You are on page 1of 29

chương V

công nghệ sửa chữa phục hồi các


chi tiết của pháo
Pháo là vũ khí có uy lực lớn; các chi tiết của pháo gồm có những chi tiết thông
thường như: ốc, vít, trục vít - đai ốc, bánh răng v.v . .và những chi tiết đặc biệt như :
Nòng pháo, hãm lùi, khoá nòng v.v...Công nghệ chế tạo chúng có những đặc điểm
riêng và khi sửa chữa cũng vậy chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt về công
nghệ sửa chữa.
Những hư hỏng của pháo có thể do mài mòn trong quá trình huấn luyện, hư
hỏng do chịu lực lớn hoặc hư hỏng do mảnh bom đạn bắn vào v .v..Công nghệ phục
hồi sửa chữa có đặc điểm riêng, chủ yếu sử dụng để sửa chữa lớn. Nòng hãm lùi,
khoá nòng tầm hướng và cân bằng. Trừ phần máy ngắm (thuộc cơ khí chính xác ra)
còn các phần khác không có gì đặc biệt, công nghệ sửa chữa phục hồi chúng như đã
trình bày trong phần công nghệ phục hồi các chi tiết thông thường.
1. Sửa chữa nòng pháo:
1.1. Cắt ngắn nòng pháo:
Những nòng pháo không có loa hãm lùi, trong khoảng cách từ đầu nòng đến vị
trí nhất định khi có những hư hỏng như nứt, thủng, phình hoặc quá mòn mà không
thể khắc phục được thì cho phép cắt ngắn.
Ví dụ: Pháo chống tăng 76mm có thể cắt đi 110mm thì sơ tốc đầu đạn chỉ giảm
xuống 1%, sai số này nằm trong phạm vi cho phép.
1.2. Vết nứt bên ngoài nòng:
Nếu có vết nứt từ ngoài sâu vào trong lòng nòng thì huỷ nòng. Nếu nứt ở đầu
nòng trong phạm vi cho phép thì cắt bỏ đi.
Vết nứt nhỏ khó nhìn thì cạo sơn gọt đi một lớp kim loại sâu 0,25mm, dùng
dung dịch HCl 10% nhỏ váo vùng ấy sau 1,5  2 giờ vết nứt sẽ hiện rõ ràng hơn.

1.3. Lỗ sâu trên thân pháo:


Trong quá trình chiến đấu nòng pháo có thể do mảnh bom đạn bắn vào gây nên
lỗ thủng sâu. Lỗ thủng ấy tuỳ theo đường kính to nhỏ dọc trục nòng mà có thể dùng
vít cấy. Vít cấy được xác định từ khả năng chịu áp suất khí thuốc.
a). Xác định đường kính của vít cấy:

75
áp suất khí thuốc bên trong lòng
pháo là P1 (KG/cm2) lực tác dụng lên
vít:
Q=
Mô men uốn ở gốc ren:
M=Q
Trong đó:
P1 - áp suất bên trong nòng
d0 - Đường kính đỉnh ren của vít
d1 - Đường kính chân ren
Mô men chống uốn: Hình 5-1
Dạng triển khai của ren
ứng suất uốn:
Trong đó:
b - Độ rộng của ren b = 0,88S
t - Độ cao của ren t = 0,655 S
S - Bước ren
B - Độ dày của thành nòng
z - Số vòng ren z =

Hệ số  = ; nếu :
- Ren tiêu chuẩn:  = 0,85
- Ren chính xác cấp I:  = 0,90
- Ren chính xác cấp II:  = 0,95
Từ đó công thức tính ứng suất uốn

Tìm được đường kính đỉnh ren

(5.1)

Vật liệu thép 45 hoặc 50, hệ số an toàn 2,6  3, vậy ứng suất uốn cho phép

Ví dụ: Nòng pháo 85mm trên xe tăng cách miệng nòng 1,0m có một lỗ thủng đã
được gia công đến 21mm, cần xác định đường kính vít cấy và vật liệu.
Có thể xác định đường kính vít cấy theo tiêu chuẩn của ren sau đó tìm vật liệu
tương ứng.

76
Chọn vít cấy có d0 = 24mm, ren cấp 1, tìm được  = 0,9, đường kính gốc ren d1
= 0,9d0 = 24  0,9 = 21,6mm
Độ dày thành nòng B = 14mm, áp suất P1 = 1075KG/cm2
Tìm được ứng suất uốn

Hệ số an toàn n =2,6 vậy r = 2,6u =2,6  13 = 33,8 KG/mm2


chọn thép KT 35 - 40 có r = 35KG/mm2 để làm vít cấy là hợp lí.
b)Các bước cấy vít:
1. Khoét lỗ đến đường kính tính toán để tiến hành làm lỗ ren hình 5-2
2. Làm vít cấy và dưỡng hình 5-3 và hình 5-4...
3. Dùng que hàn 50A hàn bằng bên ngoài
4. Cho phép vít cấy lõm sâu hơn bề mặt rãnh xoắn 0,5 mm, không cho phép nhô
ra ngoài.
5. Mài sửa bên trong theo dụng cụ chuyên dùng.
6. Dùng 3 phát đạn liều nguyên để bắn thử nghiệm.
7. Kiểm tra lại xung quanh vít cấy, nếu nứt thì không cho phép tiếp tục sử dụng.

