You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN GDQP-AN LỚP 11

NĂM HỌC 2023-2024


Câu 1. Nêu mục tiêu, quan điểm của Đảng ta về chiến lược bảo vệ tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới?(2 điểm)
Đáp án:
a. Mục tiêu:
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi
ích quốc gia - dân tộc;
- Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con
người;
- Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Quan điểm:
- Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất
nước.
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy
cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Phát huy mạnh mẽ
nội lực là nhân tố quyết định; đồng thời, tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên
ngoài.
- Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội,
văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà
nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
- Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ; đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.
- Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng:
+ Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị,
hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác.
+ Bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Nhà nước ta
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta.
Câu 2. Em hãy cho biết tác hại của một số loại tệ nạn xã hội ở nước ta hiện
nay?(2điểm)
Đáp án:
♦ Tác hại của tệ nạn xã hội
- Đối với bản thân người tham gia tệ nạn xã hội:
+ Gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người
tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người
nghiện ma túy…);
+ Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi
phạm pháp luật và phạm tội.
- Đối với gia đình có người tham gia vào tệ nạn xã hội:
+ Làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.
+ Gây những tổn thất về mặt kinh tế - tài chính đối với gia đình.
- Đối với xã hội:
+ Gây mất trật tự an toàn xã hội, khiến người dân sống trong lo sợ, bất an.
+ Làm suy thoái giống nòi dân tộc.
+ Kéo lùi sự phát triển kinh tế của đất nước, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế
cho đất nước, ảnh hưởng đất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Câu 3. Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội
hay không? Vì sao?(2 điểm)
Đáp án:
- Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội, vì:
+ Các trang mạng xã hội có tính tương tác cao giữa những người sử dụng.
+ Khi tham gia vào mạng xã hội, người sử dụng có thể lập các tài khoản ảo với
những thông tin cá nhân không đúng sự thật, không minh bạch.
+ Thông tin có thể trao đổi qua mạng xã hội rất phong phú nên thông qua kênh
này, tội phạm dễ dàng hơn trong việc móc nối, dụ dỗ nạn nhân tham gia các đường
dây tội phạm, tệ nạn.
+ Mặt khác, lực lượng chống tội phạm công nghệ cao chưa đủ năng lực để kiểm
soát toàn bộ hệ thống mạng xã hội. Cơ quan chức năng không thể tìm và chặn được
hết những giao dịch, hành vi, hoạt động bất hợp pháp hoặc có nguy cơ dẫn đến
hoạt động bất hợp pháp.
=> Do vậy, các đối tượng xấu có thể lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo, dụ dỗ người
khác cùng tham gia vào tệ nạn xã hội.

You might also like