You are on page 1of 8

ÔN TẬP THIẾT KẾ MÁY CUỐI KỲ

Tài liệu tham khảo chính:


[1] Hồ Lê Viên, Tính toán, thiết kế chi tiết các thiết hóa chất và dầu khí, NXB Khoa học và kĩ thuật,
2006.
[2] Sổ tay Quá trình và Thiết bị công nghệ hóa chất, Tập 2, NXB Khoa học và kĩ thuật, 2006
1. Tại sao trong công thức tính bền thiết bị lại có hệ số bền mối hàn? Ý nghĩa? Hệ số bền mối
hàn phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Lúc ghép các chi tiết riêng biệt (bằng kim loại cũng như phi kim) lại với nhau bằng mối hàn,
phần lớn chúng sẽ kém bền hơn so với vật liệu để nguyên không hàn. Do đó, khi tính toán độ bền
các chi tiết ghép bằng mối hàn phải đưa thêm hệ số này vào.
Hệ số bền mối hàn đặc trưng cho độ bền của mối ghép so với độ bền của vật liệu cơ bản.
Giá trị hệ số bền mối hàn phụ thuộc vào hình dạng mối hàn và vật liệu chế tạo (tham khảo thêm:
[1]/tr.18-19, [2]/tr.362).
2. Chọn hình vẽ mối hàn đúng. câu này giống giữa kì, xem lại file đó, ngoài ra xem thêm hình
trong [1]/tr.81-86).
3. Hệ số bổ sung bề dày là gì? Tại sao phải bổ sung?
Khi tính toán bề dày thiết bị cần phải chú ý đến tác dụng hóa học và cơ học của môi trường lên
vật liệu. Do đó phải bổ sung cho bề dày tính toán một đại lượng C. Cách xác định:
C= Ca +Cb + Cc + Co
- Ca: Hệ ̣số bổ sung do ăn mòn hoá do môi trường làm việc.
- Cb: Hê ̣số do bao mòn cơ hoc̣ của môi trường làm việc.
- Cc: Hệ số bổ sung do sai lệch khi chế tạo và lắp ghép.
- Co: Hê ̣số bổ sung quy tròn kích thước theo bề dày chuẩn của tấm kim loại.
(tham khảo thêm: [1]/tr.20)
4. Cho hình vẽ, chọn áp suất tính toán. (Cái này tự xem trong tập, slide,…)
5. Trường hợp nào cần tăng cứng cho lỗ? Tính bề dày cho thân trụ của thiết bị chịu áp suất
ngoài có vòng tăng cứng theo phương pháp nào? Ảnh hưởng của vòng tăng cứng đối với
thiết bị?
Bất kì thiết bị hóa chất nào cũng cần có cửa nạp, tháo liệu, cửa quan sát, cửa sửa chửa,… Do đó
ở thân, nắp hoặc đáy các thiết bị thường được khoét lỗ. Các lỗ này làm yếu thân, đáy, nắp thiết bị,
đặc biệt là các lỗ có kích thước lớn. Người ta thường dựa vào đường kính lỗ để quyết định có tăng
cứng cho lỗ hay không:
- Trường hợp không cần tăng cứng: thiết bị làm việc với áp suất bé, thiết bị làm việc với áp suất
lớn nhưng lỗ bé như lỗ ren, lỗ nong ống,…
- Trường hợp cần tăng cứng: thỏa các điều kiện sau:
+ Đối với lỗ ở thân trụ, thân (đáy) cầu và đáy elipse:
d S
≤ 0.6 ≤ 0.05
Dt Dt
+ Đối với lỗ ở đáy nón:
d S
≤ 0.6 × cos ⁡α ≤ 0.05× cos ⁡α
Dt Dt
d
+ Đối với lỗ hình elipse: 2 ≤1+2
√ D t (S−Ca )
d1 d1
Với d: đường kính lỗ cần tăng cứng, mm
Dt: đường kính trong của thân hoặc đáy, mm
: một nửa góc ở đáy, độ
S: bề dày thân, đáy, mm
Ca: hệ số bổ sung do ăn mòn
d2, d1: chiều dài trục lớn và trục bé của hình elipse
Tính bề dày cho thiết bị chịu áp ngoài có vòng tăng cứng:
0.4
p L
S '=1.18 D t ( t
× )
E Dt
Với p: áp suất tính toán, N/m2
Dt: đường kính trong của thân, mm
Et: module đàn hồi của vật liệu, N/m2
S’: bề dày tối thiểu của thân, mm
L: chiều dài tính toán của thân, mm

