phối hợp xây dựng và thực
hiện Dự án thành lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ
1/50.000.
Bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 được thành
lập năm 2003 thể hiện chính xác, rõ ràng đường biên giới và hệ thống mốc quốc
giới, là tài liệu pháp lý kỹ thuật hết sức quan trọng về biên giới lãnh thổ giữa hai
nước đã giải quyết tốt những mâu thuẫn sai lệch về đường biên, mốc giới được
phát hiện trong quá trình chuyển vẽ đường biên giới, mốc quốc lên bản đồ mới
thành lập.
Hoàn tất việc phân giới trên thực địa
Do địa hình quá hiểm trở hoặc có bom, mìn nên vẫn còn 20 đoạn biên giới tồn
đọng với chiều dài tổng cộng khoảng 190 km chưa được phân giới trên thực địa
(trong đó có 02 đoạn liên quan đến nước thứ ba là Trung Quốc và Campuchia).
Để hoàn thiện chất lượng đường biên giới Việt Nam - Lào trên cả các tài liệu
pháp lý và thực địa, từ năm 1999, kết hợp với quá trình xây dựng bộ bản đồ
biên giới chung, hai bên đã phối hợp đi phân giới trên thực địa hoặc sử dụng
bản đồ mới với độ chính xác cao. Bên cạnh đó, hai bên cũng đã phối hợp giải
quyết vấn đề xác định vị trí ngã ba biên giới với các nước có liên quan, cụ thể:
- Về vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, từ năm 2004, hai bên
đã phối hợp với phía Trung Quốc nghiên cứu và xác định được điểm giao nhau
của ba đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc và Lào - Trung
Quốc tại đỉnh Khoan La San; đến tháng 6/2005, ba bên đã hoàn thành việc xây
dựng cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc; và ngày
10/10/2006 đã cùng nhau ký kết “Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới
giữa nước CHXHCN Việt Nam, CHDCND Lào và CHND Trung Hoa”.
=> Trên cơ sở đó đến ngày 16/11/2007 Việt Nam - Lào ký kết Hiệp ước bổ sung
Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào
- Về vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, từ năm 2007, hai bên
đã phối hợp với phía Campuchia nghiên cứu và xác định được điểm giao nhau
của ba đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và Lào -
Campuchia; đến tháng 02/2008, ba bên đã hoàn thành việc xây dựng cột mốc
ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; và ngày 26/8/2008 đã cùng nhau
ký kết “Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới giữa nước CHXHCN Việt
Nam, CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia”.
Tăng dày hệ thống cột mốc để làm rõ đường biên giới
Kết quả phân giới, cắm mốc giai đoạn 1978-1987, hai bên đã xây dựng được
199 mốc quốc giới với 214 cột mốc, trong đó có 190 mốc đơn, 03 cụm mốc đôi
và 06 cụm mốc ba. Tuy nhiên, hai bên cũng nhận thấy mật độ mốc đã cắm quá
thưa (bình quân trên 10 km một mốc, cá biệt có những nơi gần 40km một mốc)
nên (Hai bên) đã thỏa thuận tại khoản 5, Điều II, Nghị định thư phân giới, cắm
mốc ký ngày 24/01/1986 như sau:“Ở những nơi mà hai bên thấy cần thiết phải
cắm thêm mốc nhỏ để làm cho biên giới nơi đó được rõ ràng, thuận tiện cho
việc quản lý, hai bên sẽ bàn bạc cụ thể về các vấn đề có liên quan và báo cáo lên
Chính phủ hai bên”.
Từ tháng 05/2008, Việt Nam và Lào chính thức triển khai Kế hoạch tổng thể
thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào
nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước theo hướng
chính xác, hiện đại, bền vững và thống nhất trên toàn tuyến biên giới. Ngày
16/3/2016 ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam-Lào
ghi nhận hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước.

3. Tác động

3.1. Tác động về kinh tế

Năm 2015 hai bên đã chính thức ký Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam -
Lào, hệ thống chợ biên giới tạo điều kiện cho giao thương giữa các địa phương
biên giới, mở ra những cơ hội hợp tác, khai thác thế mạnh của nhau.

