You are on page 1of 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

Câu 1: Tác dụng, tính năng chiến đấu, số liệu kĩ thuật của súng tiểu liên AK?
- Súng tiểu liên AK kiểu Ka - lát - nhi - cốp cỡ 7,62 mm do Liên Xô chế tạo gọi tắt là súng AK.
- Súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy giảm tốc, thước ngắm có vạch khấc đến 10 gọi là AKM.
- Súng AK báng gấp gọi là AKMS. Việt Nam và một số nước khác dựa vào mẫu AK để sản xuất.
 
A. Tác dụng : Súng trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch, súng có gắn lê để đánh gần.

B. Tính năng chiến đấu :


1. Súng bắn được cả liên thanh và phát một .
2. Tầm bắn của súng.
a. Tầm bắn ghi trên thước ngắm (TN)
- Súng AK : Ghi từ 1 đến 8 ứng với cự ly bắn từ 100 m - 800 m.
- Súng AKM : Ghi từ 1 đến 10 ứng với cự ly bắn từ 100 m - 1.000 m.

b. Tầm bắn thẳng:


- Là tầm bắn trong cự ly bắn nhất định, với góc bắn tương ứng, khi bắn đỉnh cao nhất của đường đạn
không cao vượt quá chiều cao của mục tiêu (MT)
 + MT người (nằm cao 0,5 m): tầm bắn thẳng 350 m
 + MT người chạy (cao 1,5 m): tầm bắn thẳng 525 m.

c. Tầm bắn chiến đấ :


- Khi bắn tập trung tiêu diệt được các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước ở cự ly 800 m. Bắn máy bay, quân dù
trong vòng 500 m, ở cự ly 1.500 m đầu đạn vẫn còn khả năng sát thương .

3. Tốc độ bắn :
- Tốc độ bắn lý thuyết: 600 phát/phút
- Tốc độ bắn chiến đấu: Bắn liên thanh: 100 phát 1 phút; Bắn phát một: 40 phát 1 phút.

4. Đạn dùng cho súng :


- Đạn kiểu 1943 do tiên Xô sản xuất hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc sản xuất.
- Có bốn loại đầu đạn: Đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn cháy, và đầu đạn xuyên cháy.
- Súng dùng chung đạn với súng K63, CKC, RPK, RPD - cỡ đạn 7,62 mm.

C. Số liệu kỹ thuật.
* Trọng lượng súng:
- Súng AK:
+ Súng AK không đạn: 3,8 kg
+ 30 viên đạn đầy băng = 0,5 kg. Trọng lượng súng nặng 4,3 kg.
- Súng AKM:
+ Súng AKM không đạn: 3,1 kg
+ 30 viên đạn đầy băng = 0,5 kg. Trọng lượng súng nặng 3,6 kg.
- Súng AKMS:
+ Súng AKMS không đạn: 3,3 kg
+ 30 viên đạn đầy băng = 0,5 kg. Trọng lượng súng nặng 3,8 kg.

* Kích thước súng:


- Chiều dài súng không có lê: 870 mm
- Chiều dài súng khi giương lê: 1.020mm
- Chiều dài nòng súng: 415mm
- Chiều dài đường ngắm gốc: 378mm

Câu 2: Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính của các loại súng:
A. AK: Gồm 11 bộ phận.
- 1. Nòng súng: (dài 415 mm) Có tác dụng định hướng bay cho đầu đạn .
- 2. Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào MT ở các cự ly khác nhau.
- 3. Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận bên trong của súng và định hướng cho bệ
khoá nòng, khoá nòng chuyển động, che chắn bụi, bảo vệ súng.
- 4. Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy chịu áp lực của khí
thuốc
- 5. Khoá nòng: Đẩy đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn, khoá nòng súng làm đạn nổ, mở khoá nòng kéo vỏ đạn
hất ra ngoài.
- 6. Bộ phận cò súng: Để giữ búa đập ở tư thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò đồng thời định ra cách bắn
liên thanh, phát một, khoá an toàn, chống nổ sớm.
- 7. Bộ phận đẩy về: Để đẩy khoá nòng, bệ khoá nòng về phía trước và giữ nắp hộp khoá nòng.
- 8. Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Định hướng cho thoi đẩy chuyển động và cầm tay khi bắn khỏi nóng
- 9. Báng súng và tay cầm: Dùng để tỳ vai, giữ súng khi bắn cho chắc.
- 10. Hộp tiếp đạn: Chứa và tiếp đạn liên tục khi bắn.
- 11. Lê: Để đánh gần, cưa cắt dây thép gai.

