You are on page 1of 10

MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN THI HỌC PHẦN QUÂN SỰ CHUNG

NỘI DUNG 1: Nêu khái niệm, đặc điểm chung, phạm vi uy lực của
Thuốc nổ? Liên hệ việc sử dụng Thuốc nổ trong thực tiễn chiến đấu và trong
hoạt động sản xuất ngày nay?
1. Khái niệm
Thuốc nổ là một chất hóa hợp hay hỗn hợp gồm các phân tử không bền
vững. Khi bị kích thích sẽ có phản ứng hóa nổ với tốc độ (D g) rất lớn đồng thời
sinh ra một nhiệt lượng lớn, một nhiệt độ cao, thể tích khí phát triển một cách đột
ngột tạo ra năng lượng thành áp lực mạnh phá hủy môi trường xung quanh.
2. Đặc điểm chung của thuốc nổ
- Tốc độ nổ từ 2.000 – 9.000 m/s.
- Nhiệt độ sinh ra từ 1.500 – 4.500 oC.
- Tạo ra thể khí lớn từ 600 – 1.000 lít/kg.
- Có áp suất từ 10.000 – 100.000 KG/cm2.
3. Phạm vi uy lực của thuốc nổ
Sau khi nổ năng lượng của vụ nổ phát triển ra xung quanh thành những làn
sóng nổ. Ở mỗi cự ly khác nhau có những giá trị khác nhau, càng gần tâm nổ mật
độ sóng nổ càng dày đặc và ngược lại. Phạm vi có những làn sóng nổ lan truyền
gọi là phạm vi uy lực nổ. Căn cứ vào tác dụng phá hoại của từng phạm vi, người
ta chia làm 3 vùng sau:
a. Phạm vi nén ép (R1)
Là phạm vi trung tâm của khối thuốc, tính từ tâm nổ ra thì bán kính nén
ép R1 = (7 ÷ 14)R0 .Trong phạm vi này sóng nổ dày đặc nhất. Nếu khối thuốc
đặt trong đất dẻo thì đất sẽ bị ép lại thành dạng như khối thuốc. Nếu khối
thuốc đặt trong vật rắn như đá thì đá bị nát vụn. Trong phạm vi này tác dụng
phá hoại chủ yếu là do động lực của sản phẩm nổ.
b. Phạm vi phá hoại (R2)
Phạm vi phá hoại nằm ngoài phạm vi nén ép, tính từ tâm ra thì bán kính phá
hoại R2 = (14 ÷20)R0. Tuy mật độ năng lượng có thưa hơn so với phạm vi nén ép,
song mật độ vẫn rất dày đặc nên môi trường bị phá hoại và hư hỏng nặng. Trong
phạm vi này môi trường bị phá hoại do động lực của sản phẩm nổ kết hợp với
sóng xung kích.
c. Phạm vi chấn động (R3)
Là phạm vi ngoài cùng, mật độ sóng nổ ở phạm vi này thưa nhất, trong
phạm vi này vật thể chỉ bị rung động, rạn nứt. Từ tâm khối thuốc đến mép ngoài
phạm vi chấn động thì bán kính chấn động R3 = 1,5.R2. Trong phạm vi này môi
trường bị ảnh hưởng chủ yếu do sóng xung kích.
Chú ý: tất cả các phạm vi trên thường không phân biệt được một cách rõ
ràng, mà chỉ có thể xét một cách tương đối.
* Liên hệ thực tiễn:
- Trong thực tiễn chiến đấu:
- Trong sản xuất:

1
NỘI DUNG 2: Trình bày nguyên tắc, yêu cầu chung, ảnh hưởng của
địa hình, thời tiết đối với việc làm công sự ? Liên hệ thực tiễn trong huấn
luyện hiện nay?
1. Nguyên tắc
- Phải bảo đảm ý định chiến thuật.
Đây là nguyên tắc cơ bản xuyên suốt trong quá trình làm công sự. Được thể
hiện ở vị trí làm công sự, kết cấu công sự.
- Cách làm phải phù hợp với ý định chiến thuật chung của người chỉ huy binh
chủng hợp thành.