Thứ nhất, hệ thống kết cấu hạ tầng tại khu vực cửa khẩu được quan tâm đầu tư,
công tác quản lý cửa khẩu được tăng cường. Trên toàn tuyến biên giới Việt
Nam - Lào có 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng 27
lối mở và 9 khu kinh tế cửa khẩu, góp phần tăng cường các hoạt động thương
mại, dịch vụ giữa hai nước Việt Nam - Lào, nhất là tại các tỉnh biên giới. Nhìn
chung, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Lào chủ
yếu diễn ra qua đường cửa khẩu, hệ thống đường mòn, lối mở và nhất là tại các
chợ biên giới, kho hàng hóa, cửa hàng bán lẻ. Hai bên cũng đã tăng cường đầu
tư, nâng cấp các cơ sở kinh doanh trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Thứ hai, hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và quản lý cửa khẩu tiếp tục
được hai bên phối hợp triển khai hiệu quả. Trong giai đoạn 2018 - 2021, để thúc
đẩy thương mại Việt Nam - Lào, Việt Nam đã phê duyệt thực hiện 12 đề án về
xúc tiến thương mại thuộc Chương trình cấp quốc gia đối với thị trường Lào.

Thứ ba, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại được Chính phủ hai
nước quan tâm và quản lý triệt để, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và người dân
hai nước yên tâm buôn bán, hợp tác làm ăn.

Thứ tư, về hoạt động đầu tư, chỉ tính 10 tỉnh biên giới của CHDCND Lào hiện
có 110 dự án đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam, trị giá trên 2.7 tỷ
USD, các dự án này đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời
mang lại lợi ích cho kinh tế-xã hội, góp phần vào công cuộc giảm nghèo của
Lào.

Theo KPL (trang thông tấn xã Lào) cũng nhấn mạnh phối hợp nhanh chóng giữa
hai bên trong việc bổ sung, tôn tạo các cột mốc biên giới đã tạo điều kiện thuận
lợi cho thương mại song phương

3.2. Tác động về văn hoá - xã hội


Sự giao thoa văn hoá- xã hội giữa Việt Nam và Lào
Vùng biên giới Việt – Lào có lịch sử giao lưu văn hóa phong phú, đa dạng chịu
ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa Việt Nam và Lào. Điều này thể hiện rõ trong
kiến trúc, ẩm thực và tập quán truyền thống của người dân sống trong vùng.
Hoạt động giao lưu văn hóa là một trong những nội dung cần ưu tiên hàng đầu
trong các hoạt động hữu nghị, kết nghĩa giữa các tỉnh, các huyện có chung
đường biên giới.
vùng biên giới Việt- Lào có chung những di sản văn hóa. như lễ hội cổ truyền,
nghệ thuật diễn xướng dân gian, kiến trúc và nghệ thuật tạo hình làm nên bản
sắc của quốc gia, dân tộc.

*) Di sản
Đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hóa, Hai nước đã phối hợp trưng bày các chủ
đề triển lãm giới thiệu về lịch sử văn hóa, đất nước, con người và nhiều tư liệu
quý đã được hai bên hợp tác sưu tầm, nghiên cứu..
Hiện nay, có 3 di sản là múa Tân tung da dá, nói lý hát lý của dân tộc Cơ Tu,
nghề dệt thổ cẩm của 2 dân tộc Cơ Tu và Tà Ôi đã được công nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia.

*) Nét văn hoá truyền thống


Ngay cả những ngôi chùa của người Việt, tuy vẫn giữ được các nét văn hóa
truyền thống qua kiến trúc, song do sống lâu ngày trên đất Lào, tiếp nhận văn
hóa của người Lào nên cũng có những sự biến đổi trong bố cục và họa tiết trang
trí cho gần gũi hơn với người Lào bởi vì người Lào cũng đến chùa người Việt
và ngược lại. Như ở chùa Phật Tích và chùa Bành Long tại Viêng Chăn,
*) Âm nhạc, nghệ thuật và lễ hội
Một số sự kiện văn hóa lớn như Festival ở cố đô Huế, Festival Di sản Quảng
Nam cũng đã có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật, nghệ nhân, diễn viên đến
từ 2 qgia.
Vào những ngày lễ hội, nét đẹp văn hóa truyền thống càng hiện rõ, bên cạnh
trang phục thiếu nữ Tây Nguyên, người ta còn thấy các cô gái Lào với bộ trang
phục khác biệt. Do đó, người Lào cũng góp công cho các dân tộc Tây Nguyên
cất cao âm thanh cồng chiêng.

Có thể nói sự giao thoa văn hóa Việt - Lào đang ngày càng góp thêm sắc màu
cho vườn hoa đầy hương sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và các bộ tộc
Lào, xứng với câu nói của Chủ tịch CHDCND Lào: “Núi có thể mòn, sông có
thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ vững bền mãi mãi hơn núi, hơn sông”.

You might also like