B. Súng trung liên RPD: Gồm 11 bộ phận chính:


- 1. Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn.
- 2. Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau
- 3. Hộp khóa nòng: Để liên kết các bộ phận của súng và hường cho bệ khóa nòng chuyển động.
- 4. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khóa nòng: Để kéo băng đạn và đưa viên đạn tiếp sau vào thẳng hướng để bộ
phận đẩy đạn vào buồng đạn và đậy hộp khóa nòng.
- 5. Bệ khóa nòng và thoi đẩy: Để làm cho khóa nòng chuyển động, mặt thoi chịu sức đẩy của áp xuất khí
thuốc.
- 6. Khóa nòng: Đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng, làm đạn nổ, mở khóa nòng kéo vỏ đạn hất ra ngoài.
- 7. Tay kéo bệ khóa nòng: Để kéo bệ khóa nòng về sau khi lắp đạn.
- 8. Bộ phận cò súng, báng súng và tay cầm: Bộ phận cò để giữ bệ khóa nòng và khóa nòng ở phía sau thành tư
thế sẵn sàng bắn và giải phóng khi bóp cò làm đạn nổ, đóng hoặc mở khóa cho súng. Báng súng, tay cầm để tì
vai, giữ súng khi bắn cho chắc.
- 9. Bộ phận đẩy về: Để luôn đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước.
- 10. Băng đạn và hộp băng: Để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn.
- 11. Chân súng: để đỡ súng khi bắn.

C. Súng diệt tăng B40: Gồm 4 bộ phận:


1. Cấu tạo các bộ phận chính của súng:
- 1. Nòng súng: Định hướng bay cho quả đạn.
- 2. Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn mục tiêu ở các cự ly khác nhau.
- 3. Bộ phận kim hỏa: Truyền lực từ búa đập vào hạt lửa.
- 4. Cò súng và tay cầm: Giữ búa đập ở tư thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò, đồng thời đóng cửa khóa
an toàn. Tay cầm để giữ súng.

2. Cấu tạo đầu đạn B40:


Đạn B40 gồm có quả đạn và ống thuốc phóng, bên trong quả đạn gồm: đầu đạn, đuôi đạn, ngòi đạn.

- Cấu tạo đầu đạn:


+ Vỏ đạn: Chứa các bộ phận của đầu đạn.
+ Chóp đạn: Giảm sức cản không khí.
+ Phễu đạn: Tập trung áp suất và nhiệt độ của thuốc nổ.
+ Thuốc nổ: Phá hủy mục tiêu.
+ Thuốc nổ mồi: Truyền sức nổ từ ngòi đến thuốc nổ.
+ Cổ đạn: Đe chứa phần ngòi nổ và nối liền với đuôi đạn.
+ Ống đuôi: Giữ ổn định hướng bay.
+ Mấu lắp đạn: ăn khớp vào khuyết lắp đạn
+ Cánh đuôi đạn, đáy ống đuôi.
+ Nắp che và hạt lửa.
- Thuốc phóng:
+ Các đệm giấy và vòng giấy.
+ Đầu ống thuốc phóng.
+ Thuốc phóng và vỏ ống thuốc phóng.
- Ngòi nổ: Để làm nổ đạn khi chạm mục tiêu.