Hình 5-2 Hình 5-3 Hình 5-4


Gia công lỗ ren Vít cấy Dưỡng kiểm tra
1.4. Sửa chữa vết lõm trên thân pháo:
Kiểm tra bên ngoài nòng, nếu có vết lõm nên dũa bằng, dùng thước cặp đo độ
sâu của nó, xác định vị trí vết lõm theo chiều dài của nòng tra bảng độ sâu cho phép
của vít lõm, nếu sâu hơn độ sâu cho phép thì có thể làm vít cấy hoặc huỷ nòng.
Độ sâu vết lõm cho phép bảo đảm khi bắn không sinh ra biến dạng dẻo hoặc nứt
tiếp trên lỗ lõm đó.
77
Phương pháp xây dựng đồ thị vết lõm theo chiều dài nòng:
1. Xác định áp suất tính toán P1 = n Pt
2. Tính toán đường kính ngoài

(5.2)

r1 - Bán kính lòng nòng


e - Giới hạn đàn hồi của vật liệu
3. Cho e = 80KG/mm2, đường kính trong r1 tính toán đường kính ngoài r2.
4. Đo bán kính thực tế r2t (nếu có bản vẽ càng chính xác)
5. Xác định độ sâu vết lõm cho phép theo chiều dài nòng.
 = r2t - r2 (5.3)
6. Vẽ đồ thị độ sâu vết lõm cho phép theo chiều dài nòng (trong hướng dẫn sử
dụng pháo có đồ thị độ sâu vết lõm).

Hình 5-5 Đồ thị vết lõm cho phép của cối 160mm.
1.5. Vết nứt bên trong lòng pháo:
Những nòng có vết nứt bên trong thường phải huỷ bỏ. Vết nứt bên trong khó
phân biệt được với vết xước cần phải kiểm tra cẩn thận bằng cách tẩy sạch lòng
nòng và dùng kính soi nòng để kiểm tra.
1.6. Phình nòng:

78
Phình nòng là hư hỏng biểu hiện bằng đường kính lòng nòng tăng lên cục bộ tại
vị trí nào đó.
Nguyên nhân tăng lòng nòng là do tăng áp suất đột ngột tại vị trí đầu đạn đang
chuyển động. áp suất khí thuốc lớn hơn giới hạn bền đàn hồi của nòng sẽ gây nên
phình nòng.
Giới hạn bền đàn hồi của nòng là khả năng chịu đựng áp lực khí thuốc tác dụng,
khi kích thước và vật liệu được xác định thì giới hạn bền đàn hồi

(5.4) là một giá trị được xác định.

Do một nguyên nhân nào đó áp suất khí thuốc P tăng vượt quá giới hạn đàn hồi
dẫn đến nòng phình.
áp suất trong lòng nòng truyền từ vị trí cháy đến đít đạn là quá trình truyền sóng
và giả thiết rằng được phân bố tuyến tính từ đáy nòng đến đít đạn .

Do một nguyên nhân nào đó đầu đạn chững lại trong khoảnh khắc đó, áp suất
khí thuốc trong nòng pháo sẽ trung bình hoá, như vậy áp suất trung bình sẽ lớn hơn
giới hạn bền đàn hồi của nòng tại vị trí đó nên sinh ra sự phình nòng. Khả năng làm
cho đầu đạn chững lại có thể do bám vẩy đồng quá dày, có cát hoặc vật lạ trong
nòng v .v....
Dùng thước đo lòng nòng hình 5-6 để xác định đường kính chỗ phình. Lượng
phình cho phép không quá 1%, hoặc quá độ sâu rãnh xoắn.
Ví dụ:
Pháo 85 d44 cho phép 88,3mm
Lựu pháo 122mm M30 125mm
85mm pháo tăng 87,6mm
100mm Pháo tăng 104,5mm

79
Nếu phình quá lớn đầu đạn khó chuyển động qua chỗ phình, đai đạn không ăn
khớp vào rãnh xoắn.
Phương pháp xử lí:
- Nếu chỗ phình cách đầu nòng  2d thì có thể cắt bỏ, đối với pháo không có loa
hãm lùi .
- Nếu ở vị trí sâu hơn thì tiến hành bắn thử, đặt bia giấy cách miệng nòng 40m,
bắn đạn thật và đo lỗ thủng trên bia D/d
Bắn 10 phát tính D/d  1,2 cho phép sử dụng D/d  1,5 huỷ nòng
1,2  D/d  1,5 cần bắn kiểm tra xác suất trúng đích
1.7. Nòng bị cong:
Dùng dưỡng để đo độ cong để kiểm tra, nếu dưỡng không thông qua phải huỷ
nòng. Dưỡng có trong bộ dụng cụ đoàn.
Vĩ dụ: Pháo nòng dài 76mm d = 76,1-0,05mm L = 380mm
Pháo 85mm d44 d = 85-0,035mm L = 425 mm
Thông thường nếu là pháo nòng ngắn dưỡng dài 3d, nếu pháo nòng vừa dưỡng
dài 4d, còn pháo nòng dài dưỡng dài 5d.
Khi chế tạo nòng bao giờ nòng cũng bị cong, khi lắp ráp với hộp khoá nòng, bảo
đảm nòng cong lên để lợi cho tầm bắn. Trong quá trình sử dụng nòng có thể cong
theo hướng khác. Khi sửa chữa phải vạch lại chữ thập đầu nòng. Dưỡng có dạng
như hình 5-7.

Hình 5-7. Dưỡng kiểm tra lòng nòng.

