You are on page 1of 15

I.

CÔNG VIỆC

Công việc Người phụ trách

Làm ppt Lan Như

Thực trạng quan hệ Việt-Trung thuộc Tâm Thảo, Lan Phương, Văn Thắng
loại lý thuyết nào => Lập luận

Vận dụng khung lý thuyết nào là đúng Phương Linh A và B, Đức, Miên
đắn, khoa học nhất => Lập luận

Note:
- Các team chủ động research, tìm hiểu về quan hệ Việt-Trung và các khung ký
thuyết để có một đánh giá đúng đắn và lập luận chặt chẽ.
- Sau khi hoàn thành nội dung được giao thì copy nội dung phần đã làm vào
docs này để cả team cùng xem bài làm.
- Mình sẽ có một buổi họp để review lại bài làm của mình cũng như tóm tắt các
ý chính để gửi bản final cho bên team phản biện.
- Một buổi họp nữa sẽ sau ngày 3/1/2022 để trao đổi về các câu hỏi của team
phản biện và chọn người phản biện.
- Thời gian họp thì mình sẽ chốt sau khi mọi người hoàn thành nội dung
- Deadline: 20h ngày 31/12/2021
II. NỘI DUNG
Khung lý thuyết: Trong xử lý quan hệ với các nước lớn, các nước nhỏ thường theo đuổi
những chính sách:
1) Phù thịnh (bandwagoning) là chính sách được nhiều nước nhỏ theo đuổi trong quan hệ
với nước lớn. (Trong vấn đề làm ăn, thương trường, nếu muốn gặp thuận lợi thì nên hợp tác
với những người đang lên, gặp thời, có thanh thế, danh vọng)
2) Đối đầu (Counterbalance)
3) Cân bằng sức mạnh (power balancing) là một lựa chọn khác mà theo đó, nước nhỏ tìm
cách đối trọng hay đối đầu với nước lớn thông qua các chính sách nhằm tăng cường sức
mạnh bên trong cũng như xây dựng các liên minh quốc tế nhằm đối trọng với mối đe dọa
được nhận thức bởi một nước lớn gây ra. Lựa chọn này thường rủi ro dẫn tới xung đột, chiến
tranh và khi đó các nước nhỏ thường chịu nhiều thiệt hại.
4) “Phòng bị nước đôi” (Hedging) là theo đuổi đồng thời nhiều chính sách khác nhau, thậm
chí đối nghịch nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa thỏa hiệp, vừa phòng bị, răn đe... để giữ
mối quan hệ ổn định với nước lớn, khai thác được những lợi ích và mặt tích cực trong quan
hệ với các nước lớn, đề phòng rủi ro chiến lược từ nước lớn. Trong một số trường hợp, các
nước có thể kết hợp cả ba chiến lược trên cùng với những yếu tố khác của chủ nghĩa tự do,
chủ nghĩa thể chế tân tự do.

