You are on page 1of 26

Đề cương luận văn GVHD: TS.

Nguyễn Trường Sơn

Lời mở đầu

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Trường Sơn đã hướng dẫn và hỗ trợ em hoàn
thành chuyên đề luận văn này. Mặc dù chưa có điều kiện để tiến hành thực nghiệm để
hoàn thành chuyên đề thật đầy đủ, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của thầy, em đã có cơ hội
được tìm hiểu và nhiều khía cạnh xoay quanh quá trình ăn mòn kim loại cũng như có
thêm kiến thức về loại vật liệu mới là graphene.

Em cũng xin chân thành cảm ơn Đại học Bách Khoa nói chung và Khoa Kỹ Thuật Hóa
Học nói riêng đã tạo điều kiện để em có thể học tập và nghiên cứu trong suốt những năm
tháng theo học ở trường.

Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng tuy nhiên với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết này
không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được nhận sự đóng góp ý kiến và chỉnh sửa từ quý
thầy cô bộ môn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019


Trương Mạnh Tiến
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

MỤC LỤC

Lời mở đầu......................................................................................................................... 1
I. Giới thiệu:...................................................................................................................3
II. Tổng quan về ăn mòn kim loại....................................................................................2
1. Khái niệm về sự ăn mòn kim loại.............................................................................2
2. Phân loại các quá trình ăn mòn kim loại..................................................................2
3. Các phương pháp đánh giá độ ăn mòn.....................................................................4
4. Những tác nhân ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại................................................5
5. Các phương pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn...................................................6
III. Tổng quan về vật liệu Thép Carbon.........................................................................8
1. Định nghĩa Thép Carbon..........................................................................................8
2. Ảnh hưởng của các nguyên tố đến tổ chức, cơ tính của thép Carbon.......................9
3. Ưu nhược điểm của thép carbon.............................................................................10
4. Điều kiện ăn mòn thép carbon................................................................................11
5. Cơ chế ăn mòn điện hóa trên thép carbon..............................................................11
IV. Các tính chất của Graphene và phương pháp điều chế...........................................12
1. Giới thiệu về Graphene và các tính chất.................................................................12
2. Cấu trúc của Graphene...........................................................................................14
3. Các phương pháp điều chế graphene......................................................................14
V. Chống ăn mòn Thép Carbon bằng lớp phủ Graphene................................................19
1. Điều chế Graphite oxide.........................................................................................19
2. Điều chế Graphene từ Graphite Oxide và phủ Graphene lên bề mặt thép..............20
3. Các phương pháp khảo sát khả năng chống ăn mòn của sản phẩm........................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................22
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Graphene và các vật liệu carbon khác.................................................................13

Hình 2: Liên kết của các nguyên tử carbon trong mạng graphene....................................14

Hình 3: Phương pháp tách lớp graphene bằng băng dính.................................................15

Hình 4: Cơ chế tạo màng graphene bằng phương pháp nung nhiệt đế SiC.......................16

Hình 5: Mạng graphite oxide............................................................................................17

Hình 6: Quá trình oxy hóa GO thành graphene và phân tán trong dung môi....................18

Hình 7: Minh họa tán xạ Raman......................................................................................21


Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

I. Giới thiệu:

Phần lớn các vật liệu kim loại khi tiếp xúc với các điều kiện môi trường khắc nghiệt đều
bị xuống cấp và hư hỏng theo thời gian. Vấn đề nay có thể do nhiều yếu tố như ăn mòn,
do sức bền cơ khí, do tiếp xúc với hóa chất hay làm việc trong các điều kiện nhiệt độ, áp
suất khắc nghiệt,...
Hiện nay, phương pháp phủ lên bề mặt kim loại được sử dụng rộng rãi với nhiều mục
đích khác nhau như bảo vệ vật liệu khỏi môi trường, chống ăn mòn và mài mòn, gia tăng
các đặc tính chống ma sát, chóng cháy, bôi trơn,…Các lớp phủ này có thể là hợp chất vô
cơ hoặc hữu cơ tùy vào thành phần cấu tạo nên chúng. Lớp phủ vô cơ chủ yếu được sử
dụng trong công nghệ đắt đỏ hoặc các kim loại không thể sử dụng ở dạng khối. Nhược
điểm chính của lớp phủ này là nếu kim loại nền kém bền hơn lớp phủ, việc lớp phủ bị hư
hại có thể gây thiệt hại cả cho kim loại nền. Lớp phủ hữu cơ thì có thể dễ dàng sử dụng
thông qua mạng phân tử xếp ngang. Chúng có thể tạo thành một lớp phủ dày với tính đàn
hồi tốt. Tuy nhiên các lỗ xốp của lớp phủ này dễ khiến lớp nền bị tấn công.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vật liệu nano, vì có diện tích bề mặt lớn và độ bám
dính cao nên có khả năng sử dụng làm lớp phủ, cung cấp khả năng chống ăn mòn hiệu
quả và có thể sử dụng trên các bề mặt khác nhau.
Graphene với cấu trúc một lớp nguyên tử carbon được sắp xếp theo mạng lục giác sở hữu
một sự kết hợp độc đáo các tính chất và thuộc tính lý tưởng cho việc ức chế quá trình ăn
mòn. Thứ nhất, bề mặt graphene hoạt động như một hàng rào khuếch tán tự nhiên (màng
nguyên tử không thấm nước), do đó có thể bảo vệ bề mặt kim loại. Thứ hai, nó trơ về mặt
hóa học và có tính kháng khuẩn tuyệt vời. Thứ ba, graphene trong suốt và có tính dẫn
điện, dẫn nhiệt. Bởi vậy graphene hoàn toàn có thể đóng vai trò làm một lớp phủ kim loại
tiềm năng.
Phạm vi đề cương này chú trọng đề cập đến các vấn đề ăn mòn kim loại, đặc biệt đối với
vật liệu phổ biến là thép carbon, và cũng như các đặc tính cấu trúc của graphene và các
phương pháp điều chế.
Ứng dụng của việc phủ graphene lên bề mặt thép carbon để kiểm tra khả năng chống ăn
mòn chỉ dừng lại ở phạm vi tìm hiểu các thí nghiệm, chuẩn bị cơ sở vững chắc để có thể
tiến hành thực nghiệm ở học kỳ sau.

1
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

II. Tổng quan về ăn mòn kim loại


1. Khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do tương tác hóa học hoặc điện hóa của kim loại
với môi trường xung quanh.
Kết quả là kim loại sẽ bị oxy hóa thành các ion mang điện tích dương và sẽ mất đi những
đặc tính quý báu của kim loại.
Bán phản ứng miêu tả quá trình ăn mòn kim loại như sau:
n+¿ ¿
M −n . e → M
Bên cạnh đó, trong việc phân biệt, định nghĩa ăn mòn kim loại, sự gãy, đứt, sự xâm thực,
mài mòn, trương nở cao phân tử, các hiện tượng biến dạng cấu trúc khi thay đổi nhiệt độ,
… không được gọi là ăn mòn.
Nghiên cứu về ăn mòn là nghiên cứu xác định những quy luật chung về sự phá hủy kim
loại do tác dụng hóa lý của môi trường bên ngoài. Đa số các kim loại kỹ thuật không ổn
định về mặt nhiệt động. Chúng có xu hướng bị oxy hóa. Xu hướng này được thể hiện qua
năng lượng tự do khi tiến hành các phản ứng. Nghiên cứu nhiệt động cho phép ta kết luận
có hoặc không có khả năng quá trình ăn mòn kim laoij.
Tuy nhiên muốn biết được tốc độ ăn mòn, ta phải nghiên cứu ăn mòn kim loại, qua đó
nhằm rút cra các phương pháp tạo ra trên bề mặt kim loại một điều kiện nào đó để giảm
thiểu, ngăn cản phản ứng ăn mòn kim loại. Đây gọi là chống ăn mòn kim loại. Khi đánh
giá những mất mát do ăn mòn, ta còn phải khảo sát tất cả những hậu quả do ăn mòn gây
ra. Những mất mát do ăn mòn có thể chia thành mất mát trực tiếp và mất mát gián tiếp.
Ăn mòn kim loại gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Vì thế nghiên cứu về ăn
mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại là công việc hết sức quan trọng trong tất các lĩnh
vực khoa học và kỹ thuật khác nhau.
2. Phân loại các quá trình ăn mòn kim loại.
Có nhiều cách phân loại các quá trình ăn mòn kim loại. Thông thường có 3 cách:

 Phân loại theo cơ chế của quá trình ăn mòn (ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa)
 Phân loại theo điều kiện của quá trình ăn mòn (ăn mòn khí quyển, ăn mòn trong
chất điện ly,…)
 Phân loại theo dạng đặc trưng của ăn mòn (Ăn mòn toàn bộ, ăn mòn cục bộ,…)

