You are on page 1of 8

ĐẶC ĐIỂM:

Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
có những đặc điểm cơ bản sau:

- Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp, động viên và
phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước, chung sức đánh
giặc.

Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ

Tập hợp, động viên và phát huy cao độ, đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả
nước

- Trong cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh mang
tính độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, nhưng đồng thời
cũng được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia trên thế giới.
Nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia trên thế giới (như Nga, Lào,
Campuchia)

- Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá
trình chiến tranh. Địch sẽ thực hiện phương châm chiến lược “đánh nhanh, giải quyết
nhanh”. Quy mô chiến tranh có thể lớn với quân số đông, vũ khí kĩ thuật hiện đại. Kết
hợp tiến công hoả lực với tiến công trên bộ, tiến công từ bên ngoài kết hợp với bạo
loạn lật đổ ở bên trong, bao vây phong toả đường không, đường biển và đường bộ
để nhằm tới mục tiêu chiến lược trong thời gian ngắn.

Quân địch thực hiện phương châm chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh”, lấy quân số, vũ
khí hiện đại để áp đảo quân ta

- Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân
ngày càng được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ
động đánh địch ngay từ ngày đầu và lâu dài. Phát huy sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tiến công trên tất cả các mặt trận bằng mọi phương tiện vũ khí kĩ thuật
cả thô sơ và hiện đại, đánh bại âm mưu thủ đoạn và ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ
độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân
ngày càng được củng cố vững chắc

Tiến công trên tất cả các mặt trận bằng mọi phương tiện vũ khí kĩ thuật cả thô sơ và
hiện đại

=> Như vậy, chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong
tình hình mới có 4 đặc điểm cơ bản, 4 đặc điểm trên thể hiện sự đoàn kết, tính chủ
động và mục đích của chúng ta trong chiến tranh, đó là ta phải bảo vệ được độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời, qua
đặc điểm chúng ta cũng thấy được tính khẩn trương, phức tạp, quyết liệt của cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-truyen/giao-
duc-quoc-phong-va-an-ninh/b4-chien-tranh-nhan-dan-bao-ve-to-quoc-xa-hoi-chu-
nghia/20921612

- Mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh Nhân dân bảo vệ Tổ quốc:
Khiến địch đông mà hoá thiếu, có sức mạnh lớn mà không phát huy được tác dụng,
có sở trường mà không thi thố được, lại bị sa lầy trong biển lửa của toàn dân, lúng
túng và bị động trong một kiểu chiến tranh không rõ đâu là tiền tuyến đâu là hậu
phương, một kiểu chiến tranh xen kẽ triệt để. Chiến tranh nhân dân khoét sâu vào
các mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công, giữa đánh
nhanh và đánh kéo dài; làm cho lực lượng và phương tiện của đối phương ngày càng
bị hao mòn, ý chí xâm lược ngày càng sa sút...

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:

- Sự biến đổi của tình hình thế giới, khu vực đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách
thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.

- Về mặt thuận lợi:

+ Một là, vị trí địa lý thuận lợi. Nằm giữa khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Việt Nam
có vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương; đóng vai trò
“cầu nối” giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Mặt khác,
sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á cũng làm gia tăng
vai trò của Việt Nam trong việc trở thành “đầu mối” của các hợp tác và liên kết kinh tế
trong khu vực và thế giới; với tư cách là “cửa ngõ” ra biển cho vùng Tây Nam của Trung
Quốc, Lào và miền Bắc Thái Lan; là “đầu cầu” trên đất liền, trên biển, trên không giữa
Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Vị trí địa - chính trị
của khu vực tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, giữ vững độc lập, tự chủ và đẩy mạnh hội
nhập quốc tế. Việt Nam không chỉ là thành viên tích cực của ASEAN, mà quan trọng hơn
là nơi tiếp giáp, cầu nối trực tiếp cả phần đất liền và biển giữa Đông Nam Á với Đông Bắc
Á. Nhiều quốc gia trong khu vực, nhất là các nước lớn đều muốn tăng cường quan hệ
hợp tác với Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có cơ hội hợp tác trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có hợp tác về quốc phòng, an ninh với các nước có tiềm lực quân sự,
công nghệ hiện đại. Từ đó, thúc đẩy hiện đại hóa quân đội, gia tăng sức mạnh bảo vệ
vững chắc Tổ quốc.