1. Thực trạng quan hệ Việt - Trung thuộc loại lý thuyết nào? Lập luận.
- trong quan hệ với các nc lớn, Do vị trí địa chính trị của mình mà Việt Nam luôn luôn
phải đối mặt với việc xử lý mối quan hệ với các nước lớn. Do đó, trong quan hệ với
các nước lớn, chúng ta phải đặt mình trong tư thế của một quốc gia độc lập, có chủ
quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt, không để mình bị cuốn vào vòng
xoáy của trò chơi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, không thách thức nước lớn,
không đi theo cường quốc này chống lại cường quốc khác, không theo phe cánh để
đối trọng nhau mà biết khai thác mặt tích cực trong quan hệ với tất cả các nước lớn,
giữ cân bằng ảnh hưởng và lợi ích của các nước lớn trong quan hệ với Việt Nam.
Đồng thời, xây dựng được các mối quan hệ song phương, đa phương đa dạng, mạnh
mẽ, gắn kết, tin cậy và cùng có lợi với các quốc gia khác; tranh thủ sự ủng hộ của
cộng đồng quốc tế, của các nước lớn cùng chia sẻ lợi ích, phải biết dựa vào các cơ chế
đa phương khu vực, quốc tế, phải giữ vững tính chính nghĩa và dựa vào luật pháp
quốc tế và những nguyên tắc phổ quát của mối quan hệ giữa các quốc gia được quốc
tế thừa nhận để đối phó với nguy cơ từ nước lớn.
- Thực tế cho thấy, VN đã kết hợp linh hoạt, uyển chuyển và khôn khéo giữa chủ nghĩa
hiện thực chính trị, những nguyên tắc của chủ nghĩa lý tưởng mang bản sắc chủ nghĩa
quốc gia và những nhân tố của chủ nghĩa tự do trong thời đại toàn cầu hóa. Trong đó,
“đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả” phải là nguyên tắc xuất phát điểm, là cơ sở, là
mục tiêu cho việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, và cũng là thước đo
để đánh giá chính sách đối ngoại. Vượt qua rào cản ý thức hệ đã từng bó buộc ngoại
giao Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh để tiếp cận nguyên tắc “đối tác - đối
tượng” và nguyên tắc “lợi ích quốc gia” trong xử lý các mối quan hệ quốc tế là những
bước đột phá trong tư duy ngoại giao Việt Nam. Trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia
của mình trước các nước lớn, cần giữ vững nguyên tắc và lập trường. Trong đó, độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích quốc gia cốt lõi, căn bản
nhất phải kiên quyết đấu tranh, giữ gìn, bảo vệ. Bên cạnh đó, phát triển phải là động
lực quan trọng hàng đầu để được chú ý trong mọi chính sách quốc gia. Đây cũng là
một trong những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm an ninh, thịnh vượng, bền vững,
cũng như có được sự nể trọng của quốc tế. Việc bảo vệ cái bất biến của lợi ích quốc
gia phải được thực hiện thông qua việc kiên định mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, nhưng
biết ứng biến linh hoạt, mềm dẻo về sách lược. Muốn vậy, phải nhận biết được lợi ích
trực tiếp, trước mắt với lợi ích gián tiếp, mang tính chiến lược, lâu dài. Điều đó đòi
hỏi nghệ thuật ngoại giao, sự nhạy cảm chiến lược trước những thay đổi của bối cảnh
khu vực và thế giới, của xu thế thời đại và trật tự quốc tế, của tương quan sức mạnh
giữa các lực lượng khu vực và toàn cầu, của xu thế chiến lược hợp tác - cạnh tranh
giữa các nước lớn với nhau, cũng như của tiềm lực, sức mạnh tổng hợp và vị thế quốc
tế của quốc gia. Từ đó, nhận thức đúng đắn các thách thức và nắm bắt chính xác thời
cơ để điều chỉnh chính sách kịp thời, phù hợp với thực tế.
- Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào tháng 11/1991 cho đến
những năm gần đây Việt Nam nhìn chung đã duy trì được một chiến lược Trung Quốc
khéo léo và phù hợp nhằm thu được lợi ích tối đa từ mối quan hệ với Trung Quốc.
Chiến lược này kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau theo phương châm “vừa hợp
tác, vừa đấu tranh”, qua đó vừa coi Trung Quốc là một “đối tác” mà Việt Nam cần
tranh thủ hợp tác, vừa là một “đối tượng” cần đấu tranh, đặc biệt là trên hồ sơ tranh
chấp Biển Đông. Cụ thể, chiến lược này dựa trên bốn trụ cột lớn:
- Thực dụng kinh tế: Thông qua việc khuyến khích theo đuổi quan hệ hợp tác kinh tế
với Trung Quốc, cỗ máy tăng trưởng của thế giới, Việt Nam đã tận dụng được đòn
bẩy kinh tế từ Trung Quốc để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường nội
lực của mình. Mặc dù còn những bất cập, như tình trạng nhập siêu lớn, phụ thuộc
Trung Quốc về một số mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào… nhưng nhìn chung không
thể phủ nhận đóng góp của quan hệ giao thương với Trung Quốc vào sự phát triển
kinh tế – xã hội của Việt Nam hơn hai thập niên qua. Điều đáng nói là dù quan hệ
giữa hai nước có những thăng trầm nhất định do tranh chấp Biển Đông nhưng cho đến
nay có thể nói quan hệ kinh tế song phương đã được tách bạch ra khỏi những căng
thẳng đó và quan hệ kinh tế giữa hai nước chưa bị Trung Quốc “bắt làm con tin” để
cưỡng ép Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, đây vẫn là một khả năng có
thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp quan hệ song phương lao dốc.
- Can dự chính trị:Việt Nam đã tăng cường quan hệ chính trị và các cơ chế giao lưu
song phương ở mọi cấp độ với Trung Quốc nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy chính
trị lẫn nhau. Cụ thể, từ sau bình thường hóa tới nay, hai bên đã trao đổi rất nhiều
chuyến thăm cấp cao (giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng phía Việt Nam với
Chủ tịch nước/ Tổng Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng phía Trung Quốc), cùng
hàng nghìn chuyến thăm các cấp khác. Hai bên cũng đã nâng cấp quan hệ lên mức
Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2008. Cơ chế can dự song phương hiện có ở cả cấp
độ Đảng lẫn Chính phủ, cấp trung ương lẫn địa phương, và cấp chính thức lẫn dân
gian. Điểm đáng nói là mặc dù quan hệ chính trị và sự can dự song phương có bước
phát triển đáng kể nhưng điều này không giúp Việt Nam kiềm chế được Trung Quốc
trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
- Cân bằng cứng: Do tranh chấp Biển Đông là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh
quốc gia cũng như toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời với nhận thức rằng sự phát triển của
quan hệ chính trị và kinh tế không thể giúp hóa giải vấn đề Biển Đông, nên Việt Nam
cũng đã theo đuổi chính sách “cân bằng cứng” bằng cách tăng cường sức mạnh quốc
phòng. Biện pháp này được thực hiện bằng cả nội lực thông qua phát triển năng lực
ngành công nghiệp quốc phòng nội địa lẫn biện pháp hợp tác quốc tế và mua sắm vũ
khí từ các đối tác nước ngoài. Có thể nói cho đến nay chính sách này đã giúp Việt
Nam tăng cường đáng kể sức mạnh chiến đấu và khả năng răn đe đối với kẻ thù. Tuy
nhiên, cần nhận thức rằng, trong quan hệ với Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông,
khả năng quốc phòng của Việt Nam dù phát triển lớn mạnh tới đâu cũng không bao
giờ đuổi kịp Trung Quốc, vốn hiện giờ là nước có chi phí quốc phòng lớn thứ 2 thế
giới và vượt xa tổng chi tiêu quốc phòng của cả 10 nước ASEAN cộng lại.
- Cân bằng mềm: Đây là biện pháp mà Việt Nam ưu tiên áp dụng để ứng phó với sức
ép của Trung Quốc, thông qua việc tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia
trong khu vực, đặc biệt là các cường quốc và các quốc gia tầm trung,cũng như thông
qua việc khai thác tối đa đòn bẩy ngoại giao mà các tổ chức và dàn xếp khu vực, nhất
là ASEAN và các dàn xếp do ASEAN chủ trì, mang lại. Đặc biệt cho đến nay Việt
Nam đã có được tiếng nói đáng kể trong khuôn khổ ASEAN và đã thiết lập các mối
quan hệ đối tác chiến lược hoặc toàn diện với 15 quốc gia khác nhau. Trong khi đây là
một thành tựu đáng kể đối với Việt Nam thì cũng cần phải thấy rằng các biện pháp
cân bằng mềm sẽ bị hạn chế nếu Trung Quốc tìm cách chia rẽ ASEAN, phớt lờ các
thể chế khu vực, đồng thời nếu quan hệ “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và các đối
tác chính không vượt được ra ngoài khuôn khổ hình thức để đi vào các biện pháp hợp
tác thực chất nhằm đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.
=> Bốn trụ cột này trong chiến lược Trung Quốc của Việt Nam được các học giả
quan hệ quốc tế gọi với một tên chung là chiến lược “hedging”, tạm dịch là chiến lược
“phòng bị nước đôi”. Theo đó, Việt Nam đã không thiên hẳn về chính sách “phù
thịnh” (bandwagon) với Trung Quốc hay “cân bằng” (balancing) chống lại láng giềng
phương Bắc của mình mà áp dụng một chiến lược kết hợp các mẫu hình chính sách
của cả hai hướng tiếp cận. Chiến lược “phòng bị nước đôi” vì vậy cho phép Việt Nam
khai thác tối đa mối quan hệ với Trung Quốc để phục vụ mục tiêu phát triển của mình,
đồng thời giúp Việt Nam “phòng bị” được trong trường hợp quan hệ xấu đi. Cụ thể,
khi sức ép từ Trung Quốc vượt qua “giới hạn đỏ”, Việt Nam có thể chuyển hướng
sang chiến lược “cân bằng” để đối phó với Trung Quốc mà không phải mất quá nhiều
thời gian để xoay chuyển tư thế chiến lược của mình. Bên cạnh đó, trong hơn 20 năm
qua từ sau khi bình thường hóa, Việt Nam cũng đã duy trì một chính sách có thể gọi là
không liên minh – liên kết trong quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ với Trung
Quốc nói riêng. Theo đó, dù áp dụng các biện pháp ít nhiều mang tính đề phòng
Trung Quốc như đã nói trên, nhưng các quan chức Việt Nam cũng nhiều lần khẳng
định rằng “Việt Nam…là một nước độc lập, không liên minh, liên kết, đồng minh với
nước nào, không dùng nước thứ 3 để chống lại nước khác.”
Văn Thắng: tớ có thêm tài liệu mọi người có thể đọc tại đây.

