You are on page 1of 15

Bài 1: KỸ THUẬT SỬ DỤNG SÚNG TIỂU LIÊN AK

-------------------------------
I- MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ LÝ THUYẾT BẮN
1. Hình dáng đường đạn và ý nghĩa thực tiễn trong chiến đấu
a- Hình dáng đường đạn
Trọng tâm đàu đạn

Lực cản của


Đường phóng không khi

Đường đạn Góc rơi

Góc phóng
Mặt phẳng ngang Lực hút của Trái đất

Hình 1: Hình dáng đường đạn


- Khái niệm: Đường đạn là một đường cong do trọng tâm của đầu đạn vạch
ra khi bay trong không gian.
- Đặc điểm:
+ Đường đạn là một đường cong không cân đối.
+ Góc phóng nhỏ hơn góc rơi.
+ Đỉnh đường đạn nằm gần phía điểm rơi, đoạn lên dài và căng hơn đoạn xuống.
+ Tốc độ đầu lớn hơn tốc độ rơi, tốc độ ở thời điểm trước lớn hơn tốc độ ở
thời điểm sau.
b- Ý nghĩa thực tiễn của đường đạn trong chiến đấu
Khi bắn súng tiểu liên AK, sử dụng đường đạn căng ( là loại đường đạn
được tạo lên bởi góc bắn nhỏ hơn góc bắn có tầm bắn xa nhất 320 – 350) thì
phạm vi nguy hiểm lớn ít phải thay đổi góc bắn, ít sai sót trong chọn phần tử bắn
và hiệu quả bắn cao.
Tuy nhiên đường đạn căng thì phạm vi sát thương địch sau các khối chắn
bị hạn chế do có khoảng che đỡ và khoảng an toàn lớn. vì vậy trong chiến đấu
tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể người bắn phải luôn thay đổi góc bắn, vị trí bắn,
tận dụng đường đạn cầu vồng ( là loại đường đạn được tạo lên bởi góc bắn lớn
hơn góc bắn có tầm bắn xa nhất) và đường đạn liên hợp (là các đường đạn có
góc bắn khác nhau nhưng tầm bắn như nhau )
2. Ngắn bắn
a- Khái niệm: Ngắn bắn là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa
quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
b- Định nghĩa về ngắm
- Đường ngắm cơ bản: Là đường ngắm thẳng từ mắt người ngắm qua chính
giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm (Hình 5)

1
§Çu
ng¾m
Khe
ng¾m ®­êng­ng¾m­c¬­
b¶n

Hình 5: Đường ngắm cơ bản


Nội dung lấy đường ngắm cơ bản là: Dóng một đường thẳng từ mắt người
ngắm qua khe thước ngắm đến đỉnh đầu ngắm, sao cho đỉnh đầu ngắm ở chính giữa
và ngang bằng với 2 mép trên của thành khe ngắm, với điều kiện mặt súng không bị
nghiêng.
- Điểm ngắm đúng: Là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào
đó để bắn thì quỹ đạo của đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu
- Đường ngắm đúng: Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm
đã xác định với mặt súng phải thăng bằng ( Hình 6 )
Việc lấy đường ngắm đúng là một quá trình phối hợp liên tục giữa lấy đường
ngắm cơn bản và đưa đường ngắm cơ bản vào điểm ngắm đúng trên mục tiêu, phải
được duy trì trong suốt quá trình bắn.

§iÓm ng¾m
®óng

®­êng­ng¾m­c¬­
b¶n

Hình 6: Đường ngắm đúng

2
(Khi bắn ở cự ly 100m. thước ngắm 3)
c- Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.
- Muốn bắn trúng mục tiêu người bắn phải thực hiện tốt 3 yếu tố
+ Có thước ngắm đúng
+ Điểm ngắm đúng
+ Đường ngắm đúng
- Nếu thiếu hoặc thực hiện sai lệch 1 trong 3 yếu tố trên thì khả năng bắn
trúng mục tiêu sẽ thấp, hoặc không trúng mục tiêu. Sự sai lêch đó được biểu
hiện cụ thể:
+ Đường ngắm cơ bản sai lệch: Là hiện tượng đầu ngắm không nằm chính
giữa khe ngắm hoặc không ngang bằng với mép trên của khe ngắm . Sự sai lệch
đó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả bắn
Ví dụ : Bắn súng AK mục tiêu bia 4 , cự li 100 m đầu ngắm lệch sang phải
(Không nằm chính giữa khe ngắm ) 1m m thì điểm chạm trên mục tiêu cũng
lệch sang phải điểm định bắn trúng là 264 mm
* Nếu điểm chính giữa đầu ngắm cao (Thấp) so với điểm chính giữa mép
trên của khe ngắm Thì kết quả trên bia cao (thấp)
* Nếu điểm chính giữa đầu ngắm lệch phải (trái ) so với điểm chính giữa
mép trên của khe ngắm thì kết quả bắn trên bia cũng lệch phải (Trái )
* Nếu điểm chính giữa đầu ngắm vừa cao vừa lệch phải so với điểm chính
giữa mép trên của khe ngắm thì kết quả bắn sẽ cao và lệch phải. (và ngược lại)
- Điểm ngắm sai lệch: Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác nếu điểm ngắm
sai lệch bao nhiêu so với điểm ngắm đúng thì kết quả bắn trên bia sẽ sai lệch
tương ứng bấy nhiêu
- Nếu có đường ngắm cơ bản đúng, và điểm ngắm đúng nhưng súng nghiêng
về bên nào thì kết quả bắn trên bia sẽ thấp và lệch sang bên đó.
II. TẬP BẮN MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH BAN NGÀY
1. Ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu
a/ Ý nghĩa: Bắn mục tiêu cố định ban ngày là bài bắn cơ bản đầu tiên
nhằm rèn luyện cho sinh viên những động tác cơ bản, kỹ năng bắn trúng, chụm
vào mục tiêu cố định ban ngày làm cơ sở cho huấn luyện và chiến đấu sau này.
b/ Đặc điểm:
- Mục tiêu cố định ban ngày được bố trí trên địa hình bằng phẳng dễ quan
sát và ngắm bắn
- Người bắn được chuẩn bị chu đáo, quan sát trước mục tiêu, Thời gian 5
phút tương đối dài.
- Tuy nhiên là bài bắn đầu tiên nên ít nhiều ảnh hưởng về tâm lý.
c/ Yêu cầu
- Bình tĩnh tự tin chuẩn bị chu đáo
- Tích cực luyện tập thực hiện đúng động tác yếu lĩnh bắn cơ bản.
- Bảo đảm an toàn và kỷ luật trên bãi tập.
- Thi bắn đạt kết quả khá giỏi

