You are on page 1of 3

ĐỐI NGOẠI

1. Nhận diện bối cảnh


2. Phân tích chính sách
3. So sánh sự giống và khác nhau của bối cảnh:
4. Rút ra bài học

I. NHẬN DIỆN BỐI CẢNH


a> Các yếu tố của thời đại mới:
- Toàn cấu hóa, cách mạng công nghệ thông tin: Thay đổi cách tác động kết nối trực
tiếp giữa các quốc gia và chủ thể.
- Sự thay đổi trong tương quan sức mạnh giữa các quốc gia: Phá bỏ thế đơn cực, phá
bỏ sự chi phối tuyệt đối của những nước mạnh (ở thời điểm trước), Họ không thể bao
quát được tất cả các sự kiện cũng như giải quyết tất cả các sự kiện đang ngày càng
gia tăng.
=> Mặt trận toàn cầu ẢO là một chiến trường thực tế hiện nay
=> Cơ hội cho các chủ thể nhỏ bức phá nếu biết dựa vào thế và lực.
b> Đặc điểm:
1. Chuyển hóa từ đơn sang đa trung tâm: Nhờ vào sức mạnh của sự liên kết trên nền
tảng Internet Toàn cầu, thị trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn, những ngành
nghề mới ra đời loại bỏ những ngành nghề cũ, công nghệ mới ra đời, Streamer thành
một nghề kiếm được triệu đô, ngành IT lên ngôi, tỷ lệ trái ngành tăng lên do sức
mạnh của sự thay đổi liên tục buộc người ta phải đáp ứng, chính phủ điện tử ra đời,
tác chiến không gian mạng được chú trọng, kinh doanh online cũng thế. Những kẻ mạnh
ở thời đại trước đang bị cạnh tranh khốc liệt trước các startup. Sự bùng nổ của
kiến thức trong thời đại CNTT, con người có ý thức hơn về các vấn đề như phát triển
cá nhân, môi trường,phong cách sống và quan điểm cá nhân. Quan hệ: Vừa cạnh tranh,
vừa hợp tác. Hướng vào chính mình vẫn là yếu tố then chốt.
2. Chủ thể nhỏ có tốc độ phát triển và khả năng ảnh hưởng tăng mạnh hơn các chủ thể
lớn. Sự hợp tác giữa các chủ thể nhỏ sẽ trở thành sức mạnh lớn, vì thế họ có xu
hướng bắt tay nhau. tranh thủ sự ủng hộ cho nhau vì mục tiêu chính đáng của họ.
Giống như sự phát triển của startup đang dần mạnh mẽ và chiếm thị phần của các đối
thủ lớn. Các đối thủ lớn này buộc phải tạo dựng các mqh hợp tác với họ, đồng thời
tự phát triển các chủ thể con nội tại tương tự để xúc tác chính mình. (Bosch có bộ
phận khởi nghiệp).
3. Trật tự nào thì luật chơi đó. Nhiều luật chơi mới ra đời tương ứng với bối cảnh.
Trước đây luật chơi bị áp đặt bởi các "cực". Tuy nhiên khi đa phương thì các nước
yếu hơn cùng hợp tác và tạo ra những luật chơi mới cho mình để họ tận dụng được
thời thế. Các luật chơi về kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội, công nghệ,... cũng
được thiết lập. Sự cực đoan về các trật tự cũ thiết lập bởi các nước lớn phải được
điều chỉnh.
c> Chính sách trong tình hình mới:
- Không gian an ninh sinh tồn sát sườn của quốc gia và chủ thể: Các thách thức về
xung đột. Một là phải phát triển mọi mặt bên trong đất nước để tăng cường sức mạnh
vật chất và tinh thần. Hai là, Tận dụng xu thế mới và sự thay đổi trật tự để giữ
gìn nền hòa bình, nếu chiến tranh xảy ra thì đất nước sẽ thụt lùi. Để không là con
bài chính trị thì phải có chính sách 3 không.
- không gian địa chiến lược (khu vực an toàn và thăng bằng chiến lược): Thiết lập
quan hệ với TẤT CẢ các nước lớn, giữ thăng bằng giữa các mạng lưới quyền lực, tránh
phá vỡ thế an toàn khi ngã vào một tầm ảnh hưởng cố định khác.
- Không gian phát triển: Tăng cường phát triển kinh tế dựa trên đối ngoại.

2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH 3 KHÔNG:


1. Không tham gia liên minh quân sự (VN có thể hỗ trợ quân sự cho các nước khác
trong trường hợp họ bị tấn công và ngược lại).
- Trong tư tưởng vẫn biết ai là bạn, ai là thù để chống lại, nhưng chống trên tư
thế duy trì cân bằng (một mặt hợp tác, một mặt răn đe bằng cách hợp tác với các
nước lớn khác).
- Về mặt hợp tác, sẽ hợp tác tùy theo đối tượng, đối với TQ thì sẽ hợp tác về kinh
tế chứ không về quân sự.
- Đặt ra các tiêu chuẩn hợp tác đối với từng quốc gia bạn bè. Tránh đặt hai nước
bạn đang cạnh tranh với nhau cùng chung một mức độ hợp tác, gần lửa thì hợp mạnh,
xa nước thì hợp nhẹ, nhưng nhẹ là về mặt nặng, mà nặng lại về mặt thích hợp.