2. Vận dụng khung lý thuyết nào là đúng đắn, khoa học nhất? Lập luận.
Balancing:
Vậy, đứng trước mối quan hệ giữa VN và TQ được liên kết bởi nhiều chính sách kết hợp nội
lực, ngoại lực chúng ta có một câu hỏi cần đặt ra ở đây. Vận dụng khung lý thuyết nào là
đúng đắn, khoa học nhất? Dù: "Việt Nam…là một nước độc lập, không liên minh, liên kết,
đồng minh với nước nào, không dùng nước thứ 3 để chống lại nước khác".
Tuy nhiên một chính sách đối ngoại tốt không phải là một chính sách bất biến, được áp dụng
trong mọi hoàn cảnh mà phải là một chính sách linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với hoàn
cảnh biến đổi để mang lại lợi ích tốt nhất cho quốc gia. Thế cân bằng cũ trong chính sách
ngoại giao và chiến lược của Việt Nam đã bị Trung Quốc phá vỡ, và Việt Nam cần chủ động
chuyển sang một thế cân bằng mới cho các chính sách của mình. Cụ thể hơn, đã đến lúc Việt
Nam cần điều chỉnh lại chiến lược Trung Quốc từ sau bình thường hóa tới nay, đồng thời
từng bước từ bỏ chính sách không liên minh – liên kết để dần chuyển hướng sang chính sách
cân bằng (balancing) một cách khôn khéo và có chọn lọc để ứng phó với Trung Quốc. Sau
đây là những lý do cơ bản cho sự chuyển hướng này:
1. Chính sách hedging của Việt Nam không còn thực sự phù hợp hoặc phản tác dụng
Vì nếu bị Trung Quốc đe dọa, ép buộc, việc không liên minh – liên kết sẽ khiến Việt Nam
mất đi một lựa chọn hữu hiệu nhằm ứng phó với mối đe dọa, vì chính sách này hoàn toàn có
thể làm nước ta trở thành “miếng mồi” cho Trung Quốc khi nước này, với sức mạnh quốc gia
vượt trội đang ngày càng muốn lấn Biển Đông, có biểu hiện từ bỏ chính sách “thao quang
dưỡng hối” nhằm thực hiện mục tiêu tăng sức ảnh hưởng.
2. Việc không liên minh – liên kết chỉ hợp lý khi nội lực của Việt Nam đủ mạnh . Trên thực
tế, dù hiện nay nội lực tổng hợp của Việt Nam nói chung cũng như năng lực quốc phòng nói
riêng đã có nhiều cải thiện so với khoảng 2 thập niên trước đây, chúng ta vẫn còn rất yếu so
với Trung Quốc, khi sức mạnh của Trung Quốc có lẽ là mạnh nhất Châu Á. Do đó, việc Việt
Nam chỉ một mình dựa vào nội lực và một vài sự ủng hộ ngoại giao theo hình thức để đối
chọi với Trung Quốc là bất khả thi. Vì vậy, trong bối cảnh Trung Quốc có sức mạnh vượt trội
và ngày càng trở nên hung hăng, hiếu chiến, nền tảng của chính sách không liên minh – liên
kết của Việt Nam sẽ bị lung lay.
3. Trung Quốc đã phá vỡ “điểm cân bằng” trong quan hệ song phương và buộc Việt Nam
phải thay đổi chiến lược.
Nói cách khác, Việt Nam không còn đường lùi. Thực tế, quan hệ song phương trong lịch sử
có thể nói luôn dựa trên một thỏa thuận ngầm, bất thành văn giữa hai nước, rằng Việt Nam sẽ
tôn trọng Trung Quốc, thậm chí chấp nhận vai trò bá chủ của Trung Quốc, miễn là Trung
Quốc tôn trọng sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự chủ của Việt Nam. Bởi thế mà các
triều đình phong kiến Việt Nam bề ngoài thường chấp nhận tham gia hệ thống triều cống của
Bắc Kinh như một cái giá danh nghĩa để đổi lấy hòa bình và cơ hội giao thương, phát triển
cho Việt Nam, trong khi vẫn có thể duy trì được nền độc lập, tự chủ của mình. Quan hệ thời
kỳ hiện đại, nhất là giai đoạn từ sau bình thường hóa cũng vậy, dù là trên danh nghĩa chủ
quyền bình đẳng, hai bên cùng có lợi nhưng Việt Nam vẫn đã giành cho Trung Quốc sự tôn
trọng đúng mực với chính sách không liên minh – liên kết của Việt Nam là một hình thức của
sự tôn trọng đó. Đổi lại, Trung Quốc cũng được kỳ vọng sẽ tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh
thổ và sự tự chủ của Việt Nam. Tuy nhiên, với sự cố giàn khoan Hải dương 981, là sự cố
nghiêm trọng nhất từ sau bình thường hóa nhưng chắc chắn không phải là sự cố cuối cùng,
Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận ngầm này và phá vỡ “điểm cân bằng” trong quan hệ song
phương. Khi điểm cân bằng bị phá vỡ, Việt Nam hoặc phải quy thuận theo Trung Quốc, hoặc
phải tìm cách để ứng phó lại vì ta không thể “đánh đổi chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển
vông”. Trong bối cảnh đó, chính sách hedging không thực sự giúp ích nhiều cho Việt Nam.
4. Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để chuyển sang chính sách cân bằng - balancing.
Một mặt, vị thế quốc tế và nội lực của Việt Nam hiện nay khác với thời kỳ trước bình thường
hóa. Trong quá khứ, nhất là giai đoạn cuối 1970, khi Việt Nam liên minh với Liên Xô để đối
phó với Trung Quốc, Việt Nam ít nhiều đã phải trả giá. Tuy nhiên lúc đó trong nước Việt
Nam nội lực yếu kém, bên ngoài lại bị bao vây, cô lập, cấm vận, quan hệ ngoại giao hạn chế,
nên đã dễ dàng bị Trung Quốc chèn ép, đặc biệt Trung Quốc đã có thể dùng vấn đề
Campuchia để khiến Việt Nam suy yếu hoàn toàn. Tuy nhiên, nội lực của chúng ta giờ đã lớn
mạnh hơn trước nhiều. Đặc biệt, liên quan đến xu hướng liên minh, chúng ta đã có quan hệ
ngoại giao rộng mở, có quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi với hầu hết các nước trên thế giới.
Chúng ta cũng có quan hệ bình thường và ngày càng phát triển với các cường quốc và tầm
trung. Đặc biệt, chúng ta đã là thành viên của tất cả các tổ chức chủ chốt của khu vực và thế
giới. Vì vậy, Việt Nam có điều kiện và mạng lưới quan hệ thuận lợi để hình thành các liên
minh, vừa có đủ không gian ngoại giao để thoát thế bao vây, cô lập của Trung Quốc nếu
Trung Quốc có động thái đe doạ.
5. Tình hình chính trị quốc tế có lợi cho sự chuyển hướng của Việt Nam. 
Cụ thể, trong vấn đề Biển Đông, chúng ta có ưu thế chính nghĩa so với Trung Quốc. Các yêu
sách quá mức và phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế, cùng cách tiếp cận dựa trên sức mạnh của
Trung Quốc nhìn chung đã khiến “mối đe dọa Trung Quốc” trở thành một điều hiện hữu. Vì
vậy, Việt Nam sẽ dễ dàng nhận được sự ủng hộ của các nước và thu hút những “đồng minh”
tiềm tàng. Ở khu vực, Việt Nam có đồng minh tự nhiên là các nước cùng có tranh chấp Biển
Đông với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines. Ở phạm vi xa hơn, chúng ta có Nhật Bản,
nước cũng có các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và ngày càng lo ngại trước mối đe dọa
đến từ quốc gia này. Ở phạm vi xa hơn nữa, Ấn Độ và Mỹ cũng là những quốc gia có những
lợi ích chiến lược mâu thuẫn với Trung Quốc, và chưa kể đến các quốc gia tầm trung hay có
ảnh hưởng lớn ở khu vực như Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Singapore… cũng có những lý
do để đồng cảm với Việt Nam trong nỗ lực tìm cách chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
6. Không những thế, những hình thức trừng phạt Việt Nam của Trung Quốc khó có thể
xảy ra trong trường hợp ta liên kết thật.