80
1.8. Bám vẩy đồng trong nòng pháo:
Bám vẩy đồng trong nòng pháo là do sự ma sát của đai đạn lên lòng nòng, một
phần đồng bám lại sống nòng và rãnh nòng, một phần nữa do đồng bị nung chảy kết
hợp với những sản phẩm cháy bám chặt vào lòng nòng.
ở sống nòng đồng bám nhiều hơn ở rãnh xoắn. Lớp bám vẩy đồng  0,25 mm
(lúc này nòng bị thắt lại 0,5mm). Dùng thước đo lòng nòng để xác định độ dày lớp
bám đồng. Lớp bám vẩy đồng quá dày dẫn đến hiện tượng phình nòng.
Phương pháp tẩy đồng bằng hoá chất có thành phần:
81
CrO3 300g
(NH4)2SO4 100g
H2O 1 lít
Nếu dùng lượng (NH4)2SO4 lớn hơn 100g/lít sẽ gây nên tác hại làm mòn nòng.
Hiện nay dùng dung dịch tẩy có tác dụng làm sạch lòng nòng như sau :
(NH4)2CO3 200g
K2Cr2O7 10g
NaOH 40  60g
H2O 1 lít
Dung dịch này không có tính ăn mòn vì khi phản ứng có tạo thành Fe(OH) 2 và
FeO3CrO3 lắng đọng trên bề mặt kim loại làm cản trở sự ăn mòn.
Tác dụng tẩy đồng như sau:
(NH4)2CO3 + 2H2O  2NH4OH + H2CO3
Thành phần trong vẩy đồng có Cu và CuO tác dụng tiếp với NH4OH
2NH4OH + CuO  Cu(OH)2 + 2NH3 + H2O
H2CO3  H2O + CO2 
(NH4)2CO3 + 2NaOH  Na2CO3 + NH4OH
Trong đó Na2CO3 phủ lên bề mặt kim loại cũng có tác dụng ngăn cản sự ăn
mòn. Nếu lượng NaOH quá nhiều cũng có tác dụng ăn mòn. Như vậy điều quan
trọng là cần tôn trọng tỉ lệ của dung dịch.
1.9. Quyết định hủy nòng:
Lòng nòng pháo bị mòn, chủ yếu là phần đầu rãnh xoắn. Lòng nòng mòn dẫn
đến thể tích buồng đốt tăng và sơ tốc đầu đạn giảm xuống. Song nòng mòn làm cho
tốc độ quay của đầu đạn giảm, kết quả độ tản mát tăng lên. Chính mòn lòng nòng
dẫn đến độ tản mát tăng, giảm yêu cầu chiến thuật của pháo.
Phân cấp nòng trong khai thác dựa vào độ tăng chiều dài của buồng đạn, mỗi
cấp nòng tương ứng với độ tăng chiều dài sẽ dẫn đến sơ tốc giảm tương đương với
cấp đó.
Ví dụ: Pháo 85mm d44
l = 10 mm Sơ tốc giảm 1%
l = 20 mm Sơ tốc giảm 2%
l = 40  50 mm Sơ tốc giảm 3%
l = 80 100 mm Sơ tốc giảm 4%

82
Dựa vào đó phân cấp nòng dựa theo độ tăng chiều dài buồng đạn.
Cấp 1 độ tăng chiều dài buồng đạn 10mm
Cấp 2 độ tăng chiều dài buồng đạn 60mm
Cấp 3 độ tăng chiều dài buồng đạn 100mm
Cấp 4 độ tăng chiều dài buồng đạn  100mm
Quyết định huỷ nòng không chỉ căn cứ vào độ tăng chiều dài buồng đạn, mà
phải dựa vào những tiêu chuẩn sau:
- Sơ tốc đầu đạn giảm 3  10% ;
- áp suất khí thuốc giảm 30 %;
- Dùng liều giảm bắn nếu 35% số ngòi không mở bảo hiểm;
- Độ tản mát của đạn quá lớn, thông thường tăng 8 lần so với tiêu chuẩn nêú
dùng cùng loại liều phóng để bắn.
Nếu nòng phạm vào một trong những tiêu chuẩn trên thì huỷ nòng.
2. Sửa chữa khoá nòng :
Dựa vào nguyên lí cấu tạo của cơ cấu khoá nòng (cơ cấu đóng mở - cơ cấu hất
vỏ đạn, cơ cấu phát hoả... ) để phân tích các hỏng hóc trong quá trình sử dụng và
chiến đấu. Trong hướng dẫn sửa chữa nhỏ và sửa chữa vừa đã nêu những biện pháp
khắc phục và sửa chữa những hỏng hóc thông thường. Trong hướng dẫn sửa chữa
lớn có nêu những biện pháp sửa chữa những hư hỏng nặng như: làm lại mặt gương
khoá nòng; sửa chữa độ sa kim hoả của khoá nòng; và một số chi tiết quan trọng
khác.
2.1. Lắp mới mặt gương khoá nòng:
Mặt gương khoá nòng tiếp xúc với đáy vỏ đạn khi bắn, những pháo tự động
khoá nòng then mở khoá nòng khi còn áp suất khí thuốc lớn nên mặt gương khoá
nòng và các mặt định hướng mòn nhanh hơn các loại khoá nòng then khác. Các
pháo có khoá nòng then khác khi sử dụng huấn luyện hoặc chiến đấu do ma sát giữa
khoá nòng và hộp khoá nòng mà các mặt định hướng và mặt gương cũng bị mòn.
Kết quả của mòn là làm cho khe hở giữa mặt gương khoá nòng và đáy vỏ đạn tăng
lên, khi bắn vỏ đạn bị đẩy khỏi vị trí định vị từ đó dẫn đến đứt hoặc nứt vỏ đạn, khí
thuốc phụt ra ngoài gây hỏng hóc cho pháo.
a) Phương pháp đo khe hở :
Sử dụng vỏ đạn và đắp lớp chất dẻo lên gờ đít đạn (Pa - ra - pin) hình(5-8) để
làm dụng cụ đo khe hở. Đưa vỏ đạn vào buồng đạn rồi đóng khoá nòng, sau đó lấy
vỏ đạn ra và đo khoảng cách A.
a- Khe hở giữa mặt gương khoá nòng và đít
đạn.