2. Không đi theo nước này để chống lại nước khác:


- Không tham gia chính thức vào các tam quyền, tứ trụ, giữ thế cân bằng, nếu một
bên bị lệch thì bên kia phải làm sao cho cân bằng lại, một bên hổ báo thì bên còn
lại sẽ phải tập trận răn đe.

3. Không có căn cứ quân sự nước ngoài tại Việt Nam.


- Không cho đặt căn cứ, nhưng vẫn cho nhân viên hỗ trợ sang nếu nó phục vụ lợi ích
của mình mà vẫn không vi phạm nguyên tắc
- Đón tiếp tất cả các đối tác, tránh việc chỉ đón tiếp một vài nước làm cho nước
khác nghi ngờ đi đêm.
- Bồi đắp các đảo với tốc độ vừa phải, không thể hiện các yếu tố quân sự hóa quá rõ
ràng để tránh bị nghi ngờ bành trướng và làm cái cớ cho Tàu và xuyên tạc truyền
thông.

3. SO SÁNH BỐI CẢNH


KHÁC NHAU:
- Chính sách đối ngoại quốc gia giúp chống lại sự bành trướng của láng giềng (đối
thủ rõ ràng và lâu đời). Chính sách cá nhân giúp đối đầu với sự cạnh tranh và xu
thế của thời cuộc (chiến thắng kẻ khác và chính mình).
- Chính sách đối ngoại giúp tránh mâu thuẫn không đáng có, chính sách cá nhân đòi
hỏi các mâu thuẫn vừa phải để phát triển.
- Chính sách đối ngoại phục vụ cho đất nước có tâm thế yếu hơn, bị ảnh hưởng và
ràng buộc từ nhiều quốc gia lớn mạnh hơn trong khu vực, vì thế phải chủ động hơn.
Chính sách cá nhân chủ yếu tự tìm đến các đối thủ để chiến đấu, vì thế chính sách
cá nhân mang tính tấn công nhiều hơn là phòng thủ.

GIỐNG NHAU
- Chính sách đối ngoại nhìn chung là phục vụ cho lợi ích của cá nhân hoặc quốc gia.
Giúp tránh các xung đột không đáng có, giúp hợp tác phát triển kinh tế quốc phòng,
đồng thời nâng cao tính tự chủ và độc lập của chủ thể

=> CHÍNH SÁCH CHỈ SỬ DỤNG CHO LỐI ĐÁNH PHÒNG THỦ, TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ VỀ TƯƠNG LAI Ở
THẾ TẤN CÔNG.
GIA ĐÌNH, SỰ NGHIỆP, BẠN BÈ, SỨC KHỎE (Biến cố định, tái nhẹ định kì)

----------------------------------
=> Mặt trận toàn cầu ẢO là một chiến trường thực tế hiện nay
=> Cơ hội cho các chủ thể nhỏ bức phá nếu biết dựa vào thế và lực.
=> Sự cạnh tranh khốc liệt, guồng quay cuộc sống diễn ra rất nhanh buộc người ta
phải nhận diện và điều chỉnh sự thay đổi constantly
=> Các ngành nghề trên không gian mạng đang chiếm ưu thế.
=> HỢP TÁC LÀ XU THế dựa trên một mặt là tạo dựng các mqh hợp tác, một mặt tự nâng
cao nguồn lực đang bị thiếu.
=> Luật chơi mới: Kẻ nào hiểu chính mình là kẻ không thể thua. Kẻ nào biết tận dụng
mình là kẻ không thể thua, kẻ nào biết tựa thế và lực thì không thua, kẻ nào biết
hợp tác thì không thể thua, kẻ nào gương mẫu để giữ gìn hòa bình thì không thể thua
(Nước xa không cứu được lửa gần).
=> Thiết lập quan hệ với những kẻ mạnh, tính từ gần đến xa, giữ thăng bằng không
nên nghiên về một phía.
=> Tăng cường phát triển kinh tế dựa trên đối ngoại.
=> Ai là bạn (bạn ở các mức độ nào), ai là thù => Vừa hợp tác vừa răng đe, và có
công cụ cũng như pp để hợp tác và răng đe. Tùy đối tượng mà hợp tác ở mặt nào,
không hợp tác ở mặt nào.
----------------------------------
1. Xác định thế của mình đang ở đâu, lực mình như thế nào, định vị bản thân, tận
dụng sức mạnh bản thân
2. Điều chỉnh hình thức và nội dung của mặt trận ẢO
3. Cơ hội của bản thân trong các ngành nghề không gian mạng
4. Các kế hoạch hợp tác và phát triển MQH sắp tới: Kẻ mạnh cần phải hợp tác (tính
từ gần đến xa và phải giữ thăng bằng), kẻ yếu cần giúp đỡ, kẻ nào cần phải răn đe,
công cụ ntn, pp ra sao, nên hợp tác ở mặt nào, không ở mặt nào?
5. Các kế hoạch tận dụng đối ngoại để phát triển sự nghiệp, gia đình, bạn bè, sức
khỏe.

You might also like