Khi thấy Việt Nam thực hiện chính sách cân bằng để đối phó với Bắc Kinh, Trung Quốc rất
có thể sẽ:
● Hạn chế, thậm chí gián đoạn quan hệ ngoại giao với Việt Nam, kết hợp bao vây cô lập
Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế.
● Can thiệp, kích động chống phá, phá hoại kinh tế – chính trị từ trong nội bộ Việt
Nam.
● Sử dụng bên thứ ba để đối đầu Việt Nam như vụ Khmer Đỏ những năm 1970 – 1980.
● Tấn công quân sự Việt Nam.
● Cắt đứt quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Mặc dù, những phương án này không phải là không thể xảy ra, nhưng các điều kiện khó có
thể để Trung Quốc hiện thức hoá, vì:
- Hạn chế quan hệ ngoại giao, bao vây cấm vận Việt Nam là rất khó vì nước ta đã có quan hệ
rộng mở, nên việc cắt đứt quan hệ ngoại giao không thể giúp Trung Quốc bao vây, cô lập
Việt Nam. Tại các diễn đàn quốc tế, với vị thế của Việt Nam hiện tại, Trung Quốc cũng
không thể dễ dàng cô lập Việt Nam bởi không như thời kỳ Chiến tranh lạnh, các tổ chức quốc
tế không còn bị chia rẽ sâu sắc thành các phe khối khép kín, đối lập, trong khi Việt Nam đang
có quan hệ tốt với các cường quốc trên thế giới.
- Nếu Việt Nam nâng cao cảnh giác, tiến hành các biện pháp đề phòng, thắt chặt kiểm soát
biên giới và an ninh trong nước thì nguy cơ nội bộ bị kích động, lục đục hoàn toàn có thể
ngăn chặn được.
- Việc sử dụng các bên thứ ba chống phá Việt Nam cũng không phải là một lựa chọn khả dĩ
của Trung Quốc, bởi không có sẵn một lực lượng như vậy cho Trung Quốc lợi dụng. Thêm
nữa, các nước giờ đều theo hướng cùng tồn tại trong hoà bình, tránh đối đầu nhau.
- Hành động quân sự sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án vì vi phạm luật quốc tế (VD: Triều Tiên
đã bị áp đặt các lệnh cấm vận, trừng phạt khi thử tên lửa). Hơn nữa, vị thế quốc tế của Việt
Nam hiện nay không cho phép Trung Quốc dễ dàng tiến hành tấn công quân sự Việt Nam
như năm 1979. Thêm nữa, xét đến quốc phòng của Việt Nam, các nhà chiến lược của ta đã
nói đến khả năng dùng các tên lửa tấn công vào các thành phố trọng yếu của Trung Quốc ở
phía Nam trong trường hợp Trung Quốc tấn công quân sự.
- Với các trường hợp trên, cắt đứt quan hệ kinh tế với Việt Nam là dễ xảy ra nhất, nhưng:
● Nếu Trung Quốc chấm dứt trao đổi kinh tế, bản thân Trung Quốc cũng sẽ thiệt hại về
mặt lợi ích quốc gia.
● Các hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay có sự tham gia lớn
của các tập đoàn đa quốc gia liên quan tới các nước thứ ba. Chính vì vậy, Trung Quốc
không thể đơn giản chấm dứt thương mại song phương mà không gây nên sự phản đối
và sức ép từ các nước này.
● Với quan hệ thương mại, đầu tư rộng mở, Việt Nam có thể tìm được các thị trường
xuất nhập khẩu thay thế để ít nhất giảm thiểu thiệt hại
● Nếu Trung Quốc hạn chế hoặc gián đoạn trao đổi kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể
thay đổi, cải cách từ bên trong, đa dạng hóa quan hệ kinh tế với bên ngoài để vừa
giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, vừa tạo đà tăng trưởng bền vững hơn cho nền kinh
tế về lâu dài.
=> Nhận xét:
Như vậy, có thể thấy, nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì sức ép như hiện nay, Việt Nam cần
tính đến phương án theo đuổi các liên minh để đối trọng với Trung Quốc bởi đây là một lựa
chọn vừa phù hợp với đòi hỏi của tình hình, vừa khả thi về mặt thực hiện. Tuy nhiên, trước
khi Việt Nam có thể thực sự áp dụng chính sách này, cần định rõ một số nguyên tắc cơ bản
như sau:
1) Chính sách balancing không phải là một chính sách bất biến, một chiều hay
tuyến tính. Cũng như chính sách không liên minh – liên kết, chính sách liên minh
cũng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Tùy vào yêu cầu của tình
hình, Việt Nam có thể tăng cường hay làm dịu bớt ưu tiên đối với chính sách này,
miễn sao có thể giúp phục vụ tốt nhất lợi ích quốc gia, thể hiện trước hết ở việc bảo vệ
được toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, và sau đó là đồng thời duy trì được quan
hệ hòa bình, ổn định, hai bên cùng có lợi với Trung Quốc.
2) Một khi đã chuyển hướng sang chính sách liên minh, thì dù điều chỉnh mức độ ưu
tiên, Việt Nam vẫn cần phải duy trì chính sách này đề phòng trường hợp Trung
Quốc “ngựa quen đường cũ”. Ngoài ra, việc xây dựng các liên minh đòi hỏi nhiều
thời gian và công sức, đặc biệt là trong việc xây dựng lòng tin, nên đó là một tài sản
chiến lược quan trọng mà Việt Nam cần gìn giữ để sử dụng phù hợp trong ứng xử với
Trung Quốc.
3) Liên minh không đồng nghĩa với liên minh với Hoa Kỳ. Các đối tác liên minh của
Việt Nam có thể đa dạng, tùy vào phạm vi và mục đích của liên minh, dựa trên
nguyên tắc phối hợp với những nước có lợi ích tương đồng để cùng theo đuổi mục
đích hay cân bằng lại mối đe dọa chung.
4) Liên minh không nên được hiểu chỉ có nghĩa là liên minh quân sự mà còn có thể là
liên minh về chính trị, ngoại giao, pháp lý…, qua đó giúp các quốc gia cùng chia sẻ
lợi ích đối phó với mối đe dọa chung.
5) Việc theo đuổi các liên minh không đồng nghĩa Việt Nam phải hi sinh quan hệ
với Trung Quốc. Các liên minh chỉ là một công cụ giúp Việt Nam quản lý và điều
chỉnh mối quan hệ với Trung Quốc mà thôi. Là một nước lớn, Trung Quốc đáng nhận
được sự tôn trọng của Việt Nam, nhưng với điều kiện Trung Quốc cũng tôn trọng các
lợi ích chính đáng của Việt Nam. Chính vì vậy trong trường hợp Trung Quốc thể hiện
mình không phải là một mối đe dọa đối với Việt Nam thì Việt Nam vẫn sẵn sàng phát
triển quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, nhất là về mặt kinh tế, và chính sách liên minh
của Việt Nam sẽ nằm ở trạng thái “chờ”, đề phòng cho trường hợp mối đe dọa từ
Trung Quốc tái trỗi dậy.
=> Trên cơ sở các điều kiện và nguyên tắc này, Việt Nam cần xác định các liên minh có thể
xây dựng, xác định các đồng minh phù hợp cho từng liên minh, đồng thời thiết lập lộ
trình để hiện thực hóa chúng. Hiện nay có thể xác định 3 loại hình liên minh mà Việt Nam
có thể thiết lập là liên minh chính trị – ngoại giao, liên minh pháp lý, và liên minh quân sự.
Đương nhiên có thể có sự kết hợp giữa các liên minh này với nhau ở những quốc gia đồng
minh nhất định.
=> Tóm lại, điểm mấu chốt là: Đã đến lúc Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lựa chọn liên
minh như là một chiến lược lâu dài để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh chắc chắn
Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng và xác quyết hơn trên Biển Đông. Tuy nhiên, lựa chọn
này có khả thi hay không và có thể thực hiện đến đâu, tất cả còn phụ thuộc vào quyết
tâm chính trị và tầm nhìn chiến lược về lợi ích quốc gia của các lãnh đạo Việt Nam.

