You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

C16-022-Nguyễn Thị Thùy Linh-a02-31211023738

BÀI THU HOẠCH

QUAN ĐIỂM ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VÀ GIẢI
QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRÊN BIỂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

1. Quan điểm giải đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Thứ nhất là kiên quyết, kiên trì giữa vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện
định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của
Tổ quốc. Kiên quyết thể hiện quyết tâm dứt khoát, sự đồng thuận cao hơn trong
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về yêu cầu bảo vệ chủ quyền, lợi ích của đất nước;
kiên quyết giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo vệ đến cùng lợi ích quốc
gia - dân tộc, với quyết tâm cao nhất.
Thứ hai là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất
nước. Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài,
kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi
ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ
sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thứ ba là giữ vững quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước và vùng lãnh thổ,
nhất là các nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn như là Mỹ và Trung
quốc. Chúng ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu
tác động hay sự lôi kéo của bất cứ nước lớn nào, nhất là tránh việc trở thành con
bài trong tay các nước lớn. Bên cạnh đó, chúng ta thực hiện đối ngoại, hợp tác
quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.

2. Quan điểm về giải quyết tranh chấp trên biển

Thứ nhất là ta phải khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa, luật biển Việt Nam, công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và
các tuyên bố về hiệp ước, hiệp định đã kí kết với Mỹ, Trung Quốc, các nước
ASEAN và các nước khác liên quan đến biển Đông.
Thứ hai là phải giữ vững được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển
đất nước. Không đi với nước này để chống nước khác. Chúng ta phải kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bằng những biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, kết
hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị và ngoại giao và pháp lý. Đồng thời phải tích
cực chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện những phương
châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược (theo
nghị quyết Đại hội Đảng XIII)
Thứ ba là xử lý vấn đề biển Đông theo phương châm: Bình tĩnh, kiềm chế, kiên
quyết, kiên trì, linh hoạt; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý,
đấu tranh trên thực địa; giải quyết bất đồng trên biển Đông bằng biện pháp hòa
bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Thứ tư là luôn nêu cao tinh thần cảnh giác SSCĐ và chiến đấu cao, bất luận
trong mọi tình huống, phải bảo vệ vững chắc 21 đảo, 33 điểm đóng quân trên quần
đỏa Trường Sa; bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.

* Chúng ta phải thực hiện được “4 Tránh”, “4 Không” và “Nội dung 8K”
- 4 Tránh: Tránh xung đột về quân sự; tránh đối đầu về kinh tế; tránh cô lập về
ngoại giao; tránh lệ thuộc vè chính trị.
- 4 Không: không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự nào; không liên kết với
nước này để chống lại nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc
sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực.
- Nội dung 8K: kiên quyết; kiên trì; khôn khéo; không khiêu khích; không mắc
khiêu khích; kiềm chế; không để nước ngoài lấn chiếm; không để xảy ra xung đột.

LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM BẢN THÂN

Biển đảo chính là phần lãnh thổ quan trọng không thể tách rời của tổ quốc Việt
Nam. Hơn thế nữa, trước tình hình căng thẳng trên biển Đông trong thời điểm hiện
tại. Chính vì vậy mà trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo là điều vô cùng quan trọng. Mỗi người sinh viên, người trẻ, công dân Việt
Nam như tôi cũng phải góp một phần sức lực trong công cuộc to lớn này thông qua
những việc làm hết sức ý nghĩa:
- Tham gia tích cực trong các công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt
Nam.
- Tăng cường nỗ lực học tập, nghiên cứu, đồng thời phổ biến giáo dục pháp
luật về quản lý bảo vệ và phát triển biển, đảo bền vững.
- Không tin tưởng, lan truyền các thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo
Việt Nam.
- Tham gia tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân về sử dụng,
khai thác bền vững nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển và
hải đảo.
- Tăng cường phổ biến kiến thức, phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắc
phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
- Chung tay quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng
cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát
triển và bảo vệ biển, đảo.
Mỗi chúng ta cần nâng cao trách nhiệm để bảo vệ vùng lãnh thổ mà ông cha ta đã
phải hy sinh xương máu mới có được.

You might also like