D. Súng diệt tăng B41:


1. Cấu tạo các bộ phận chính của súng:
- 1. Nòng súng: Định hướng bay cho đầu đạn.
- 2. Bộ phận ngắm cơ khí: Để ngắm bắn MT ở các cực ly khác nhau khi không có kính quang học.
- 3. Bộ phận kim hỏa: Để nhận lục từ búa đập chọc vào hạt lửa.
- 4. Bộ phận cò và tay cầm: Để giữ, thả búa, đóng mở khóa an toàn.
- 5. Kính ngắm quang học: Là bộ phận ngắm chính của súng.

2. Cấu tạo đầu đạn B41:


- 1. Đầu đạn: Để tiêu diệt mục tiêu.
- 2. Phễu đạn: Tạo luồng xuyên, phễu và chóp dẫn điện chính là mạch điện trong.
- 3. Ống thuốc đẩy: Để tăng thêm tốc độ bay của đạn (từ 120m/s  300 m/s)
- 4. Đuôi đạn và ống thuốc phóng: Để đẩy đạn đi và ổn định hướng cho đạn bay.
- 5. Ngòi nổ: Để sinh điện và làm cho đạn nổ.

 Câu 3: So sánh cấu tạo giữa các loại súng: [Tham khảo]
A. AK và RPD
- Giống nhau:
+ Cùng có số lượng bộ phận là 11.
+ Cùng có nòng súng định hướng bay cho đầu đạn.
+ Cùng có bộ phận ngắm nhằm ngắm bắn mục tiêu.
+ Cùng có hệ thống hộp khóa nòng để liên kết các bộ phận bên trong của súng và định hướng cho bệ khoá
nòng.
+ Cùng có bộ phận bệ khóa nòng và thoi đầy làm cho khoá nòng và bộ phận cò chuyển động, thoi đẩy chịu áp
lực của khí thuốc.
+ Cùng có khóa nòng để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng, làm đạn nổ, mở khóa nòng kéo vỏ đạn hất ra
ngoài.
+ Cùng có bộ phận đẩy về để đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước.
+ Cùng có bộ phận báng súng và tay cầm dùng để tỳ vai, giữ súng khi bắn cho chắc.

- Khác nhau:
Bộ phận AK RPD
Bộ phận Giữ búa đập ở tư thế giương búa, giải phóng Giữ bệ khóa nòng và khóa nòng ở phía sau
cò súng búa khi bóp cò thành tư thế sẵn sàng bắn và giải phóng khi
bóp cò làm đạn nổ, đóng hoặc mở khóa cho
súng.
Không có Kéo băng đạn và đưa viên đạn tiếp sau vào
Bộ phận
thẳng hướng để bộ phận đẩy đạn vào buồng
tiếp đạn
đạn
Bộ phận Đẩy khoá nòng, bệ khoá nòng về phía trước Không có
đẩy về và giữ nắp hộp khoá nòng
Ống dẫn thoi Định hướng cho thoi đẩy chuyển động và Không có
và ốp lót tay cầm tay khi bắn khỏi nóng
Tay kéo bệ Không có Kéo bệ khóa nòng về sau khi lắp đạn
khóa nòng
Dùng hộp tiếp đạn chứa và tiếp đạn liên tục Dùng Băng đạn và hộp băng để chứa đạn và
Đạn
khi bắn chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn.
Lê Để đánh gần, cưa cắt dây thép gai Không có
Chân súng Không có Đỡ súng khi bắn

B. B40 và B41 [Tham khảo]


- Giống nhau:
+ Cùng có nòng súng để định hướng bay cho đầu đạn
+ Cùng có bộ phận ngắm để ngắm bắn mục tiêu ở các cự ly khác nhau. (súng B41 gọi là bộ phận ngắm cơ khí)
+ Cùng có bộ phận kim hỏa để truyền lực từ búa đập và hạt lửa.
+ Cùng có bộ phận cò và tay cầm.

