You are on page 1of 21

Chương 10

Ổ TRỤC

10.1. Khái niệm chung


Ổ trục là chi tiết dùng để đỡ các chi tiết quay nhờ có ổ trục, nên trục có vị trí
ổn định trên máy và quay quanh đường tâm của trục.
Theo dạng ma sát người ta chia ra làm 2 loại: dạng ma sát trượt gọi là ổ trượt,
dạng ma sát lăn gọi là ổ lăn.
Theo phương pháp chịu lực người ta chia ổ trục ra làm 3 loại: ổ chịu lực
hướng tâm gọi là ổ đỡ, ổ chịu lực dọc trục gọi là ổ chặn, ổ chịu cả 2 lực hướng tâm và
lực dọc trục gọi là ổ đỡ chặn.
10.2. Ổ trượt
10.2.1.Khái niệm về ổ trượt
a. Giới thiệu ổ trượt
Ổ trượt là 1 loại ổ trục, dùng để đỡ các trục quay. Nó là khâu liên kết giữa
trục và giá đỡ, nhằm mục đích giảm ma sát. Ổ trượt nhận tải trọng từ trục, truyền đến
giá đỡ. Dưới dạng sơ đồ ổ trượt được biểu diễn như hình
10.1.

Hình 10.1

b. Cấu tạo
Gồm có thân ổ và lót ổ, thân trên có gia công lỗ để tra dầu, trên lót ổ gia công
rãnh rãnh để dẫn dầu(hình 10.2).
- Thân ổ: có thể chế tạo liền với khung máy hoặc chế tạo rời rồi ghép lại bằng
bulông hoặc hàn. Thân ổ có thể chế tạo thành một khối nguyên hoặc chế tạo thành 2
nửa rồi ghép lại, nửa trên gọi là nắp ổ, nửa dưới gọi là đế ổ. Thân ổ thường được làm
bằng gang hay thép.
- Lót ổ: khi làm việc lót ổ trực tiếp làm việc với ngõng trục, nên vật liệu làm lót ổ
phải có hệ số ma sát thấp, thường làm bằng kim loại màu nên đắt tiền. Do đó để kinh
tế người ta thường dùng ổ lót mà khỏi phải thay cả ổ. Vật liệu làm ổ lót phải thõa mãn
các tính chất sau:
 Phải có hệ số ma sát thấp.
 Phải dễ chế tạo.
 Dễ chạy mòn, để giảm áp suất ở mép ổ hoặc áp
suất cục bộ do biến dạng hay sai số chế tạo gây nên.
 Dễ chế tạo thành lớp màng bôi trơn, hấp thụ
vững chắc vào bề mặt làm việc của lót ổ và ngõng trục.
 Phải dẫn nhiệt tốt và hệ số dãn nở về nhiệt nhỏ.
 Lót ổ thường được làm bằng kim loại màu như:
đồng thanh , đồng thau, hợp kim nhôm, hợp kim kẽm,
babit... Hình 10.2
c. Vật liệu
- Gốm kim loại: được chế tạo bằng cách ép và nung bột kim loại ở nhiệt độ (850
đến 1100)0C và áp suất khoảng 700N/mm2 . Lót ổ sau khi được chế tạo xong được
ngâm trong dầu ở nhiệt độ khoảng (110  120)0C, trong thời gian khoảng (2-3) giờ, để
cho dầu ngâm vào các khe hở của lót ổ, khi làm việc dầu tự ứa ra để bôi trơn. Tuy
nhiên để tăng thêm tuổi thọ của lót ổ, khi làm việc lót ổ phải được bôi trơn dầu. Bột
kim loại thường dùng làm là đồng thanh – grafit, sắt, grafit chất dẻo, cao su, gỗ
grafit… Khi lót ổ mòn khoảng 0,3 mm thì không dùng được nữa cho nên chiều dày lớp
kim loại để giảm ma sát không cần lấy lớn lắm. Nhưng nếu chế tạo và chiều dày như
thế thì rất khó chế tạo và không đảm bảo độ cứng vững, nên lót ổ thường làm bằng 2
loại vật liệu khác nhau. Lót ổ thường làm bằng thép hoặc đồng thanh trên đó có tráng 1
lớp mỏng kim loại giảm ma sát.
- Nếu gọi S là chiều dày lót ổ S = (0,035  0,06)d + 2,5 mm thì chiều dày lớp
tráng S’ = 0,01 d + (0,2  0,5) mm. trong đó d là đường kính ngõng trục.
- Lớp tráng càng mỏng thì sức bền mỏi càng cao, trường hợp lớp tráng là babit,
nền là thép hoặc đồng thanh chiều dày S’ có thể lấy khoảng S’ = (0,1  0,5)mm.
- Vật liệu không kim loại để chế tạo ổ trượt gồm có:chất dẻo, gỗ, cao su, grafit,
tectolit, poliamid … Ưu điểm của vật liệu không kim loại là chống dính, chạy mòn tốt,
bụi mài có độ rắn thấp, bôi trơn tốt bằng nước hoặc bằng các chất lỏng khác dùng
trong các máy không thể bôi trơn bằng dầu, sử dụng trong môi trường dễ bị ăn mòn
như các chân vịt tàu thủy …
10.2.2.Phân loại ổ trượt
Ổ trượt phân ra làm các loại như sau(hình 10.3):
Hình 10.3