Vòng tăng cứng giúp giảm giá thành thiết bị, thiết bị mỏng hơn nhưng cứng cáp hơn. (tham khảo
thêm: [1]/tr.160-166).
6. Định nghĩa đáy elipse tiêu chuẩn.
Đáy có h/D=0.25. (tham khảo thêm: [1]/tr.124, [2]/tr.381).

7. Khi nào sử dụng đáy nón? Góc ở đáy là do yếu tố nào quyết định?
Đáy nón được dùng trong các loại thiết bị hình trụ đặt thẳng đứng khi không thể dùng được các
loại đáy khác vì điều kiện kĩ thuật công nghệ.
Góc ở đáy nón thường lấy 60o hoặc 90o. Góc càng bé thì độ bền của đáy nón càng tăng. Khi góc
bé hơn 60o thì độ bền của thân nón xấp xỉ độ bền của thân trụ.
- Góc đáy 60o: dùng cho các chất lỏng nhớt, huyền phù, vật liệu bột ẩm, dễ dính và vật liệu hạt.
- Góc đáy 90o: dùng cho các chất lỏng ít nhớt, bột khô và vật liệu dạng cục.
(tham khảo thêm: [2]/tr.398).
8. Có mấy loại mối ghép?
Có 2 loại mối ghép:
- Mối ghép tháo được như hàn, tán.
- Mối ghép không tháo được như mối ghép bích.
9. Mối ghép bích được dùng khi nào? Đệm trong mối ghép bích có vai trò gì? Tiết diện của
đệm do yếu tố nào quyết định?
Mối ghép bích được dùng rất phổ biến trong các thiết bị sản xuất hóa chất và dầu mỏ cũng như ở
các đường ống dẫn khí. Mặt bích là bộ phận quan trọng dùng để nối các phần của thiết bị cũng như
nối các bộ phận khác với thiết bị.
Độ kín của mối ghép bích chủ yếu là do vật đệm quyết định. Đệm được làm từ các vật liệu mềm
dễ biến dạng. Khi xiết bulong, đệm bị biến dạng và điền đầy lên các chỗ gồ ghề của mặt bích.
Tiết diện (bề rộng) của đệm do áp suất riêng quyết đinh. Áp suất riêng tăng thì độ kín của mặt
bích tăng. Với cùng một lực nén thì bề rộng đệm càng hẹp thì áp suất riêng tác dụng lên đệm càng
lớn.
Vật liệu làm đệm cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đủ độ dẻo và biến dạng khi nén.
- Trong thời gian làm việc, độ dẻo không bị biến đổi.
- Bền đối với môi trường trong thiết bị.
(tham khảo thêm: [1]/tr.142-147).
10. Chức năng của tai đỡ là gì? Khi tính toán tai đỡ người ta dựa trên yếu tố nào?
Tai đỡ dùng để giữ thiết bị vào một vị trí nhất định trong dây chuyền sản suất. Kích thước và
hình dáng tai đỡ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Đặc tính của tải trọng (tĩnh hay động).
- Vật liệu làm thiết bị.
- Trọng lượng thiết bị.
- Tỷ lệ chiều cao và đường kính thiết bị.
- Vị trí của thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