- Khác nhau:
Bộ phận B40 B41
Kính ngắm Không có. Là bộ phận ngắm chính của súng
quang học

Câu 4: Khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ:
a. Khái niệm: Thuốc nổ là một chất, hoặc một hỗn hợp hoá học, khi bị tác động nhiệt thì có phản ứng nổ, sinh
nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá huỷ các vật thể xung quanh.
b. Tác dụng: Thuốc nổ có sức phá loại lớn, có thể tiêu diệt sinh lực địch phá huỷ phương tiện chiến tranh, công
sự vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá,…
c. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ:
- Phải căn cứ vào nhịêm vụ cụ thể, tình hình địch, địa hình thời tiết và lượng thuốc nổ hiện có, để quyết định
cách đánh cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất.
- Chuẩn bị chu đáo, đảm bảo nổ.
- Đánh đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt.
- Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực và hoả lực, bảo đảm an toàn.

Câu 5: Một vài loại thuốc nổ.


TNT ( Tri nitrô tôluen) C4
Công thức C6H2(NO2)3CH3 80% thuốc nổ mạnh Hê-xô-ghen và 20%
chất dính màu trắng đục.
Nhận dạng - Dạng tinh thể cứng - Dẻo
- Màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngả - Màu trắng đục
màu nâu - Mùi hắc
- Mùi nhựa thông - Vị nhạt
- Vị đắng độc
- Khi đốt khói đen, lửa đỏ.
Cảm ứng nổ An toàn khi va đập, đạn súng trường bắn An toàn khi va đập, đạn súng trường bắn
xuyên qua không cháy, không nổ, thường gây xuyên qua không nổ gây nổ bằng kíp số 6
nổ bằng kíp số 6 trở lên. Nếu thuốc đúc khi trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng
gây nổ phải có thuốc nổ mồi bằng TNT ép cho phù hợp với vật thể định phá.
hoặc thuốc nổ mạnh.
Cảm ứng - Không hút ẩm - Để lẫn với kim loại không phản ứng hóa
tiếp xúc - Ngâm lâu dưới nước vẫn nổ (trừ thuốc bột) học.
- Không tác dụng với kim loại
- Để ngoài trời thuốc ngả màu nhưng sức gây
nổ không giảm.
- Để gần than, thuốc bị biến chất dễ nổ
Cảm ứng - Đốt khó cháy. - Đốt khó cháy.
nhiệt - Nhiệt độ nóng chảy: 79 – 810C. - Nhiệt độ cháy: 1900C.
- Nhiệt độ cháy: 3000C, - Nhiệt độ nổ: 2010C.
-Nhiệt độ nổ: 3500C nếu tăng nhiệt độ đột - Bắt lửa nhanh, cháy không có khói.
ngột lên 3000C sẽ nổ. - Khi cháy tập trung trên 50kg có thể nổ.
Tốc độ nổ 4.700 – 7.000 m/s 7.830 m/s
Công dụng Ép thành bánh 75g, 200g, 400g để cấu trúc Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo
các loại lượng nổ nhồi vào bom, đạn, mìn, hình dáng phù hợp với đặc điểm chổ đặt khi
trộn với các loại thuốc nổ mạnh làm dây nổ. phá các vật thể. Đừng làm lượng nổ lõm.

c. Hê xô ghen
- Có dạng tinh thể màu trắng, không mùi vị, không tan trong nước, không phản ứng với kim loại, khi đốt cháy
mạnh, lửa màu trắng cháy tập trung trên 1 kg chuyển thành nổ.
- Tự chảy ở nhiệt độ 201 – 2030C, cháy ở nhiệt độ 2300C.
- Đạn súng trường bắn xuyên qua có thể nổ.
- Hê-xô-ghen khó ép nên thường trộn với parapin để ép đồng thời giảm độ nhạy nổ khi bị va đập và thuận tiện
cho việc nhồi vào bom, đạn,…