- Theo khả năng chịu lực chia làm 3 loại: ổ đỡ (hình10.3a,c), ổ chặn (hình
10.3e,f), ổ đỡ chặn (hình 10.3b,d)
- Theo hình dạng của ngõng trục tiếp xúc với ổ chia làm 2 loại: ổ trụ (hình10.3a),
ổ cầu (hình10.3b).
- Theo kết cấu chia làm 2 loại: ổ nguyên và ổ ghép.
10.2.3.Ưu và khuyết điểm
a. Ưu điểm
So với ổ lăn, ngày nay ổ trượt sử dụng rất ít trong ngành chế tạo máy. Tuy
nhiên trong 1 số trường hợp sau đây nếu dùng ổ lăn có nhiều ưu điểm hơn ổ lăn.
- Khi trục quay với vận tốc rất lớn nếu dùng ổ lăn thì tuổi thọ sẽ rất thấp còn ổ
trượt có độ tin cậy cao hơn.
- Ổ lăn dùng các trục có đường kính khá lớn nếu dùng ổ lăn tự chế tạo.
- Khi có yêu cầu phương của trục chính xác.
- Khi cần phải dùng ổ ghép để dễ lắp ghép như trục khủy.
- Chịu được tải trong động và va đập nhờ vào khả năng giảm chấn của màng dầu
bôi trơn.
- Làm việc êm và khi trục quay chậm có kết cấu đơn giản.
b. Nhược điểm
- Yêu cầu chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên, chi phí lớn về dầu bôi trơn.
- Tổn thất lớn về ma sát khi mở máy, dừng máy và khi bôi trơn không tốt.
- Kích thước dọc trục tương đối lớn.
10.2.4.Ma sát và bôi trơn
Đối với ổ trượt bôi trơn và ma sát có tác dụng quyết định đến khả năng làm việc
và tuổi thọ của ổ.
Tùy theo điều kiện bôi trơn mà có 4 dạng ma sát: ma sát ướt, ma sát nửa ướt,
ma sát khô và nửa khô.(hình 10.4)
- Ma sát ướt: sinh ra khi chiều cao lớp dầu bôi trơn lớn hơn tổng bề mặt nhấp nhô
của bề mặt ngỗng trục và lót ổ. h > Rz1 + Rz2. Nhờ có lớp dầu ngăn cách này nên bề
mặt của ngỗng trục và lót ổ không trực tiếp tiếp
xúc với nhau nên ngỗng trục và lót ổ ít bị mài
mòn, hệ số ma sát rất thấp. f = (0,001  0,008).
Hệ số ma sát này phụ thuộc vào chất lượng dầu
bôi trơn, không phụ thuộc vào vật liệu chế tạo
ngỗng trục và lót ổ.
Hình 10.4
- Ma sát nửa ướt: sinh ra khi chiều cao h < R1 + R2, hệ số ma sát nửa ướt khoảng
f = (0,01  0,03). Hệ số ma sát này phụ thuộc vào chất lượng dầu bôi trơn, vật liệu,
chất lượng bề mặt của ngõng trục và lót ổ.
- Ma sát khô: sinh ra khi không dùng dầu bôi trơn, bề mặt của ngỗng trục và lót ổ
hoàn toàn giữ sạch sẽ, khi làm việc bề mặt của ngỗng trục và lót ổ trực tiếp tiếp xúc
với nhau, hệ số trong trường hợp này f = (0,4  1).
- Nhưng trong thực tế dù được làm sạch rất cẩn thận bề mặt của ngỗng trục và lót
ổ cũng không bao giờ trực tiếp tiếp xúc với nhau mà luôn được ngăn cách bởi những
màng khí mỏng, hơi ẩm của môi trường. Nên ma sát trong trường hợp này gọi là ma
sát nửa khô và hệ số ma sát trong trường hợp này f = (0,1  0,3). Ổ trượt làm việc với
ma sát khô và nửa khô thì các bề mặt bị mài mòn rất nhanh. Như vậy ổ trượt làm việc
tốt khi được bôi trơn ma sát nửa ướt và tốt nhất khi được bôi trơn ma sát ướt.
Để thực hiện được bôi trơn ma sát ướt thường dùng 2 phương pháp sau đây:
- Phương pháp bôi trơn thủy tĩnh: bơm dầu vào ổ có áp suất cao đủ để có thể
nâng ngỗng trục. Phương pháp này đòi hỏi cần phải có thiết bị nén (tạo áp suất) và dẫn
dầu rất phức tạp.
- Phương pháp bôi trơn thủy động: cho một đầu liên tục chảy vào khe hở giữa áp
suất ngỗng trục và lót ổ, để tạo nên áp suất thủy động cân bằng với tải trọng ngoài.
Phương pháp này được sử dụng nhiều hơn. Muốn thực hiện bôi trơn thủy động cần
phải thỏa 3 điều kiện sau:
 Giữa 2 bề mặt trượt phải có khe hở hình chêm.
 Dầu phải có độ nhớt nhất định và liên tục chảy vào khe hở, giữa ngỗng trục và
lót ổ.
10.3.Ổ lăn
10.3.1.Khái niệm chung
a. Cấu tạo
Gồm 4 bộ phận chính: vòng trong, vòng ngoài, con lăn và vòng cách(hình 10.5).
- Vòng trong, vòng ngoài: có gia công rãnh, có kích thước và hình giáng phù hợp
với kích thước và hình giáng con lăn, để con lăn có thể lăn tự do bên trong rãnh, vật
liệu thường dùng thép Crôm có hàm lượng cacbon từ (1  1,1)% như C J15, C J15Cr.
- Con lăn: có thể bi hoặc đũa, lăn trên rãnh vòng trong và ngoài, vật liệu thường
dùng C JX6, C JX9, C JX10 hoặc đôi khi dùng thép hợp kim thấm than và tôi để đạt
độ cứng (62  66) HRC ổ bi, (61  65) HRC đối với ổ đũa, thép: 12XH3A, 12X2H4A…
- Vòng cách: có nhiệm vụ giữ giữa cho 2 con lăn kế bên nhau cách nhau 1
khoảng nhất định, không cho chúng tiếp xúc với nhau. Vì ở điểm 2 con lăn tiếp xúc hai
con lăn chuyển động ngược chiều nhau, sẽ làm cho con lăn bị mài mòn rất nhanh. Để
con lăn ít bị mài mòn vòng cách thường được làm bằng vật liệu tương đối mềm. Ví dụ
như; đồng thau, đồng thanh, dura…