- Phải đạt được các yếu tố bí mật bất ngờ, tạo thành thế liên hoàn vững chắc để
tích cực chi viện hỗ trợ nhau tiêu diệt địch.
- Phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và kinh tế.
2. Yêu cầu chung
- Bảo đảm tiện sử dụng.
- Bảo đảm bí mật, bất ngờ, ngụy trang kín đáo.
- Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, vật liệu và nhân lực tại chỗ.
- Bảo đảm cường độ và yêu cầu kỹ thuật.
3. Ảnh hưởng của địa hình, thời tiết đối với việc làm công sự
- Địa hình nước ta gồm: đồng bằng, rừng núi, ven biển và thành phố. Các khu
vực này có những đặc điểm riêng biệt.
+ Vùng rừng núi: đất cứng, khó sạt lở, công sự vững chắc nhưng khó đào,
năng suất thấp, dễ che dấu ngụy trang nhưng hạn chế góc bắn và tầm quan sát.
+ Vùng đồng bằng: đất yếu, dễ sụt lở, mực nước ngầm cao. Công sự thường
phải làm nửa đào nửa đắp. Đào nhanh nhưng tốn công gia cố và sửa chữa.
+ Vùng ven biển: chủ yếu là các loại đất cát nên trong quá trình làm công sự
thường có hiện tượng cát đùn, cát chảy, gió bụi gây khó khăn cho quan sát thi
công.
+ Khu vực thành phố: nhà cửa nhiều, các chỗ trống làm công sự ít, tầm quan
sát hạn chế.
- Ngoài địa hình, các yếu tố về khí hậu, thời tiết, thủy văn cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc xây dựng công sự. Vì vậy cần phải đánh giá một cách toàn
điện để có phương án thi công phù hợp, biện pháp xử lý kịp thời, chính xác.
* Liên hệ thực tiễn trong huấn luyện:
NỘI DUNG 3: Nêu tính năng, công dụng, cấu tạo của kíp? So sánh sự
giống nhau và khác nhau giữa kíp thường và kíp điện? Rút ra ý nghĩa thực
tiễn?
I. KÍP THƯỜNG
1. Tính năng
- Rất nhạy nổ với va đập cọ sát. Khều, móc, chọc vào mắt ngỗng sẽ nổ, vật
nặng đè lên kíp sẽ nổ.
- Nhiệt độ tăng cao sẽ nổ, tia lửa nhỏ bắn vào mắt ngỗng nổ ngay.
- Dễ hút ẩm, khi bị ẩm sẽ không nổ hoặc nổ không phát huy hết tính năng.
- Tác dụng mạnh với H2SO4 và HNO3 ở thể đặc gây phản ứng nổ ngay, ở thể
hơi thì trở thành vật không an toàn, rất dễ nổ.
2
2. Tác dụng
Dùng để gây nổ thuốc nổ, dây nổ và mìn.
3. Cấu tạo
- Vỏ: bằng đồng, nhôm hoặc giấy tùy theo thuốc gây nổ bên trong có dạng
hình ống, phía trên rỗng để chứa dây cháy chậm. Đáy kíp lõm có tác dụng như
một lượng nổ lõm để làm tăng thêm sức gây nổ cho kíp.
- Phễu kim loại: có tác dụng tăng độ cứng, bảo đàm an toàn cho thuốc gây
nổ. Trên mặt phễu kim loại có một lỗ nhỏ, đường kính 2 ÷ 2,5 mm để cho tia lửa
của dây cháy chậm đi qua đốt thuốc gây nổ.
- Lưới chắn thuốc: nằm dưới phễu kim loại, để ngăn không cho bột thuốc
gây nổ vương vãi ra ngoài, nhưng vẫn cho tia lửa đi qua.
- Thuốc gây nổ: Fuymiat thủy ngân với kíp vỏ đồng, Azotua chì với kíp vỏ nhôm. -
Thuốc nổ mạnh: thường dùng một trong các loại thuốc Têtơrin, Hêxôghen.