(tham khảo thêm: [1]/tr.189-193).
11. Trong thiết bị truyền nhiệt ống chùm người ta thường cố định ống (hay liên kết các ống)
bằng chi tiết nào? Vỉ ống được chế tạo bằng vật liệu gì? Vì sao?
Người ta sử dụng vỉ ống để giữ chặt 2 đầu ống. Vỉ ống chủ yếu được chế tạo từ phôi tấm, ngoài
ra có thể đúc. Vật liệu làm vỉ ống phải bền và cứng hơn vật liệu làm ống (vd: ống làm bằng đồng, vỉ
ống làm bằng thép) (tham khảo thêm: [1]/tr.176).
12. Một thiết bị có các điều kiện sau: tháo lắp sửa chữa dễ dàng, ít tốn kém, ít người điều
khiển,… thiết bị được xem là? Đảm bảo tính kĩ thuật.
13. Khi thiết kế thiết bị làm việc áp suất cao, theo nguyên tắc bền đều đặn thì người ta chọn
vật liệu nào để chế tạo? Phải thỏa điều kiện gì?
Rẻ, chịu được nhiệt, giới hạn bền lớn. (tham khảo thêm: [1]/tr.216).
- Nhiệt độ dưới 150oC: thép 35, 25,…
- Nhiệt độ từ 150 – 300oC: thép hợp kim 30XMA, 20XMA, 25X3HM, X3M,…
14. Đối với thiết bị làm việc ở áp suất thường, đáy và nắp được chọn chế tạo như thế nào?
Cầu, elipse, nón, phẳng tròn.
15. Các phương pháp hàn và kiểu hàn nào thường được chọn để chế tạo trong ngành hóa?
Các phương pháp hàn: hàn tay, hàn bán tự động, hàn hồ quang dưới lớp thuốc.
Các kiểu hàn: hàn giáp mối, hàn vuông góc và phổ biển nhất đối với thiết bị hóa chất là hàn
chồng.
16. Đánh giá độ bền hóa học của kim loại? Khi nào cần bổ sung điều kiện tốc độ ăn mòn trong
thiết kế? Người ta thường chọn vật liệu có tốc độ ăn mòn là bao nhiêu?
Độ bền hóa học của kim loại được thể hiện qua thang bền hóa học:
Nhóm bền Thang bền Tốc độ ăn mòn kim loại (mm/năm)
Hoàn toàn bền 1 <0.001
2 0.001 – 0.005
Rất bền
3 0.005 – 0.01
4 0.01 – 0.05
Bền
5 0.05 – 0.1
6 0.1 – 0.5
Bền vừa
7 0.5 – 1.0
8 1.0 – 5.0
Ít bền
9 5.0 – 10
Không bền 10 >10
Ta cần bổ sung thêm đại lượng Ca đặc trưng cho ăn mòn trong thiết kế khi tốc độ ăn mòn
>0.05mm/năm. Thường dùng vật liệu có tốc độ ăn mòn <0.1mm/năm.
17. Thép 18/8 có những đặc tính gì? Thành phần như thế nào?
Thép không gỉ 18/8 có 18% Cr và 8% Ni theo khối lượng. Đặc tính chủ yếu là chống ăn mòn.
18. Nhiệt độ tính toán được chọn như thế nào?
Theo hình sau, với TD là nhiệt độ thiết kế, T là nhiệt độ môi trường tiếp xúc với chi tiết đang tính
toán.
Ngoài ra, nếu thiết bị làm việc ở nhiệt độ âm thì lấy nhiệt độ tính toán bằng 20oC.