Hình 10.5
b. Phân loại
- Theo hình dáng con lăn được chia ra làm 8 loại: bi, đũa trục ngắn, đũa trục dài,
đũa côn, đũa trống, đũa kim, Đũa trụ xoắn (hình 10.6).
Hình 10.6
- Theo khả năng chịu lực chia làm 3 loại: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn, trong đó ổ đỡ
chặn được sử dụng nhiều hơn (hình 10.7).

Hình 10.7
- Theo dãy số con lăn chia làm 2 loại: một dãy và nhiều dãy (hình 10.8)

Hình 10.8
- Theo khả năng tự lựa chia làm 2 loại: tự lựa và không tự lựa.
- Theo cổ đường kính ngoài (cùng đường kính trong) ổ chia ra làm 5 cỡ: đặt biệt
nhẹ (1), nhẹ (2), trung bình (3) và nặng (4)(hình 10.9).
- Theo cỡ chiều rộng chia ra bình thường, rộng (5),(6)(hình 10.9).

Hinh 10.9
c. Ưu và khuyết điểm
Ưu điểm
- Hệ số ma sát tương đối ổn định, đối với ổ bi f = (0,0012  0,0035), ổ đũa f =
(0,002  0,006).
- Chăm sóc và bôi trơn tương đối đơn giản.
- Cùng 1 đường kính ngỗng trục và ổ lăn có bề rộng ngắn hơn chiều dài ổ trượt
rất nhiều, nên dùng ổ lăn kích thước bề rộng nhỏ hơn.
- Không cần dùng kim loại màu để giảm ma sát, bề mặt ngỗng trục không cần
chế tạo khớp và tôi cứng.
- Tiêu chuẩn hoá cao, sản suất hàng loạt lớn nên giá thành rẻ.
Khuyết điểm
- Tải trọng phân bố không đều trên các con lăn, ứng suất lớn và chịu va đập kém.
- Lắp ghép khó khăn đôi khi không lắp ghép được.
- Cùng đường kính ngỗng trục, kích thước về đường kính ổ trục lăn lớn hơn ổ
trượt.
- Yêu cầu lắp ghép chính xác.
d. Các loại ổ lăn thường dùng
Ổ bi đỡ một dãy: ký hiệu cơ bản 0000, chủ yếu dùng để chịu lực hướng tâm
nhưng có thể chịu được lực dọc trục khoảng (60 – 70)%. Ưu điểm là cấu tạo đơn giản,
dễ sử dụng, dễ tháo lắp,giá thành rẻ, hệ số ma sát f = 0,002. Nhược điểm chịu lực dọc
trục và va đập kém(hình 10.10).

Hình 10.10
Ổ bi đỡ lòng cầu hai dãy:ký hiệu cơ bản 1000, chủ yếu dùng để chịu lực hướng
tâm nhưng có thể chịu được lực dọc trục khoảng 20% lực hướng tâm không dùng tới.
Ổ có thể làm việc bình thường khi trục nghiêng một góc từ (20 – 30) nhờ mặt trong của
vòng ngoài là mặt lồng cầu, hệ số ma sát khoảng f = 0,0015(hình 10.11).
Hình 10.11
Ổ đũa trụ ngắn đỡ:ký hiệu cơ bản 2000, chủ yếu dùng để chịu lực hướng tâm.
So với ổ bi đỡ dãy cùng kích thước ồ này có khả năng chịu lực hướng tâm lớn hơn
70%. Ưu điểm có khả năng chịu tải lớn, chịu va đập tốt hơn ổ bi nhưng có nhược điểm
không chịu được lực dọc trục, không làm việc với những trục bị uốn nhiều và yêu cầu
cao về độ đồng tâm, hệ số ma sát f = 0,003(hình 10.12).

Hình 10.12
Ổ đũa trụ lồng cầu hai dãy đỡ:ký hiệu cơ bản 3000, chủ yếu dùng để chịu lực
hướng tâm, khả năng chịu lực hướng tâm của loại này gấp đôi so với ổ bi đỡ lồng cầu
2 dãy cùng kích thước, có thể chịu được lực dọc trục khoảng 20% lực hướng tâm
không dùng tới, mặc khác trong các vòng ngoài là mặt lồng cầu, đũa có hình trống,
nên ổ có khả năng làm việc bình thường khi trục nghiêng một góc từ (20 – 30), hệ số
ma sát f = 0,004(hình 10.13).

Hình 10.13
Ổ đũa đỡ trụ dài một dãy đỡ:ký hiệu cơ bản 4000, chủ yếu dùng để chịu lực
hướng tâm không chịu lực dọc trục, không tiêu chuẩn có cấu tạo đơn giản, hệ số ma
sát khoảngf = 0,006. Ổ kim là biến thể của ổ đũa trục dài, ổ kim không có vòng cách,
chịu được lực hướng tâm lớn, kích thước và đường kính nhỏ, giá tương đối rẻ. Nhược
điểm là hệ số ma sát lớn f = 0,008, tuổi thọ thấp. Ổ kim có thể có hoặc không có vòng
trong, vòng ngoài(hình 10.14).