Trả lời phản biện:

Phần 1:

1) Hãy làm rõ câu: “Nguy cơ quan hệ kinh tế trở thành “con tin” của Trung Quốc trong
vấn đề biển Đông”.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thương mại Việt - Trung tăng hơn
1.800 lần, từ 32 triệu USD (1991) lên gần 60 tỷ USD (2014), từ năm 2004, Trung
Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song
phương năm 2014 đạt 58,78 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 14,91 tỷ USD, nhập
43,87 tỷ USD (lần lượt tăng 17,16%, 12,70% và 18,76% so với cùng kỳ 2013).
Về đầu tư, tính lũy kế đến hết tháng 02/2015, Trung Quốc có 1109 dự án tại Việt
Nam, tổng vốn đăng ký 7,99 tỷ USD, đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ
những số liệu trên, ta hoàn toàn có thể cho rằng quan hệ kinh tế rất dễ trở thành con
tin trong tay Trung Quốc vì Trung Quốc đang là một đối tác lớn của Việt Nam, và
rất có thể láng giềng phía Bắc này sẽ tìm cách trừng phạt về mặt kinh tế với ta nếu
xảy ra tranh chấp trên biển Đông.
+ Công tác ngoại giao Việt Nam trong vụ tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và giàn
khoan 981 đã đạt hiệu quả cao, khi đạt được mục đích chính – Trung Quốc phải
chấm dứt các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
[ Bổ sung:
- Về kinh tế:
+Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước, thách thức lớn nhất của Việt Nam là tình trạng
thâm hụt cán cân thương mại. Việt Nam đang nhập siêu lớn từ Trung Quốc và tình trạng này
tiếp tục có xu hướng gia tăng.
+Ngoài ra, hoạt động thương mại biên giới thiếu tính ổn định và lành mạnh, tình trạng buôn
lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn ra khá phổ biến trên toàn tuyến biên
giới. Nhìn chung, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ đứng trước khó khăn lớn khi những hàng
hóa giá rẻ có nguồn gốc Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường nội địa thông qua con đường
thương mại biên giới.
+Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam về trình độ phát triển. Trung Quốc đang và tiếp tục
dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong phân công lao động quốc tế. Điều này thể hiện rõ ở
năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc, ở số lượng và chủng loại các sản
phẩm hàng hóa công nghệ cao có nguồn gốc Trung Quốc được tiêu thụ trên thị trường thế
giới.
Năm 1984, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc là 259 USD, lớn hơn của Việt Nam
(199 USD) khoảng 30%, đến năm 2007 con số này lên gần 1.800 USD gấp hơn 2 lần của Việt
Nam.
+Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc hợp tác trong khuôn khổ “Hai hành lang - một vành đai
kinh tế” nhưng ngoại trừ Trạm Giang và Mạo Danh (thuộc Quảng Đông) là vùng duyên hải
khá phát triển của Trung Quốc thì 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thuộc vùng phát triển trung
bình kém của Trung Quốc, sự phát triển của họ không cao hơn Việt Nam nhiều.
Việt Nam khó có thể đón nhận vốn đầu tư trực tiếp với kỹ thuật tiên tiến từ các doanh nghiệp
ở khu vực này. Ngoài ra, Việt Nam có thể sẽ phải tiếp nhận nguồn hàng kém phẩm chất, hàng
giả, hàng nhái của Trung Quốc qua con đường buôn lậu.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam mở rộng
và đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với Trung Quốc là một tất yếu. Tuy nhiên, điều
quan trọng là hợp tác phải mang lại lợi ích cho cả 2 bên, riêng với Việt Nam phải cố gắng để
không bị thiệt hại.