II. KÍP ĐIỆN
1. Tính năng
Cơ bản như kíp thường chỉ khác:
* Tính năng về cường độ dòng điện
- Dòng điện 1 chiều đủ gây nổ kíp là 0,5A, riêng kíp Hungari là 0,8A.
- Dòng điện xoay chiều đủ gây nổ kíp là 1A.
- Dòng điện kiểm tra chất lượng bảo đảm an toàn là 0,18A.
* Tính năng về điện trở
- Kíp Hungari có Rđo = 3 ÷ 4 Ω.
- Kíp Trung Quốc có Rđo = 2 ÷ 5 Ω.
- Kíp Liên Xô cũ có Rđo = 1 ÷ 2 Ω.
2. Tác dụng
Gây nổ thuốc nổ, dây nổ, điều kiện các loại mìn nổ bằng điện.
3. Cấu tạo
Cấu tạo kíp điện được chia làm 2 phần: phần trên và phần dưới.
* Phần trên
- Dây cuống kíp: dùng để dẫn điện, có chiều dài từ 1,5 ÷ 2m.
- Nút phòng ẩm: làm bằng cao su hoặc nhựa.
- Dây tóc: làm bằng kim loại có điện trở lớn như Crom, Niken.
- Thuốc cháy: là thuốc đen bám xung quanh dây tóc.
- Vỏ kíp: làm bằng nhôm hoặc đồng.
Ngoài ra đối với kíp nổ chậm và kíp vi sai còn có thêm phần thuốc cháy
chậm nằm ở giữa dây tóc và phễu kim loại.
* Phần dưới:
Cấu tạo như kíp thường.
* Ý nghĩa thực tiễn:
NỘI DUNG 4: Trình bày khái niệm, tác dụng và phân loại công sự?
Liên hệ việc vận dụng trong thực tế chiến đấu và huấn luyện ngày nay?
1. Khái niệm chung
- Công sự là các công trình quân sự được xây dựng ở các trận địa, các khu
tập kết, trú quân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, đảm bảo chỉ
huy ổn định, bảo vệ lực lượng, phương tiện chống lại các yếu tố sát thương do
bom, đạn gây ra.

3
- Công sự dã chiến: là loại công sự làm trong quá trình chiếu đấu có cấu tạo
đơn giản, thời gian sử dụng ngắn được xây dựng bằng vật liệu tại chỗ hoặc vật
liệu chế thức để kịp thời phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.
2. Tác dụng của công sự
- Bảo đảm an toàn cho người và binh khí kỹ thuật.
- Tạo điều kiện cho vũ khí phát huy uy lực và khả năng chiến đấu lâu dài,
bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội thuận tiện.
3. Phân loại công sự
1. Phân loại theo công dụng
- Công sự bắn
- Công sự quan sát chỉ huy
- Công sự ẩn nấp
- Công sự cho hậu cần kỹ thuật
- Công sự giả
2. Phân loại theo mức độ bảo vệ
- Công sự phòng mảnh
- Công sự nhẹ, tăng cường, nặng
3. Phân loại theo phương pháp làm đất
- Công sự đào hoàn toàn, nửa đào nửa đắp, đắp hoàn toàn
- Công sự ngầm
4. Phân loại theo vật liệu
- Công sự làm bằng vật liệu tại chỗ (đất đá, tre, gỗ)
- Công sự thép, bê tông, …
5. Phân loại theo thời gian sử dụng
- Công sự lâu bền
- Công sự dã chiến
6. Phân loại theo phương pháp xây dựng
- Công sự lắp ghép
- Công sự nguyên khối
* Liên hệ thực tiễn:
NỘI DUNG 5: Trình bày việc giữ gìn, vận chuyển thuốc nổ và đồ dùng
gây nổ? Rút ra những điểm chú ý khi sử dụng thuốc nổ và đồ dùng gây nổ?
I. Giữ gìn thuốc nổ và đồ dùng gây nổ
- Thuốc nổ và đồ dùng gây nổ, phải để nơi khô ráo thống khí, không để ánh
nắng trực tiếp chiếu vào.