Hình 10.14
Ổ đũa trụ xoắn đỡ:ký hiệu cơ bản 5000. Nhờ những con lăn là hình trụ rỗng
bằng thép mỏng cuốn lại nên có tính đàn hồi rất cao, ổ có khả năng chịu tải trọng va
đập, khả năng chịu tải thấp hơn loại ổ ổ đũa đỡ cùng kích thước, hệ số ma sát f =
0,0006.
Ổ bi đỡ chặn:ký hiệu cơ bản 6000, dùng để chịu lực hướng tâm lẫn lực dọc
trục, khả năng chịu lực hướng tâm lớn hơn ổ bi đỡ một dãy cùng kích thước khoảng
40%, khả năng chịu lực dọc trục phụ thuộc vào góc  tiêu chuẩn.  = 160 được ký
hiệu 36000, khả năng chịu lực dọc trục là 100% lực hường tâm không dùng tới.  =
260được ký hiệu 46000, khả năng chịu lực dọc trục là 150% lực hướng tâm không
dùng tới.  = 360được ký hiệu 66000, khả năng chịu lực dọc trục là 200% lực hường
tâm không dùng tới. Ổ này được sử dụng rất rộng rãi trong ngành chế tạo máy, trong
ôtô, xe máy… Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, giá thành rẽ(hình 10.15).

Hình 10.15
Ổ đũa côn đỡ chặn:ký hiệu cơ bản 7000, dùng để chịu lực hướng tâm lẫn lực
dọc trục, khả năng chịu lực hướng tâm lớn hơn gấp 1,9 lần so với ổ bi đỡ 1 dãy cùng
kích thước, ổ này sử dụng rỗng rãi trong ngành chế tạo máy, ôtô…. Vì tháo lắp đơn
giản, điều chỉnh khe hở và bù được lượng mòn thuận tiện. Hệ số ma sát f = 0,0008 khi
không chịu lực dọc trục, hệ số ma sát f = 0,02 khi chịu cả lực dọc trục. Để khi làm việc
con lăn không trượt trên rãnh lăn, đỉnh côn của đũa và của bề mặt rãnh phải trùng
nhau, góc nghiêng  = 100 - 160(hình 10.16).

Hình 10.16
Ổ bi chặn, ổ đũa chặn:ký hiệu cơ bản 8000 chủ yếu dùng để chịu lực dọc trục,
ổ làm việc khi trục quay với vận tốc thấp hoặc trung bình n < (1000  1500) v/ph(hình
10.17).

Hình 10.17
10.3.2.Giải thích ký hiệu ổ lăn
Ổ lăn thường được ký hiệu bằng 4 số, được thể hiện bằng 4 cột: 1 – 2 – 3 – 4.
- Cột thứ nhất: biểu thị loại ổ.
0 loại ổ bi đỡ 1 dãy 5 ổ đũa đỡ trụ xoắn
1 loại ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy 6 ổ bi đỡ chặn
2 ổ đũa trụ ngắn đỡ 1 dãy 7 ổ đũa đỡ chặn
3 ổ đũa đỡ lòng cầu 2 dãy 8 bi chặn
4 ổ đũa đỡ trụ dài 9 đũa chặn
- Cột thứ hai biểu thị cỡ ổ(hình 10.18).
1 Rất nhẹ 2 Nhẹ 3 Trung bình
4 Nặng 5 Nhẹ rộng 6 Trung bình rộng

Hình 10.18
- Cột thứ 3 và 4 biểu thị đường kính trong của ổ.
 Đối với những ổ có đường kính trong d khoảng (20 – 495) 2 số này biểu thị
bằng 1/5 đường kính trong. Nghĩa là lấy 2 số này nhân với 5 ta được đường kính trong
của ổ.
 Đối với những ổ có 10  d  20 mm đường kính trong của ổ được biểu thị như
sau:
00 01 02 03
d = 10 12 15 17mm
 Đối vời những ổ có d < 10 mm thì số hàng thứ 4 sẽ biểu diễn kích thước thật
của đường kính trong, số hàng thứ 3 biểu thị cỡ ổ, số hàng thứ 2 luôn luôn là số không.
Ví dụ
0: Ổ 𝑏𝑖 đỡ
0048 4: 𝐶ỡ 𝑛ặ𝑛𝑔
8: 𝑑 = 8𝑚𝑚
6: Ổ 𝑏𝑖 đỡ 𝑐ℎặ𝑛 7: Ổ đũ𝑎 𝑐ô𝑛 đỡ 𝑐ℎặ𝑛
6301 3: 𝐶ỡ 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 7205 2: 𝐶ỡ 𝑛ℎẹ
01: 𝑑 = 12𝑚𝑚 05: 𝑑 = 25𝑚𝑚