- Vấn đề biển Đông:


+ Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Hoàng Sa: Trung Quốc đã tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế
kỷ thứ XX (năm 1909)
Trường Sa: Đã tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30
của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi
cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định "các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung
Quốc".
Năm 2012, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, như một hành động trả đũa,
Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “ Thành phố Tam Sa” để “quản lý” quần đảo Nam
Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi
Macclesfield).
Trung Quốc đã liên tục phát triển các giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển
Đông. Năm 2014, giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam. Gần đây,
TQ đã hoàn thành việc lắp đặt các thiết bị lên giàn "Biển sâu số 1" và khẳng định đây là giàn
khai thác nửa chìm nửa nổi đầu tiên lớn nhất thế giới. So sánh về kích thước, giàn "Biển sâu
số 1" lớn gấp 3 lần giàn Hải Dương 981 (chỉ nặng 30.000 tấn).
Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm
đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi
quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này.
Ngày 18/4/2020, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã
phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa”.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam đã nhiều
lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng
định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai
trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.

- Ảnh hưởng từ yếu tố lịch sử và vấn đề niềm tin: Trung Quốc và Việt Nam có một mối quan
hệ lâu đời từ hàng ngàn năm nay, thế nhưng thực tế, mối quan hệ này không phải lúc nào
cũng suôn sẻ. Người Việt Nam khi nhắc đến Trung Quốc thì liên tưởng ngay đến những xung
đột, mất mát và thậm chí chiến tranh.
Kể từ giữa những năm 2000, Hà Nội ngày càng lo ngại bởi Bắc Kinh liên tục có các hành
động cứng rắn ở Biển Đông. sự vụ giàn khoan HYSY 981 tạo ra sự phẫn nộ trên khắp Việt
Nam. Theo quan điểm của Hà Nội, đây là một hành động nhằm “tạo dựng hiện trạng trên
thực địa”, vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tự do hàng hải bị
thách thức bởi Trung Quốc tự ý xác định phạm vi cấm xâm nhập bán kính 3 hải lý từ giàn
khoan. Đáng lo ngại hơn, các tàu của Trung Quốc cố tình sử dụng vũ lực, bao gồm đâm húc,
bắn vòi rồng công suất lớn, sử dụng còi sương, để đánh đắm hoặc hăm dọa các tàu của Việt
Nam.
=> Việt Nam ngày càng xem Trung Quốc như là một nhân tố gây bất ổn, thậm chí là một mối
đe dọa. khủng hoảng không chỉ giới hạn ở đối đầu trên biển và tranh cãi ngoại giao, mà biến
thành sự phẫn nộ của nhân dân Việt Nam. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xảy ra ở
một số địa phương ở quy mô chưa từng thấy. ]

2) Theo như mình đọc thì ý kiến của nhóm là việc thực hiện tăng cường quan hệ chính trị
và các cơ chế giao lưu song phương ở mọi cấp độ chưa chắc đã kìm hãm được Trung
Quốc trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, sau cùng thì vào tháng 7 năm 2014, Trung
Quốc đã rút giàn khoan sau nhiều tháng làm việc với Việt Nam.
Nhóm hãy đánh giá hiệu quả công việc ngoại giao của Việt Nam trong vụ tranh
chấp quần đảo Hoàng Sa và giàn khoan 981. Điều gì là yếu tố then chốt để Trung
Quốc rút khỏi địa phận chủ quyền Việt Nam?
● Hiệu quả công việc ngoại giao:
- Để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trong vùng đặc quyền
kinh tế theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cử 29 tàu chấp
pháp tới các khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc khi
nhận thấy giàn khoan này định thiết lập vị trí cố định. Lực lượng thực thi pháp
luật của Việt Nam tích cực tuyên truyền, kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Ngày 04/5/2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có thư gửi Chủ tịch và Tổng
Giám đốc của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc cực lực phản đối
hành động của phía Trung Quốc và kiên quyết yêu cầu Tổng Công ty Dầu khí
Hải Dương Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút
giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
- Ngày 05/5/2014, Việt Nam tổ chức họp báo, trong đó người phát ngôn Bộ
Ngoại giao khẳng định mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của
Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Đáp lại, tàu Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như
mở bạt che pháo để uy hiếp, sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, sẵn
sàng đâm húc gây hư hỏng cho tàu Việt Nam và làm bị thương một số kiểm
ngư viên.
- Ngày 11/5/2014, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar,
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố cáo Trung
Quốc về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu hộ tống đi vào
vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
- Ngày 15/5/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt
Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc. Ngày
20/5/2014, phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc tại
Geneva đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương
mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ
sở tại Geneva, về sự kiện Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt
Nam tại Biển Đông.
=> Trước những sức ép ngày càng lớn đến từ dư luận trong nước và quốc tế, Trung
Quốc không còn con đường nào khác, ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết định rút
giàn khoan phi pháp Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
● Yếu tố then chốt:
- Có thể nói việc khẳng định Trung Quốc di dời giàn khoan về khu vực đảo Hải Nam là
vì lý do nào, hiện nay chúng ta chưa thể khẳng định. Với Trung Quốc từ xưa đến nay
họ luôn hành động với sự tính toán hết sức kỹ lưỡng và sự di chuyển giàn khoan lần
này đều nằm trong sự tính toán đó của họ. Tuy nhiên, nhóm chúng tôi cho rằng, việc
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển
Việt Nam là bởi sức ép đấu tranh to lớn của Việt Nam, cũng như áp lực quốc tế.
- Áp lực quốc tế:
+ Nếu Trung Quốc trở thành một vật cản đủ lớn cho chiến lược xoay trục của
Mỹ có thể sẽ thất bại, hoặc ít ra cũng đang gặp những tiền đề cho sự thất bại,
về an toàn, an ninh hàng hải của Mỹ tại Biển Đông. Bên cạnh đó còn có thể
ảnh hưởng tới dự án kinh đào Kra cắt ngang Malaysia vào năm 2020, và
ảnh hưởng đến hàng loạt quốc gia ở khu vực Đông Á như Nhật Bản,
Philippines, Hàn Quốc, Malaysia và cả Úc nữa. Vấn đề này ảnh hưởng tới khu
vực Đông Á nói riêng và quốc tế nói chung. Từ khi giàn khoan Hải Dương
981 xuất hiện tại Biển Đông, các nước trong khu vực đã tự động liên kết, xích
lại gần nhau, tạo ra một « liên minh quân sự » dù chưa chính thức.
+ TT Barack Obama đã điện đàm với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để
nói thẳng thừng rằng mặc dù Hoa Kỳ muốn có những hợp tác tốt đẹp với TQ,
nhưng nếu TQ không rút Giàn Khoan ra khỏi Biển Đông và chấm dứt các
hành động hung hăng xâm lược, thì TQ sẽ gánh chịu mọi thiệt hại về các
trừng phạt kinh tế, tài chánh và ngoại giao của Hoa Kỳ và thế giới
+ Vào tháng 6/2014, lần đầu tiên trong hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống
Barack Obama khi nói chuyện tại trường võ bị lớn nhất của nước Mỹ là West
Point, đã đề cập tới khả năng Mỹ điều động binh lực tới khu vực Biển Đông.
Hàm ý là Hạm đội 7 có thể hỗ trợ các đồng minh của Mỹ trong khu vực như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, và có thể cả Việt Nam nữa.
+ Ngày 10/7/2014, Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết S.Res.
412 lên án những hành động cưỡng bức của Trung Quốc, thúc giục họ rút giàn
khoan và đoàn tàu hộ tống về nước. Nghị quyết cũng “nêu rõ chính sách của
Hoa Kỳ về việc hỗ trợ các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương và phản đối những yêu sách xâm phạm các quyền, sự tự do và việc sử
dụng biển một cách hợp pháp.”
+ Hai quốc gia Hoa Kỳ và Philippines đã hình thành ngay một Hiệp ước tương
trợ quốc phòng. Khi đã có Hiệp ước tương trợ quốc phòng, Philippines tiếp tục
kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, tiếp tục bắt giữ các tàu cá Trung Quốc xâm
phạm vùng lãnh hải của mình. Cũng giống như Hàn Quốc đã từng bắt giữ tới
năm trăm tàu cá của ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải. Đó là những
phản ứng của quốc tế.
- Ngoài ra cũng có một số quốc gia khác như Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ đã lên án các
hành động bất chấp luật pháp quốc tế, gây mất ổn định và làm gia tăng căng thẳng
trong khu vực của Bắc Kinh.
- Bên cạnh đó, trong nước, dư luận cũng phản đối hành vi ngang ngược của Bắc
Kinh đối với các nước láng giềng. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng việc Chính
phủ Trung Quốc gây chuyện với các nước láng giềng sẽ không đem đến một kết cục
có lợi, đồng thời phản bác những lập luận mà nhà cầm quyền đưa ra tuyên bố về
chủ quyền phi lý bên trong “đường chín đoạn”.
=> Ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận quốc tế để bắt Trung Quốc phải chấm
dứt hành vi sai trái của mình.

