You are on page 1of 17

HỌC PHẦN 4

KỸ THUẬT SỬ DỤNG LỰU ĐẠN

Câu 1: Nêu tính năng chiến đấu, cấu tạo chính và nguyên lý chuyển động của lựu đạn F1 và lựu
đạn LĐ – 01 Việt Nam?

Câu 2: So sánh lựu đạn F1 và lựu đạn LĐ -01 Việt Nam.

Câu 3: Kiểm tra, giữ gìn, chuẩn bị lựu đạn và các quy định sử dụng lựu đạn trong huấn luyện.

Câu 1:

* Lựu đạn F1

Tính năng chiến đấu:

- Khối lượng toàn bộ: 600g

- Khối lượng thuốc nổ: 60g

- Chiều cao lựu đạn 117mm

- Đường kinh thân lựu đạn. 55mm

- Thời gian cháy chậm: 3-4 giây

- Bản kính sát thương: 20m

Cấu tạo chính:

- Thân lựu đạn

+ Tác dụng: Liên kết các bộ phận, tạo thành mảnh vùng sát thương sinh lực địch.

+ Cấu tạo: Bằng gang có khía tạo thành múi, bên trong rỗng để nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên
kết bộ phận gây nổ.

- Thuốc nhồi

+ Tác dụng: Khi nổ tạo thành sức ép khi thuốc phá vỡ và lựu đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu
diệt phá huỷ mục tiêu.

+ Cấu tạo: Thuốc nhối trong thân lựu đạn là thuốc nổ TNT.

- Bộ phận gây nổ

+ Tác dụng: Để giữ an toàn và gây nỗ lựu đạn


+ Cấu tạo

 Thân bộ phận gây nổ. Để chứa đầu cần bầy, kìm hoả, lò xo kim hoả, chốt an toàn, phía dưới có
vòng ren để liên kết với thân lựu đạn

 Kim hoà và lò xo kim hoả. Để đập vào hạt lửa phát lừa gây nổ kíp

 Kíp

 Hạt lửa

 Thuốc chảy chậm

 Cần bẫy (mỏ vịt)

 Chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn

Nguyên lý chuyển động:

- Lúc bình thường: Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cẩn bẫy giữ đuôi kim hóa cho
kim hỏa không chọc vào hạt lửa.

- Khi ném lựu đạn: Rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoa, lò
xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây
chảy chậm chảy từ 3 - 4 giây phụt lửa vào gây nổ kịp.

* Lựu đạn LĐ-01

Tính năng chiến đấu:

-Khối lượng toàn bộ: 365 - 400g

- Khối lượng thuốc nổ: 125 –135g

- Chiều cao lựu đạn :88mm

- Đường kính thân lựu đạn: 57mm

- Thời gian cháy chậm: 3,2-4,2 giây

- Bản kinh sát thương: 5-6m

Cấu tạo chính:

- Thân lựu đạn

+Tác dụng: Liên kết các bộ phận. khi nổ tạo thành minh vàng sát thường sinh lực địch.
+ Cấu tạo: Võ bằng thép mỏng, gồm 2 nửa khối hình cầu ghép và hàn lại với nhau,mặt ngoài trơn
nhẵn, sơn xanh ở lưu, mặt trong cỗ khía để khi nổ tạo nhiều mảnh vùng. bên trong rỗng để nhồi
thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ.

- Thuốc nhồi

+ Tác dụng: Khi nổ tạo thành sức ép khi thuốc phá vỡ vo lưu đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu
diệt phá huỷ mục tiêu

+ Cấu tạo: Là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40". TNT và 60% glyxeryl

- Bộ phận gây nổ

+ Tác dụng: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn.

+ Cấu tạo:

 Thân bộ phận gây nổ Để chứa đầu cần bay, kim hoa, lò xo kim hoa, choi an toàn, phía dưới có
vòng ren để liên kết với thăm lựu đạn

 Kim hoả và lồ xo kim hoả. Để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp

 Kíp

 Hạt lửa

 Thuốc chảy chậm

 Cẩn bẩy (mỏ vịt)

 Chốt an toàn, vòng kéo chốt an toàn

Nguyên lý chuyển động:

- Lúc bình thường: Chốt an toàn giữ không cho cẩn bẩy bật lên, cẩn bẩy đẻ búa và kim hoa ngả
về sau thành thế giương.

- Khi ném lựu đạn: Rút chốt an toàn, ném lựu đạn đi, cần bẩy bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo búa
đẩy bủa và kim hoa đập về phía trước đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt chảy liểu giữ chậm
chảy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào gây nổ kíp.

Câu 2:

Giống nhau:
- Về tác dụng: được trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá
huỷ các phương tiện chiến đấu của đối phương bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc.

