You are on page 1of 19

Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc

việt nam xã hội chủ nghĩa


I- những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc
1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
* Khái niệm CTND Việt Nam:
Chiến tranh nhân dân Việt Nam là chiến tranh do toàn dân tiến hành, một
cách toàn diện, nhằm giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc.
Một số đặc điểm chính:
- CTND Việt Nam xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh
đạo của các vương triều phong kiến hoặc phát triển từ các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân. Thông qua tổ chức tiến hành CTND ta liên tục đánh thắng các tập đoàn
phong kiến phương Bắc xâm lược, có sức mạnh hơn ta nhiều lần, bảo vệ vững chắc
Tổ quốc (An Dương Vương tổ chức kháng chiến chống quân Tần từ 214 đến 204
TCN).
Trần Hưng Đạo nói về sức mạnh của chiến tranh nhân dân - thứ mà ông gọi
là “thế nhân trận”- như sau: “ Hình dáng trận như chữ nhân, tiến cũng là chữ
nhân, thoái cũng là chữ nhân, họp lại cộng làm một người, tan ra cũng là một
người, một người làm một trận, nghìn muôn người hợp làm một trận, nghìn
muôn người động làm một trận” như vậy theo ông sức mạnh của chiến tranh nhân
dân là hết sức to lớn.
- CTND bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh
đạo có bước phát triển mới so với CTND trước đây của cha ông, CTND ngày nay
do tòan dân tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện trên tất cả các mặt trận, kết
hợp sức mạnh truyền thống với sức mạnh hiện đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
* Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân Việt Nam:
- Mục đích:
Chiến tranh nhân dân Việt Nam là quá trình sử dụng tiềm lực của đất
nước, nhất là tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhằm đánh bại ý đồ xâm lược của
kẻ thù đối với cách mạng nước ta.
Nhằm mục đích cụ thể là:
“Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ;
Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ;
Bảo vệ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước;
Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc;
Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa;
Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước
theo định hướng XHCN”.
* Đối tượng của CTND Việt Nam bảo vệ Tổ quốc.
Xác định đối tượng của chiến tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở
để chúng ta chủ động xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, hạn chế, không để địch
tấn công bất ngờ. Tùy vào thời điểm lịch sử, căn cứ vào thực tiễn của đất nước và
thế giới mà xác định đối tượng tác chiến cụ thể.
Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa IX đã xác định: “Bất kể thế lực nào có âm
mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chiến tranh”.
- Đối tượng tác chiến: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành
động phá hoại, xâm lược, lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược
“diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ để xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn
sàng sử dụng lực lượng vũ trang hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ.
- Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta.
Lật đổ Đảng cộng sản Việt Nam, xóa bỏ nhà nước cộng hòa XHCN Việt
Nam, thiết lập chính quyền tư sản phản động thân đế quốc, đưa nước ta theo con
đường TBCN buộc ta phải phụ thuộc vào chúng.

2
Để thực hiện âm mưu đó chúng thực hiện chiến lược “DBHB” kết hợp với
“ “BLLĐ” chống phá ta, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền
và những hạn chế của ta để chống phá.
Chúng ra sức tổ chức các lực lượng chống đối trong nước, tạo dựng ngọn
cờ, gây sung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, gây bạo loạn chính trị.
Hiện nay chúng đang sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, tập
trung công kích, bôi nhọ, nói xấu Đảng và Nhà nước, chống phá chế độ, chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, chia rẽ Đảng,
Nhà nước với nhân dân, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng.
Ngày nay các thế lực thù địch đang sử dụng các vấn đề tự do, dân chủ, nhân
quyền, chống khủng bố… để can thiệp vào các nước tiến bộ, trong đó có nước ta,
nhằm hạ thấp uy tín của ta trên trường quốc tế, áp đặt can thiệp vào công việc nội
bộ của ta.
Khi các biện pháp phi vũ trang không thực hiện được mục đích đề ra, kẻ thù
sẽ lợi dụng những điều kiện thời cơ, tìm mọi cách tạo cớ để tiến hành chiến tranh
xâm lược nước ta.
- Thủ đoạn của kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta.
Trước hết quân đội của kẻ thù và đồng minh sẽ tiến hành cơ động, triển
khai lực lượng, bao vây, phong tỏa, cấm vận nước ta, kết hợp hoạt động ngoại giao
để đánh lừa dư luận, tập trung lực lượng, hợp pháp hóa cuộc chiến tranh, tiến hành
cô lập ta trên trường quốc tế.
Khi tiến hành chiến tranh xâm lược, quân địch có thể tập trung hỏa lực,
đánh nhanh, đánh mạnh ngay từ đầu, đánh vào các mục tiêu quan trọng, then chốt
của ta, đánh liên tục ngày đêm, đánh từ xa thực hiện chiến tranh phi tiếp súc, chúng
hạn chế tối đa thương vong tổn thất (đặc biệt về sinh lực) và tránh sa lầy trong
chiến tranh, mục đích của chúng ta là đánh nhanh, thắng nhanh.