Phần 2:

1) Vậy chính sách ngoại giao Hedging có phải không thực sự phù hợp hoặc phản tác
dụng không?
- Trung Quốc có nhiều mục tiêu và kỳ vọng trong việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm
lấn vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. (4) Thứ nhất là họ gây áp lực với
Hà Nội về những mục tiêu chính trị. Thứ hai là gây áp lực về giao thương giữa Trung Quốc
và Việt Nam. Họ muốn chiếm lợi thế nhiều hơn nữa trong tương lai, chứ không chỉ xuất siêu
23 đến 24 tỉ đô la một năm. Thứ ba, họ đặt vấn đề về thăm dò, chào thầu dầu khí trên Biển
Đông, thậm chí có thể lấn sang cả vùng lãnh hải của Việt Nam. Thứ tư là về quốc tế: Mục
tiêu của Trung Quốc là thử phản ứng của người Mỹ và phương Tây, kể cả của người Úc đối
với vấn đề này. Nếu phương Tây chấp nhận hình ảnh Trung Quốc đương nhiên ngự trị ở Biển
Đông, thì lúc đó Trung Quốc sẽ đi tiếp những bước nữa, thực hiện chiến lược dài hơi là xâm
lấn xuống khu vực biển phía Nam và có thể làm cho cả người Úc thiệt thòi. Đó là khá nhiều
mục tiêu của Trung Quốc, chưa kể họ giải quyết vấn đề nội bộ. Tuy vậy, việc giàn khoan Hải
Dương 981 rút trước thời hạn 15/08/2014 một tháng, cùng với việc Trung Quốc bất ngờ thả
13 ngư dân Việt Nam, cho thấy một sự thay đổi về cách tính toán, cách nhìn và chiến thuật
của Trung Quốc. Nhưng có lẽ nguyên do sâu xa khiến Trung Quốc thay đổi như vậy không
phải là do tác động từ phía chính quyền Hà Nội, vì trong thực tế thì Hà Nội đã gần như
không tạo ra được một áp lực gì. Ngay cả lời đề nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
sang Trung Quốc đàm phán về vấn đề Biển Đông cũng bị ông Tập Cận Bình từ chối. Quốc
hội Việt Nam trong suốt một tháng trời ròng rã họp vào giữa năm 2021 cũng đã không
ra nổi một bản nghị quyết về Biển Đông. Và cũng chưa từng có một động thái gì về phía cơ
quan ngoại giao hoặc quốc phòng của Việt Nam để đòi người và tạo ra những ảnh hưởng, tác
động quân sự đủ mạnh, để Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 hay ít nhất cũng
hạn chế sự xuất hiện của tàu bè và máy bay quân sự ở khu vực Biển Đông.

=> Như vậy lý do còn lại chỉ là áp lực của quốc tế:

=> Vì vậy, như chúng tôi đã nêu lên ở phần 2, chính sách hedging của Việt Nam không
còn thực sự phù hợp hoặc phản tác dụng. Chính sách hedging chỉ là lựa chọn tốt khi an
ninh Việt Nam không bị đe dọa bởi các thế lực bên ngoài. Khi bị đe dọa, ép buộc, việc
không liên minh – liên kết sẽ cướp đi của Việt Nam một lựa chọn hữu hiệu nhằm cân
bằng lại mối đe dọa. Hiện nay, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên xác quyết
trong vấn đề Biển Đông, có biểu hiện từ bỏ chính sách “thao quang dưỡng hối” để bắt
đầu dùng sức mạnh đã tích lũy bấy lâu nhằm đạt được các mục tiêu đối ngoại của mình,
thì việc Việt Nam tiếp tục trung thành với chính sách không liên minh – liên kết sẽ càng
biến chúng ta thành một “mục tiêu thuận tiện” cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ. Phải
nhận thức rõ ràng rằng vụ Giàn khoan Hải dương 981 sẽ không phải là vụ cuối cùng,
cũng không phải là mức độ cưỡng ép cao nhất mà Trung Quốc sử dụng. Sẽ còn có nhiều
vụ tương tự, và mức độ cưỡng ép của Trung Quốc sẽ còn cao hơn, không loại trừ việc
Trung Quốc sử dụng vũ lực.