- Về cấu tạo lựu đạn: đều gồm 3 bộ phận (thân lựu đạn, thuốc nhồi và bộ phận gây nổ)

+ Thân lựu đạn có tác dụng liên kết các bộ phận, tạo thành mảnh văng sát thương sinh lực địch,
cấu tạo bên trong rỗng để nhồi thuốc nổ, đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ.

+ Thuốc nhồi đều có tác dụng khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành những
mãnh nhỏ, tiêu diệt phá huỷ mục tiêu.

+ Bộ phận gây nổ:

 Đều có tác dụng để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn.

 Cấu tạo bộ phận gây nổ:

Thân bộ phận gây nổ: Để chứa đầu cần bẩy, kim hoã, lò xo kim hoả, chốt an toàn, phía dưới có
vòng ren để liên kết với thân lựu đạn.

Kim hoả và lò xo kim hoả: Để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp.

Đều bao gồm kíp, hạt lửa, thuốc cháy chậm, cần bẩy (mỏ vịt), chốt an toàn, vòng kéo chốt an
toàn.

Khác nhau:

- Về tính năng, số kiệu kỹ thuật:

Tính năng, số kiệu kỹ thuật F1 LĐ-01


Khối lượng toàn bộ 600g 365 - 400g
Khối lượng thuốc nổ 60g 125 –135g

Chiều cao lựu đạn 117mm 88mm

Đường kính thân lựu đạn 55mm 57mm


Thời gian cháy chậm 3 - 4 giây 3,2 - 4,2 - giây

Bán kính sát thương 20m 5 - 6m

Qua đó, ta thấy được F1 nặng hơn về khối lượng nhưng chứa lượng thuốc nổ ít hơn, chiều cao
dài hơn, đường kính ngắn hơn, thời gian cháy chậm ngắn hơn và bán kính sát thương lớn hơn so
với LĐ-01.

- Về cấu tạo lựu đạn


+ Cấu tạo thân lựu đạn

F1: Thân lựu đạn bằng gang có khía tạo thành múi.

LĐ-01: Vỏ bằng thép mỏng, gồm 2 nửa khối hình cầu ghép và hàn lại với nhau,mặt ngoài trơn
nhẵn, sơn xanh ô lưu, mặt trong có khía để khi nổ tạo nhiều mảnh văng.

+ Cấu tạo của thuốc nhồi

F1: Thuốc nhồi trong thân lựu đạn là thuốc nổ TNT

LĐ-01: Là hỗn hợp thuốc nổ được đúc theo tỷ lệ 40% TNT và 60% glyxeryl.

- Về chuyển động của lựu đạn:

F1:

+ Lúc bình thường: Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy giữ đuôi kim hỏa cho
kim hỏa không chọc vào hạt lửa.

+ Khi ném lựu đạn: Rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò
xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây
cháy chậm cháy từ 3 - 4 giây phụt lửa vào gây nổ kíp.

LĐ-01:

+ Lúc bình thường: Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy đè búa và kim hoả ngả
về sau thành thế giương.

+ Khi ném lựu đạn: Rút chốt an toàn, ném lựu đạn đi, cần bẩy bật lên rời khỏi tai giữ, lò xo búa
đẩy búa và kim hoả đập về phía trước đập vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy liều giữ chậm
cháy từ 3,2 - 4,2 giây thì phụt lửa vào gây nổ kíp.

Câu 3:

- Kiểm tra lựu đạn

+ Trước khi sử dụng lựu đạn phải kiểm tra chất lượng, chúng loại, hạn dùng. Kiểm tra bộ phận
gây nổ có bị hen gi, bẹp, méo và chốt an toản có chắc chắn không, chủng loại có đúng không và
có còn thời hạn dùng không. Cần thiết có thể ném thử mỗi hòm 1- 2 quả, nếu lựu đạn nổ tốt là
được.

- Giữ gìn lựu đạn


+ Lựu đạn khi vận chuyển, khi hành quân hoặc khi đóng quân trong doanh trại, ở nhà dân phải
để nơi khô ráo thoảng mát, tránh để gần lửa và nơi ẩm ướt, tránh phơi nắng.

+ Lựu đạn không được để lẫn với đạn, thuốc nổ. vật dể cháy, để phòng lựu đạn nổ làm ảnh
hưởng đến vũ khí và đồ vật dễ cháy, ngược lại cũng để phòng các vật khác nổ làm ảnh hưởng
đến lựu đạn.

+ Lựu đạn chưa dùng tuyệt đối cẩm mở phỏng ẩm.

+ Khi đem mang lựu đạn phải làm đúng quy định mang đeo trang bị của bộ đội, không được móc
cần bấy (mõ vịt trực tiếp vào thắt lưng, không được để rơi va chạm mạnh để bảo đảm an toàn và
giữ gìn chất lượng của lựu đạn.