3
Tiến hành chiến tranh địch có thể huy động lực lượng của nhiều quốc gia
đồng minh (dưới nhiều danh nghĩa khác nhau), lấy một số nước xung quanh ở gần
ta làm căn cứ xuất phát tiến công, do đó địch có ưu thế về hỏa lực, về quân số…
Trong chiến tranh kẻ thù sẽ tiến công tổng lực, vận dụng tổng hợp các biện
pháp, trên tất cả các lĩnh vực quân sự và phi quân sự, làm suy yếu lực lượng của ta.
Chúng có thể vừa đánh vừa đặt điều kiện gây sức ép với ta về chính trị, buộc ta
phải nhượng bộ, khuất phục. Trong chiến tranh địch sẽ tổ chức các thế lực phản
động trong nước nổi dậy gây bạo loạn, lật đổ chính quyền của ta.
Lực lượng vũ trang và nhân dân ta vẫn bảo toàn được tiềm lực và thế trận,
vẫn kiên cường chiến đấu, thì quân địch có thể đưa lực lượng vào tiến công trên
bộ. Đây là đòn tiến công có ý nghĩa quyết định giành thắng lợi triệt để của chiến
tranh xâm lược. Thực hiện xâm chiếm lãnh thổ, đánh phá các mục tiêu quan trọng,
lật đổ chính quyền của ta.
Như vậy trong điều kiện hiện nay cuộc tiến công của địch rất linh hoạt,
trong đó tác chiến bằng vũ khí công nghệ cao là chủ yếu, vì vậy ta phải chuẩn bị tốt
mọi giải pháp hữu hiệu để chống lại chúng.
+ Đánh giá mạnh, yếu của địch:
# Mạnh:
Có tiềm lực quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ hơn ta nhiều lần.
Có ưu thế về hỏa lực và sức cơ động, nhất là hơn ta về vũ khí công nghệ
cao và khả năng tác chiến điện tử mạnh.
Quá trình chiến tranh, quân xâm lược sẽ cấu kết với lực lượng phản động
người Việt và lực lượng phản động một số nước trong khu vực Đông Nam á, thực
hiện ngoài đánh vào, trong đánh ra.
Là nước lớn có thể khống chế được các tố chức quốc tế, như LHQ, các tổ
chức kinh tế thế giới, các nước lớn, các nước đồng minh.
# Mặt yếu:

4
Là cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, phản cách mạng nên sẽ bị nhân
dân ta và nhân dân yêu chuộng hòa bình, nhân loại tiến bộ trên thế giới phản đối,
nên án. Mâu thuẫn nội bộ của chúng nhất định sẽ bùng nổ, nhất là khi cuộc chiến
tranh bịấa lầy, kéo dài, có thương vong.
Tiến hành chiến tranh xâm lược, kẻ thù phải đương đầu với dân tộc Việt
Nam, có truyền thống chống xâm lược kiên cường bất khuất.
Với đặc điểm của chiến trường Việt Nam, vũ khí công nghệ cao của địch sẽ
hạn chế bởi địa hình, thời tiết và nhất là bởi nghệ thuật quân sự, truyền thống chiến
tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc… nên địch rất dễ mắc sa lầy, khó giành thắng
lợi.
Hiện nay trong điều kiện mới của tình hình thế giới, lợi ích của các nước đế
quốc và các nước lớn ở Việt Nam, đã và sẽ tồn tại những bất đồng dễ dẫn đến tranh
chấp gay gắt, không dễ gì kẻ thù có thể hội tụ đủ các điều kiện để tiến hành chiến
tranh xâm lược nước ta, theo ý đồ của chúng.
Hiện nay nước ta có tiềm lực, thế trận QPTD mạnh, được chuẩn bị trên cả
nước thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất định chúng ta sẽ hạn chế được
những mặt mạnh của địch, buộc chúng phải sa lầy bị động.
Trên cơ sở phân tích thấy được mạnh, yếu của địch, ta phải khắc phục
những hạn chế của ta, phát huy thế mạnh, đánh vào điểm yếu, phá thế mạnh của
địch, để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN.
2. Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ
quốc
a. Tính chất:
- Là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy LLVT nhân dân gồm ba thứ
quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng, nhằm bảo vệ độc lập
tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của