- Không để chung thuốc nổ với kíp và dây nổ.
- Phải căn cứ vào tính chất riêng của từng loại thuốc nổ, đồ dùng gây nổ mà
bảo đảm cho tốt. Không để lẫn với sơn, dầu, xăng, a xít, kim loại và để gần lửa.
- Nếu chưa dùng thì không được mở hòm nguyên, hộp nguyên và không bóc
giấy phòng ẩm.
II. Vận chuyển thuốc nổ và đồ dùng gây nổ
- Thuốc nổ và kíp hoặc dây nổ phải vận chuyển riêng, không để một người mang
cùng một lúc, không chở cùng một xe, không dừng xe ở phố xá, nơi đông người.
- Khi vận chuyển không mang theo vật phát ra lửa hoặc chất dễ cháy, vận
chuyển phải nhẹ nhàng, không được quăng quật hoặc va đập mạnh. Các hòm

4
thuốc hoặc kíp khi vận chuyển phải chèn, lót tránh va chạm cọ sát dễ gây nổ nguy
hiểm.
III. Một số điểm chú ý khi sử dụng thuốc nổ, đồ dùng gây nổ
1. Kiểm tra thuốc nổ
- Nhìn giấy bọc xem có bị mất hoặc bị rách không (mất tác dụng phòng ẩm).
- Nhìn màu sắc của thuốc nếu thay đổi là thuốc biến chất, không an toàn,
phải hủy.
- Đốt thử một miếng nhỏ để xem khói, lửa (không áp dụng đối với các loại
thuốc gây nổ).
- Cho nổ thử nếu nổ đanh là tốt, nếu tiếng nổ không đanh, không gọn còn
vương vãi thuốc đó là thuốc bị ẩm.
- Kiểm tra bằng trọng lượng nếu nặng hơn trọng lượng qui định là bị ẩm, nhẹ
hơn thì thuốc đã bị biến chất.
2. Kiểm tra đồ dùng gây nổ
- Nụ xòe đựng trong hộp phòng ẩm không bị thủng, rách. Nụ xòe không
bóng hoặc sùi sơn, không bị han gỉ và dây giật không bị mục, giật thử nếu tia lửa
phát ra mạnh là tốt.
- Dây cháy chậm và dây nổ, nhìn bên ngoài dây không bị ẩm ướt, gãy bẹp hoặc
sờn vỏ là dây tốt, nếu có chỗ gãy bẹp phải cắt bỏ những đoạn bị hỏng đi, đốt thử một
đoạn dây cháy chậm để so sánh thời gian cháy có đúng 1cm/s không.
- Kíp không bị bẹp méo, han gỉ, vỏ kíp đồng không có đốm xanh, kíp nhôm
không bị sùi, nổ thử nếu kíp nổ hết là tốt, nếu tiếng nổ yếu, thuốc còn vương vãi
là kíp hỏng, phải hủy.
- Đối với các máy gây nổ (loại tụ điện) đấu 2 kíp song song nổ thử, kíp nổ
hết là máy tốt, nạp điện bóng đèn báo sáng là máy tốt, máy bán dẫn nạp điện theo
dõi đèn báo hiệu sáng đúng thời gian nạp (5 – 30 giây).
NỘI DUNG 6: Nêu khái niệm, cấu tạo và tác dụng các bộ phận chính
của Mìn? Rút ra một số phương pháp gây nổ mìn hiện nay?
1. Khái niệm
Mìn là một loại vũ khí dùng uy lực của chất nổ, chất cháy, chất độc hoá học,
chất đổng vị phóng xạ được bố trí có quy cách khi có tác động sẽ nổ gây sát
thương, cháy, nhiễm độc, nhiễm xạ,ể.. khu vực xung quanh nó.
2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính
Mìn thường có ba bộ phận chính: thân mìn, thuốc nổ, ngòi nổ.
- Thân mìn: Là bộ phận để chứa thuốc nổ, thuốc cháy, chất độc hoá học. Hình
dạng có nhiều kiểu như: khối vuông, khối chữ nhật, trụ, hình cầu.