HỌC PHẦN 3

HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ

Câu 1: Nêu công dụng của bản đồ địa hình quân sự và trình bày ký hiệu địa vật trên bản đồ địa
hình quân sự. Tim 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ cỏ số hiệu sau:...

Câu 2: Nêu khái niệm, phân loại bản đồ địa hình quân sự? Trình bày ký hiệu dáng đất trên bản
đồ địa hình quân sự (vẽ hình minh họa). Tìm 4 mảnh bản đồ tiếp giáp với mảnh bản đồ có số
hiệu sau:...

Câu 1:

- Công dụng của bản đồ địa hình quân sự:

+ Là phương tiện để nghiên cứu địa hình khi không có điều kiện đi thực địa.

+ Là phương tiện để nghiên cứu địa hình một cách khái quát khi vẫn có điều kiện để thực địa.

+ Để xây dựng kế hoạch quyết đấu, quyết tâm chiến đấu.

+ Xây dựng kế hoạch hiệp đồng.

+ Để xác định phương hướng, tính toán phần tử bắn cho các loại pháo, tính toàn xây dựng các
công trình quốc phỏng.

- Ký hiệu địa vật trên bản đồ địa hình quân sự:

+ Phân loại:

• Ký hiệu vẽ theo tỉ lệ: Là loại ký hiệu biểu thị đúng mỗi tương quan về tỉ lệ giữa đối tượng ngoài
thực địa với bản đồ.
• Ký hiệu vẽ 1/2 theo tỉ lệ: Là loại ký hiệu chỉ biểu thị mối tương quan tỉ lệ về chiều dài, không
biểu thị theo tỉ lệ chiều ngang.

• Ký hiệu vẽ không theo tỉ lệ: Là loại ký hiệu biểu thị những địa vật nhỏ bé không thể rút theo tỉ
lệ bản đồ được.

+ Nguyên tắc xác định (hình vẽ hổng biết vẽ)

+ Một số quy định khi vẽ ký hiệu:

• Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu đứng: Vẽ thẳng theo hướng Bắc của bản đồ: Và

• Những ký hiệu vẽ theo hình chiếu năm: Vẽ theo hướng thật của địa vật.

• Ký hiệu vẽ thể hiện vách núi theo kiểu bóng vòn: Vẽ theo chiều Đông bắc xuống Tây nam.

Câu 2:

- Khái niệm bản đồ địa hình quân sự: Là loại bản đồ mà trên đó các yếu tố về địa vật, động đất
được thể hiện một cách chính xác và chi tiết bằng hệ thống các dấu hiệu quy ước thích hợp.

- Phân loại bản đồ địa hình quân sự:

Căn cứ vào mục đích sử dụng quân sự: Chia làm 3 loại

+ Cấp chiến thuật: Tỉ lệ 1/25.000 - 1/50.000

+ Cấp chiến dịch: Tilệ 1/100.000 – 1/250.000

+ Cấp chiến lược. Tilệ 1/500.000 – 1/1.000.000

- Ký hiệu dáng đất trên bản đồ địa hình quân sự:

+ Đường bình độ: là đường cong khép kín nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt đất chiếu
lên mặt phẳng bản đồ.

Phân loại:

• Đường bình độ cơ bản(con): Vẽ theo khoảng cao đều đã được quy định cho từng loại tỷ lệ bản
đồ. Thể hiện nét liền mảnh, màu nâu.

• Đường bình độ cái: Cứ 3 hoặc 4 đường bình độ cơ bản về một đường bình độ cái (dùng để tính
toán độ cao, độ dốc được nhanh chóng chính xác). Thể hiện bằng nét liền đậm, màu nâu.
• Đường bình độ 1/2 khoảng cao đều: Dùng để biểu thị những nơi có dáng dất phức tạp như
sườn, sống, khe núi, yên ngựa ... Thể hiện bằng nét mảnh, đứt đoạn dài, màu Nâu (không nhất
thiết phải khép kín).

• Đường bình độ phụ Để biểu thị dáng đất phức tạp mà các đường bình độ trên không biểu thị
hết. Thể hiện bằng nét mảnh, đứt đoạn ngắn, màu Nâu (không nhất thiết phải khép kín). Tùy theo
từng loại tỷ lệ bản đồ, đường bình độ phụ có thể vẽ hoặc không.

Đặc điểm đường bình độ:

• Đường binh độ hoàn toàn đồng dạng với dáng đất nên nhìn vào đường bình độ ta có thể biết
được dáng đất ngoài thực địa.

• Đường binh độ lồng vào nhau, không xoáy trên ốc, không cắt nhau, có thể chồng lên nhau ở nơi
dốc dựng thẳng đứng.

• Đường bình độ biểu thị được đỉnh núi, sống núi, yên ngựa, khe núi,...

+ Khoảng cao đều: Là cự ly thẳng đứng giữa hai mặt phẳng chứa hai đường bình độ kề nhau.