83
b- Độ dày gờ đít đạn
Theo hình 5 -8 thì
a = (A - b)mm (5.5)
Ví dụ: pháo d44 85mm, cho phép
khe hở a = (0,1  0,4)mm

Hình 5-8. Sơ đồ tính khe hở a


Thông thường để tiện cho việc sử dụng trong hướng dẫn khai thác sửa chữa
thường cho số liệu của khoảng cách A
Bảng 5 - 1
Cỡ nòng C. khoảng cách A tiêu ACP khoảng cách cho
chuẩn phép
34 85 4,3 5,2
59 100 5,3 6,5

b) Mặt gương khoá nòng mới:


Trường hợp khoảng cách đo được A  Acp thì cần phải làm lại mặt gương khoá
nòng. Kích thước tham khảo để thiết kế mặt gương mới:
Bảng 5- 2
Cỡ nòng D E d 2R C 
34  38 104+0,02 (16 + A - 4,3)-0,1 34 65 0,5 4,3 32
59  100 158-0,03 (16 +A - 5,3)- 0,1 36 1000, 5,3 35
5
 - Đường kính lỗ thân kim hoả
B- Độ sâu của lỗ cần gia công trên khoá
nòng.
B = 16 0,5 mm
A- Khoảng cách giữa mặt gương khoá
nòng và đít vỏ đạn.
C- Khoảng cách tiêu chuẩn
E- Độ dày mặt gương khoá nòng
E = (B + A - C)-0,1mm (5.6)
g- Độ dày phần lồi
d- Đường kính phần lồi

84
d1- Đường kính lỗ kim hoả
Hình 5-9 Sơ đồ tính kích thước gia công
1 - Khoá nòng; 2- Mặt đáy nòng

Bản vẽ chi tiết mặt gương khoá nòng mới hình 5-10 và bản vẽ gia công lỗ trên
mặt gương khoá nòng hình 5 - 11.

Hình 5-10. Mặt gương mới Hình 5-11. Sơ đồ gia công


của khóa nòng. mặt gương khóa nòng.

Qui trình công nghệ lắp mặt gương khoá nòng mới được nêu rõ trong hướng dẫn
sửa chữa cho từng loại pháo, ở đây không nêu nữa.
2.2. Sửa chữa hiện tượng sa kim hoả :
Độ mòn của mối lắp ghép giữa thân kim hoả và lỗ kim hoả cũng như các mối
lắp ghép giữa thân kim hoả và lỗ kim hoả cũng như các mối lắp ghép có liên quan
đến chuỗi kích thước giữa trục kim hoả và trục của vỏ đạn, đã dẫn đến độ sa kim
hoả.

85
Độ sa kim hoả là khoảng cách thẳng đứng giữa trục kim hoả và trục đạn, độ sa
lớn dẫn đến hiện tượng không phát hoả được vì kim hoả va đập không đúng tâm hạt
lửa. Độ sa đo được lớn hơn giới hạn cho phép cần sửa chữa lại.
a)Phương pháp kiểm tra:
Dùng vỏ đạn đã loại bỏ hạt lửa,
đắp vào đó chất dẻo (Para-phin) rồi
lắp vào pháo và phát hoả, quay vỏ
đạn đi 1800 phát hoả lần thứ 2. Đo
khoảng cách giữa hai lỗ kim hoả
hình 5-12
Kim hoả mòn có thể thay thế
bằng phụ tùng dự trữ trong hòm 3ip

Hình 5-12. Sơ đồ kiểm tra độ sa 

Khoảng sai lệch A là khâu khép kín của chuỗi kích thước. Trong thực tế người
ta thường làm lại con lăn trên cần đóng mở khoá nòng để khắc phục hỏng hóc trên.
Từ cách đo trên, ta tìm được độ sa kim hoả là:

= (5.7)

Muốn khắc phục độ sa kim hoả  cần làm lại con lăn với đường kính lớn hơn.
D= (5.8)
Trong đó:
- Đường kính con lăn cũ (đo được thực tế)
d - Đường kính mũi kim hoả
- Khe hở giữa lỗ và trục con lăn cũ (đo được)
D - Đường kính con lăn mới hình 5 - 13
Đường kính lỗ con lăn bằng đường kính của trục sau khi được gia công làm
tròn.
Từ hình 5 -13 thấy rằng, con lăn mới sẽ đẩy khoá nòng cao lên một khoảng  =
tức bằng độ sa kim hoả, bản vẽ chi tiết con lăn như hình 5- 14

86
1. Đỉnh con lăn cũ
2. Đỉnh con lăn mới
Hình 5-13 Hình 5-14
Sơ đồ tính lượng sa kim hoả Con lăn cần đóng mở
d - Đường kính của trục sau khi đã làm tròn
Vật liệu 40X.
Tôi lần thứ nhất 8500 trong nước lã.
Tôi lần thứ hai trong không khí nhiệt độ 5500 ,HRc =28  33.
3. Sửa chữa hãm lùi đẩy lên :
Sửa chữa hãm lùi đẩy lên là nhằm mục đích khôi phục lại tính năng của hãm lùi
đẩy lên.
- Độ lùi dài bình thường (độ lùi dài nằm trong giới hạn cho phép).
- Đẩy lên không giật cục, va chạm và đẩy lên đến vị trí trên cùng.
- Bịt kín tốt không rò dầu khí, bảo đảm áp suất đủ lượng dầu đúng quy định.
Trong sửa chữa đại tu phải phục hồi lại các chi tiết đã bị mòn hoặc thay thế
chúng sao cho các tính năng của hãm lùi đẩy lên được đảm bảo như yêu cầu khai
thác.
3.1. Sửa chữa áo piston hãm lùi :
áo piston cọ xát với ống hãm lùi khi chuyển động, do đó bị mòn làm tăng khe
hở giữa áo piston và ống hãm lùi dẫn đến lực hãm lùi không đúng theo quy luật, kết
quả là nòng lùi dài.
Căn cứ vào công thức xác định lực hãm thuỷ lực

(5.9)

Trong đó :
87
anp = a + a1

là thiết diện khe hở giữa áo piston và ống hãm lùi (DT -


Đường kính của piston)
Rõ ràng khi a1 tăng làm cho 0 giảm và dẫn đến nòng lùi dài.
Trong thực nghiệm đo đạc thực tế
như đồ thị .
Khi lực 0 giảm làm cho R giảm và
nòng lùi dài đến 1 vậy độ lùi dài tăng
 = 1 - 

Khe hở cho phép khai thác không cần sửa chữa của các loại pháo như sau:
57mm chống tăng  = 0,3 mm
76mm chống tăng  = 0,3 mm
85mm d44  = 0,55 mm
Lựu 122mm nòng ngắn  = 0,75 mm
Lựu 152mm nòng vừa  = 0,30 mm
37mm cao xạ  = 0,25 mm
57mm cao xạ  = 0,30mm
Khi sửa chữa đo được khe hở lớn hơn gía trị cho phép khai thác như trên, cần
phải thay mới áo piston. Bản vẽ gia công áo piston mới có nêu kỹ trong các sách
hướng dẫn sửa chữa cho từng loại pháo. Trong thời chiến có thể dùng phương pháp
đeo vòng găng cho piston. Đầu tiên gia công các rãnh trên áo piston (hình 5-15) sau
đó gia công các vòng găng (hình 5-16) và lắp lên hãm lùi sử dụng.