5
đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và mọi
thành quả cách mạng.
- Là cuộc chiến tranh hiện đại.
Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng các
thành tựu KHCN trong chiến tranh là hết sức cần thiết. Do đó ta sử dụng các loại
VKTB có trình độ hiện đại ngày càng cao, kết hợp với vũ khí tương đối hiện đại
với thô sơ, đánh địch bằng NTQS Việt Nam.
b- Đặc điểm của chiến tranh nhân dân
Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân ta, có những đặc
điểm chung của chiến tranh trong thời đại ngày nay, nhưng lại có những đặc
thù rất Việt Nam. Nó có những đặc điểm khác so với cuộc chiến tranh trước đây,
cả về phía ta và địch. Các đặc điểm đó là:
-Trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
nhiều yếu tố bất ngờ khó lường. Chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc, nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do vậy, chúng ta có thể tập hợp
đông đảo, động viên và phát huy cao độ sức mạnh của toàn thể nhân dân cả
nước, chung sức đánh giặc.
- Trong cuộc chiến tranh, nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cuộc chiến tranh
mang tính độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, nhưng
đồng thời cũng được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của cả nhân loại tiến bộ trên
thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại để
đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
- Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt phức tạp ngay từ đầu và
trong suốt quá trình chiến tranh. Tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, địch
sẽ thực hiện phương châm chiến lược đánh nhanh, giải quyết nhanh. Quy mô
chiến tranh có thể rất lớn và ác liệt ngay từ đầu. Kết hợp tiến công hoả lực với

6
tiến công trên bộ, tiến công từ bên ngoài với bạo loạn lật đổ từ bên trong và bao
vây phong tỏa đường không, đường biển và đường bộ để nhằm thực hiện mục
tiêu trong thời gian ngắn.
- Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng trong thời bình, tiềm lực và
thế trận QPTD, ANND, CTND đã được củng cố vững chắc, có điều kiện để phát
huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ đầu và lâu dài thể lâu dài.

II- Những quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc:
Mong muốn cao nhất của nhân dân ta là hợp tác hòa binh, theo tinh thần:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Nhưng nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta phải quán triệt và thực hiện tốt các
quan điểm sau:
1 - Tiến hành chiến tranh nhân dân thực hiện toàn dân đánh giặc. Lấy
LLVT nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp tác chiến của LLVT
địa phương, với tác chiến của các binh đoàn chủ lực:
- Vị trí:
Đó là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc trong
chiến tranh. Khẳng định, đây là cuộc chiến tranh của dân, do dân và vì dân với
tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp
trong cuộc chiến tranh.
- Nội dung thể hiện:
+ Trong điều kiện mới, ta vẫn phả “ lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”,
để đánh thắng những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta không chỉ dựa
vào lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến
tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc…

7
+ Động viên toàn dân đánh giặc, chúng ta phải động viên và tổ chức quần
chúng cùng lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu
chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Đánh giặc bàng mọi thứ vũ khí có trong
tay, băng những cách đánh độc đáo, sáng tạo.
Toàn dân đánh giặc phải có lực lượng nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân
dân gồm ba thứ quân: dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực. Dân
quân tự vệ làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc ở cơ sở; bộ đội địa
phương và dân quân tự vệ làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh nhân dân ở địa
phương. Bộ đội chủ lực cùng lực lượng vũ trang địa phương làm nòng cốt cho toàn
dân đánh giặc trên chiến trường cả nước.
+ Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống, đồng thời là quy luật
giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù lớn mạnh hơn
ta nhiều lần. Tổ tiên ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh thắng các triều
đại phong kiến phương Bắc xâm lược, cũng như dưới sự lãnh đạo của đảng, dân tộc
ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày nay, chúng ta phảI
kế thừa và phát huy truyền thống ấy lên một trình độ mới phù hợp với điều kiện
mới, thực hiện chiến tranh toàn dân đánh thắng cuộc tiến công xâm lược của địch.
- Biện pháp thực hiện:
+ Tăng cường giáo dục quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế
hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
+ Không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn
diện, đặc biệt là chất lượng chính trị.
+ Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến
tranh gần dây ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân sự nên một tầm cao mới.
Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc…
- Kết hợp tác chiến của LLVT địa phương với tác chiến của các binh
đoàn chủ lực