Giá trị khoảng cao đều của các đường bình độ trong từng tỉ lệ bản đồ.

HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG TRONG QUÂN ĐỘI

Câu 1: Trình bày khái niệm tổ chức trong QĐNDVN? Vị trí, tổ chức biên chế, nhiệm vụ của
quân chủng Phòng không, Không quân và quân chủng Hải quân?

- QĐNDVN là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các LLVT nhân dân Việt Nam,
do Đảng CSVN và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo, giáo dục và
rèn luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

*Quân chủng Hải quân (07/05/1955)

- Vị trí: Quân chủng hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và đại
dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các đảo,
lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức biên chế: Tổ chức biên chế thành hạm tàu, hạm đội, tàu, xuồng, các trung đoàn,
lữ đoàn, sư đoàn hải quân đánh bộ. Có các trung đoàn vận tải, các đoàn tàu vận tải và một
số đơn vị bảo đảm chiến đấu như: hậu cần, kỹ thuật, công binh, thông tin,..
- Nhiệm vụ:
+ Có khả năng độc lập chiến đấu hoặc hợp đồng với các quân chủng, binh chủng khác khi
tiến công đối phương trên biển và trong căn cứ biển.
+ Cắt đứt giao thông trên biển của đối phương.
+ Bảo vệ giao thông trên biển của ta.
+ Yểm trợ bộ binh và các binh chủng của Lục quân trên chiến trường lục địa.
+ Đổ bộ đường biển, vận chuyển đường biển.

*Quân chủng Phòng không – Không quân (22/10/1963)

- Vị trí: Quân chủng Phòng không – Không quân có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ
vùng trời quốc gia, thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và
nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự. Làm nòng cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu
diệt các máy bay địch.
- Tổ chức biên chế: Lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế thành các đại
đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng súng khác nhau. Có các
tiểu đoàn, trung đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau. Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu
đoàn phục vụ như: ra-đa, vận tải,…
- Nhiệm vụ:
+ Quân chủng Phòng không – Không quân có nhiệm vụ bảo đảm cho toàn lực lượng luôn
sẵn sàng chiến đấu cao trong đánh trả địch.
+ Thực hiện vận chuyển đường không, đổ bộ đường không.
+ Tham gia công tác chiến đấu Phòng không – Không quân trong những chiến dịch hiệp
đồng quân chủng, binh chủng. Độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của
chiến dịch, chiến đấu.

Câu 2: Trình bày vị trí, tổ chức biên chế, nhiệm vụ của binh chủng pháo binh, binh chủng đặc
công và binh chủng thông tin?

*Binh chủng pháo binh (29/06/1946)

- Vị trí: Là một binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của Lục quân, đồng thời là hỏa lực
chính ở mặt đất của QĐNDVN được trang bị các loại pháo, tên lửa, súng cối.
- Tổ chức biên chế: Được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là khẩu đội.
- Nhiệm vụ:
+ Nhiệm vụ chung: Dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh, xe tăng và các binh chủng hoàn
thành nhiệm vụ (trong chiến dịch, chiến thuật)
+ Nhiệm vụ cụ thể: Chế áp và tiêu diệt các trận địa pháo, cối, trận địa tên lửa của địch.
Diệt xe tăng, xe cơ giới các phương tiện đổ bộ ĐB, ĐK, sát thương sinh lực, hỏa lực địch
tập trung. Chi viện có hiệu quả cho BB và XT của ta trong PN, chiến đấu TC và phản
công. Đánh phá vào hậu phương, các con đường giao thông tiếp tế, các căn cứ hậu cần,…
Ngoài ra còn sử dụng các loại pháo, tên lửa và súng cối để áp chế, tiêu diệt các mục tiêu
trên mặt nước.

*Binh chủng đặc công (19/03/1967)


- Vị trí: Là một binh chủng chiến đấu, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được
tổ chức trang bị và huấn luyện đặc biệt, trở thành lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Lục
quân. Có 2 loại đặc công: đặc công và đặc công nước.
- Tổ chức biên chế: Binh chủng Đặc công được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là mũi đặc
công. Ở các cấp như đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn được tổ chức biên chế như Binh chủng
Bộ binh.
- Nhiệm vụ:
+ Đánh trúng đánh hiểm vào các cơ quan đầu nào của địch. Bác Hồ huấn thị về nhiệm vụ
của Binh chủng Đặc công: “Đặc công là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải
cố gắng đặc biệt, chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt”.

