You are on page 1of 3

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH FPT

c18-018-Dương Minh Hiếu-a02-PS18663

BÀI THU HOẠCH

Câu hỏi thu hoạch: Bạn hãy cho biết quan điểm đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo và giải quyết tranh chấp trên biển Đông của Đảng và nhà nước Việt
Nam? Liên hệ với trách nhiệm bản thân.
Bài Làm
Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân
ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên
biển. Chúng ta đã “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện
pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa
bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu
“nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước
ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ
quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển
được giữ vững”.
Để có được những kết quả như trên, một trong những nguyên nhân, điều kiện
quan trọng, tiên quyết chính là vì chúng ta đã đề ra được những quan điểm,
đường lối đúng đắn trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, xử lý kịp thời
các tranh chấp trên biển Đông. Có thể thấy rằng, sau 35 năm đổi mới, hệ
thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển,
đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua
các văn kiện của mỗi kỳ Đại hội Đảng. Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng
tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới. Trong đó, Đảng đã xác định
quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện
nay.
Thứ nhất là “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng
đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân. Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng
của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việt Nam là một quốc gia ven biển,
vùng biển của nước ta có diện tích gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30%
diện tích biển Đông. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con
đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương; giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật
Bản và các nước trong khu vực. Vùng biển của chúng ta còn là vùng biển
“giàu có” với các tài nguyên, khoáng sản quan trọng như dầu khí, than, sắt,
titan, muối..  và hàng triệu tấn thủy sản. Chúng ta có đường bờ biển dài và
đẹp, sinh vật biển phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
Đối với hoạt động an ninh, quốc phòng, biển nước ta như mặt tiền, cửa ngõ
quốc gia; biển làm tăng chiều sâu phòng thủ hướng ra biển, củng cố tuyến
phòng thủ bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai là "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển đất nước". Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện
định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển
khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển,
đảo của Tổ quốc. Kiên quyết thể hiện quyết tâm dứt khoát, sự đồng thuận cao
hơn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về yêu cầu bảo vệ chủ quyền, lợi
ích của đất nước; kiên quyết giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo
vệ đến cùng lợi ích quốc gia - dân tộc, với quyết tâm cao nhất. Chúng ta xác
định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, kiên trì hợp tác
tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính
đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở
tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thứ ba, Việt Nam “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hoà bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp
tác cùng có lợi”. Với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển đất nước, chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước
kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước lớn nào,
nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn. Bên cạnh đó,
chúng ta thực hiện đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi
trường hoà bình, ổn định cho phát triển.
Thứ tư, “Duy trì hòa bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển
Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp
quốc tế, công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982”. Lập trường của Việt Nam
về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Mọi hoạt động trên biển cần
được tiến hành trên cơ sở Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển tại các
vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước. Khẳng định Việt Nam có đầy
đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử chủ quyền đối với cả Hoàng Sa và
Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp khác trên các vùng biển của Việt
Nam được xác lập.
Thứ năm, “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng
cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặc
biện khó khăn, biên giới, hải đảo”. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định
kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa Việt
Nam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao.  Chúng ta tập trung phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền
với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ. Tư tưởng này được hình thành dựa trên kinh nghiệm quốc tế, dự
báo tình hình trong nước và trên thế giới, thực tiễn Việt Nam và phù hợp với
xu thế thời đại. Các thành tựu ta đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự
vận dụng đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng trong phát triển bền vững
kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Là học sinh sinh viên, phải tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục
pháp luật về quản lý. Cũng như bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó. Kiểm
soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và
quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận
thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học
các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.

You might also like