8
Đây là một sáng tạo lớn trong nghệ thuật chỉ đạo và điều hành chiến tranh
của Đảng ta.
Tác chiến của LLVT địa phương.
Tác chiến của LLVT là một phương thức tiến hành chiến tranh của Chiến
tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới, được tiến hành ở mỗi địa phương. Bao
gồm các hoạt động tác chiến với quy mô vừa và nhỏ, kết hợp với các hình thức đấu
tranh khác nhằm đánh địch có hiệu quả để tự bảo vệ và làm chủ địa phương, đồng
thời phối hợp với các địa phương khác, với các binh đoàn chủ lực đánh bại chiến
tranh xâm lược của địch.
Các LLVT địa phương chủ yếu được bố trí trên từng khu vực (địa bàn tỉnh,
thành phố, huyện, quận, xã phường…) của địa phương hình thành thế trận vững
chắc của các làng, xã… chiến đấu, các khu vực phòng thủ để tiến hành các nhiệm
vụ tác chiến, bảo đảm và các hoạt động chiến tranh khác, khi cần thiết có thể điều
động sang khu vực khác tác chiến.
LLVT giữ vai trò chủ yếu quyết định trong việc đập tan bạo loạn lật đổ xảy
ra ở địa phương, duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cơ quan
Đảng (các tổ chức đảng, cấp ủy), chính quyền các cấp ở địa phương.
LLVT địa phương luôn phát huy vị trí chiến lược to lớn trong việc sát
thương tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận lực lượng địch, gây cho chúng tổn thất và
những khó khăn không dễ khắc phục. Cùng với các binh đoàn chủ lực bám đánh
địch kịp thời, rộng khắp, liên tục, kiềm chế, phân tán, chia cắt quân địch, khiến cho
chúng ngày càng bị sa lầy, bị cột chặt vào mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, bộ
lộ những chỗ yếu, chỗ sơ hở, tạo thế xen kẽ giữa ta và địch, làm rối loạn thế bố trí
chiến lược của chúng, tạo thế có lợi cho ta trên từng địa phương và trên cả nước.
Nhiệm vụ của LLVT trong chiến tranh còn là bám trụ kiên cường, làm chủ
vững chắc tại địa phương, kìm chân quan địch, tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ
lực cơ động trên chiến trường và kết hợp với các binh đoàn chủ lực chiến đấu trong
suốt quá trình chiến tranh.

9
Tác chiến của các binh đoàn chủ lực.
Tác chiến bằng các binh đoàn chủ lực là một phương thức tiến hành chiến
tranh của Chiến tranh nhân dân trong thời đại mới, bao gồm các hoạt động tác
chiến tập trung, hiệp đồng quân, binh chủng trên các quy mô, hình thành các trận
đánh quyết định, các chiến dịch, chiến dịch - chiến lược trên các chiến trường, hoặc
trên từng hướng chiến lược trọng yếu, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến dịch,
chiến lược tiêu diệt từng bộ phận lực lượng chủ yếu của địch, tạo bước ngoặt thay
đổi cục diện có lợi cho ta trên từng chiến trường, từng giai đoạn, hay quyết định
cho thắng lợi của cuộc chiến tranh.
Tác chiến bằng các binh đoàn chủ lực giữ vai trò chiến lược, có ý nghĩa
quyết định trong việc tiêu diệt vừa và lớn lực lượng của chúng, bảo vệ các mục tiêu
chiến lược quốc gia, hỗ trợ cho LLVT địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
Mối quan hệ giữa tác chiến bằng LLVT với tác chiến bằng các binh
đoàn chủ lực.
Tác chiến của LLVT luôn là cơ sở cho các binh đoàn chủ lực tác chiến. Nếu
LLVT tác chiến tốt sẽ tạo điều thuận lợi cho các đơn vị chủ lực chiến đấu. Do đó,
tác chiến của các binh đoàn chủ lực phải kết hợp chặt chẽ với tác chiến của LLVT
địa phương, đánh bại mọi cố gắng tiến công của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho
LLVT tác chiến. Kết hợp giữa tác chiến của LLVT với tác chiến của các binh đoàn
chủ lực sẽ tạo địa bàn, thế trận, thời cơ bổ sung lực lượng cho nhau, thúc đẩy nhau
phát triển. Sự kết hợp đó là kết hợp giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động,
tập trung với phân tán, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt địch tren mọi chiến trường,
mọi không gian và thời gian của chiến tranh. Đó là sự kết hợp tác động qua lại với
nhau một cách biện chứng trong điều kiện mới, tạo nên nét đặc sắc của nghệ thuật
Chiến tranh nhân dân hiện đại trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Kết luận: Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc, lấy
LLVT gồm ba thứ quân làm nòng cốt, kết hợp tác chiến của LLVT địa phương với
tác chiến của các binh đoàn chủ lực là quan điểm hết sức khoa học của Đảng ta