*Binh chủng thông tin (09/09/1945):

- Vị trí: Bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên môn của QĐNDVN, được trang bị các
phương tiện liên lạc.
- Tổ chức biên chế: Được tổ chức biên chế như Binh chủng Bộ binh.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm bảo cho người chỉ huy, cơ quan chỉ huy, binh chủng hợp thành, chỉ huy các đơn vị
thuộc quyền phối thuộc.
+ Bảo đảm LLHĐ với các đơn vị, binh chủng, quân chủng chi viện chiến đấu, với các
đơn vị bạn và với địa phương
+ Đảm bảo thu nhận và phát các tín hiệu báo động về máy bay vũ khí hóa học địch tập
kích và các thông báo khác.
+ Ngoài ra còn có nhiệm vụ tham gia chống nhiễu, gây nhiễu, phá thông tin của địch, giữ
bí mật thông tin liên lạc của ta.

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC TRONG NGÀY TRONG TUẦN, CÁC CHẾ
ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI

Câu 1: Nêu các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày. Trình bày chế độ thức dậy, chế
độ học tập, thể dục sáng, kiểm tra sáng. Liên hệ trách nhiệm bản thân.

*Các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày:

1. Treo quốc kỳ
2. Thức dậy
3. Thể dục sáng
4. Kiểm tra sáng
5. Học tập
6. Ăn uống
7. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
8. Thể thao, tăng gia sản xuất
9. Đọc báo, nghe tin
10. Điểm danh, điểm quân số
11. Ngủ nghỉ

*Chế độ thức dậy:

1. Ý nghĩa: Thức trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Nội dung:
+ Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức
và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
+ Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi phòng ngủ để ra sân
tập thể dục hoặc chuẩn bị sẵn sàng công tác.
3. Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên phổ biến giáo dục bộ đội thực hiện nghiêm túc chế độ.
+ Báo thức buổi sáng phải nhanh chóng đôn đốc bộ đội ra sân tập trung hô “XONG”. Sau
đó khẩn trương làm mọi công tác chuẩn bị cho tập thể dục sáng.
+ Duy trì nghiêm túc chế độ, bảo đảm thời gian, tác phong khẩn trương.

*Chế độ học tập:

1. Ý nghĩa: Học tập là một nội dung rất quan trọng nhằm trang bị cho người học những kiến
thức rất cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, lý luận chính trị, điều lệnh điều lệ, chế độ
quy định của quân đội, những kiến thức khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự,… để từ
đó mọi quân nhân hiểu và vận dụng tốt cương vị chức trách được giao tại đơn vị và chiến
đấu sau này.
2. Nội dung:
- Học tập trong hội trường:
+ Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, chỉ huy bộ
đội vào vị trí, hô “Nghiêm” và báo cáo giảng viên. Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải
tổ chức khám súng trước và quy định nơi giá (đặt) súng.
+ Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập trung tư tưởng theo dõi
nội dung học tập.
+ Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên. Được phép mới ra
hoặc vào lớp.
+ Sau mỗi tiết hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5 đến 10 phút. Hết giờ nghỉ nhanh chóng
vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giảng viên phải chấp hành đúng thời gian. Nếu giảng quá
giờ quy định, phải báo cho người phụ trách lớp học và người học biết.
+ Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp hô đứng dậy và hô “Nghiêm”, báo cáo
giảng viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy bộ đội ra về.
- Học tập ngoài thao trường:
+ Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập. Nếu
một lần đi (về) trên một giờ được tính một nửa vào thời gian học tập.
+ Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập hợp bộ đội, kiểm tra
quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau đó báo cáo với giảng viên.
+ Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch phải có kế hoạch
sẵn sàng chiến đấu. Súng, đạn, trang bị chưa dùng trong tập luyện phải có người canh
gác. Hết giờ luyện tập người phụ trách hoặc trực ban lớp phải tập hợp bộ đội, khám súng,
kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ và các trang bị khác, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo giảng
viên cho bộ đội nghỉ, sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
- Trường hợp có cấp trên của giảng viên ở đó thì giảng viên phải báo cáo cấp trên trước khi
lên, xuống lớp.
3. Biện pháp thực hiện:

*Thể dục sáng:

1. Ý nghĩa: Rèn luyện cho mọi quân nhân có thể lực tốt, không ngừng nâng cao sức khỏe
phục vụ sinh hoạt, học tập, chiến đấu và công tác.
2. Nội dung:
- Đúng giờ quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ người làm
nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
+ Thời gian tập thể dục 20’.
+ Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định thống nhất, theo thời
tiết và điều kiện cụ thể.
- Nội dung tập thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao quân đội. Trung đội
hoặc đại đội và tương đương là đơn vị tổ chức tập thể dục.
- Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
3. Biện pháp thực hiện:
- Mọi quân nhân đều phải tham gia tập thể dục.
- Tổ chức duy trì chặt chẽ bảo đảm chất lượng, thời gian.
- Khi tổ chức bộ đội ra ngoài doanh trại, đóng quân ở vị trí, địa điểm cho phép phải duy trì
và thực hiện nghiêm chế độ tập thể dục.