2
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

Trong bài viết này, em sẽ tập trung chủ yếu vào phân loại ăn mòn theo cơ chế phản ứng
của quá trình ăn mòn và đặt trọng tâm vào hiện tượng ăn mòn điện hóa.
 Ăn mòn hóa học:
Ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại do kim loại phản ứng hóa học với môi trường.
Đặc trưng của ăn mòn hóa học là không phát sinh dòng điện (không có các điện cực) và ở
nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.
Sự ăn mòn hóa học thường xảy ra trong các thiết bị của lò đốt, các chi tiết của động cơ
đốt trong hoặc các thiết bị tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Các kim loại được nung
ở nhiệt độ cao trong môi trường chứa các chất xâm thực như S2, O2, Cl2,…
Bản chất của ăn mòn hóa học là quá trình oxy hóa – khử, trong đó các electron của kim
loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.
 Ăn mòn điện hóa:
Ăn mòn điện hóa là quá trình ăn mòn do tác dụng điện hóa học giữa kim loại với môi
trường phản ứng điện hóa, chẳng hạn như dung dịch chất điện li.
Ví dụ: phần vỏ tàu chìm trong nước biển, ống dẫn đặt trong lòng đất, kim loại tiếp xúc
với không khí ẩm,… Do vậy, ăn mòn điện hóa là loại ăn mòn kim loại phổ biến và
nghiêm trọng hơn cả
Các điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại:

 Các điện cực phải là những chất khác nhau: có thể là cặp kim loại khác nhau, là
cặp kim loại – phi kim, cặp kim loại – hợp chất học (cementite, Fe 3C). Trong đó
kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ là cực âm.
 Các điện cực phải tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn)
 Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Cơ chế của quá trình ăn mòn điện hóa bao gồm 3 quá trình cơ bản:

 Quá trình Anode: quá trình Anode là quá trình oxy hóa điện hóa, trong đó kim loại
chuyển vào dung dịch dưới dạng cation Me z+ và giải phóng điện tử -> kim loại bị
ăn mòn.
Bán phản ứng miêu tả quá trình Anode như sau:
z +¿+z . e¿
Me → Me
 Quá trình Cathode: quá trình Cathode là quá trình khử điện hóa, trong đó chất oxy
hóa nhận điện tử do kim loại bị ăn mòn nhường điện tử.
Bán phản ứng miêu tả quá trình Cathode như sau:

3
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

Ox+ z . e → Red

4
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Quá trình dẫn điện:


Các điện tử sinh ra do kim loại bị ăn mòn sẽ đi từ Anode đến Cathode, còn các ion di
chuyển trong dung dịch.
Như vậy quá trình ăn mòn kim loại điện hóa xảy ra đồng thời với sự xuất hiện dòng điện
giữa hai cực khác nhau của kim loại. Vùng kim loại bị hòa tan đóng vai trò cực dương
Anode, còn vùng kia đóng vai trò cực âm Cathode.

3. Các phương pháp đánh giá độ ăn mòn.


 Đánh giá độ ăn mòn theo thiệt hại về khối lượng:
Người ta đánh giá độ ăn mòn bằng mắt thường để xác định sự đồng đều của bề mặt, đặc
điểm của các sản phẩm ăn mòn, độ bám dính của sản phẩm ăn mòn với bề mặt kim loại.
Đối với sự ăn mòn toàn bộ, đều hóa, tốc độ ăn mòn có thể biểu diễn bằng sự thiệt hại
khối lượng của một đơn vị diện tích bề mặt trong một đơn vị thời gian. Định nghĩa này
được miêu tả thông qua công thức:
∆m
Q=
S.t

Trong đó:

 Q – tốc độ ăn mòn. Đơn vị: g/m2.h, mg/cm2.ngày,…


 ∆m – thiệt hại khối lượng. Đơn vị: g, mg,…
 S – diện tích bề mặt. Đơn vị: m2, cm2,…
 t – thời gian thí nghiệm. Đơn vị: giờ, ngày,…

 Đánh giá tốc độ ăn mòn theo chỉ số độ sâu ăn mòn.


Chỉ số thiệt hại về khối lượng không cho phép so sánh sự ăn mòn của kim loại có khối
lượng riêng khác nhau. Do đó người ta đưa ra việc đánh giá tốc độ ăn mòn theo chỉ số độ
sâu được xác định bằng công thức:
Q
P=8,76× (mm /năm)
d

Trong đó:

 P – chỉ số độ sau ăn mòn. Đơn vị: mm/năm.