10.3.3.Định vị và lắp ghép ổ lăn


a. Định vị ổ lăn
Ổ lăn lắp ghép phải định vị sao cho không di động hướng tâm và dọc theo trục,
không bị những tải trọng phụ do biến dạng nhiệt sinh ra.
Đối với trục ngắn và ổ làm việc khi sinh nhiệt ra ít có thể cố định trục theo
phương dọc trục đơn giản, vòng trong cố định với vai trục, bạc… vòng ngoài cố định
với nắp ổ.
Đối vời những trục dài và ổ khi làm việc nhiệt sinh ra nhiều thì nên bố trí 1 đầu
có thể di động dọc trục để có thể điều chỉnh được các khe hở dọc trục.
Đối với các ổ đỡ chặn: cần được điều chỉnh dọc trục bằng cách di chuyển vòng
ngoài của 1 trong 2 ổ trên trục. Thường dùng 2 cách sau đây để điều chỉnh:
- Dùng các vòng đệm bằng các là kim loại mỏng, đặt giữa nắp ổ và vỏ hộp.
- Dùng vít điều chỉnh, tác dụng lên vòng ngoài của ổ nhờ các tấm đệm trung
gian.
b. Lắp ghép ổ lăn
Trong hệ thống lắp ghép vòng ổ lăn với trục và vỏ hộp, vòng ổ được coi là chi
tiết máy cơ bản, có dung sai không phụ thuộc vào tính chất lắp ghép, các kiểu lắp ghép
khác nhau được quyết định bởi việc chọn những trị số sai lệch của đường kính ngỗng
trục và lỗ của vỏ hộp.
Như vậy vòng trong của ổ lắp với ngỗng trục theo hệ thống lỗ, còn vòng lắp với
vỏ hộp theo hệ thống trục.
Khi lắp ghép cần phải đảm bảo vòng ổ không bị xoay tương đối với trục hoặc
vỏ hộp, độ dôi phải nhỏ để các con lăn không bị kẹt.
Đối với vòng quay (quay tương đối, đối với tải trọng) do chịu tải trọng thay đổi
theo chu kỳ, cần chọn kiểu lắp ghép chặt hơn để vòng lăn không di động, vì nếu vòng
lăn di động sẽ làm rộng dần bề mặt tiếp xúc và tránh sinh ra tải trọng động.
Đối với vòng cố định (đứng yên) chịu tải trọng cục bộ thường dùng các kiểu lắp
ghép ít chặt hơn so với vòng quay vì bề mặt lắp ghép ít bị hỏng, hơn nữa vòng có thể
di động dọc trục một cách dễ dàng khi lắp ghép hoặc do trục biến dạng khi nhiệt độ
tăng cũng như khi cần điều chỉnh khe hở trong ổ.
Chọn kiểu lắp ghép cần chú ý đến chế độ làm việc của ổ lăn:
- Tải trọng càng lớn, va đập càng nhiều thì phải chọn kiểu lắp ghép càng chặt.
- Khi trục quay càng nhanh thì nên chọn kiểu lắp càng ít chặt và khi trục quay
nhanh vận tốc sẽ lớn nên lực tác dụng sẽ nhỏ mặc khác biến dạng nhiệt sẽ lớn, khe hở
trong ổ cần đảm bảo chính xác.
- Dùng ổ đũa nên chọn kiểu lắp chặt hơn ổ bi.
- Dùng ổ đỡ chặn thì kiểu lắp chặt hơn so với ổ đỡ.
- Dùng ổ lăn lớn thì kiểu lắp chặt hơn ổ nhỏ và trung bình.
10.3.4.Bôi trơn và che kín ổ lăn
a. Bôi trơn ổ lăn
Bôi trơn ổ lăn nhằm giảm ma sát trong ổ, giảm mài mòn, để làm nguội cục bộ
bề mặt làm việc của ổ, ngoài ra còn có tác dụng ngăn rỉ, che kín, giảm tiếng ồn.vv…
Hiện nay, đối với ổ lăn khi chế tạo nhà máy chế tạo đã có sẵn mỡ để bôi trơn
nên khi sử dụng chỉ cần che kín ổ ngăn không cho bụi bậm rơi vào ổ, mà không cần
chú ý đến vần đề bôi trơn.
Tuy nhiên để tăng tuổi thọ hoặc đối với một số loại ổ không có mặt bít thì có
thể dùng mỡ hoặc dầu để bôi trơn.
Đối với những ổ không có khả năng che kín bụi bậm thì dùng ,mỡ để bôi trơn.
Chọn độ nhớt để bôi trơn ổ như sau: ổ làm việc với tải trọng lớn, ổ làm việc mà
nhiệt sinh ra nhiều nên chọn độ nhớt lớn, ngược lại nếu ổ làm việc với số vòng quay
lớn nên chọn độ nhớt thấp.
c. Che kín ổ lăn
Để ngăn bụi bẩn, các hạt mài mòn và nước từ ngoài vào ổ hoặc không cho
dầu chảy ra ngoài cần phải che kín ổ.
Đối với ổ làm việc với vận tốc thấp hoặc những ổ bôi trơn bằng mỡ cần phải
che kín thì thường dùng các vòng che nhớt…(hình 10.19)