* Kiểm tra sáng:

1. Ý nghĩa: Kiểm tra là việc làm cần thiết của cán bộ chiến sỹ nhằm phát hiện những sai sót
về trật tự nội vụ, vệ sinh, lễ tiết tác phong,… kịp thời khắc phục sửa chữa bảo đảm tính
thống nhất trong toàn đơn vị.
2. Nội dung: Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ). Tổ
chức kiểm tra ở tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống
nhất trong tuần của Đại đội và tương đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó
điều hành. Khi kiểm tra, phát hiện sai sót phải sửa ngay. Thời gian kiểm tra 10’.
3. Biện pháp thực hiện:
- Phải giáo dục cho mọi cán bộ nhận thức đúng về công tác kiểm tra buổi sáng.
- Cán bộ duy trì đúng quy định các nội dung kiểm tra buổi sáng.
- Kịp thời chấn chỉnh rút kinh nghiệm sau từng buổi kiểm tra.
- Xây dựng ý thức tự giác thực hiện và chấp hành của mỗi quân nhân.

*Liên hệ trách nhiệm bản thân.

Câu 2: Trình bày cách sắp xếp nội vụ, gấp chăn màn. Liên hệ trách nhiệm bản thân.

* Cách sắp xếp nội vụ, gấp chăn màn:

1. Ý nghĩa: Nhằm để sắp xếp trật tự nội vụ một cách thống nhất, thực hiện nền nếp sinh hoạt
chính quy.
2. Nội dung:
- Ba lô: sắp xếp ngăn nắp, cuộn các dây lại gọn gàng.
+ Đối với giường tầng: để chính giữa giá ba lô đầu giường nằm.
+ Đối với giường phản: để giỏ ba lô chính giữa phản nằm.
- Vị trí để mũ:
+ Mũ để trên giá bên hướng lối đi, quân hiệu quay ra ngoài, mũ cối để trên mũ con, sao
quay ra ngoài.
+ Đối với giường tầng, đối với phản: mũ con để dưới chính giữa ba lô, mũ cối để trên mũ
con, sao quay ra ngoài.
- Quần áo: Đối với giường tầng: mỗi đồng chí sử dụng 1 móc quần áo, quần dài gấp làm 2
quay bên trong, áo quàng phía ngoài. Vị trí một móc để treo bộ K03, một móc treo bộ
K07.
- Gấp nội vụ:
+ Kích thước chăn màn.
+ Vị trí đặt: chính giữa đầu giường nằm.
- Gối: vị trí đặt bên trong nội vụ, song song với nội vụ đối với giường tầng, đối với phản
nằm bên trái nội vụ.
- Chiếu: Trải trên giường, mép dưới bằng mép phản, nếu thừa gập lại ở đầu giường.
- Vị trí để giày, dép:
+ Đối với giường tầng: Nằm trên để bên ngoài, nằm dưới để bên trong, giày để bên trái,
dép để bên phải.
+ Đối với giường phản: dép để bên trái, giày để bên phải ở phía dưới giường nằm.
*Khi đi ngủ: Đối với giường tầng người nằm dưới để 1/3 từ dưới lên, người nằm trên
để ở bậc thang lên xuống nằm dưới gót quay vào trong giường, nằm giường trên mũi
quay vào trong giường. Đối với nằm phản như người nằm ở tầng dưới.
- Sách vở học tập: Để bên giá ba lô ngược lại với bên để mũ.
- Biển tên: 6x3cm, chữ in hoa cỡ chữ 14, có viền khung. Trên ghi Họ Đệm Tên, đơn vị cấp
tiểu đội, vị trí chính giữa thanh ngang đuôi giường (giường tầng), chính giữa ba lô trên
phản nằm (phản nằm).
- Dây phơi quần áo khăn mặt:
+ Quần áo: phơi áo dài dây trên, áo lót dây dưới, quần dài dây trên, quần lót dây dưới.
+ Khăn mặt: Phơi ở dây phơi phía trước (sau) nhà ở. Thống nhất không dùng khăn mặt
không đúng quân đội cấp, khi phơi 4 góc phải bằng nhau, kẹp chính giữa khăn.
+ Giày, tất phơi dưới dây phơi, mũi giày quay ra ngoài.
3. Biện pháp thực hiện:
- Kiểm tra chặt chẽ nội vụ vệ sinh, có biện pháp khắc phục những quân nhân sắp đặt nội vụ
vệ sinh chưa đúng, duy trì nghiêm chế độ kiểm tra sáng. Nhắc nhở qua giao ban sinh hoạt
đối với quân nhân sắp đặt không gọn. Kiểm tra phải sâu sát, cụ thể tỉ mĩ.

*Liên hệ trách nhiệm bản thân.

PHÒNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HỎA LỰC BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

Câu 1: Nêu khái niệm vũ khí công nghệ cao. Làm rõ ưu và nhược điểm khi sử dụng vũ khí công
nghệ cao.