19. Khi hàn 2 chi tiết bằng thép thường và thép không gỉ với nhau thì 2 chi tiết này phải như
thế nào?
Các chi tiết phải có:
- Thành phần các nguyên tố khác nhau không đáng kể.
- Nhiệt độ nóng chảy không khác nhau đáng kể.
- Tính chất vật lí không khác nhau đáng kể.
Ngoài ra, phải dùng que hàn phù hợp với cơ tính của cả 2 loại vật liệu.
20. Biến dạng nhiệt ảnh hưởng như thế nào đến mối hàn?
Khiến xuất hiện ứng suất riêng (???) (thấy câu này hỏi cũng tương tự câu dưới).
21. Ứng suất riêng của mối hàn gây ra hiện tượng gì?
Chi tiết được hàn bị uốn, co giật.
22. Biện pháp để giảm ứng suất dư mối hàn, giảm thiểu chiều dài mối hàn?
Để giảm bớt ứng suất dư, cần tạo ra ở chỗ gần mối hàn có kết cấu mềm để bù sự giãn nở, giảm
thể tích vật liệu bị đốt nóng, bố trí các mối hàn thích hợp, tránh các mối hàn chồng chập mà nên bố
trí đối xứng theo đường trục.
Giảm bớt số lượng mối hàn, phối hợp vs các phương pháp khác: uốn, dập, hàn đứt,… Khi hàn
các chi tiết bé thì phương pháp hàn tiếp xúc sẽ giúp giảm chiều dài mối hàn.

23. Hàn nổ là gì? Hàn nổ có ưu điểm gì so với các phương pháp hàn còn lại? Ứng dụng?
Kỹ thuật hàn nổ - Explosion Welding (EXW) là phương pháp hàn mà trong đó một phần của vật
hàn sẽ chuyển động với vận tốc cực lớn do phản ứng nổ gây ra. Các bộ phận hàn được bố trí chồng
lên nhau (có thể song song nhau hoặc nghiêng nhau), cách nhau một khoảng trống nhất định. Tấm
kim loại phía trên sẽ được phủ một lớp bột chất nổ ở phía trên nó. Phản ứng nổ diễn ra sẽ làm gây ra
gia tốc lớn cho tấm kim loại và khiến nó bay nhanh. đập mạnh vào tấm kim loại phía dưới.
Ưu điểm:
- Hàn được nhiều chi tiết khác nhau, cả các chi tiết khó hàn.
- Dụng cụ gá không phức tạp.
- Quá trình hàn diễn ra đơn giản.
- Có thể sử dụng để hàn các bề mặt kim loại có diện tích cực lớn.
- Độ ngấu mối hàn sâu, rộng.
- Thuộc tính vật liệu không bị thay đổi.
- Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ chất nổ.
- Không quá đòi hỏi về yêu cầu làm sạch mối hàn sau khi hàn.
- Có thể hàn các kim loại khó hàn bằng các phương pháp khác.
Người ta thường sử dụng phương pháp này để phủ một lớp vật liệu chống ăn mòn lên các loại
thép carbon như: thép không gỉ, titan, zirconi, hợp kim niken...
24. Thép austenitic và ferritic là gì? Hàm lượng các nguyên tố? Cách phân biệt nhanh? 2 loại
thép này có những đặc tính gì mà được chọn để chế tạo trong các thiết bị ngành hóa?
Thép austenitic (thép không gỉ thông dụng nhất):
- Điển hình là các mác thép SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s,…
- Thành phần: Ni≥7%, Cr16%, C≤0.08% theo khối lượng.
- Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi
nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn.
- Ứng dụng: làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài
kiến trúc, các công trình xây dựng khác…
Thép ferritic:
- Điển hình là các mác thép SUS 430, 410, 409,...
- Thành phần: %Cr12 – 17% theo khối lượng.
- Có tính chất cơ lý tương tự thép mềm (độ bền kéo vừa phải, dễ cán, rèn), nhưng có khả năng
chịu ăn mòn cao hơn thép mềm (thép carbon thấp).
- Ứng dụng: Loại 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại 17%Cr được sử
dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà...
Để phân biệt nhanh 2 loại thép này ta dựa vào từ tính. Các đặc tính của 2 loại thép trên được tóm
tắt qua bảng sau:
Đặc tính Austenitic Ferritic
Từ tính Không Có
Tốc độ hóa bền rèn Rất cao Trung bình
Chịu ăn mòn Cao Trung bình
Khả năng hóa bền Rèn nguội Không
Tính dẻo Rất cao Cao
Làm việc ở nhiệt độ cao Rất tốt Tốt
Làm việc ở nhiệt độ thấp Rất tốt Không tốt
Tính hàn Rất cao Thấp