3
2. Điều kiện bài bắn.( bài 1b)
- Mục tiêu: Bia số 4 có vòng loang nổ có kích thước (0,42 x 0,42) m Kích
thước của khung bia là:
(0,75 x0,75) m được cắm cố định.
- Cự ly bắn: 100 m
- Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tỳ
- Số lượng đạn: 3 viên ( bắn phát 1)
- Thời gian bắn: 5 phút
- Đánh giá kết quả:
+ Giỏi: 25 điểm trở lên
+ Khá: 20 – 24 điểm
+ Đạt yêu cầu: 15 – 19 điểm
+ Quy điểm bắn thành điểm học tập như sau:

- Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm: Căn cứ vào cự ly bắn, độ cao đường
đạn và điểm cần bắn trúng để ta chọn thức ngắm và điểm ngắm cho phù hợp.
SƠ ĐỒ BÀI BẮN 1B
BẮN MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH BAN NGÀY

0,75
1,96 m

Bia số 4 cắm
cố định

100 m

Tuyến bắn

Nằm bắn có bệ tỳ

4
CÂU HỎI ÔN
1/ Khái niệm: Đường ngắm cơ bản, Điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng ?
2/ Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn?

BÀI 2: CHIẾN THUẬT BỘ BINH

Chiến thuật bộ binh: Theo " Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam" đó là Thuật chiến
đấu của lực lượng bộ binh. Gồm cả phần lý luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành Trận
chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn, là một bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân
sự Việt Nam.
- Lý luận chiến thuật: Nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến đấu; chức
năng, nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn đề ra nguyên tắc,
phương pháp chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu.
- Thực tiễn chiến thuật: Bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan và bộ đội
để chuẩn bị và thực hành Trận chiến đấu.
Phần 1: TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG
I - ĐẶC ĐIỂM PHÒNG NGỰ CỦA ĐỊCH
Khi địch phòng ngự thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: Địch phòng
ngự vững chắc hoặc địch phòng ngự tạm thời.
Trường hợp địch phòng ngự vững chắc:
Sau khi địch chiếm được trận địa của ta, chúng lợi dụng công sự trận địa
có sẵn cải tạo rồi chủ động chuyển vào phòng ngự trong điều kiện thuận lợi. Do
đó hệ thống công sự trận địa của địch lúc này được cải tạo xây dựng tương đối
kiên cố vững chắc. Có ụ súng, lô cốt, hầm trú ẩn và hệ thồng chiến hào, giao
thông hào được bố trí hoả lực, hoả khí, kết hợp với vật cản chặt chẽ liên hoàn; tổ
chức cảnh giới tuần tra xung quanh trận địa phòng ngự chặt chẽ, thường xuyên
quan sát phát hiện đối phương.
Trường hợp địch phòng ngự tạm thời:
Lực lượng của địch bị ta chặn đánh bất ngờ, quân số, vũ khí trang bị tổn
thất lớn, địch không thể tiến công được, buộc chúng phải co cụm lại để củng cố
lực lượng, chờ lực lượng phía sau chi viện, rồi mới tiếp tục tổ chức tấn công
những đợt tiếp theo nên địch bị động chuyển sang phòng ngự tạm thời.
II - NHIỆM VỤ - YÊU CẦU CHIẾN THUẬT
1. Nhiệm vụ :
Trong chiến đấu tiến công người chiến sĩ có thể chiến đấu độc lập hoặc
nằm trong đội hình chiến đấu của tổ hoặc tiểu đội, nhận nhiệm vụ đánh chiếm
một số mục tiêu:
- Đánh địch trong ụ súng, lô cốt;
- Đánh tên địch, tốp địch, trong chiến hào, giao thông hào ;
5
- Đánh xe tăng, xe bọc thép của địch trong công sự hay đang vận động;
- Đánh tên địch tốp địch ngoài công sự.
2. Yêu cầu chiến thuật :
- Bí mật, bất ngờ, tinh khôn mưu mẹo.
- Dũng cảm, linh hoạt, kịp thời.
- Biết phát hiện và lợi dụng sơ hở, điểm yếu của địch, tiếp cận đến gần
tiêu diệt địch.
- Độc lập chiến đấu, chủ động hiệp đồng, liên tục chiến đấu.
- Phát huy hiệu quả các loại vũ khí sẵn có để tiêu diệt địch, tiết kiệm đạn dược.
- Đánh đúng mục tiêu, đánh nhanh lùng sục kỹ, vừa đánh vừa làm công
tác địch vận.
III. HÀNH ĐỘNG CỦA TỪNG NGƯỜI SAU KHI NHẬN NHIỆM VỤ
1. Hiểu rõ nhiệm vụ :
- Khi nhận nhiệm vụ người chiến sĩ phải nghe rõ và nhận đầy đủ, chính
xác, nếu chưa rõ phải hỏi lại để người chỉ huy bổ sung cho đầy đủ.
- Nội dung hiểu rõ nhiệm vụ :
+ Mục tiêu phải đánh chiếm ( Loại mục tiêu gì, vị trí, tính chất mục tiêu,
những mục tiêu có liên quan.v.v..)
+ Nhiệm vụ cụ thể (Hiệp đồng với ai, đánh chiếm mục tiêu nào, đến đâu,
sau khi đánh xong mục tiêu phải làm gì...)
+ Ký hiệu, ám hiệu, cách liên lạc, hiệp đồng, cách báo cáo cấp trên.
+ Đồng đội có liên quan cùng tham gia chiến đấu (bên phải, bên trái có ai).
2. Làm công tác chuẩn bị báo cáo.
- Công việc chuẩn bị chiến đấu của từng người phải được chuẩn bị
thường xuyên, nhưng trước khi bước vào chiến đấu người chiến sĩ phải căn cứ
vào ý định của người chỉ huy, căn cứ vào nhiệm vụ của từng trận đánh, để tiến
hành làm công tác chuẩn bị chiến đấu cho phù hợp, sát với từng trận đánh.
- Nội dung công tác chuẩn bị: Xác định tư tưởng, ý chí quyết tâm chiến
đấu kiểm tra lại vũ khí trang bị như: Súng, đạn, lựu đạn, lương thực, thực phẩm,
nước uống, bông băng, thuốc nổ, khí tài phòng hóa, xẻng, cuốc.
- Sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị xong phải khẩn trương báo cáo cấp
trên.
IV. THỰC HÀNH ĐÁNH CHIẾM MỤC TIÊU
1. Vận động đến gần địch:
a. Trước khi vận động:

6
Người chiến sĩ phải luôn quan sát địch, địa hình, đường, hướng vận động,
phương pháp và thời cơ tiến hành cho thích hợp. Phải dự kiến vị trí tạm dừng, cách
nghi binh đánh lừa địch đến gần mục tiêu đúng thời gian quy định của cấp trên.

b. Khi vận động:


Phải luôn quan sát nghe ngóng tình hình địch, triệt để lợi dụng địa hình,
địa vật, vật che đỡ, che khuất, đêm tối, sương mù, ánh sáng để vận dụng các tư
thế, động tác cho phù hợp, đến đúng mục tiêu theo quy định của cấp trên.
Phải luôn quan sát mục tiêu, giữ đúng đường, hướng tiến. Khi vận động phải
biết nghi binh thu hút, đánh lừa địch, đến gần mục tiêu, khi đến gần mục tiêu nhanh
chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, thuốc nổ, thủ pháo sẵn sàng chiến đấu. Nhanh
chóng đào công sự nếu thấy cần thiết.
2. Cách đánh từng loại mục tiêu:
a. Đánh địch trong ụ súng, lô cốt:
* Đặc điểm mục tiêu:
- Ụ súng có nắp, hoặc không có nắp thường làm bằng gỗ đất, hoặc bê
tông cốt thép lắp ghép, cấu trúc theo kiểu nửa chìm nửa nổi có lỗ bắn ra các
hướng, cửa ra vào quay vào phía trong.
- Lô cốt là mục tiêu được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép, gạch
đá, có nhiều ngăn, cấu trúc theo kiểu ngũ giác, lục giác hoặc bát giác, các hướng
đều bố trí lỗ bắn, cửa ra vào nối với đoạn hào có nắp hoặc không có nắp để cơ
động về phía sau.
- Khi chưa bị tiến công địch thường lợi dụng ụ súng, lô cốt kết hợp với
các phương tiện khác để quan sát phát hiện đối phương; khi bị tiến công chúng
dựa vào ụ súng, lô cốt dùng hoả lực ngăn chặn từ xa.
* Cách đánh:
Trước khi đánh địch trong ụ súng, lô cốt phải luôn quan sát địch, địa
hình, xác định rõ loại mục tiêu ụ súng hay lô cốt, tìm nơi sơ hở, điểm yếu của
địch, như góc tử giác, lối ra vào, đường tiếp cận kín đáo bên sườn, phía sau ụ
súng, lô cốt của địch... Ngoài ra còn căn cứ vào vũ khí trang bị hiện có để xác
định cách đánh cho thích hợp.
- Trường hợp đánh địch trong ụ súng không có nắp :
Phải hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội, lợi dụng địa hình địa vật, bí mật
vận động đến bên sườn phía sau ụ súng của địch, đến cự ly thích hợp bất ngờ
ném lựu đạn, thủ pháo vào bên trong ụ súng. Lợi dụng lúc khói đạn mịt mù
nhanh chóng xông lên bắn găm, bắn gần, đâm lê tiêu diệt những tên địch còn
sống sót.
7
- Trường hợp đánh địch trong ụ súng có nắp và lô cốt:
Lợi dụng góc tử giác, tiếp cận đến bên sườn phía sau ụ súng lô cốt lăng lựu
đạn, thủ pháo vào lỗ bắn hay cửa ra vào để tiêu diệt địch bên trong ụ súng, lô cốt.
Trường hợp nếu ụ súng lô cốt có hàng dào dây thép gai bảo vệ thì dùng
lượng nổ dài để phá hoặc bí mật dùng kéo để cắt. Nếu lỗ bẵn có lưới chắn phải
buộc lựu đạn hoặc thuốc nổ để phá. Khi lựu đạn nổ nhanh chóng xông lên bắn
găm, bắn gần, đâm lê tiêu diệt những tên địch còn sống sót bên trong ụ súng lô
cốt của địch. Nếu cửa đóng kín thì đặt thuốc nổ vào nơi mỏng yếu để phá huỷ.
- Trường hợp địa hình trống trải, địch kiểm soát chặt chẽ:
Phải lợi dụng địa hình địa vật, khéo léo dùng hỏa lực kiềm chế, thu hút,
nghi binh buộc địch phải chú ý về hướng hỏa lực. Rồi bí mật tiếp cận đến bên
sườn phía sau tiêu diệt mục tiêu.
Nếu được trang bị súng chống tăng ( Súng B40, B41), vận động đến cự
ly thích hợp bất ngờ bắn phá huỷ ụ súng, lô cốt của địch sau đó nhanh chóng
xông lên lục soát tiêu diệt những tên địch còn sống sót.
b. Đánh địch trong chiến hào hoặc giao thông hào:
* Đặc điểm mục tiêu:
- Các đoạn chiến hào và giao thông hào được cấu trúc theo kiểu gấp
khúc có chiều dài từ 5 - 7 m tạo thành các ngách hào, ngã ba hào. Hào đào sâu
có nắp lát bằng bê tông, gỗ, đất, hoặc không có nắp; ở thành hào phía trước
thường cấu trúc các vị trí bắn; dọc theo hào địch có thể bố trí các vật cản ( mìn
đè nổ, vướng nổ... ) để ngăn chặn đối phương cơ động trong hào.