10
trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng. Đó là sự phát triển sáng tạo kinh nghiệm
chiến tranh của tổ tiên, kinh nghiệm tiến hành chiến tranh cách mạng chống Pháp,
Mỹ, đáp ứng yêu cầu của chiến hiện đại. Cần phải quán triệt, thực hiện tốt quan
điểm này để tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc giành được thắng lợi.
2 - Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu
tranh chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng… lấy đấu tranh quân
sự là chủ yếu, lấy thắng lợi tren chiến trường là yếu tố quyết định giành thắng
lợi trong chiến tranh:
- Vị trí:
Đây là quan điểm chỉ đạo mang tính chiến lược của Đảng, là cơ sở, biện
pháp để chuẩn bị và tiến hành chiến tranh thắng lợi.
- Nội dung tiến hành chiến tranh toàn diện nghĩa là:
Tổ chức tiến công địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật, ngoại giao, … trong đó lấy đấu tranh quân sự là chủ
yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định giành thắng lợi trong chiến
tranh.
+ Đấu tranh vũ trang (quân sự).
Là hình thức đấu tranh cơ bản, giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc
tiêu hao, tiêu diệt lực lượng quân địch, tạo bước ngoặt lớn thay đổi cục diện trên
chiến trường.
Đấu tranh vũ trang bảo vệ Tổ quốc ngày nay phải phát huy kinh nghiệm
trong chiến tranh giải phóng, phải thực sự tạo ra nhiều “quả đấm thép” giáng cho
địch những đòn chí mạng. Khi tiến hành phải chọn đúng hình thức và phương pháp
tác chiến, xác định quy mô, cách tổ chức lực lượng hợp lý. Đây là một vấn đề quan
trọng của nghệ thuật quân sự.
Đấu tranh vũ trang phối hợp cùng các mặt đấu tranh khác giành thắng lợi
trong chiến tranh nhưng phải có lợi nhất về chính trị để ổn định xây dựng đất nước
sau chiến tranh. Đi đôi với việc tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch từ ngoài vào, dập tắt