25. Thép thường được bổ sung các nguyên tố nào để trở thành thép hợp kim (thép không gỉ)?
Thép không gỉ có những đặc tính gì?
Thép không gỉ là một hợp kim thép, có hàm lượng Cr ≥ 10.5% và hàm lượng C ≤ 1.2% theo khối
lượng. Đặc tính nổi bật nhất của thép không gỉ là khả năng chống ăn mòn. Ngoài ra với sự tham gia
của các thành phần khác sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của thép không gỉ, thể hiện qua bảng sau:

26. Khi kiểm tra bền các chi tiết của thiết bị chịu áp suất trong thì áp suất nào được chọn để
kiểm tra? Áp suất thủy lực.
27. Khi tính sức bền của thiết bị thì những yếu tố nào cần được xác định đầu tiên? Điều kiện
làm việc quá mức có thể xảy ra trong khi sản xuất.
28. Ứng suất cho phép khi tính độ bền của các chi tiết phụ thuộc vào yếu tố nào?
Ứng suất cho phép khi tính độ bền của các chi tiết phụ thuộc vào tính bền của kim loại ở nhiệt độ
tính toán.
Đặc tính bền phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Công nghệ chế tạo (hàn, đúc, rèn, dập,…).
- Chế độ nhiệt luyện.
- Tính chất tác động của tải trọng (tĩnh, động).
- Kích thước các chi tiết.
- Đặc điểm môi trường làm việc và điều kiện sử dụng.
(tham khảo thêm: [1]/13-17).
29. Vật liệu nào thường dùng để chế tạo nồi hơi?
Thép hợp kim, thép carbon thấp.
30. Tính bền cơ của thép carbon bị ảnh hưởng như thế nào bởi nhiệt độ?
Nhiệt độ càng tăng thì tính bền cơ càng giảm.
31. Để hàn 2 chi tiết có bề dày khác nhau thì phải chuẩn bị mối hàn như thế nào?
Nếu bề dày 2 chi tiết khác nhau từ 20 – 25% thì phải có đoạn chuyển tiếp làm thay đổi bề dày từ
từ. Độ nghiêng đoạn chuyển tiếp lấy 1:5. Ngoài ra có thể dùng vòng trung gian.