88
1. áo Piston; 2. Piston
Hình 5 -15. Xẻ rãnh trên áo piston Hình 5- 16. Vòng găng

3.2. Sửa chữa vòng điều tiết, cán điều tiết:


Khi lùi dầu chảy qua khe hở vòng điều tiết với tốc độ cao làm mòn cán điều tiết
và vòng điều tiết. Lỗ dầu a giữa vòng điều tiết và cán điều tiết tăng lên làm cho lực
hãm  giảm xuống và dẫn đến nòng lùi dài. Thực tế vòng điều tiết bị mòn nhanh
hơn cán điều tiết. Đo đường kính vòng điều tiết và cán điều tiết tìm khe hở  so với
giá trị cho phép khai thác được ghi trong hướng dẫn sửa chữa, nếu quá giới hạn đó
thì tiến hành thay vòng điều tiết.  là hiệu của đường kính lỗ vòng điều tiết với
đường kính lớn nhất ở phần đuôi cán điều tiết.
Gía trị  cho phép khai thác của các pháo như sau:
Pháo 57mm chống tăng  = 0,7 mm
Pháo 76mm chống tăng  = 0,7 mm
Pháo 85 mm nòng dài  = 0,7 mm
Pháo 37mm cao xạ  = 0,3 mm
Pháo 57mm cao xạ  = 0,2 mm
Lựu pháo 122 mm  = 0,9 mm
Lựu pháo 122 mm nòng vừa  = 0,8 mm
d - Đường kính lớn nhất của phần
đuôi cán điều tiết.
Vật liệu KT 55 hoặc 40 X
Tôi 8500C trong nước
Tôi 6000C trong không khí

Hình 5 - 17
Vòng điều tiết pháo 37 mm cao xạ
3.3. Nắn thẳng cán hãm lùi và cán đẩy lên :

89
Cán hãm lùi hoặc cán đẩy lên bị cong làm cho lùi ngắn hoặc đẩy lên giật cục,
không đến vị trí qui định.
Độ cong cho phép khai thác đối với một số pháo xem bảng 5-3

Bảng 5 -3
Lượng cho Loại cán
Pháo phép
Hãm lùi Đẩy lên Điều tiết Ghi chú
57 mm chống tăng 0,6 1,5 1,5 Độ
76 mm nòng dài 0,6 1,5 1,5 cong
85 mm D44 0,6 0,6 0,8 Độ
122 mm lựu pháo 1,6 1,6 cong
152 mm nòng vừa 0,3 0,5 0,3 Độ đảo
Cao xạ 37 mm 0,5 0 0,3 Độ đảo
Cao xạ 57 mm 0,5 0 0,5 Độ
cong
Độ đảo
Độ đảo
Nếu độ cong quá giới hạn cho phép, dùng dụng cụ nắn thẳng lại. Ví dụ trong
sửa chữa lớn pháo cao xạ 57 mm C60 cho phép sau khi nắn thẳng độ đảo nhỏ hơn
0,4mm.

90
Hình 5-18. Dụng cụ nắn thẳng
3.4. Sửa chữa bằng phương pháp đúc hợp kim Ba - bít :
ở những vị trí của cán hãm lùi hoặc đẩy lên tiếp xúc với cơ cấu bịt kín thường bị
rỉ rỗ hoặc bong lớp mạ, vì vậy khả năng bịt kín kém làm rò dầu. Có thể dùng
phương pháp đúc hợp kim Ba-bít để sửa chữa. Trước khi đúc cần phải (gọt) gia
công loại bỏ phần kim loại bị rỉ rỗ, lượng cắt gọt đi phải nằm trong giới hạn cho
phép, có nghĩa là phần còn lại phải đảm bảo độ bền và độ cứng vững cho chi tiết ấy.
Những kích thước được quy định không nhỏ hơn (nếu cán), không nhỏ hơn (nếu
trục) của một số pháo:
Bảng 5 - 4
Loại pháo ống hãm ống đẩy Cán hãm Cán đẩy
lùi lên lùi lên
85 mm nòng dài 103,5 56 45 31,2
76 mm nòng dài 78 51 41 21
Lựu pháo 122 mm 110,5 63 49 24
152 mm nòng vừa 84 24

Không nhất thiết phải gia công đến đường kính cho phép mà cụ thể gia công đến
hết lớp rỉ rỗ hình 5 - 19.