11
bạo loạn ly khai, đấu tranh vũ trang còn có nhiệm vụ bảo vệ vững chắc các mục
tiêu chiến lược, làm chỗ dựa cho các mặt đấu tranh khác, làm chỗ dựa cho quần
chúng nhaan dân đấu tranh chính trị.
Đấu tranh vũ trang trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc phải dựa vào thế trận
của chiến tranh nhân dân đã chuẩn bị sẵn từ thời bình, trên cơ sở xây dựng các khu
vực phòng thủ vững chắc mà kết hợp chặt chẽ tác chiến phòng thủ, phòng ngự với
phản công, tiến công. Lấy phản công tiến công là chính, phòng thủ phòng ngự là rất
quan trọng, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa với tạo thời cơ đánh lớn.
Đi đôi với việc xác định quy mô hình thức tác chiến, cần giải quyết các vấn
đề tổ chức sử dụng lực lượng phù hợp với chiến tranh công nghệ cao, các LLVT
nhân dân phải: gọn, mạnh, cơ động nhanh, có sức chiến đấu cao, khi thực hành tác
chiến có phương thức hợp lý.
+ Đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng:
Trong đấu tranh cách mạng nước ta, đấu tranh chính trị giữ vai trò hết sức
quan trọng. Đó là chỗ căn bản của ta và là chỗ yếu căn bản của địch. Nó là một
phương thức tiến công kẻ địch và luôn luôn là cơ sở cho sự phát triển của đấu tranh
vũ trang.
Đấu tranh chính trị có vai trò rất quan trọng bởi vì:
Mục tiêu chính trị của hai bên trong chiến tranh tương lai là một bên cưỡng
bức đối phương phục tùng ý chí của mình và một bên chống lại cưỡng bức đó. Do
vậy, mục đích cơ bản của chiến tranh không chỉ là đập tan lực lượng vũ trang của
kẻ thù, hay đánh chiếm một vùng lãnh thổ mà là đập tan ý chí của đối phương,
buộc đối phương phải chấp nhận những điều kiện do mình đặt ra nên chiến tranh
ngày càng gắn bó chặt chẽ với chính trị.
Sử dụng vũ khí công nghệ cao, chiến tranh càng hiện đại, nguy cơ sát
thương lớn, buộc chính trị phải tăng cường khống chế đối với chiến tranh…điều đó
được biểu hiện ra bằng hàng loạt những hoạt động phi vũ trang, gây sức ép về
chính trị, ngoại giao, kinh tế, răn đe quân sự hoặc tiến hành chiến tranh thông tin…

12
Có đẩy mạnh đấu tranh chính trị, chúng ta mới kịp thời đập tan được mọi
luận điệu xuyên tạc, lừa gạt và chia rẽ của địch, mở rộng khối đại đoàn kết toàn
dân, làm cho địch ngày càng bị cô lập, phân hóa về chính trị, tạo điều kiện thuận lợi
cho đấu tranh vũ trang và các mặt đấu tranh khác giành thắng lợi.
Hoạt động chính trị tư tưởng văn hóa, là một vũ khí hết sức quan trọng
trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa ta và địch. Có tích cực hoạt động trên mặt trận
này mới phát triển được ảnh hưởng của cách mạng, xây dựng được tình cảm cách
mạng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, và tác động mạnh mẽ vào hàng ngũ của
kẻ thù.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận, anh
chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy ”.
Để đấu tranh chính trị đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành các nhiệm vụ:
Phải tăng cường giáo dục cho nhân dân tình cảm yêu mến quê hương đất
nước, Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của
Đảng, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù…
Xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh,
không ngừng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Đẩy mạnh các hoạt động trên lĩnh vực chính trị tư tưởng văn hóa, làm cho
đời sống văn hóa của xã hội phát triển lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,
đủ sức chống lại sự xâm nhập các sản phẩm tư tưởng văn hóa xấu độc.
+ Đấu tranh kinh tế:
Là một mặt đấu tranh quan trọng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nhằm
duy trì duy trì và phát triển kinh tế đất nước, bảo đảm nhu cầu vật chất cho chiến
tranh, kiềm chế và làm suy yếu kinh tế địch.
Phải bằng mọi biện pháp, tích cực, tiêu hao, tiêu diệt ngày càng lớn sinh lực
và phương tiện của địch, đánh phá các cơ sở kinh tế của địch, vận động nhân dân
và chính phủ các nước tẩy chay kinh tế địch, gây khó khăn cho địch trong việc bảo
đảm vật chất cho chiến tranh.

13
Làm thất bại âm mưu và hành động của địch bao vây cấm vận, đánh phá ta
về kinh tế, bảo vệ được tiềm lực kinh tế của ta, bảo vệ đời sống nhân dân, vừa
chiến đấu vừa sản xuất để càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành.
+ Đấu tranh ngoại giao:
Là một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Nó có tác dụng phát huy
thắng lợi quân sự, chính trị…phát huy sức mạnh của ta trên trường quốc tế, vạch
trần bản chất xâm lược phi nghĩa của địch, triệt để lợi dụng những mâu thuẫn trong
hàng ngũ địch, ngày càng làm cho chúng bị cô lập, lúng túng.
Trong các mặt trận trên, mặt trận nào cũng có vị trí quan trọng, song trong
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, mặt trận quân sự, thắng lợi trên chiến trường vẫn là
yếu tố quyết định. Cho nên cả quá trình chiến tranh, chúng ta phải kết hợp chặt chẽ,
phối hợp nhịp nhàng giữa các mặt trận để luôn hỗ trợ tạo điều kiện cho mặt trận
quân sự giành thắng lợi trên chiến trường, đồng thời cùng với mặt trận quân sự tạo
nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất để giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc.
Tiến hành chiến tranh toàn diện, còn có nghĩa là đánh địch bằng mọi thứ vũ
khí trang bị, từ thô sơ đến hiện đại, đánh trên mọi địa hình, để có lợi cho ta, bất lợi
cho địch.
3 - Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực, đủ sức
đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến
tranh, giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
- Vị trí:
Đây là quan điểm chỉ đạo chiến lược, thể hiện phương châm tiến hành chiến
tranh sáng suốt của Đảng ta. Thể hiện vận dụng quy luật “Không gian và thời gian”
trong chiến tranh (trong chiến tranh bên nào làm chủ không gian, thời gian, bên đó
sẽ giành chiến thắng).
- Nội dung cụ thể của quan điểm:

14
+ Chuẩn bị đánh địch lâu dài, giành thắng lợi càng sớm càng tốt nghĩa là
không dàn trận, đối đầu với địch khi chúng còn mạnh, mà tích cực chuẩn bị cho car
nước cũng như từng khu vực, có đủ sức đánh địch độc lập, tương đối lâu dài, cố
gắng ngăn chặn không cho địch mở rộng chiến tranh, buộc địch phải sa lầy, mất lợi
thế, lúng túng, lúc đó ta sẽ tập trung lực lượng chủ động mở rộng các đợt tiến công,
tiến tới tổng tiến công, giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
+ Để chủ động trong chiến tranh, ngay trong thời bình, chúng ta phải chuẩn
bị đất nước vững mạnh mọi mặt, cả về thế và lực, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống
của chiến tranh.
4 - Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất,
thực hiện tiết kiệm, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh.
- Vị trí:
Đây là quan điểm hết sức đúng đắn, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.
- Nội dung cụ thể của quan điểm
Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa chiến đấu vừa sản xuất, tạm chia
làm hai giai đoạn:
+ Trước khi xảy ra chiến tranh, phải chuẩn bị tốt các kế hoạch: kết hợp kinh
tế với quốc phòng; kịp thời chuyển đất nước sang thời chiến; động viên chiến tranh
(chuẩn bị lực lượng DBĐV, nền kinh tế quốc dân); tổ chức phòng thủ dân sự (bảo
vệ, sơ tán, phân tán, phòng tránh…) hạn chế tối đa sự thương vong tổn thất.
+ Khi chiến tranh xảy ra, phải thực hiện chu đáo, chặt chẽ các kế hoạch:
giữa đánh địch và bảo vệ lực lượng của ta (nhất là LLVT), bảo vệ sản xuất, thực
hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đáp ứng nhu cầu vật chất cho chiến tranh và đời sống
nhân dân, thu hồi vũ khí của địch để đánh địch, giữ gìn bồi dưỡng lực lượng ta
càng đánh càng mạnh.
5 - Kết hợp đấu tranh quân sự với đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội. Trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại
gây bạo loạn.

15
- Trước và trong quá trình chiến tranh xâm lược nước ta, kẻ địch sẽ kết hợp
chiến tranh từ ngoài vào với bạo loạn lật đổ từ bên trong, chúng tập hợp các lực
lượng phản động trong nước, tiến hành các hoạt động phá hoại, làm rối loạn hậu
phương ta. Nhiệm vụ vủa LLVT vừa phải trực tiếp chiến đấu, đánh bại quân xâm
lược, vừa phải kết hợp với lực lượng khác, trấn áp kịp thời hành động phá hoại và
bạo loạn lật đổ của bọn phản động, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã
hội.
- Để thực hiện tốt đấu tranh quân sự với đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn
trật tự an toàn xã hội cần phải kết hợp phương án đánh quân xâm lược với kế hoạch
phòng chống bạo loạn lật đổ, bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã
hội, có kế hoạch ngăn chặn, trấn áp lực lượng phản động gây bạo loạn.
6 - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần
tự lực, tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân thế giới.
- Đây là kinh nghiệm quý báu, là truyền thống trong đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cảu ta là chính nghĩa do
đó ta được nhân loại tiến bộ ủng hộ giúp đỡ, có điều kiện tập hợp sức mạnh tổng
hợp của toàn dân.
- Để phát huy sức mạnh tổng hợp, một mặt ta phải nêu cao tinh thần tự lực,
tự cường, mặt khác ta phải tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Có như
vậy mới xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XNCN.
III. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN:
1 - Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân:
Từ thế trận phòng thủ đất nước trong thời bình, khi chiến tranh xảy ra sẽ
chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân.