 Q – tốc độ ăn mòn theo khối lượng. Đơn vị: g/m2.h
5
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 d – khối lượng riêng của kim loại. Đơn vị g/m2

 Đánh giá độ ăn mòn dựa trên thang ổn định ăn mòn:


Chỉ số độ sâu ăn mòn
Nhóm ổn định Bậc
P (mm/năm)
Bền hoàn toàn 0,001 1
0,001 – 0,005 2
Độ bền cao
0,005 – 0,01 3
0,01 – 0,05 4
Độ bền trung bình
0,05 – 0,1 5
0,1 – 0,5 6
Độ bền yếu
0,5 – 1,0 7
1,0 – 5,0 8
Độ bền rất yếu
5,0 – 10,0 9
Không bền > 10 10

Đối với ăn mòn cục bộ, tốc độ ăn mòn không thể tính bằng chỉ số ăn mòn khối lượng
hay chỉ số ăn mòn độ sâu mà được xác định bằng chỉ số cơ khí, được tính theo công
thức:
σ 0−σ 1
K= ×100 %
σ0

Trong đó:

 K – chỉ số cơ khí, %
 0 – độ bền kéo ban đầu, kg/cm2
 1 – độ bền kéo sau khi ăn mòn, kg/cm2
4. Những tác nhân ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
 Ảnh hưởng của bản chất kim loại.
Tính chống ăn mòn kim loại liên quan đến điện thế tiêu chuẩn, hoạt độ hóa học của kim
loại. Điện thế tiêu chuẩn của kim loại càng âm thì hoạt độ hóa học càng cao, khi đó kim
loại càng dễ bị ăn mòn. Tuy nhiên có những kim loại (như Cr, Ni), điện thế tiêu chuẩn
âm, hoạt độ hóa học cao nhưng tính bền ăn mòn tốt. Đó là do trên bề mặt hình thành lớp

6
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

màng oxy hóa kín, rất mỏng, có thể bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. Như vậy gọi là sự
thụ động hóa kim loại.
Tính chống gỉ của kim loại còn liên quan đến hàm lượng tạp chất và độ bóng của nó. Tạp
chất của kim loại càng nhiều, tính chống gỉ của nó càng kém. Độ bóng của kim loại càng
cao, tính chống gỉ càng tốt.
 Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới sự ăn mòn. Nhiệt độ càng cao, hoạt độ hóa học của kim
loại và dung dịch tăng, từ đó dẫn đến gia tăng sự ăn mòn.
 Ảnh hưởng của môi trường ăn mòn.
Khă năng chống ăn mòn của nguyên liệu còn có quan hệ trực tiếp đến môi trường ăn
mòn. Trong những môi trường khác nhau, tính ổn định của kim loại cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, những yếu tố trực tiếp của môi trường chất điện ly ảnh hưởng đến quá trình
ăn mòn của kim loại là pH và thành phần, nồng độ các chất điện ly.

 Đối với pH, các ion H+ và OH- có thể trực tiếp tham gia các phản ứng điện cực làm
thay đổi thế điện cực. Mặt khác, pH của môi trường còn khiến tạo màng sản phẩm
thụ động làm giảm tốc độ ăn mòn hoặc hòa tan sản phẩm ăn mòn làm mất khả
năng bảo vệ của màng.
 Đối với các thành phần chất điện ly, các muối có tính oxy hóa có tác dụng tạo
màng thụ động khi tăng nồng độ, tốc độ ăn mòn sẽ giảm. Nhưng nếu các muối oxy
hóa có tác dụng khử phân cực, tốc độ ăn mòn sẽ tăng khi tăng nồng độ.

5. Các phương pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.


 Phương pháp xử lý môi trường
Làm giảm lượng chất khử phân cực, ví dụ như khử phân cực H + bằng cách dùng vôi sống
trung hòa môi trường.
Khử oxy hoặc khử ngậm khí trong nước bằng các cách như:

 Tách nhiệt: nhiệt độ cao, oxy hòa tan giảm.