1- Cán 2-Phễu 3- Dây buộc


Hình 5-19. Gia công cán piston Hình 5-20. Thiết bị đúc

91
Chuẩn bị thiết bị để đúc hợp kim Ba-bít như hình 5-20, sau khi đúc tiến hành gia
công như bản vẽ.
3.5. Sửa chữa các bệnh rò dầu và khí:
Trong các cơ cấu bịt kín có các loại doăng và đệm cao su, ami - ăng hoặc bằng
da. Qua một thời gian sử dụng do ma sát bị mòn hoặc do tác dụng của hoá học mà
chúng mất đi khả năng bịt kín. Trong sửa chữa lớn thường phải thay thế mới.
Những van dầu, có kim van hoặc bị gỉ, biến dạng cũng gây nên rò rỉ dầu, sau
kiểm tra tiến hành phục hồi hoặc thay thế mới.
Một số hãm lùi đẩy lên có sử dụng công nghệ hàn không a xít để bịt kín các mối
hàn bằng ren như phần đuôi của cán hãm lùi hoặc nắp ống hãm lùi đẩy lên kết hợp.
Khi sửa chữa hoặc đã bị rò thì tháo những mối hàn đó ra bằng cách đun nóng ( bằng
đền khò ) để cho nguyên liệu hàn chảy ra rồi tháo. Công nghệ hàn lại như sau:
- Chuẩn bị thành phần nguyên liệu hàn, gồm thiếc 40%, chì 60% (tính theo
trọng lượng), đun thành hợp chất nóng chảy, đổ vào vải rồi tán thành bột .
- Trợ dung hàn gồm hỗn hợp dung dịch 43% NaOH 1 phần, Glu -xe - rin 5 phần
(theo thể tích).
- Tẩy sạch rỉ bằng giấy ráp, đung nóng đến 450  470 0C, dùng bàn chải sắt
đánh sạch các tạp chất bẩn bám lên ren, phủ đều nguyên liệu hàn lên bề mặt ren, sau
đó vặn vào và để nguội trong không khí.
3.6. Sửa chữa những khuyết tật và hỏng hóc trong quá trình chiến đấu và
huấn luyện:
Trong huấn luyện và chiến đấu do va quệt hoặc bị mảnh bom đạn bắn vào làm
lõm, móp méo hoặc thủng các ống hãm lùi - đẩy lên.
Công nghệ sửa chữa như sau:
a. Sửa chữa những vết lõm trên ống:
- ống ngoài, ống giữa của máy đẩy lên có vết lõm song không ảnh hưởng đến độ
bền và quá trình làm việc thì cho phép lưu lại không cần sửa chữa.
- Nếu ống hãm lùi có vết lồi vào có độ cao dưới 1mm thì dùng dụng cụ mài
trong để mài bằng.
- Nếu vết lõm có độ cao hơn 1mm về phía trong thì tiến hành đốt nóng lên 600 
700 0C (tức có màu hồng) rồi dùng dụng cụ nống hình 5-21 để nống chỗ lồi.

92
H = (1,5  2) D ; A phụ thuộc vào độ cao vết lồi
song không dưới 10 mm
Hình 5 - 21. Thiết bị nống ống

Hình 5-22. Gá lắp khi nống ống


1- Trục nống hình côn 5- ống chắn
2- Miếng nắn hai mảnh 6- Ván gỗ
3- ống cần nắn 7- Gối tựa
4- ống đỡ
Sau khi nống xong cần mài nhẵn bề mặt chỗ nống bằng dụng cụ chuyên dùng
b. Sửa chữa những lỗ thủng trên ống:
- Đường kính lỗ thủng  15
mm, có thể đệm phía dưới bằng
miếng đồng đỏ rồi hàn bù kín chỗ
thủng.
- Nếu đường kính lỗ thủng 
15mm và còn nằm trong khoảng
cho phép thì hàn vá lại, nếu quá
giới hạn cho phép thì huỷ ống.
Công nghệ hàn vá như hình
5- 24.

93
1.ống 2.Miếng lót 3.Thanh chống
Hình 5 -23. Sơ đồ hàn bù

1.ống 2.Miếng vá 3.Thanh chống bằng đồng đỏ 4.Miếng đệm


Hình 5 - 24. Sơ đồ hàn bên ngoài
Phương pháp sửa chữa hàn vá này dùng để vá các lỗ thủng của ống làm việc
bằng mặt bên trong. Nếu mặt làm việc bên ngoài thì vá ở bên trong hình 5-25

1. Miếng chèn 2.Đòn gánh 3. Miếng vá 4. Quang treo


Hình 5 - 25. Sơ đồ hàn vá bên trong
c. Thử nghiệm cường độ của ống:
- Thử nghiệm cường độ chịu lực của ống hãm lùi sau sửa chữa bằng cách kéo
cán hãm lùi ra ngoài (200  300) mm đỗ dầu đầy, lắp đồng hồ đo áp suất vào lỗ.
Dùng dụng cụ thí nghiệm đẩy cán hãm lùi vào để cho áp suất đó trong một thời gian
nhất định, ví dụ:
Bảng 5 -5
Loại pháo áp suất Thời gian
57 mm chống tăng 170KG/cm2 3 phút
85 mm nòng dài 140KG/cm2 8 phút
122 mm lựu pháo 300KG/cm2 15 phút

94
Hình 5- 26. Sơ đồ nguyên lí bệ thử.
Thử nghiệm máy đẩy lên cùng trên bệ thử hãm lùi, sau khi cố định máy đẩy lên,
bơm dầu vào để cho áp suất tăng lên và duy trì trong một thời gian nhất định .
Bảng 5 - 6
Loại pháo áp suất Thời gian
57 mm chống tăng 120KG/cm2 15phút
85 mm nòng dài 140KG/cm2 8 phút
122 mm lựu pháo 300KG/m2 15 phút
4. Sửa chữa hư hỏng về tầm, hướng:
Cơ cấu tầm và hướng trong quá trình sử dụng do mòn, độ rơ lỏng lớn, bôi trơn
kém mà dẫn đến hiệu suất cơ cấu kém, lực tay quay nặng, điều khiển không đều,
kém chính xác. Lực tay quay :
P= (5.10)