Vỏ mìn: Làm bằng hợp kim, gỗ, nhựa, sứ, sành, bêtông, thuỷ tinh, nhôm,...
Mìn đánh bộ binh vỏ bằng hợp kim dày và giòn để khi nổ sẽ vỡ thành nhiều mảnh
sắc nhọn; một số kiểu mìn vỏ làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa khả năng sát thương
hạn chế nhưng có ưu điểm chống được máy dò mìn. Mìn đánh cơ giới vỏ rất
mỏng, có khi không có vỏ vì sức phá hoại xe cơ giới chủ yếu do uy lực thuốc nổ.
- Thuốc nổ: Trong mìn thường dùng loại thuốc nổ vừa hoặc thuốc nổ mạnh;
khối lượng thuốc nổ của mìn đánh bộ binh ít hơn khối lượng thuốc ưong mìn đánh
xe cơ giới.
- Ngòi nổ: Là bộ phận gây nổ mìn.
Ngòi nổ gồm hai loại: ngòi nổ ngay và ngòi nổ chậm.

5
+ Ngòi nổ ngay: Là loại ngòi khi có một lực bên ngoài tác động vào mìn làm
ngòi chuyển động, gây nổ mìn (ngòi đè nổ, ngòi vướng nổ).
+ Ngòi nổ chậm là loại ngòi tự động gây nổ mìn, sau một thời gian theo ý định
của người bố trí mìn (ngòi nổ hoá học, nổ chậm đồng hồ).
Cấu tạo chung của ngòi nổ thường có ba bộ phận chính: thân ngòi nổ; hạt nổ,
kíp; bộ phận an toàn.
Thân ngòi nổ gồm: vỏ làm bằng sắt thép hay hợp kim nhôm hoặc nhựa, dùng
để bảo vệ bộ phận bên trong hoặc đế truyền lực tác động từ bên ngoài vào ngòi
nổ. Trong thân ngòi nổ là các bộ phận cơ khí hoặc ống thuốc hoá học hay công tăc
của mạch điện, tác dụng làm hạt nổ phát lửa hoặc gây nổ kíp.
Hạt nổ, kíp: Hạt nổ là bộ phận nhận năng lượng từ thân ngòi nổ kích nổ kíp;
kíp mìn cấu tạo giống như kíp thường chi khác cỏ bộ phận hạt nổ. vỏ kíp làm
bằng kim loại mỏng, có loại bằng nhựa. Kíp và thân ngòi nổ thưởng tách rời nhau,
khi sử dụng mới lắp kíp vào ngòi nổ; có loại mìn kíp găn liền với ngòi nổ.
Bộ phận an toàn: Là bộ phận giữ bảo đảm an toàn khi vận chuyên, bảo quản,
bố trí mìn; tuỳ theo từng loại mìn mà có chốt an toàn, kẹp an toàn hay bi an toàn.
3. Một số phương pháp gây nổ hiện nay
Cách gây nổ mìn theo nguyên lý cơ học, điện và hoá học.
- Cơ học: Kim hoả đập vào hạt nổ, làm nổ hạỉ nổ, nổ kíp, kích nổ thuốc nổ
mồi, nổ mìn.
- Điện: Dùng nguồn điện để gây nổ kíp điện, nổ thuốc mồi và nổ mìn.
- Hoá học: Một số chất hoá học khi tiếp xúc với nhau phản ứng sinh ra nhiệt
gây nổ kíp, thuốc nổ mồi và nổ mìn.
NỘI DUNG 7: Công tác Tham mưu
Nghiên cứu nội dung bài công tác Tham mưu, Phần I: Chữ tắt quân sự để
viết cho đúng quy ước về chữ tắt, chữ số và thời gian. Nghiên cứu trọng tâm các
nội dung dưới đây:
A. Chữ tắt
1. Quy ước dùng chữ tắt
Câu hỏi: Nêu quy ước dùng chữ tắt? Cho ví dụ?