 Khái niệm: Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về
chất lượng và tính năng kỹ - chiến thuật.
 Ưu điểm của vũ khí công nghệ cao: (8 ưu điểm)
1. Khả năng tự động hóa, điện tử hóa cao (Thiết bị trinh sát điện tử)
2. Tàng hình hóa (B-2)
3. Thông minh hóa (Bom Jdam)
4. Độ chính xác cao
5. Uy lực sát thương và sức phá hoại lớn (B61-11)
6. Tốc độ bắn, khả năng cơ động nhanh (Metal Storm)
7. Tầm bắn và tầm hoạt động xa (TLHT)
8. Tính đa năng (TLHT)
 Nhược điểm của vũ khí công nghệ cao: (4 nhược điểm)
1. Cần nhiều thời gian để trinh sát và xử lý số liệu
2. Tên lửa hành trình, bom điều khiển bay với tốc độ chậm
3. Tính đồng bộ cao (5 thành phần), dễ bị tác động bởi đối phương
+ Trinh sát bắn mục tiêu
+ Thiết bị dẫn đường
+ Hệ thống chỉ huy
+ Tính năng chiến đấu
+ Các mặt bảo đảm
4. Chi phí quá lớn nên không thể sử dụng rộng rãi
Câu 2: Nêu các biện pháp thụ động. Phân tích biện pháp phòng chống trinh sát của địch. Liên hệ
trách nhiệm của sinh viên?

 Các biện pháp thụ động:


- Ngăn ngừa và đẩy lùi chiến tranh, ý định tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân.
- Phòng chống trinh sát của địch.
- Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn.
- Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập.
- Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng
thủ.
 Phân tích biện pháp phòng chống trinh sát của địch: Hệ thống trinh sát phát hiện và
giám sát mục tiêu là một trong những hệ thống bảo đảm quan trọng nhất của vũ khí công
nghệ cao. Muốn làm tốt, trước tiên cần xác định rõ ý thức chống trinh sát, sau đó mới áp
dụng các biện pháp, phương pháp đối phó cho phù hợp, cụ thể:
- Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu: Hệ thống trinh sát hiện đại khi thực hành trinh sát
đều thông qua việc tìm kiếm các đặc trưng do mục tiêu bộc lộ để phát hiện. Vì vậy, sử
dụng các thủ đoạn chiến thuật, kỹ thuật giảm thiểu đặc trưng vật lý của mục tiêu, xóa bỏ
sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường xung quanh là sự vận dụng và phát triển của
kỹ thuật ngụy trang truyền thống. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giảm bớt các đặc trưng
ánh sáng, âm thanh, điện tử, bức xạ hồng ngoại,…
- Che giấu mục tiêu: Lợi dụng địa hình, địa vật để che giấu mục tiêu, ngăn chặn trinh sát
của địch. Trinh sát bằng quang học, hồng ngoại và la-de là ba kỹ thuật trinh sát chủ yếu
của vệ tinh và máy bay trinh sát, các mục tiêu được che đậy, ở hang động,… Đồng thời
lợi dụng đêm tối, sương mù, màn mưa để che giấu âm thanh, ánh sáng, điện từ, nhiệt;
kiểm soát chặt chẽ việc mở máy hoặc phát xạ sóng điện từ của ra-đa và thiết bị thông tin
liên lạc.
- Ngụy trang mục tiêu: Ngày nay, khi mà kỹ thuật trinh sát không ngừng phát triển thì việc
sử dụng một cách khoa học các khí tài ngụy trang như màn khói, lưới ngụy trang, nghi
binh, nghi trang,… là một biện pháp chống trinh sát hữu hiệu và kinh tế. Ngụy trang hiện
đại là trên cơ sở ngụy trang truyền thống sử dụng kỹ thuật thay đổi hình dạng,… Thông
qua việc làm thay đổi tần phổ quang học hoặc phản xạ điện từ và đặc tính bức xạ nhiệt
của mục tiêu khiến chúng gần như hòa nhập vào môi trường xung quanh. Thông qua việc
làm thay đổi hình thể của mục tiêu khiến mục tiêu không bị địch chú ý hoặc thông qua
việc thả màn khói đặc biệt là sợi bạc,… đều có thể ngăn chặn có hiệu quả trinh sát ra-đa
và trinh sát hồng ngoại của đối phương.
- Tổ chứ việc nghi binh đánh lừa địch: Nghi binh là hành động tạo hiện trường giả để đánh
lừa đối phương. Theo phạm vi không gian, có thể chia nghi binh thành các loại sau: Nghi
binh chính diện, bên sườn, trung tâm, trên bộ, trên không, trên biển, nghi binh lập thểm,
… Theo mục đích, có thể chia thành nghi binh để thể hiện sức mạnh, nghi binh tiến công,
nghi binh rút lui. Kỹ thuật quân sự hiệ đại đã tạo ra nhiều thủ đoạn mới, ngoài nghi binh
về binh lực, hỏa lực, điện tử, và các nghi binh kỹ thuật khác. Ví dụ, ngh binh vô tuyến
điện bằng các phương pháp xây dựng mạng lưới vô tuyến điện giả, thực hiện các cuộc
thông tin liên lạc vô tuyến điện giả,… Ngoài ra, tổ chức tốt việc bày giả, nhắm đúng vào
đặc điểm và nhược điểm của hệ thống trinh sát địch, kết hợp với điều kiện tự nhiên như
địa hình, địa vật, đặt các loại mục tiêu giả để làm thay đổi cục bộ nền môi trường, chiến
trường, từ đó đánh lừa mê hoặc đối phương.