Câu 6: Một số phương tiện gây nổ


Kíp nổ Dây cháy chậm Nụ xòe Dây nổ
- Căn cứ vào cách gây nổ chia
làm hai loại: kíp thường, kíp
điện.
- Căn cứ vào cấu tạo vật liệu
vỏ kíp có các loại: kíp đồng,
Phân kíp nhôm, kíp giấy.
loại - Căn cứ vào kích thước và
khối lượng thuốc nổ bên trong,
phân loại từ số 1 đến số 10, cỡ
số càng to khối lượng nổ càng
lớn, thực tế thường dùng kíp
số 6,8,10.
Cấu - Kíp thường:Vỏ kíp hình - Vỏ bọc gồm - Nụ xòe giấy: Vỏ - Vỏ bằng nhựa hoặc
tạo ống, bằng đồng, nhôm hoặc nhiều sợi dây bằng giấy, tay giật bằng vải cuốn có quét
giấy, dưới đáy lõm để tăng sức cuốn, bên ngoài bằng tre nối với dây nhựa phòng ẩm, bên
gây nổ. Bên trong có thuốc nổ quét nhựa đường, giật bằng kim loại ngoài có màu đỏ,
mạnh, trên thuốc nổ mạnh có bên trong vỏ là dây xoắn có quét trắng hoặc lốm đốm
thuốc gây nổ, trên thuốc gây lớp giấy, sợi tim thuốc cháy, bên đỏ.
nổ có lớp lụa hóa học phòng và lõm thuốc đen. trong có phễu kim - Đường kính 5,5 – 6
ẩm; bát kim loại giữ thuốc gây Loại vỏ bằng loại đựng thuốc phát mm
nổ không bị rơi ra ngoài, giữa nhựa thường dùng lửa, lỗ tra giây cháy - Lõi dây có màu trắng
bát kim loại có lỗ (còn gọi mắt đánh dưới nước chậm, hom giỏ để hoặc hồng nhạt
ngỗng) để nhận tia lửa và gây hoặc nơi có độ ẩm giữ chắc dây cháy
nổ kíp; phần trên rỗng để lắp cao. chậm.
dây cháy chậm hoặc dây nổ. - Nụ xòe nhựa: Vỏ
- Kíp điện: cấu tạo phần dưới bằng nhựa, tay giật
như kíp thương; chỉ khác phần bằng nhựa nối với
trên có dây tóc (như dây tóc dây giật bằng kim
bóng đèn 2,5V) quanh dây tóc loại dây xoắn có
có thuốc cháy, hai dây cuống quét thuốc cháy, bên
kíp từ ngoài nối với 2 đầu dây trong có phễu kim
tóc và miếng nhựa cách điện. loại đựng thuốc phát
lửa, lỗ tra dây cháy
chậm.
- Nụ xòe đồng: Cơ
bản như nụ xòe nhựa
chỉ khác vỏ bằng
đồng, hai bên có lỗ
trích khí thuốc đối
xứng nhau, dây giật
bằng sợi gai màu đen
- Tốc độ cháy - Va đập, cọ xát an
trung bình 1cm/s. toàn, đạn súng trường
cháy dưới nước bắn xuyên qua không
Tính có tốc độ cao hơn. nổ.
năng - Tốc độ cháy: 6.500
- Kíp dùng để gây nổ lượng nổ m/s.
hoặc dây nổ, kíp rất nhạy nổ - Đốt cháy tập trung
nếu bị va đập, cọ xát, vật nặng trên 1 kg có thể nổ.
đè lên, khêu chọc mắt ngỗng, - Dùng để dẫn lửa - Để phát lửa đốt - Dùng gây nổ một
tăng nhiệt độ đột ngột, tia lửa gây nổ kíp, đảm cháy dây cháy chậm hay nhiều lượng nổ
nhỏ phụt vào đều làm kíp nổ. bảo cho người hoặc gây nổ kíp trực cùng một lúc đặt cách
gây nổ có khoảng tiếp nhanh gọn, bí xa nhau. Mở lỗ đặt
Công thời gian cần thiết mật. thuốc nổ khi đào công
dụng cơ động về vị trí sự, phá đất.
ẩn nấp hoặc ra - Đan thành lưới phá
khỏi vùng nguy bãi mìn.
hiểm khi lượng - Cắt cây nhỏ khi mở
nổ nổ. đường.