Kết luận: Có 5 quy ước dùng chữ tắt
a) Dùng chữ đầu của từ hoặc cụm từ
Ví dụ: - Xã x
- Lực lượng vũ trang địa phương LLVTĐP
b) Dùng hai chữ liền nhau của từ
Ví dụ: - Trạm tr
- Giả gi
c) Dùng chữ đầu và chữ cuối của một từ
Ví dụ: - Cụm cm

6
- Toán tn
d) Dùng chữ tắt theo quy ước
Ví dụ: - Tiểu đội a
- Trung đội b
e) Dùng chữ tắt theo quy định của Nhà Nước
Ví dụ: - Ki lô mét km
- Ki lô gam kg
2. Các loại chữ tắt
Câu hỏi: Đồng chí cho biết Chữ tắt quân sự có mấy loại? Cho ví dụ?
Kết luận: Chữ tắt quân sự có 3 loại
a) Chữ cái in hoa
- Dùng để viết chữ tắt tên cơ quan, các quân chủng, binh chủng, ngành và tên
vũ khí, trang bị, phương tiện
Ví dụ: - Bộ Tổng tham mưu BTTM
- Hải quân HQ
- Đặc công ĐC
b) Chữ cái in thường
- Dùng để viết chữ tắt chỉ cấp đơn vị, chức vụ, hành động tác chiến
Ví dụ: - Đại đội c
- Chỉ huy trưởng cht
c) Chữ cái in hoa viết kết hợp với chữ cái in thường
- Dùng để chỉ từ ghép, cụm từ có những thành phần khác nhau
Ví dụ: - Súng trung liên Strl
- Trung đội dân quân 1 bDQ1
B. Chữ số và thời gian
1. Chữ số
- Dùng để chỉ phiên hiệu đơn vị, thời gian và độ; dùng cặp 2 chữ số để chỉ
ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây; dùng 3 chữ số để ghi độ
Ví dụ:
+ Chỉ phiên hiệu đơn vị
Ví dụ: - Tiểu đội dân quân 1 aDQ1

7
+ Chỉ thời gian
Ví dụ: 5 giờ ngày 15 tháng 09 năm 2015 có hai cách viết:
05.00 - 15.09.15 Hoặc 05.00 ngày 15.09.15
Riêng năm tự nhiên ở cuối có hai số 0 thì viết đủ bốn chữ số
+ Chỉ độ
Ví dụ: 123 độ 40 phút 05 giây Viết 123.40.05
2. Thời gian
- Giờ: được thống nhất theo giờ Hà Nội từ 0 đến 24 giờ; 0 đến 59 phút; 0 đến
59 giây.
Giờ (G) là giờ nổ súng tiến công, trong phòng ngự không xác định giờ G
+ Trước giờ nổ súng tiến công : Viết G-
Ví dụ: trước giờ nổ súng 20 phút Viết G - 00.20
+ Sau giờ nổ súng tiến công : Viết G+
Ví dụ: sau giờ nổ súng 30 phút Viết G + 00.30
- Ngày: được tính theo ngày dương lịch
Ngày (N) là ngày tác chiến đầu tiên
Trong tiến công là ngày ta thực hành nổ súng tiến công địch
+ Trước ngày N Viết N-
Ví dụ: - Trước ngày N (1 ngày) Viết N-1
+ Sau ngày N Viết N2, N3.....