- Khi chưa bị tiến công địch lợi dụng đường hào để cơ động. Khi bị tiến
công địch lợi dụng hào sử dụng hoả lực từ các công sự bắn. Khi có nguy cơ bị
tiêu diệt địch lợi dụng hào để rút chạy.
* Cách đánh:
Trước khi đánh địch trong chiến hào hoặc giao thông hào phải quan sát địa
hình, địa vật xung quanh, địch trên chiến hào, giao thông hào để xác định cách
đánh cho thích hợp. Phải biết triệt để lợi dụng các đoạn ngoặt của hào, Thực hiện
đánh chắc, tiến chắc, lùng sục kỹ, chia cắt địch ra từng đoạn để tiêu diệt.
- Trường hợp hào không có nắp :
Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, kết hợp hỏa lực của đồng đội, kiềm
chế thu hút rồi bí mật vận động đến gần hào, xem xét nghe ngóng. Nếu có địch
dưới hào thì dùng lựu đạn, thủ pháo, kết hợp bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch rồi
mới được nhảy xuống hào. Khi địch ném lựu đạn xuống hào, hay bắn thẳng dưới
hào thì phải nhanh chóng lợi dụng đoạn ngoặt của hào để ẩn nấp, tránh đạn. Khi
gặp ngã ba ngã tư hào phải dùng mưu mẹo, nghi binh lừa địch để tiêu diệt địch
rồi mới vượt qua.
Nếu không tiếp tục vận động được ở dưới hào thì nhảy lên khỏi hào,
trước khi lên, phải quan sát địa hình, địa vật xung quanh, bên sườn, phía sau hay
8
phải dùng hỏa lực kiềm chế, phối hợp cùng với đồng đội để tiêu diệt địch. Nếu
gặp chông, mìn, cạm bẫy, cự mã, củ ấu, cửa sập phải nghe ngóng, nếu có điều
kiện thì phải phá hủy hoặc cắt gỡ hay đánh dấu vòng tránh vượt qua.
Nếu phải đánh lướt: Thì nhanh chóng ném lựu đạn xuống hào để tiêu
diệt địch dưới hào rồi nhanh chóng vượt qua.
- Trường hợp hào có nắp:
Nếu gặp hào có nắp từng đoạn: Lợi dụng sơ sở của nắp hào, dùng lựu
đạn, thủ pháo, lăng, ném vào bên trong. Khi lựu đạn thủ pháo nổ nhanh chóng
nhảy xuống hào lùng sục tiêu diệt những tên địch còn sống sót.
Trường hợp hào có nắp kéo dài: Có thể dùng thuốc nổ đặt vào nơi mỏng
yếu của nắp để phá sập từng đoạn. Sau đó lăng lựu đạn thủ pháo vào bên trong,
kết hợp bắn găm, bằn gần tiêu diệt những tên địch còn sống sót ở bên trong.
c. Cách đánh xe tăng, xe bọc thép của địch:
* Đặc điểm mục tiêu:
Xe tăng, xe bọc thép của địch có thể bố trí trong công sự hoặc cơ động
triển khai ngoài công sự; nếu bố trí trong công sự có thể có lưới chắn đạn B40,
B41, bên cạnh xe có các ụ chiến đấu bảo vệ. Xe tăng, xe bọc thép khi cơ động
có thể có bộ binh ngồi trên xe hoặc cơ động hai bên sườn, phía sau xe.
Đặc điểm chung của xe tăng, xe bọc thép là có vỏ thép dày, hoả lực
mạnh, sức cơ động cao nhưng tầm quan sát bị hạn chế dễ bị tiêu diệt khi ta tiếp
cận gần.
* Cách đánh:
Trước khi đánh xe tăng, xe bọc thép của địch phải quan sát địa hình,
đường hướng vận động của xe tăng lực lượng địch trên xe và sau xe, nơi sơ hở
điểm yếu của địch. Ngoài ra còn phải căn cứ vào vũ khí trang bị hiện có để xác
định cách đánh cho thích hợp.
- Trường hợp đánh xe tăng, xe bọc thép của địch nằm tại chỗ hoặc nằm
trong công sự:
Phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, nơi sơ hở điểm yếu của địch, bí
mật vận động đến gần mục tiêu đột nhiên nổ súng tiêu diệt bộ binh trên xe hoặc
xung quang xe, sau đó nhanh chóng xung phong dùng thuốc nổ, mìn chống tăng
để phá huỷ xe của địch.
- Trường hợp đánh xe tăng, xe bọc thép của địch đang vận động:
Phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, bí mật vận động dùng súng chống
tăng ( B40, B41 hoặc ) đến hướng xe tăng địch có thể vận động qua, hoặc bắt
buộc phải vận động qua nằm trong tầm bắn hiệu quả của súng chống tăng chờ
sẵn để tiêu diệt xe tăng của địch.