Mm- Mô men ma sát và mô men khởi động


M - Mô men không cân bằng
 - Hiệu suất cơ cấu ; i - Tỉ số truyền
R- Bán kính vòng tay quay
Lực tay quay thông thường:
- Khi khởi động P = (8  10)KG
- Khi quay đều P = (4  6)KG
Độ rơ của vòng tay quay hướng không cho phép quá (0  12) li giác.
Kiểm tra những tiêu chuẩn đo bằng lực kế, căn đệm và kính ngắm của pháo.
Nếu khe hở quá quy định giá trị cho phép cần phải sửa chữa phục hồi hoặc thay thế
mới sao cho dung sai khâu khép kín đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định.
Trong trường hợp răng bị hư hỏng cần được sửa chữa theo qui định kỹ thuật đã
được nêu trong hướng dẫn sửa chữa.
a. Trường hợp gãy hết độ dài hay một phần như hình 5-27
95
a. gãy hết độ dài b. gãy một phần
Hình 5-27
Phương pháp sửa chữa như sau:
- Cắt và dũa bằng;
- Dùng que hàn A4 hàn đắp đầy;
- Sửa lại răng mối hàn;
- Làm dưỡng kiểm tra dạng răng;
- Vẽ dạng răng lên chỗ vừa hàn đắp ;
- Tiến hành gia công nguội răng ;
- Kiểm tra theo dưỡng rồi lắp lên để thử nghiệm .
b. Trường hợp có một số răng bị gãy, tiến hành trồng lại răng theo các bước:

Hình 5- 28. Sửa chữa răng bị gẫy


- Cắt bằng chỗ răng hỏng theo hình 5-28
- Chuẩn bị các mặt vát để chuần bị hàn
- Dùng thép KT70 hay 35XMA để làm tấm phôi, hàn tấm phôi lên chỗ khuyết
đã chuẩn bị.
- Dùng thép tấm (12)mm làm dưỡng dạng răng

96
- Vẽ dạng răng lên tấm phôi
- Gia công răng theo dạng răng đã vẽ
- Lắp lên và tiến hành thử nghiệm
c. Phục hồi răng bằng phương pháp cắm chốt:
Trường hợp có một răng bị gãy đến tận gốc có thể dùng phương pháp cắm chốt
để sửa chữa.
- Dũa bằng phần răng bị gãy đến tận gốc
- Căn cứ vào kích thước xác định số lỗ, tiến hành khoan lỗ theo kích thước đã
chọn .
- Khoan mở rộng lỗ như hình vẽ, miệng lỗ phễu 900
- Chế tạo các chốt cắm theo kích thước
Bảng 5 -7
Kích b c d D l a H
thước
Cách xác 1,5 b 1,5 b - 2 mm A+3 0,8 1,5 b
b b
định

Hình 5-29. Kích thước chốt


- Cắm răng và hàn kín chỗ khuyết và dày hơn răng bình thường.
- Sửa chữa chỗ hàn gần giống như dạng răng
- Làm dưỡng dạng răng
- Vẽ dạng răng lên phôi
- Gia công xong lắp lên thử nghiệm.

97
Hình 5- 30. Chuẩn bị để cắm chốt.
5. Thử nghiệm pháo mặt đất :
5.1. Thử nghiệm tại xưởng sửa chữa:
Trong đại tu pháo phải được thực hiện tất cả các dạng thử nghiệm. Thử nghiệm
khả năng làm việc ; Thử nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu khoá nòng, hãm lùi -
đẩy lên, các cơ cấu tự động của pháo hoặc bán tự động của pháo.
- Các máy hãm lùi - đẩy lên, cân bằng dầu khí phải được thử nghiệm độ bền, độ
bịt kín sau khi sửa chữa như: nống lõm, hàn vết nứt, hàn vá hoặc được sửa chữa
theo phương pháp kích thước tự chọn, nhất là những trường hợp kích thước sửa
chữa đã gần đạt đến kích thước giới hạn.
- Thử nghiệm lùi nhân tạo để kiểm tra được tiến hành ở các góc bắn  =0; max .
Số lần thử nghiệm ở mỗi phát bắn không nhỏ hơn 4 lần. Thử nghiệm lùi nhân tạo
được tiến hành trên những thiết bị chuyên dùng đặt tại phân xưởng sửa chữa pháo.
5.2. Bắn đạn nước :
Bắn đạn nước được tiến hành để kiểm tra khả năng làm việc của hãm lùi đẩy
lên, độ bịt kín, sự làm việc của các cơ cấu bán tự động, tự động, chất lượng lắp ráp
pháo.
a. Thành phần đạn nước :
Nước lã thông thường được dùng làm đạn nước, dùng nút gỗ để nút buồng đạn
và đổ nước vào nòng theo qui định. Thông thường lượng nước là 1,3q (q:
trọnglượng đạn) .
Ngoài ra còn dùng dung dịch chuyên dùng cho nhiệt độ khí trời dưới 00C.
CaCl2 40%
K2CrO4 1,5%
NaOH 0,1%
H2O 58,4%

Bảng 5 - 8
Góc bắn Khối lượng nước
Tên pháo
98
(độ) Nước (lít) Dung dịch
chuyên dùng
(lít)
Pháo 85 mm D44 10 6,5 6,5
15 6,5 6,5
Pháo 100mm D10 - 7 10 22 21
18 22 21
Lựu pháo 122mm M30 10 - -
20 25 27
63 27 27
Pháo 130 mm M46 10 21 21
45 21 21
b. Các dạng nút gỗ và trường hợp sử dụng:

1) 2)

3) 4)
Hình 5- 31. Các dạng nút gỗ.
Bảng 5 - 10
Pháo D d1 d L l B Dạng
Pháo 85mm d44 89 - 87 90 30 20 4
Lựu 122 mm M30 129 127 124 132 50 36 3
100mm d10T 108,5 103,5 110 45 2
99
Cao pháo 37mm 39 38 20 75 15 1
- Các pháo có cơ cấu điều chỉnh độ lùi dài theo góc bắn cần tiến hành bắn cần
tiến hành bắn nhiều đạn nước hơn để kiểm tra kỹ các chức năng làm việc của các cơ
cấu.
- Khi bắn phải tháo loa để khỏi bị hỏng loa hãm lùi.
5.3. Bắn đạn thật để thử nghiệm :
Sau khi sửa chữa lớn cần tiền hành bắn đạn thật thử nghiệm cho các trường hợp
sau: ( Tiêu chuẩn của Liên xô cũ).
a. Sau khi sửa chữa nòng bằng phương pháp vít chỗ thủng cần bắn 5 phát đạn
liều tăng cường để kiểm tra độ bền.
b. Nòng có những khuyết tật cho phép sử dụng lại (như vết phình nứt) mà còn
có nghi ngờ độ bền cần bắn kiểm tra 20 phát đạn liều tăng cường .
c. Sau khi hàn vết lõm trên thân pháo phải bắn10 phát đạn tăng cường.
d. Sau khi thay áo piston hãm lùi (hay bộ điều tốc) hoặc vòng điều tiết cần phải
bắn 2 phát đạn liều nguyên để kiểm tra, nếu không đạt yêu cầu cần phải tháo ra sửa
chữa lại thì sau khi sửa chữa phải kiểm tra độ bịt kín bằng lùi nòng nhân tạo.
e. Trong trường hợp có nghi ngờ về hiệu quả sử dụng của nòng cần tiến hành
bắn vào bia để kiểm tra. Bia đặt cách miệng nòng (40  60) m. Sau mỗi phát bắn đo
đường kính lỗ thủng (D: đường kính to, d: đường kính nhỏ ) .