Ví dụ: - Sau ngày N (1 ngày) Viết N2
- Để chỉ đêm hôm trước liên quan đến ngày hôm sau dùng chữ (Rạng)
- Giờ (G) ngày (N) do người chỉ huy cao nhất trong trận chiến đấu quy định
C. Cách viết, ghép chữ tắt và chữ số, cách ghi, chỉ
1. Cách viết chữ tắt, chữ số
a) Các chữ cái in thường như: a, c, e, i, o …khi viết chiều cao bằng 1/2 chữ
cái in hoa
Ví dụ: - Tiểu đội dân quân Viết aDQ
a) Các chữ cái in thường như: b, d, h, k, l…khi viết chiều cao bằng chữ cái
in hoa
Ví dụ: - Trung đội dân quân Viết bDQ

8
b) Chữ số Ả Rập viết cao bằng chữ cái in hoa
Ví dụ: - Tiểu đội dân quân 1 Viết aDQ1
2. Để chỉ một đơn vị phải viết đầy đủ theo thứ tự
Ví dụ: - Trung đội dân quân 1 Viết bDQ1
3. Để phân biệt số đơn vị được tăng thêm so với biên chế dùng dấu cộng (+)
Ví dụ: - Trung đội dân quân 1 được phối thuộc tiểu đội cối 60
Viết bDQ1+(aCo60)
4. Để phân biệt số đơn vị giảm so với biên chế thì dùng dấu (- )
Ví dụ: - Trung đội dân quân 1 thiếu tiểu đội dân quân 3
Viết bDQ1- (aDQ3)
5. Để phân biệt các đơn vị nhỏ trong biên chế đơn vị lớn dùng dấu phẩy ( , )
Ví dụ: Trung đội dân quân 1 gồm có tiểu đội dân quân 1, 2, 3.
Cách 1: khi viết trong văn kiện mệnh lệnh
Ví dụ: bDQ1 (aDQ1, 2, 3)
Cách 2: khi viết trên bản đồ, sơ đồ
Ví dụ: bDQ1
aDQ1,2,3
6. Để phân biệt đơn vị cấp dưới thuộc đơn vị cấp trên cùng một binh
chủng
a) Trường hợp1: Đơn vị cấp dưới thuộc đơn vị cấp trên cùng một binh chủng
Ví dụ: Tiểu đội dân quân 3 thuộc trung đội dân quân 1
Viết: 3/bDQ1
b) Trường hợp 2: đơn vị cấp dưới thuộc đơn vị cấp trên nhưng khác binh
chủng
Ví dụ: Tiểu đội cối 60 thuộc Đại đội bộ binh 1
Viết: aCo60/cBB1
c) Trường hợp 3: Để ghi chức vụ người chỉ huy một đơn vị thì viết chữ tắt
chức vụ trước gạch chéo đơn vị sau.
Ví dụ: Trung đội trưởng trung đội dân quân 1 Viết: bt/bDQ1
7. Cách ghi, chỉ, đọc

9
- Ghi (đọc) tọa độ thì ghi (đọc) vĩ độ (đường trục ngang) phía dưới trước,
kinh độ (đường trục dọc) bên trái sau
- Chỉ (ghi) một tuyến phải có 2 điểm chuẩn, một khu vực phải có 3  4 điểm
chuẩn và phải xác định vị trí đứng của mình hướng về phía địch
+ Nếu chỉ (ghi) khu vực ở phía ta thì chỉ thứ tự: từ phải qua trái, từ trước
(tiền duyên) về phía sau theo ngược chiều kim đồng hồ
+ Nếu chỉ (ghi) khu vực ở phía địch thì chỉ thứ tự: từ phải qua trái, từ trước
(tiền duyên) về phía sau địch theo chiều kim đồng hồ
- Hướng mũi tiến công xác định theo một số điểm chuẩn suốt chiều sâu
nhiệm vụ chiến đấu, thứ tự từ khu vực triển khai xuất phát tiến công đến khu vực
hoàn thành nhiệm vụ
- Hướng phòng ngự xác định theo một số điểm chuẩn suốt chiều sâu nhiệm
vụ chiến đấu, thứ tự từ trận địa chiến đấu vòng ngoài đến hết chiều sâu nhiệm vụ
được giao
- Trục đường hành quân ghi (chỉ) từ điểm xuất phát qua các điểm trung gian
đến điểm tập kết hoặc triển khai chiếm lĩnh.
* MỘT SỐ CHỮ TẮT THƯỜNG DÙNG
A. Cơ quan bộ quốc phòng
B. Quân, binh chủng, bộ đội chuyên môn
C. Cơ quan các ngành chuyên môn
D. Đơn vị
E. Chức vụ
G. Trang bị, phương tiện
1. Vũ khí
2. Xe
3. Tàu xuồng
4. Máy bay
5. Phương tiện kỹ thuật khác
H. Hành động tác chiến

10

You might also like