9
Yêu cầu khi chọn vị trí đặt súng chống tăng: Phải đặt ở nơi xe tăng địch
đang lên dốc hoặc vượt qua vật cản hay chuyển hướng vận động. Chờ xe tăng
địch đến cự ly thích hợp, bất ngờ nổ súng tiêu diệt xe tăng địch.
Nếu có bộ binh trên xe và sau xe: thì phải dùng hỏa lực tiêu diệt bộ binh
trước, rồi mới nhanh chóng lợi dụng địa hình, địa vật, vận động dùng súng
chống tăng đến cự ly thích hợp nổ súng tiêu diệt xe tăng địch.
Trường hợp không có súng chống tăng: Có thể vận động đến hướng xe
tăng bắt buộc phải vận động qua dùng thuốc nổ, mìn chống tăng bố trí sẵn, để
phá huỷ xe tăng địch.
d. Đánh tên địch, tốp địch ngoài công sự:
* Đặc điểm mục tiêu:
Tên địch, tốp địch có thể đang cơ động hoặc đã triển khai đội hình chiến
đấu chuẩn bị tiến công. Khi chưa bị tiến công địch luôn quan sát, phát hiện ta
trên các hướng. Khi bị ta tiến công chúng lợi dụng địa hình, địa vật kết hợp hoả
lực của bộ binh và hoả lực của xe tăng chống trả quyết liệt. Khi có nguy cơ bị
tiêu diệt chúng từng bước cơ động về phía sau, dưới sự chi viện của hoả lực chờ
lực lượng đến ứng cứu giải toả.
* Cách đánh:
Trước khi đánh, người chiến sỹ phải quan sát, phát hiện vị trí, hướng
hoạt động và tính chất của mục tiêu, địa hình, địa vật xung quanh, dự kiến các
tình huống có thể xẩy ra, để xác định cách đánh cho thích hợp.
- Trường hợp địa hình kín đáo :
Bí mật vận động đến bên sườn phía sau mục tiêu, bất ngờ dùng lựu đạn
kết hợp bắn găm, bắn gần tiêu diệt địch.
- Trường hợp địa hình trống trải, địch kiểm soát chặt chẽ :
Phải khéo nghi binh lừa địch, thu hút địch phải chú ý về một hướng, rồi
bí mật vòng sang hướng khác như bên sườn hoặc phía sau mục tiêu bất ngờ nổ
súng tiêu diệt địch. Trong quá trình vận động tiến công tên địch, tốp địch ngoài
công sự, chú ý hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội và luôn quan sát địch, đề phòng
mục tiêu di động.
e. Đánh 2, 3 mục tiêu xuất hiện cùng một lúc:
Khi gặp 2, 3 mục tiêu xuất hiện cùng một lúc chiến sỹ phải xác định rõ
mục tiêu nào quan trọng, nguy hại để tiêu diệt trước, rồi sau đó mới tiêu diệt
những mục tiêu còn lại. Thực hiện nguyên tắc đánh chắc, tiến chắc, lùng sục kỹ,
hoặc có thể dùng lựu đạn đánh lướt qua sau đó mới quay lại lùng sục tiêu diệt
những mục tiêu còn lại.
Trong quá trình đánh địch phải khéo nghi binh thu hút lừa địch, đảm bảo
khi đánh mục tiêu này không bị hỏa lực của mục tiêu khác cản trở, sát thương.