32. Khi thiết kế thiết bị làm việc ở môi trường ăn mòn, rẻ và hợp lí nhất thì chọn vật liệu gì?
Thép carbon CT38 có tráng men, nếu ko có thì chọn thép carbon hoặc nhựa.
33. Để kiểm tra lỗi bên trong mối hàn thì phương pháp nào thường được sử dụng? Dùng máy
siêu âm.
34. Vỏ thiết bị là tổ hợp từ nhiều bộ phận, để lắp ghép các bộ phần đó theo yêu cầu để dễ lắp
rắp vận hành ngta dùng mối ghép gì?
Mối ghép tháo được như mối ghép bích.
35. Hàn phủ được áp dụng khi nào? Chống ăn mòn và ma sát.
36. Gang và thép được phân loại dựa trên yếu tốt nào?
Hàm lượng carbon (dưới 2% là thép, trên 2% là gang).
37. Sau khi hàn xong để tăng độ bền của mối hàn cần phải thực hiện những thao tác gì? Vệ
sinh mối hàn, tẩy sạch các vẩy oxit trên mối hàn.
38. Phương pháp kiểm tra bề mặt bằng pp thẩm thấu là gì? Ngta dùng pp nào để làm sạch bề
mặt khi dùng pp thẩm thấu?
Phương pháp kiểm tra thẩm thấu là phương pháp sử dụng các chất lỏng có tính thẩm thấu cao
phủ lên bề mặt vật kiểm tra. Các chất lỏng này thẩm thấu vào các bất liên tục trên bề mặt do lực mao
dẫn của chất lỏng với thành rắn, và vẫn giữ lại sau khi loại bỏ phần chất lỏng còn dư. Những chất
thấm nằm trong bất liên tục sẽ được chất hiện hấp thụ tạo thành chỉ thị nhìn thấy được sau khi tiếp
tục phủ một lớp chất hiện lên bề mặt.
Thông thường, để phát hiện các vết nứt trên bề mặt kim loại, mối hàn sau khi gia công, đặc biệt
các vật liệu không nhiễm từ như thép không gỉ, người ta thường phun một chất lỏng có khả năng
thẩm thấu cao và có màu sắc dễ phân biệt lên bề mặt vật liệu cần kiểm tra. Lúc này, các chất thẩm
thấu sẽ ngấm vào và đọng lại ở các khe nứt nổi rõ lên và ta nhận biết được các vết nứt rất nhỏ mà
mắt thường không phát hiện được.
Để làm sạch bề mặt người ta dùng dung dịch tẩy rửa bề mặt mối hàn.
39. Khi nào kiểm tra bên trong mối hàn bằng phương pháp từ tính?
Khi vật liệu làm bằng sắt từ, thép mềm có độ thấm cao.
40. Tiêu chí cần xem xét của trình tự quá trình hàn trong chế tạo thiết bị ngành hóa là gì?
- Giảm thiểu sự biến dạng/bong mối hàn.
- Mối hàn trở nên bền hơn khi làm nguội.
- Tạo sự xâm nhập hoàn toàn vào mối ghép.
41. Hàn điện được xếp vào loại hàn gì? Hàn chảy.
42. Hàn gió đá, hàn khí, hàn hồ quang, hàn thiếc là gì?
- Hàn gió đá: Đây là phương pháp hàn hóa học dựa trên phản ứng tỏa nhiệt của khí Oxy và sử
dụng thêm các khí khác để tăng nhiệt cho đơn vị cần hàn. Khi đó tại vị trí hàn, kim loại được
tăng nhiệt độ đạt đến trạng thái nóng chảy. Từ đó sẽ liên kết lại với nhau tạo thành mối hàn.
Phương pháp này không cần sử dụng thêm que hàn bổ sung. Trong thực tế, hàn cắt gió đá
thường được sử dụng để hàn các tấm kim loại mỏng. Các kim loại có độ nóng chảy thấp hoặc
kim loại màu như đồng, nhôm, chì… do tính kinh tế, tiện ích và hiệu quả sử dụng cao.
- Hàn khí: Nhiệt được tạo ra từ phản ứng cháy của khí nhiên liệu, thường là acetylene, có thể có
(vật liệu phải tương đồng) hoặc không có que hàn. Ngoài ra có thể sử dụng khí hydro, natural
gas, propylene, propane.
- Hàn hồ quang điện: Quá trình nóng chảy do hồ quang điện (5500 oC) được tạo ra giữa điện cực
hàn và kim loại hàn, đều phải sử dụng que hàn. Que hàn có thể là điện cực hoặc không (điện
cực bằng tungsten). Nên thực hiện trong môi trường trơ như argon, helium để tránh các phản
ứng oxy hóa của kim loại với oxy, nito và hydro trong không khí. Ứng dụng hàn vật liệu thép
carbon, thép không gỉ, hợp kim gang, một số hợp kim không có gốc sắt. Không sử dụng cho
nhôm và hợp kim nhôm, hợp kim đồng và titan
- Hàn thiếc (hàn vảy): Phương pháp ghép nối tạo kết dính các vật liệu với nhau bằng cách nung
nóng kim loại độn vào, có điểm hóa lỏng trên 450oC và dưới điểm hóa rắn của kim loại lót.

P/s: nếu thiếu câu nào thì tự động thêm vô nha, trong đây không có đủ hết đâu, đừng quá tin vào
những gì mình soạn  Tốt nhất nếu có thời gian thì đọc hết cuốn Hồ Lê Viên.
Chúc các bạn thi tốt 

You might also like