Hình 10.19
Đối với ổ làm việc với vận tốc lớn, dầu bôi trơn và nước có thể chảy qua nắp
ổ thì thường sử dụng vòng dích dắt.
10.3.5.Các dạng hõng và tính toán ổ lăn
a. Các dạng hỏng
Ổ lăn thường có các dạng hỏng: mòn, tróc rỗ bề mặt, biến dạng dẻo bề mặt, vỡ,
bể…
- Mòn: thường mòn vòng ổ, con lăn và vòng cách, thường xảy ra đối với các ổ
không được giữ sạch sẽ, các ổ làm việc trong môi trường có nhiều bụi bậm, không che
kín, không được bôi trơn đầy đủ…
- Mòn vòng ổ, con lăn: thường xảy ra khi ổ làm việc quá tải do va đập, chấn động
hoặc do lắp ghép không chính xác gây nên, khiến vòng bi bị lệch và con lăn bị kẹt.
- Tróc bề mặt làm việc: do ứng suất thay đổi khi ổ quay, trong quá trình làm việc
trên bề mặt tiếp xúc của rãnh hoặc của con lăn sẽ xuất hiện những vết nứt do mỏi rồi
phát triển thành tróc rỗ.
- Tróc là dạng chủ yếu trong các ổ làm việc với số vòng quay cao, chịu tải trọng
lớn và được giữ không bị bụi hoặc hạt kim loại không được lọt vào.
- Biến dạng dẻo bề mặt làm việc: do chịu tải trọng va đập hoặc tải trọng tĩnh quá
lớn khi ổ không quay hoặc quay chậm.
b. Tính toán ổ lăn
Được tính theo 2 chỉ tiêu
- Các ổ lăn làm việc với vận tốc rất thấp, ổ lăn được tính theo khả năng tải tĩnh để
tránh biến dạng dẻo bề mặt.
- Các ổ lăn làm việc với vận tốc cao được tính theo độ bền lâu để tránh bị tróc và
mỏi.
Trong thực tế thiết kế, tính toán ổ lăn thường là tính toán để chọn loại cỡ cần
thiết trong các ổ lăn chế tạo sẵn rất ít khi tính toán loại ổ có kiểu và kích thước riêng.
Để chọn ổ lăn cần biết trước: trị số, phương chiều, tính chất tải trọng, số vòng
quay trong một phút, vòng nào quay, thời gian làm việc, nhiệt độ làm việc.vv…
Thực tế ta tính toán theo độ bền lâu
Thực nghiệm đã tìm được mối quan hệ giữa tải trọng Q, số vòng quay và tuổi
thọ của ổ như sau:
Q(nh)0,3 = Ct (10-1)
Trong đó: Q là tải trọng tác dụng
h là tổng thời gian làm việc (giờ)
n số vòng quay
Ct hệ số khả năng làm việc thực tế của ổ lăn
Điều kiện để ổ lăn làm việc bình thường thì Ct<[𝐶 ]
 [𝐶]được cho trong bảng phụ thuộc vào loại, cỡ và kích thước ổ lăn.
 Cách xác định tải trọng Q
- Ổ chặn: Q được tính theo công thức sau:
Q = A. Kt . Kn (10-2)
A : là tải trọng dọc trục
Kt: hệ số phụ thuộc vào tính chất của tải trọng tác dụng lên ổ lăn, Kttra theo bảng
10-1
Bảng 10-1. Hệ số tải trọng 𝐊 𝐭
Tính chất tải trọng 𝑲𝒕 Ví dụ sử dụng
Tải trọng tĩnh (không va đập) 1,0 Con lăn trong băng tải
Máy cắt kim loại (trừ máy
Va đập nhẹ, quá tải đến 125% so
bào xọc), quạt thông gió nhẹ,
với tải trọng tĩnh trong thời gian 1,0 ÷ 1,2
động cơ điện có công suất
ngắn
nhỏ và trung bình.
Tải trọng rung động quá tải đến Ổ trục xe lửa, bộ truyền bánh
150% so với tải trọng tĩnh trong 1,3 ÷ 1,5 răng cấp chính xác 7,8 hay
thời gian ngắn. hộp giảm tốc
Bộ truyền bánh răng cấp
Tải trọng có va đập và rung động
chính xác 9, trục máy cán,
mạnh, quá tải đến 200% so với tải 1,8 ÷ 2,5
máy quạt gió mạnh, cơ cấu
trọng tĩnh trong thời gian ngắn.
biên tay quay, máy nghiền.
Kn: hệ số phụ thuộc nhiệt độ sinh ra trong ổ lăn tra bảng 10-2
Bảng 10-2. Hệ số phụ thuộc nhiệt độ làm việc của ổ
𝑻 𝑪 𝟎 ≤ 𝟏𝟎𝟎 125 150 175 200 250
𝐾 1 1,05 1,10 1,15 1,25 1,40
- Ổ đỡ: Q được tính theo công thức sau:
Q = R. Kv. Kt . Kn ổ đũa (10-3)
Q = (R. Kv + m.A). Kt . Kn ổ bi (10-4)
A : tải trọng dọc trục
R : tải trọng hướng tâm
Kv: hệ số động phụ thuộc vào vòng quay tra bảng 10-3
m: hệ số chuyển tải trọng dọc trục sang tải trọng hướng tâm. Tra bảng 10-4
Bảng 10-3. Hệ số động phụ thuộc vòng quay 𝑲𝒗
Vòng quay 𝑲𝒗
Đối với ổ bi lòng cầu và ổ đủa:
- Vòng trong. 1
- Vòng ngoài. 1,1
Đối với ổ bi chặn và ổ đủa chặn. 1
Đối với tất cả các loại ổ khác:
- Vòng trong. 1
- Vòng ngoài 1,35
Bảng 10-4. Trị số hệ số m
Loại ổ Ký hiệu ổ Đường kính trong 𝒎𝒎
của ổ (mm)
- Ổ bi đỡ một dãy. 100, 200 Đường kính bất kỳ 1,5
300, 400 -
3600 𝛽 = 12 1,5
- Ổ bi đỡ chặn một -
dãy. 4600 𝛽 = 26 - 0,7
6600 𝛽 = 36 0,5
- Ổ bi đỡ chặn một -
dãy vòng ngoài có 6000 2
thể tháo được.
- Ổ côn đỡ chặn cỡ
đặc biệt nhẹ và nhẹ -
7100 -
- Ổ côn đỡ chặn cỡ 7200 - 1,5
trung bình. 7500 -
- Ổ côn đỡ chặn cỡ -
trung nhưng góc 7300 - 0,8
nghiêng lớn 7600 -
27300 và 𝛽 lớn 0,7

- Ổ đỡ chặn: Q được tính theo công thức sau:


Q = (R. Kv + m.(A-S)). Kt . Kn
Q = (R. Kv + m.At). Kt . Kn (10-5)
S: tải trọng dọc trục sinh ra khi ổ đỡ chặn chịu tác dụng tải hướng tâm
S = 1,3 R.tg 
Cách bố trí ổ đỡ chặn: thường làm 2 phương án để chọn phương án nào có lợi để tăng
tuổi thọ của ổ, ồ lăn thường được chọn 1 cặp ổ giống nhau.
At1 là tổng lực dọc trục
Phương án 1:At1 = Pa + SA - SC
Phương án 2: At2 = Pa -SA +SC
Pa Pa

Ra Rc Ra Rc
Sa Phuong án 1 Sa Phuong án 2
Sc Sc
Nếu At> 0 thì ổ bên chiều dương chịu lực dọc trục (bên C), ngược lại At <0 thì ổ bên
âm (bên A) chịu lực dọc trục.
Cả 2 phương án này thường xảy ra 1 trong 3 trường hợp sau đây:
- Cả 2 At đều âm (At< 0) thì tổng lực dọc trục đều tác dụng vào bên âm A.
- Cả 2 At đều dương (At > 0) thì tổng lực dọc trục đều tác dụng vào bên dương
C.
- Một phương án âm, một phương án dương:
At1> 0 , At2< 0 hoặc At2> 0 , At1< 0
 Nếu cả 2 At đều âm hoặc đều dương thì chọn phương án nào có At nhỏ để tính.
Giả sử RA< RC và At > 0 tức là At tác dụng vào C. Khi đó phải tính cả QA, QC để so
sánh chọn ổ theo Q nào lớn, khi tính QA không kể lực dọc trục, QC có lực dọc trục.
Ngược lại nếu RA< RC và At < 0 tức là At tác dụng vào A. Khi đó chỉ cần tính QA và
chọn ổ theo QA không cần tính QC vì chắc chắn QA> QC
 Nếu một phương án âm và một phương án dương thì nên chọn 1 phương án nào
đó có tổng lực dọc trục tác dụng vào gối đỡ có trị số nhỏ. Giả sử RA> RC và At1> 0 tức
At2< 0 khi đó nên chọn phương án 1 ( nếu chọn A t2 thì ổ bên A bị hỏng rất nhanh vì
RA> RC mà còn chịu thêm At) và lúc này phải tiến hành tính toán cả 2 Q. Khi đó QA
không có lực dọc trục, QC có lực dọc trục, sau đó so sánh xem Q nào lớn và chọn ổ
theo Q lớn.
10.3.6.Bài tập áp dụng
Chọn ổ bi đỡ chặn cho hộp giảm tốc bánh răng nghiêng các ổ chịu lực 𝑅 =
1050𝑁,𝑅 = 485𝑁, lực dọc trục 𝑃 = 200𝑁 thời gian làm việc của ổ là h=9600 giờ,
𝑣ò𝑛𝑔
trục quay với tốc độ 𝑛 = 500 𝑝ℎú𝑡 , đường kính ngõng trục 𝑑 = 300𝑚𝑚, góc
𝛽 = 12
Giải
Xác định hệ số khả năng làm việc của ổ:
𝑪 = 𝑸(𝒏. 𝒉)𝟎,𝟑
Trong đó
𝑄 = (𝑅. 𝐾 + 𝑚. 𝐴 )𝐾 . 𝐾
Vòng trong quay: 𝐾 = 1
Ổ bi đỡ chặn có góc 𝛽 = 12 do đó 𝑚 = 1,5
Lực dọc tổng cộng tính theo công thức sau:
𝐴 = +𝑃 ± 1,3. 𝑅 . 𝑡𝑔𝛽 ± 1,3. 𝑅 . 𝑡𝑔𝛽
Ta thấy lực dọc trục tác dụng lên ổ bên trái có giá trị lớn hơn:
𝐴 = 𝑃 − 1,3. 𝑅 . 𝑡𝑔𝛽 + 1,3. 𝑅 . 𝑡𝑔𝛽 = 70𝑁
Vậy
𝑄 = (𝑅 . 𝐾 + 𝑚. 𝐴 )𝐾 . 𝐾 = 1,26𝐾𝑁.
Trong đó 𝐾 = 1, 𝐾 = 1, 𝐾 = 1,2
Thay các số liệu vào các công thức tính hệ số khả năng làm việc ta có:
𝐶 = 𝑄 (𝑛. ℎ) , = 1260. (500.9600) , = 127260
Dựa vào bảng10-5tiêu chuẩn ổ bi đỡ chăn chọn ổ bi đỡ chăn có số hiệu
36206 có hệ số khả năng làm việc cho phép là [𝐶 ] = 270000
Bảng 10-5. Ổ bi đỡ chặn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

Ký hiệu Hệ số C
36000 46000 ĐK
𝑑 𝐷 𝐵 𝑟 𝑑 𝐷
(𝛽 (𝛽 bi 36000 46000
= 12 ) = 26 )
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Loại rất nhẹ
- 46108 40 68 15 1,5 - - - - 220000
- 46109 45 75 16 1,5 - - - - 270000
- - - - - - - - - - -
- 46111 55 90 18 2 - - - - 370000
- 46112 60 95 18 2 - - - - 440000
- 46114 70 110 20 2 82,8 97,7 12,3 - 570000
- 46115 75 115 20 2 87,8 102,7 12,3 - 570000
- 46116 80 125 22 2 95 111,5 13,49 - 680000
- 46117 85 130 22 2 99,4 115,7 13,49 - 700000
- 46118 90 140 24 2,5 107,2 123,6 14,29 - 780000
- 46120 100 150 24 2,5 116 134 15,08 - 880000
36202 46202 15 35 11 1 21,2 29 5,95 93000 81000
36203 46203 17 40 12 1 23,9 33,3 7,14 140000 123000
36204 46204 20 47 14 1,5 28,3 39,5 7,94 180000 167000
36205 46205 25 52 15 1,5 33,1 43,9 7,94 200000 180000
36206 46206 30 62 16 1,5 40,3 51,7 9,53 270000 250000
36207 46207 35 72 17 2 46,9 60,2 11,11 350000 330000
36208 46208 40 80 18 2 52,4 62,6 12,7 490000 420000
36209 46209 45 85 19 2 57,4 72,6 12,7 520000 440000
36210 46210 50 90 20 2 61,8 77,6 12,7 540000 480000
36211 46211 55 100 21 2,5 68,7 81,6 14,29 640000 570000
36212 46212 60 110 22 2,5 75,7 94,5 15,88 760000 700000
36213 46213 65 120 23 2,5 82,5 102,5 16,67 860000 800000
Loại trung