10
Trong quá trình chiến đấu phải hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội để cùng
tham gia chiến đấu.
V- HÀNH ĐỘNG CỦA TỪNG NGƯỜI SAU KHI CHIẾM ĐƯỢC MỤC
TIÊU
- Sau khi chiếm được mục tiêu người chiến sỹ có thể được giao nhiệm vụ
chốt giữ mục tiêu, phát triển chiến đấu hoặc rời khỏi nơi chiến đấu...
- Thường sau khi đánh chiếm được mục tiêu người chiến sĩ phải nhanh
chóng chiếm địa hình có lợi phòng tránh hỏa lực địch sát thương, đồng thời
kiểm tra vũ khí trang bị, giải quyết thương binh, tử sĩ (nếu có), sửa sang lại công
sự trận địa nếu thấy cần thiết, tổng hợp tình hình báo cáo cấp trên...
- Sẵn sàng bắn máy bay, bay thấp, tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của địch
phản kích, thu chiến lệ phẩm, bắt tù binh theo lệnh cấp trên. Sẵn sàng nhận
nhiệm vụ tiếp theo.
Phần 2: TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU PHÒNG NGỰ
I. ĐẶC ĐIỂM TIẾN CÔNG CỦA ĐỊCH
1. Trước khi tiến công.
- Địch thường sử dụng các lực lượng, phương tiện trinh sát từ trên
không, mặt đất để phát hiện ta.
- Địch sử dụng hoả lực từ máy bay, pháo binh đánh phá mãnh liệt vào
trận địa phòng ngự của ta nhằm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phá hủy công sự
trận địa, đồng thời bộ binh, xe tăng, xe bọc thép của địch triển khai tiến công.
2. Khi tiến công.
- Hoả lực thực hiện chuyển bắn về phía sau, bộ binh, xe tăng , xe bọc
thép địch thực hành xung phong vào trận địa phong ngự của ta.
- Khi chiếm được một phần trận địa, địch lợi dụng địa hình địa vật, công
sự giữ chắc phạm vi đã chiếm đồng thời tiếp tục phát triển vào chiều sâu trận địa
phòng ngự của ta.
3. Sau mỗi lần tiến công bị thất bại.
Địch thường lui về phía sau củng cố lại lực lượng, dùng hoả lực đánh
phá vào trận địa của ta, sau đó tiến công tiếp.
II. NHIỆM VỤ - YÊU CẦU CHIẾN THUẬT
1. Nhiệm vụ:
Trong chiến đấu phòng ngự người chiến sỹ cùng với tổ, tiểu đội nhận một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Dựa vào công sự trận địa vững chắc, hệ thống hỏa lực chặt chẽ tích cực tiêu
diệt và đánh bại địch tiến công ở phía trước, bên sườn phía sau trận địa phòng ngự.
- Có thể cùng với tổ và tiểu đội đánh địch đột nhập trận địa
- Làm nhiệm vụ đánh địch từ xa ( đánh địch vòng ngoài )
11
- Làm nhiệm vụ tuần tra canh gác trong khu vực trận địa phòng ngự của ta
2. Yêu cầu chiến thuật :
- Có quyết tâm chiến đấu cao
- Xây dựng công sự chiến đấu vững chắc, bố trí vật cản hiểm hóc, ngụy trang
bí mật kín đáo.
- Thiết bị bắn phải phù hợp, phát huy hỏa lực chính xác trên các hướng.
- Kiên quyết giữ vững trận địa.
- Hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với đồng đội, tạo thành thế liên hoàn đánh
địch.
- Chiến đấu phải kiên cường dũng cảm, mưu trí sáng tạo, chủ động đánh địch
giữ vững trận địa.
- Chuẩn bị mọi mặt chu đáo để đảm bảo đánh địch liên tục và dài ngày.
III. HÀNH ĐỘNG CỦA TỪNG NGƯỜI SAU KHI NHẬN NHIỆM VỤ.
1. Hiểu rõ nhiệm vụ:
Người chiến sỹ thường nhận nhiệm vụ ngay ngoài thực địa. Khi nhận
nhiệm vụ phải nghe rõ và nhận chính xác. Nếu chưa rõ phải đề nghị nhắc lại, để
cấp trên bổ sung cho đầy đủ.
Nội dung hiểu rõ nhiệm vụ gồm :
- Phương hướng, vật chuẩn, đặc điểm địa hình nơi bố trí xây dựng công
sự trận địa phòng ngự.