2) Nếu chuyển sang chính sách Cân bằng (Balancing), sẽ phải có sự liên quan của nhiều
nước khác và các tổ chức quốc tế. Khi đó tình hình sẽ phức tạp hơn khi có nhiều bên
tham gia, bất đồng quan điểm/lợi ích là không tránh khỏi và không thể đảm bảo rằng Việt
Nam sẽ có đủ nguồn lực hỗ trợ phù hợp. Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?

- Như đã được đề cập trong bài, Việt Nam có đủ điều kiện thuận lợi để theo đuổi chính
sách Cân bằng. Một mặt, vị thế quốc tế và nội lực của Việt Nam hiện nay khác với thời kỳ
trước bình thường hóa. Trong quá khứ, nhất là giai đoạn cuối 1970, khi Việt Nam liên minh
với Liên Xô để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam ít nhiều đã phải trả giá. Tuy nhiên lúc đó
trong nước Việt Nam nội lực yếu kém, bên ngoài lại bị bao vây, cô lập, cấm vận, quan hệ
ngoại giao hạn chế, nên đã dễ dàng bị Trung Quốc chèn ép, gây khó khăn, đặc biệt Trung
Quốc đã có thể dùng vấn đề Campuchia để khiến Việt Nam “chảy máu đến chết”. Tuy nhiên,
hiện nay nội lực của chúng ta đã lớn mạnh hơn trước nhiều.

- Đặc biệt, liên quan đến xu hướng liên minh, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao rộng mở,
có quan hệ kinh tế hai bên cùng có lợi với hầu hết các nước trên thế giới. Chúng ta cũng
có quan hệ bình thường và ngày càng phát triển với các cường quốc lớn và tầm trung. Đặc
biệt, chúng ta đã là thành viên của tất cả các tổ chức chủ chốt của khu vực và thế giới.

=> Vì vậy chúng ta vừa có điều kiện và mạng lưới quan hệ thuận lợi để hình thành các
liên minh, vừa có đủ không gian ngoại giao để thoát thế bao vây, cô lập của Trung Quốc
nếu bị trả đũa.

- Môi trường chiến lược khu vực và thế giới hiện nay có lợi cho sự chuyển hướng của
Việt Nam. Cụ thể, trong vấn đề Biển Đông, chúng ta có ưu thế chính nghĩa so với Trung
Quốc. Các yêu sách quá mức và phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế, cùng cách tiếp cận dựa
trên sức mạnh của Trung Quốc nhìn chung đã khiến “mối đe dọa Trung Quốc” không còn là
một lý thuyết nữa mà trở thành một điều hiện hữu.

=> Vì vậy Việt Nam sẽ dễ dàng nhận được sự ủng hộ của các nước và thu hút những
“đồng minh” tiềm tàng.

=> Tóm lại, phân tích các lý do cho thấy Việt Nam có đầy đủ lý do để nên theo đuổi một
chính sách Balancing một cách khôn ngoan và có chọn lọc để đối phó với mối đe dọa từ
Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là Việt Nam có đủ ý chí để thực hiện sự chuyển hướng này hay
không. Câu hỏi này lại liên quan đến nhận thức của Việt Nam đối với các thách thức và rủi ro
mà Việt Nam có thể gặp phải.

3) Nội lực Việt Nam đủ mạnh là như thế nào?


- Nội lực của Việt Nam có thể hiểu là sức mạnh quốc gia, khi Việt Nam đã có những bước
tiến vượt bậc trong các lĩnh vực, kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ và cả quốc
phòng ,….
- Trong trường hợp đó, dù xuất hiện các mối đe dọa, Việt Nam vẫn có thể ít nhiều tự xoay sở
để đối phó. Tuy nhiên trong thực tế, dù hiện nay nội lực tổng hợp của Việt Nam nói chung
cũng như năng lực quốc phòng nói riêng đã có nhiều cải thiện so với khoảng 2 thập niên
trước đây, nhưng nhìn nhận khách quan thì chúng ta vẫn còn rất yếu, nhất là so với Trung
Quốc. Nếu Việt Nam tiến bộ một thì Trung Quốc đã tiến bộ mười. Nếu chỉ một mình dựa vào
nội lực và một vài sự ủng hộ ngoại giao hình thức để đối chọi với Trung Quốc là một điều
không tưởng. Vì vậy, trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy với sức mạnh vượt trội và ngày
càng trở nên hung hăng, hiếu chiến, thì nền tảng của chính sách không liên minh – liên kết
của Việt Nam cũng bị lung lay.
4) Những điều kiện thuận lợi nào để Việt Nam chuyển sang chính sách cân bằng?
- Việt Nam sẽ dễ dàng nhận được sự ủng hộ của các nước và thu hút những “đồng minh” tiềm
tàng. Ở khu vực, Việt Nam có đồng minh tự nhiên là các nước cùng có tranh chấp Biển Đông
với Trung Quốc, đặc biệt là Philippines. Ở phạm vi xa hơn, chúng ta có Nhật Bản, nước cũng
có các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và ngày càng lo ngại trước mối đe dọa đến từ
quốc gia này. Ở phạm vi xa hơn nữa, Ấn Độ và Mỹ cũng là những quốc gia có những lợi ích
chiến lược mâu thuẫn với Trung Quốc, và chưa kể đến các quốc gia tầm trung hay có ảnh
hưởng lớn ở khu vực như Hàn Quốc, Australia, Indonesia, Singapore… cũng có những lý do
để đồng cảm với Việt Nam trong nỗ lực tìm cách chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc.
- Liên quan đến xu hướng liên minh, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao rộng mở, có quan hệ
kinh tế hai bên cùng có lợi với hầu hết các nước trên thế giới. Chúng ta cũng có quan hệ bình
thường và ngày càng phát triển với các cường quốc và tầm trung. Đặc biệt, chúng ta đã là
thành viên của tất cả các tổ chức chủ chốt của khu vực và thế giới.

- Xuất khảu tiểu ngạch


- TQ tìm cách làm nhiễu loạn thị trường VN
- Đầu tư bên cạnh TQ, thứ 7 VN hiện nay, chất lượn đầu tư rất kém, độn giá, hàng kém
chất lượng và gây ra tham nhũng
- Biển Đông là vấn đề cốt lõi
- 17.02.1979: chiến tranh tự vệ do TQ tự cho, đối với VN thì đó là chiến tranh xâm
lược.

You might also like