Vị trí thuận lợi, ASEAN

Cầu nối với Đông Bắc Á, hợp tác với các nước lớn (như Nga) nhằm thúc đẩy hiện đại hóa
quân đội, gia tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

+ Hai là, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng tạo điều kiện thuận lợi đẩy
mạnh đối ngoại quốc phòng, gia tăng nguồn lực, tăng cường tiềm lực quốc phòng. Đối
ngoại quốc phòng là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình hội nhập quốc tế
của đất nước. Với phương châm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại của Đảng và Nhà nước. Xu thế toàn cầu hóa hiện nay là điều kiện thuận lợi để Việt
Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, tạo cơ hội tiếp thu
khoa học - kỹ thuật tiên tiến, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển lực lượng quân
sự, quốc phòng của các nước đối tác; góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, toàn diện, đáp ứng yêu cầu tiến hành chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

+ Về mặt khó khăn, thách thức


+ Cạnh tranh quyền lực và điều chỉnh chiến lược của các nước lớn tạo ra nhiều khó khăn,
thách thức đối với nhiệm vụ giữ vững độc lập, chủ quyền của Việt Nam, trong đó phải kể
đến mối quan hệ giữa ba cường quốc Mỹ - Trung Quốc - Nga. Mỹ với mục tiêu duy trì vị
thế siêu cường duy nhất, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chiến lược quân sự, an ninh
toàn cầu bằng việc tập hợp lực lượng, điều chỉnh chính sách với từng khu vực để có thể
kiểm soát, kìm hãm các thế lực thách thức “ngôi vị số một” của Mỹ. Trung Quốc với mục
tiêu khẳng định vị thế cường quốc khu vực, quốc tế và hiện thực hóa “giấc mộng Trung
Hoa” đã triển khai nhiều biện pháp, chiến lược, như nâng cao sức mạnh quân sự, chú
trọng phát triển lực lượng hải quân, mở rộng hoạt động ra hướng biển, gia tăng ảnh
hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á và từng bước cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nga với mục tiêu giành lại vị thế của mình tại các khu
vực ảnh hưởng truyền thống đã không ngừng đẩy mạnh triển khai các chiến lược để
khẳng định vị thế cường quốc của mình. Sự gia tăng chủ nghĩa đơn phương và quan hệ
“bất thường” của các nước lớn đã và đang tác động sâu sắc đến Việt Nam trên mọi
phương diện, đặt Việt Nam trước những rủi ro về đối ngoại. Đứng ở một vị trí địa chiến
lược quan trọng, việc lựa chọn phương cách ứng xử, tìm ra cách tiếp cận hợp lý, xác lập
lòng tin, chia sẻ lợi ích và đảm bảo chủ quyền luôn là thách thức đối với Việt Nam trong
nỗ lực duy trì quan hệ cân bằng và tốt đẹp với các nước lớn. Đặc biệt là vấn đề tranh
chấp chủ quyền trên Biển Đông, đòi hỏi Việt Nam phải khẩn trương nâng cấp công tác
dự báo và tăng cường năng lực nội tại để kịp thời xử lý được những tình huống phức tạp
nảy sinh.

Sự cạnh tranh quyền lực của các nước lớn (Mĩ-Nga-Trung)

https://youtu.be/g7HAvnLJN_o?si=MVvXGTZisLc7rq7D
Video diễn tập cho thấy VN sẽ làm gì nếu có tàu thuyền có ý xâm lược hoặc gây tổn hại
đến lãnh thổ Video

+ Việt Nam là một trong những nước bị tổn thương nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu
toàn cầu và nước biển dâng. Các áp lực về chuyển đổi phương thức phát triển trong bối
cảnh thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, thiên tai thường xuyên xảy ra sẽ là thách thức
lớn, rất có thể sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều khó khăn. Tuy vậy thì những
phương thức và mô hình phát triển mới như: tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế sinh
thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, v.v.. cùng với tiến bộ khoa học công nghệ cũng
đang mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều sự lựa chọn để tăng trưởng nhanh và bền
vững.
Vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam
+ Việt Nam có lợi thế của nước đi sau khi có thể đi thẳng vào phát triển những lĩnh
vực mới của nền kinh tế số; song đây cũng là thách thức lớn nếu mô hình tăng
trưởng vẫn theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động kỹ năng thấp và tài nguyên thiên
nhiên. Giai đoạn vừa qua, mô hình này đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho một bộ
phận lớn dân cư, nhưng nếu tiếp tục duy trì thì càng hội nhập sâu hơn, nền kinh tế Việt
Nam sẽ càng lệ thuộc vào bên ngoài, càng có nguy cơ lún sâu vào “bẫy gia công, lắp ráp”
và vướng vào những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. Thách thức đó yêu cầu
nền kinh tế Việt Nam phải đẩy nhanh sự chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới, dựa
trên công nghệ và đổi mới sáng tạo là những yếu tố không có trần giới hạn.

Vấn đề phát triển kĩ thuật số ở Việt Nam


https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/
2018/825383/tinh-hinh-the-gioi%2C-khu-vuc-va-mot-so-van-de-dat-ra-doi-voi-doi-ngoai-quoc-
phong-hien-nay.aspx

You might also like