- Lực lượng địch ở đâu, có thể tiến công từ hướng nào đến, âm mưu thủ
đoạn của địch khi tiến công vào trận địa phòng ngự của ta, đi bằng phương tiện
gì, thời gian nào...
- Nhiệm vụ chiến đấu:
+ Phải nắm chắc mục đích, vị trí phải giữ, phạm vi quan sát tiêu diệt
địch; tính chất và yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Thủ đoạn, cách đánh có thể vận dụng khi địch tiến công.
+ Mức độ xây dựng công sự trận địa, ngụy trang, vật chất cần phải chuẩn
bị, thời gian hoàn thành và sẵn sàng chiến đấu.
- Đồng đội có liên quan cùng tham gia chiến đấu ( vị trí bên phải, bên
trái là ai, phạm vi quan sát tiêu diệt địch ở đâu...) cách liên lạc, báo cáo với cấp
trên ( kí, tín, ám hiệu hiệp đồng, v.v...)
2. Chuẩn bị chiến đấu:
Chuẩn bị chiến đấu là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở cho việc hoàn
thành nhiệm vụ. Chuẩn bị chiến đấu phải chu đáo, đầy đủ mới bảo đảm đánh
địch dài ngày hiệu quả cao.
a. Chuẩn bị vị trí bố trí và xác định cách đánh địch.
12
- Chuẩn bị vị trí bố trí:
Khi chuẩn bị vị trí bố trí chiến đấu phải căn cứ vào nhiệm vụ của bản
thân, ý định của người chỉ huy, tình hình địch, địa hình, thời tiết, vũ khí trang bị,
bạn có liên quan…để xác định vị trí bố trí chiến đấu cho thích hợp. Vị trí bố trí
của từng người nên chọn ở nơi:
+ Địa hình kín đáo hiểm hóc, bất ngờ (Thuận lợi cho ta, khó khăn cho
địch )..
+ Tiện quan sát phát hiện địch từ xa, trong mọi điều kiện thời tiết.
+ Tiện cơ động lực lượng, phát huy binh hỏa lực trên tất cả các hướng.
+ Tiện cải tạo địa hình xây dựng công sự vững chắc, bảo đảm đánh địch
liên tục, dài ngày.
- Xác định cách đánh:
Công sự trận địa phòng ngự phải đánh được địch trên tất cả các hướng.
Nhưng trên các hướng phải đảm bảo đánh được địch trong các trường hợp sau :
+ Đánh được địch khi địch tiến công vào trận địa phòng ngự của ta.
+ Đánh được địch khi địch chiếm được một phần trận địa phòng ngự của
ta.
+ Xuất kích đánh địch trước trận địa phòng ngự.
Trong các trường hợp trên phải xác định được: Vị trí quan sát, vị trí ẩn
nấp đường cơ động, vị trí chiến đấu, thời cơ đánh địch, cách sử dụng binh hỏa
lực kết hợp với vật cản,v.v...
b. Bố trí vũ khí, làm công sự và vật cản :
Khi đã xác định được vị trí trận địa, yêu cầu phải khẩn trương xây dựng công
sự chiến đấu, bố trí vũ khí để sẵn sàng tiêu diệt địch, xây dựng bãi vật cản. Lắp đặt
thiết bị bắn ban đêm, xác định khu vực tập trung diệt địch, kết hợp với vật cản...
- Vũ khí bắn thẳng: Bố trí ở nhiều vị trí phát huy hết uy lực, những nơi
hiểm hóc bất ngờ, tiện cơ động đánh địch
- Vũ khí chống tăng ( Súng B40, B41, đạn AT ) bố trí dự kiến nơi xe tăng
địch có thể đi qua đến uy hiếp trận địa phòng ngự của ta.
- Lựu đạn thủ pháo chỉ sử dụng trong tầm ném hiệu quả (20 - 30 m).
- Công sự và đường cơ động: Công sự chiến đấu phải có công sự chính,
phụ có đủ thiết bị bắn ban ngày, ban đêm, xây dựng công sự chiến đấu trước,
công sự ẩn nấp sau, nối liền các công sự chiến đấu, hầm ẩn nấp bố trí các đoạn
hào chiến đấu hào giao thông và nguỵ trang kín đáo.
- Bãi vật cản phải tập trung trên hướng phòng ngự chủ yếu, khu vực tập
trung diệt địch, kết hợp chông, mìn, cạm bẫy xen kẽ với nhau.
b. Chuẩn bị vật chất bảo đảm cho chiến đấu:

13
- Bảo đảm vật chất là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong
chiến đấu phòng ngự . Vì vậy từng chiến sỹ phải chủ động chuẩn bị đầy đủ số
lượng và chất lượng vật chất theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu bảo đảm chiến
đấu liên tục, dài ngày.
- Nội dung công tác chuẩn bị: Xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao, kiểm
tra vũ khí trang bị như : Súng, đạn, lựu đạn, lương thực, thực phẩm, nước uống,
bông băng, thuốc nổ, khí tài phòng hóa, các dụng cụ, vật liệu xây dựng công sự trận
địa v.v...
IV. HÀNH ĐỘNG CỦA TỪNG NGƯỜI KHI THỰC HÀNH CHIẾN ĐẤU.
1. Hành động của từng người khi địch chuẩn bị tiến công.
- Trước khi tiến công, địch thường dùng máy bay, biệt kích thám báo, để
tiến hành trinh sát phát hiện trận địa phòng ngự của ta. Do vậy mọi hành động
của người chiến sĩ phải hết sức giữ bí mật, chấp hành nghiêm những nội quy,
quy định của người chỉ huy, đồng thời luôn sẵn sàng chiến đấu.
- Khi địch dùng hoả lực của máy bay, pháo binh bắn phá vào trận địa của
ta, phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, công sự trận địa để ẩn nấp, bảo toàn
lực lượng đồng thời sẵn sàng ra vị trí chiến đấu được ngay.
- Nếu địch sử dụng vũ khí hóa học bắn vào trận địa phòng ngự của ta,
mọi người phải nhanh chóng dùng khí tài phòng hóa (ứng dụng hoặc chế sẵn)
để phòng tránh.
- Sau mỗi đợt bắn phá của địch, mọi người phải nhanh chóng ra vị trí
chiến đấu để sửa sang lại công sự trận địa, vật cản, bổ sung nhiệm vụ đồng thời
sẵn sàng chiến đấu.
- Trực ban quan sát của tiểu đội. Khi địch bắn phá chuẩn bị, phải bình
tĩnh quan sát phát hiện địch, kịp thời xử trí các tình huống, báo cáo cấp trên. Khi
cần thiết có thể dùng hỏa lực tiêu diệt tên địch tốp địch đến gần.
2. Hành động của từng người khi địch tiến công.
- Căn cứ vào cách đánh đã chọn và tình hình cụ thể về địch, ta để tranh
thủ thời cơ lúc pháo địch chuyển làn, khói bom đạn chưa tan; nhanh chóng, bí
mật chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, chờ địch đến gần nằm trong tầm bắn hiệu quả
của súng bộ binh, khu vực tập trung diệt địch, hoặc cửa mở bất ngờ dùng hỏa
lực tiêu diệt địch trước trận địa phòng ngự.
- Tập trung tiêu diệt những mục tiêu gần, những tên quan trọng, nguy hại
trước (những tên chỉ huy, tên mang điện đài và các hỏa điểm quan trọng của
địch. ) rồi sau đó mới tiêu diệt những tên còn lại.
- Quá trình đánh địch, phải luôn quan sát nắm chắc diễn biến về địch,
khéo nghi binh lừa địch, linh hoạt, chủ động. Kiên quyết ngăn chặn, tiêu hao,
tiêu diệt địch không cho chúng bám vào trận địa phòng ngự của ta, giữ vững trận
địa.
- Trường hợp địch đột phá chiếm được một phần trận địa:
14
+ Phải dựa vào công sự kiên quyết bám trụ giữ vững trận địa, dùng vũ
khí đánh gần tiêu diệt địch, ngăn chặn không cho địch phát triển, kịp thời báo
cáo cấp trên xin lực lượng tăng cường để khôi phục trận địa.
+ Khi có lệnh tham gia phản kích khôi phục trận địa phòng ngự của bạn,
người chiến sỹ phải nắm chắc nhiệm vụ, ý định của cấp trên, hiệp đồng chặt chẽ
với bạn xung phong bắn găm, bắn gần, đâm lê, đánh báng tiêu diệt địch đột nhập
khôi phục trận địa bị mất
+ Khi đã giành lại được trận địa phòng ngự, phải nhanh chóng củng cố,
sửa sang lại công sự trận địa, giải quyết thương binh tử sĩ (nếu có), bổ sung súng
đạn tổng hợp tình hình báo cáo lên cấp trên và sẵn sằng chiến đấu đánh những
đợt tiến công tiếp theo của địch.
V. HÀNH ĐỘNG CỦA TỪNG NGƯỜI SAU MỖI LẦN ĐÁNH BẠI ĐỊCH TIẾN
CÔNG.
- Sau mỗi lần đánh lui quân địch, phải nhanh chóng phán đoán dự kiến
những đợt tiến công tiếp theo của địch để bổ sung vào cách đánh cho phù hợp.
- Khi địch rút chạy phải căn cứ vào ý định, mệnh lệnh của trên, tình hình
địch cụ thể để tích cực chủ động sử dụng hoả lực phối hợp với đồng đội truy
kích tiêu diệt địch trong tầm bắn hiệu quả.
- Cùng với đồng đội giải quyết thương binh, tử sĩ nếu có, tổng hợp tình
hình báo cáo cấp trên, bổ sung vũ khi, đạn dược và sẵn sàng chiến đấu.
- Sẵn sàng ra bắt tù binh, thu chiến lợi phẩm, khi có lệnh của cấp trên
hoặc khi thời cơ có lợi.

CÂU HỎI ÔN
1/ Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật từng người trong chiên đấu tiến công,
phòng ngự ?
2/ Nội dung hiểu rõ nhiệm vụ từng người trong chiên đấu tiến công, phòng
ngự ?

15

You might also like