Câu 7: Khái niệm, ý nghĩa bản đồ quân sự:


a. Khái niệm
- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hóa một phần bề mặt trái đất lên mặt phẳng theo những qui luật toán
học nhất định, trên bản đồ các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện bằng hệ thống các ký
hiệu. Những yếu tố này được phân loại, lựa chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ.
- Bản đố địa hình là loại bản đồ chuyên đề có tỉ lệ: 1:1.000.000 hoặc lớn hơn. Trên bản đồ, địa hình và địa vật
một khu vực bề mặt trái đất được thể hiện một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các qui ước ký hiệu
thích hợp.
b. Ý nghĩa
- Bản đồ địa hình trong đời sống xã hội có một ý nghĩa rất to lón trong việc giải quyết các vấn đề khoa học và
thực tiễn, nhũng vấn đề có liên quan đến nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình để tiến hành thiết kế, xây dựng
các công trình trên thực địa…
- Nghiên cứu địa hình trên bản đồ quân sự giúp cho người chỉ huy nắm chắc các yếu tố về địa hình để chỉ đạo
các chiến dịch trên đất liền, trên biển, trên không và thực hiện các nhiệm vụ khác. Trong thực tế không phải lúc
nào cũng ra ngoài thực được, hơn nữa việc nghiên cứu ngoài thực địa có độ chính xác cao, song tầm nhìn hạn
chế bởi tính chất của địa hình, do tình hình địch…nên thiếu tổng quát. Vì vậy bản đồ địa hình là phương tiện
không thể thiếu của người chỉ huy trong chiến đấu và công tác.

Câu 8: Chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ theo phương pháp chiếu Gauss:
- Bản đồ tỷ lệ 1:1000.000.
+ Chia mặt trái đất thành 60 dải chiếu đồ đánh số thứ tự từ 1 – 60. Dải số 1 từ 180 độ đến 174 độ tây và tiến
dần về phía đông đến dải số 60 mỗi dải cách nhau 6 độ. Việt Nam nằm ở dải số 48 và 49.
+ Chia dải chiếu đồ theo vĩ độ từng khoảng 4 độ kể từ xích đạo trở lên phía Bắc cực và xuống Nam cực, đánh
thứ tự A, B, C, D,…tính từ xích đạo. Việt Nam thuộc 4 khoảng C, D, E, F.
+ Mổi hình thang cong (6 độ vĩ tuyến và 4 độ kinh tuyến) là khuôn khổ một mảnh bản đồ tỷ lệ 1 : 1000.000
Dùng cặp chữ trước số sau để ghi số hiệu cho một mảnh bản đồ. Hà Nội nằm ở mảnh F- 48.

- Bản đồ tỷ lệ : 1: 100.000
+ Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1.000.000 thành 144 ô nhỏ, mổi ô dọc 20’ ngang 30’ là khuôn khổ một mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:100.000.
+ Số hiệu đánh từ 1 – 144 (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) ghi vào sau số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1000.000.
+ Ví dụ: F – 48 – 116.

- Bản đồ tỷ lệ: 1 : 50.000


+ Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100.000 thành 4 ô nhỏ mỗi ô dọc 10’ ngang 15’ đánh số A, B, C, D (từ trái qua
phải từ trên xuống dưới), ghi sau số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100.000.
+ Ví dụ: F48 – 116 – B.

- Bản đồ tỷ lệ: 1 : 25.000


+ Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 thành 4 ô nhỏ mỗi ô dọc 5’ ngang 7’ 30’’ đánh số a, b, c, d (từ trái qua phải
từ trên xuống dưới), ghi sau số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50.000.
+ Ví dụ: F48 – 116 – B - a.

- Bản đồ tỷ lệ: 1 : 10.000


+ Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 thành 4 ô nhỏ mỗi ô dọc 2’30’’ ngang 3’ 45’’ đánh số 1,2, 3, 4 (từ trái qua
phải từ trên xuống dưới), ghi sau số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25.000.
+ Ví dụ: F48 – 116 – B – a - 3.