16
- Thế trận chiến tranh là sự tổ chức bố trí lực lượng để tiến hành chiến
tranh và hoạt động tác chiến.
- Cơ sở tổ chức thế trận Chiến tranh nhân dân Việt Nam phụ thuộc vào việc
Tổ chức bố trí lực lượng lao động và các tổ chức, bố trí dân cư ở từng địa bàn cụ
thể và trên cả nước, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân xâm lược,
trong mọi tình huống.
- Thế trận Chiến tranh nhân dân Việt Nam bố trí rộng khắp trên cả nước,
nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
+ Rộng khắp: Cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc,
đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí, làm cho quân địch luôn phải phân tán, dàn mỏng
lực lượng để đối phó, dẫn đến bị sa lầy mất quyền chủ động tiến công. Bố trí lực
lượng rộng khắp chứ không phải dàn đều, phân tán.
+ Trọng tâm, trọng điểm: Tập trung vào những hướng, mục tiêu chiến lược
quan trọng, những địa bàn trọng yếu, những nơi dự kiến mà quân địch sẽ dồn lực
lượng đánh đòn đầu tiên.
- Để có thế trận Chiến tranh nhân dân hiện nay cần tập trung: Xây dựng khu
vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vững chắc về mọi mặt, mạnh về quốc phòng an
ninh, ổn định về chính trị, giàu về kinh tế; KVPT có khả năng độc lập tác chiến,
phối hợp với lực lượng chủ lực, với đơn vị bạn, đánh địch liên tục, dài ngày; các
khu vực phòng thủ liên kết hình thành hệ thống, thế trận làng nước.
2 - Tổ chức lực lượng Chiến tranh nhân dân:
- Đây là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến thắng lợi của
chiến tranh. Tổ chức lực lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn là nghệ thuật
lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng và Nhà nước ta.
- Lực lượng Chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn
diện, lấy LLVT nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt. Như lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia

17
tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp cứu Tổ quốc”.
- Lực lượng CTND được tổ chức chặt chẽ thành hai lực lượng, lực lượng
quần chúng rộng rãi và lực lượng quân sự, tùy theo diễn biến của chiến tranh mà tổ
chức các lực lượng cho phù hợp, hai lực lượng đó luôn kết hợp chặt chẽ nhằm phát
huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc.
- Lực lượng vũ trang nhân dân được xây dựng vững mạnh toàn diện, coi
trọng cả số lượng và chất lượng, trong đó lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng về
chính trị làm cơ sở, LLVT thực sự làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
3 - Phối hợp chặt chẽ giữa chống quân địch tiến công từ bên ngoài vào
với bạo loạn lật đổ từ bên trong
- Phải phối hợp chống địch tiến công từ bên ngoài vào với bạo loạn lật đổ từ
bên trong, vì khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, quân xâm lược sẽ cấu kết
với lực lượng phản động bên trong, thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào buộc ta
phải khuất phục.
- Để tiến hành ta phải giữ vững ổn định về chính trị, chủ động kịp thời dập
tắt bạo loạn, không để quân xâm lược cấu kết với bọn phản động bên trong. Trong
kế hoạch tác chiến của các cấp phải có phương án chống bạo loạn lật đổ và phải
được quán triệt, phổ biến kỹ lưỡng tới cơ sở.

Kết luận bài


- Cuộc chiến tranh xâm lược nước ta nếu xảy ra, kẻ thù sẽ sử dụng quân
đông, vũ khí trang bị hiện đại.
- Chống lại cuộc chiến tranh đó, chúng ta sẽ tiến hành CTND, thực hiện
toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân làm nòng cốt.
Đánh giặc toàn diện trên tất cả các mặt trận, bằng mọi phương tiện, vũ khí kỹ thuật
hiện có. Đánh bại ý chí xâm lược lật đổ của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN.

18
- Đội ngũ sinh viên phải nghiên cứu nắm chắc nội dung bài giảng, nhận
thức rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, chuẩn bị sẵn sàng góp phần vào thắng
lợi của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

19

You might also like