*Liên hệ trách nhiệm bản thân.

Câu 3: Nêu các biện pháp chủ động. Phân tích biện pháp cơ động phòng tránh nhanh, đáp trả kịp
thời chính xác.

 Các biện pháp chủ động:


- Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát.
- Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch.
- Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống vũ khí công nghệ cao, đánh vào mắt xích then
chốt.
- Cơ động phòneg tránh nhanh, đáp trả kịp thời chính xác.
 Phân tích biện pháp cơ động phòng tránh nhanh, đáp trả kịp thời chính xác:
- Bố trí phương tiện lực lượng phân tán, nhưng hỏa lực phải tập trung, công trình phải luôn
kết hợp chặt chẽ giữa ngụy trang che dấu với hoạt động nghi binh. Xây dựng phải dựa
vào khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) và tăng cường trong chiến đấu.
- Đánh trả địch bằng mọi lực lượng, mọi loại vũ khí, trang bị, thực hiện đánh rộng khắp, từ
xa đến gần, ở các độ cao, các hướng khác nhau. Ta đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp, ta
đánh địch bằng thế, thời, lực, mưu trí,…
- Kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với cơ động, ngụy trang, nghi binh, phòng tránh bảo tồn
lực lượng. Về lực lượng, chúng ta có lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân,
lực lượng pháo binh, tên lửa, lực lượng đặc công và hỏa lực súng bộ binh tham gia.
- Tổ chức xây dựng thế trận phòng tránh đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của
địch đáp ứng yêu cầu hiểm chắc, có chiều saau, cơ động linh hoạt, rộng khắp, kết hợp thế
trận phòng thủ địa phương. Phải có trọng điểm, đúng đối tượng, đúng thời cơ.
- Vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tác chiến, chiến thuật, phương pháp hoạt động
chiến đấu khác nhau cho từng lực lượng, như lực lượng phòng không ba thứ quân có thể
vừa chốt bảo vệ mục tiêu, vừa cơ động phục kích đón lõng, kết hợp vừa phòng tránh vừa
đánh trả.
- Đối với lực lượng không quân, pháo binh, tên lửa, hải quân có thể vận dụng linh hoạt các
phương pháp tác chiến của quân, binh chủng có hiệu quả nhất.
- Ở các thành phố, thị xã, thị trấn và các cơ sở kinh tế lớn chủ yếu là sơ tán, còn các trọng
điểm khác có thể phân tán, sơ tán gần. Các cơ sở sản xuất lớn của Trung ương có thể phải
sơ tán, chủ yếu dựa vào các hang động ở rừng núi để sản xuất phục vụ chiến tranh.
- Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm hệ thống đầm hồ ẩn nấp cho cá nhân, cho các
hộ gia đình, các công trình bảo đảm sản xuất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm lương thực,
thực phẩm của tập thể, hộ gia đình triển khai ở các cơ quan, nhà ga, bến cảng, kho tàng
được tiến hành ngay từ thời bình thông qua kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng,
quốc phòng với kinh tế ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
- Khi cơ động phòng tránh phải thực hiện tốt các yêu cầu bí mật, cơ động nhanh, đến đúng
địa điểm, thời gian sẵn sàng chiến đấu cao. Để thực hiện được mục đích đó, công tác tổ
chức chuẩn bị phải chu đáo, có kế hoạch cơ động, di chuyển chặt chẽ.
- Khi cơ động phải tận dụng địa hình, rừng cây, khe suối,… Hạn chế khả năng trinh sát,
phát hiện bằng các phương tiện trinh sát hiện đại của địch.
- Xác định nhiều đường cơ động, có đường chính, đường dự bị, đường nghi binh và tổ
chức ngụy trang.
- Tận dụng ưu thế địa hình tự nhiên để cải tạo và xây dựng công trình phòng tránh theo
một ý định chiến lược chung trên phạm vi toàn quốc, trên từng hướng chiến dịch, chiến
lược, trên từng địa bàn cụ thể, từng khu vực phòng thủ địa phương.

You might also like