Câu 9: Xác định tọa độ chỉ mục tiêu


a. Tọa độ sơ lược
- Sử dụng trong trường hợp trong ô vuông chỉ có 1 mục tiêu M, hoặc có nhiều mục tiêu nhưng tính chất khác
nhau.
- Xác định tọa độ chỉ mục tiêu:
+ Xác định tọa độ: Xác định mục tiêu bằng tọa độ sơ lược, phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ (ghi ở
khung đông tây), và 2 số cuối cùng của đường tung độ (ghi ở khung bắc nam) bản đồ. Tìm giao điểm của tung
độ và hoành độ tại ô vuông có chứa mục tiêu M cần tìm. M nằm phía trên của đường kẻ ngang và bên phải của
đường kẻ dọc) .
+ Ví dụ: tọa độ sơ lược điểm M (2536)
+ Chỉ thị mục tiêu: Viết tên mục tiêu kết hợp tọa độ X,Y viết liền không có dấu
chấm, phẩy, gạch ngang; đọc tên mục tiêu, tọa đ6ọ mục tiêu, tọa độ (X),(Y) đọc
rõ ràng từng số.

b. Tọa độ ô 4 và ô 9
- Tọa độ ô 4:
+ Là cách chia ô vuông ra thành 4 phần bằng nhau, đánh dấu bằng chữ in hoa
A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
+ Chỉ thị mục tiêu: viết tên mục tiêu kết hợp với tọa độ sơ lược của điểm đó và
ký hiệu của từng ô.
+ Cách viết: M (2536B)

- Tọa độ ô 9:
+ Là cách chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 9 phần bằng nhau, đánh dấu các ô vuông bằng chữ Ả Rập từ 1 đến
9 theo quy tắc, số 1 là góc Tây Bắc thuận theo chiều kim đồng hồ, số 9 ở chính giữa,
+ Chỉ thị mục tiêu: viết tên mục tiêu kết hợp với tọa độ sơ lược của điểm đó và ký hiệu của từng ô.
+ Ví dụ M (25369)

c. Tọa độ chính xác


- Là xác định tọa độ của 1 điểm nằm trong ô vuông tọa độ, tìm ra độ chênh lệch về mét so với hệ trục gốc hoặc
tọa độ sơ lược của điểm đó.
- Độ chênh lệch trục X gọi là ΔX
- Độ chênh lệch trục Y gọi là ΔY
- Cách đo tọa độ chính xác đến mét ở 1 điểm là lấy tọa độ sơ lược (X,Y) + với phần cự ly vuông góc từ vị trí
điểm đó đến đường hoành độ Δx phía dưới và từ điểm đó đến đường tung độ Δy nằm bên trái.
- Lấy đơn vị tính bằng mét, tọa độ chính xác sẽ là
+ X = tọa độ sơ lược + ΔX
+ Y = tọa độ sơ lược + ΔY

* Các bước thực hiện:


- B1: Xác định tọa độ góc tây nam của ô vuông tọa độ có chứa điểm M.
- B2: Từ điểm M kẻ đường vuông góc về phía Nam và phía Tây tới đường hoành độ và tung độ của ô vuông.
- B3: Đo khoảng cách từ điểm M đến chân đường vuông góc với hoành độ và tung độ.
- B4: Nhân khoảng cách đó với mẫu số tỉ lệ bản đồ.
- B5: Cộng khoảng cách Δx vào giá trị sơ lược X và Δy vào giá trị sơ lược Y của góc Tây Nam ô vuông nói
trên.

- Ví dụ: xác định tọa độ chính xác của điểm M sau khi đã đo được khoảng cách từ:
+ M đến hoành độ là 1,5cm.
+ M đến tung độ là 1,6cm
- Với bản đồ tỷ lệ 1:25.000.
 Cách tính như sau:
+ ΔX = 25.000 x 1,5 = 375m
+ ΔY= 25.000 x 1,6 = 400m
- Tọa độ chính xác sẽ là:
X = 25km + 375m = 25.375m
Y= 36km + 400m = 36.400m

You might also like