nòng còn đạt tiêu chuẩn sử dụng

huỷ nòng, nếu 1,5 cần bắn đạn thật kiểm tra độ chụm (chất
lượng).
5.4. Bắn chỉnh pháo :
Thử nghiệm bằng cách bắn chỉnh pháo sử dụng cho trường hợp pháo chưa được
bắn chỉnh lần nào (trên mặt đầu nòng không có chữ ) hoặc trường hợp thay nòng
mới, thay máng pháo, thay thước ngắm hoặc nòng bị cong song vẫn còn sử dụng
được.
Mục tiêu của bắn chỉnh là là làm cho tâm chạm của đạn trùng với đường ngắm
qua trục nòng, lẽ tất nhiên có thừa nhận một sai số ít.
Bắn chỉnh được bắn 4 phát đạn vào bia chuyên dùng cho từng loại pháo đặt cách
miệng nòng 100m.
Trước khi bắn phải đặt pháo thể chiến đấu trên mặt phẳng nằm ngang, kiểm tra
qui không máy ngắm.

100
Ví dụ: Bia đầu nòng của pháo D30
L - Độ dài thân pháo
D - Khoảng cách đến bia
Tính hệ số qui đổi

= (5.11)

Sau khi bắn tính sái lệch trung bình khối tâm ngắm

mm (5.12)

mm (5.13)

Nếu trên toạ độ lấy dấu (+) ; nếu dưới toạ độ lấy dấu (-)
Nếu XCPvà YCP còn nằm trong giá trị cho phép thì không khắc lại chữ thập đầu
nòng. Nếu đã vượt quá giới hạn cho phép thì phải vạch lại chữ thập đầu nòng.
Lượng dịch chuyển tính theo công thức:
a = KyYCP và b  KxXCP (mm) (5.14)
Kx và Ky thường là những hệ số đã được qui định cho từng pháo trong hướng
dẫn sửa chữa.
Ví dụ: pháo 122mm D30 Kx = Ky = 0,0432
Sau khi đã khắc lại vạch chữ thập đầu nòng phải tiến hành bắn kiểm tra 3 phát.
Nếu sai lệch còn nằm trong giới hạn cho phép là đạt yêu cầu. Nếu chưa đạt thường
dịch đi một nửa giá trị của sai lệch được xác định trước.
Sau khi kết thúc bắn chỉnh đóng chữ “” vào đầu nòng. Số liệu dịch chuyển
được ghi vào lí lịch của pháo.
5.5. Thử nghiệm kiểm tra chất lượng toàn diện:
Sau khi đã sửa chữa số lớn pháo phải thử nghiệm kiểm tra về công nghệ sửa
chữa pháo, bằng cách lấy một khẩu bất kỳ nào đó trong số đã được sửa chữa. Đối
với pháo cỡ nòng d  100 mm tiến hành bắn 50 phát đạn và kéo chạy 250 km.
Đối với cỡ nòng lớn hơn, bắn 25 phát và kéo chạy 250 km.
Nếu những pháo độ phình nòng được dùng lại phải kiểm tra bắn vào bia để kiểm
tra như mục 3.
5.6. Bắn đạn thật kiểm tra độ tản mát của pháo:

101
Bắn đạn thật để kiểm tra chất lượng toàn diện cuả pháo để khẳng định tiêu
chuẩn chất lượng , ví dụ nòng cấp mấy tương ứng với độ tản mát là bao nhiêu, pháo
có độ tản mát tăng 8 lần so với độ tản mát lúc còn mới thì hết tuổi thọ, có thể thay
nòng mới hoặc huỷ pháo.
a.Tản mát của đạn:
Độ tản mát của đạn được tính bằng tích số của hai sai số trung gian .
Trong đó :

; (5.15)

n - Số phát đạn bắn.


Yi - Zi - Sai lệch về hướng và độ cao so với trung tâm phân bố.
b. Xác định trung tâm phân bố

ycp
yi
i

Z
0 Zi Xcp

c. Tính sai số trung gian:


yi = yi - ycp ; Zi = Zi - Zcp . (5.16)
Tính

(5.17)

(5.18)

Trong đó: =0,6745


Độ tản mát BB  B tăng 8 lần so với mới thì huỷ nòng.
d. Số lượng đạn thử nghiệm:

102
Trong một lần thử nghiệm nếu số lượng đạn bắn quá ít sẽ không bảo đảm độ
chính xác, căn cứ vào độ chính xác của sai số trung gian B và BB là:

và (5.19)

Trong bảng bắn yêu cầu độ chính xác EBB  0,1 BB

Hay n  (5.20)

 = 0,6745 thì n  24 phát


Trong thí nghiệm thường chia thành 3 nhóm đạn; mỗi nhóm 8 phát và tính giá
trị trung bình của sai số trung gian của các nhóm.

BB = và B = (5.21)

Trong 3 nhóm này đạn được bắn đều cùng một liều phóng và ở cùng một góc
bắn.

103

You might also like