36303 46303 17 47 14 1,5 26,3 37,7 9,53 200000 190000


36305 46305 25 62 17 2 36,6 30,4 11,51 320000 310000
36306 46306 30 72 19 2 44,6 59,4 12,3 410000 380000
36307 46307 35 80 21 2,5 48,9 66,1 14,29 500000 460000
36308 46308 40 90 23 2,5 56,3 74,5 15,08 600000 570000
36309 46309 45 100 25 2,5 61,7 82,6 17,46 750000 700000
36310 46310 50 110 27 3 68,7 91,4 19,05 870000 800000
36312 46312 60 130 31 3,5 81,5 108 22,23 1200000 1120000
36313 46313 65 140 33 3,5 - - - 1350000 1240000
36318 46318 90 190 43 4 121 159 31,75 2200000 1940000

Câu hỏi ôn tập


1. So sánh khuyết điểm của ổ lăn và ổ trượt? Nêu phạm vi sử dụng của từng loại.
2. Nêu các yêu cầu về vật liệu làm lót ổ?
3. Nêu các dạng hõng của ổ trượt và các phương pháp bôi trơn ổ trượt?
4. Trình bày phương pháp tính ổ lăn theo hệ số khả năng làm việc C, Nếu 𝐶 > [𝐶 ]thì
giải quyết như thế nào?
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Theo dạng ma sát ổ trục được chia thành:
a. Ổ bi và ổ đũa. b. Ổ đỡ và ổ chặn.
c. Ổ đỡ và ổ đỡ chặn. d. Ổ trượt và ổ lăn
2.Ổ lăn có kí hiệu 6301 là ?
a. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d=12mm
b. Ổ đũa đỡ chặn, cỡ trung bình, d=15mm
c. Ổ bi đỡ chặn, cỡ nhẹ, d=10mm
d. Ổ đũa đỡ chặn, cỡ nhẹ, d=17mm
3.Kí hiệu ổ 6336 là:
a. Ổ bi đỡ, cỡ trung bình rộng, d = 36mm.
b. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d = 36mm.
c. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d = 180mm.
d. Ổ bi đũa trụ ngắn, cỡ trung bình, d = 130mm.
4.Cấu tạo của ổ trượt gồm:
a. Thân ổ, con lăn. b. Lót ổ, vòng ngoài ổ.
c. Thân ổ, lót ổ. d. Con lăn, vòng ngoài ổ.
5.Nhược điểm của ổ trượt là:
a. Yêu cầu về chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên.
b. Tổn thất lớn về ma sát khi mở máy.
c. Kích thước dọc trục tương đối lớn.
d. a, b, c đều đúng.
6.Cấu tạo của ổ lăn bao gồm:
a. Vòng trong, vòng ngoài, con lăn, thân ổ.
b. Thân ổ, lót ổ, vòng trong, vòng ngoài.
c. Vòng trong, vòng ngoài, con lăn, vòng cách.
d. Thân ổ, lót ổ, con lăn, vòng cách.
7. Ưu điểm của ổ lăn là:
a. Tiêu chuẩn hóa cao, sản xuất hàng loạt lớn nên giá thành rẻ.
b. Tải trọng phân bố đều trên các con lăn.
c. Lắp ghép dễ dàng.
d. a, b, c đều đúng.
8. Công thức tính Q.  n.h 
0,3
 Ct , trong đó Q là:
a. Nhiệt lượng sinh ra khi ổ lăn làm việc.
b. Tổng thời gian làm việc ổ lăn.
c. Tải trọng tác dụng.
d. Hệ số khả năng làm việc thực tế của ổ lăn.
9.Đối với ổ lăn làm việc với vận tốc thấp, thì ổ lăn được tính theo chỉ tiêu:
a. Tính theo độ bền lâu.
b. Tính theo khả năng tải tĩnh.
c. Tính theo khả năng tải động.
d. a,b,c đều sai.
10. Kí hiệu ổ 0068 là:
a. Ổ bi đỡ, cỡ trung bình rộng, d = 8mm.
b. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d = 8mm.
c. Ổ bi đỡ, cỡ trung bình rộng, d = 40mm.
d. Ổ bi đỡ chặn, cỡ trung bình, d = 40mm.
Bài tập
Chọn ổ bi đỡ chặn dùng cho trục có đường kính 𝑑 = 20𝑚𝑚 khi làm việc quay với tốc
𝑣ò𝑛𝑔
độ 𝑛 = 1000 𝑝ℎú𝑡, Ổ chịu lực hướng tâm 𝑅 = 4000𝑁, lực dọc trục 𝐴 =
2200𝑁 thời gian làm việc của ổ là h=10000 giờ, nhiệt độ phát sinh trong ổ là 100 𝐶
và tải trọng va đập nhẹ.

You might also like