 Trộn nước với các khí không chứa oxy.
 Phương pháp hóa học cho vào nước chứa chất khử như Na2SO3, SO2, Na2S2O4…
Dùng chất làm chậm ăn mòn, là các chất khi cho vào môi trường một lượng nhỏ, tốc độ
ăn mòn kim loại hoặc hợp kim giảm đi rất nhanh. Các chất này gôm có các loại như:

7
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Chất làm chậm anode


 Chất làm chậm cathode.
 Chất tạo màng.
 Chất làm chậm do tác dụng đồng thời của các loại trên.

 Phương pháp hợp kim hóa.


Đưa vào hợp kim các cấu tử có khả năng tạo màn sản phẩm, ví dụ như hợp kim Cu – Al,
Cu – Zn,…
Đưa vào kim loại các cấu tử làm giảm hoạt tính cathode của hợp kim, ví dụ như làm tăng
quá thế hydro ăn mòn trong môi trường acid như hợp kim Manhe Mangan.
Đưa vào kim loại các cấu tử làm giảm hoạt tính anode như Cu – Au, N – Cu.
Tránh tạo liên hạt có hoạt tính anode.
San bằng giá trị điện thế của hạt và liên hạt.

 Phương pháp bao phủ bảo vệ.


 Bảo phủ kim loại: Bao phủ để chống ăn mòn cho kim loại gồm 2 loại
Bao phủ cathode: ngăn không cho kim loại nền tác dụng với môi trường. Kim loại phủ có
điện thế dương hơn so với kim loại nền trong điều kiện môi trường cần bảo vệ.
Bao phủ anode: kim loại phủ có điện thế âm hơn kim loại nền, khi lớp phủ bị phá hoại
cục bộ thì kim loại nền vẫn không bị ăn mòn.
Để tạo lớp phủ, ta có thể sử dụng các phương pháp:
+ Nhúng trong kim loại nóng chảy.
+ Khuếch tán nhiệt.
+ Phương pháp nhiệt cơ.
+ Phương pháp mạ điện.
+ Phương pháp hóa học.
+ Phương pháp tiếp xúc.
+ Phương pháp phun kim loại.

8
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Bao phủ bằng hợp chất hóa học: Là phương pháp tạo lớp bề mặt kim loại thành
hợp chất có tính bảo vệ cao nhờ dòng điện hoặc chất phản ứng.
Các loại phủ bằng hợp chất hóa học bao gồm: oxy hóa, photphat hóa, sulfua hóa, nitrat
hóa, nito hóa.

 Bao phủ bằng vật liệu phi kim: Bao phủ bằng các hợp chất hữu cơ (sơn, phủ, vữa
trát,…) hoặc bằng các hợp chất vô cơ (bê tông, gạch men,…)

 Dùng phương pháp điện hóa.


 Bảo vệ bằng Protector: Bảo vệ bằng Protector là nối kim loại cần bảo vệ với kim
loại có điện thế âm hơn trong cùng môi trường ăn mòn. Kim loại có điện thế âm
hơn gọi là Protector. Trong quá trình bảo vệ, protector bị ăn mòn dần. Chẳng hạn
như để bảo vệ kết cấu thép trong nước biển, người ta dùng protector là hợp kim Al
– Zn hoặc hợp kim Manhe.
 Bảo vệ cathode bằng dòng điện bên ngoài: Là phương pháp bảo vệ kim loại bằng
dòng điện một chiều thực hiện bằng các mối kim loại cần bảo vệ với cực âm của
nguồn (đóng vai trò cathode), còn cực dương nối với điện cực phụ (đóng vai trò
anode) sẽ bị ăn mòn. Người ta hay dùng đường ống, đường ray hỏng để làm cực
phụ.
 Bảo vệ anode bằng dòng điện ngoài: Nếu quá trình thụ động xảy ra trên anode thì
tốc độ ăn mòn giảm đi rất nhiều. Kim loại thụ động hóa điện thế điện cực sẽ
chuyển về phía dương hơn. Đối với một số kim loại dễ bị thụ động trong dung
dịch có môi trường oxi hóa mạnh và không có các anion hoạt động khử thụ động,
ta có thể bảo vệ anode bằng dòng điện bên ngoài bằng phương pháp cực hóa anode
kim loại cần bảo vệ. Nghĩa là nối kim loại vào cực dương của nguồn điện một
chiều bên ngoài làm cho anode bị thụ động.

III. Tổng quan về vật liệu Thép Carbon.


1. Định nghĩa Thép Carbon.
Thép Carbon là hợp kim của sắt và carbon với hàm lượng carbon dưới 2,14%. Tuy nhiên
do điều kiện nấu luyện nên trong thành thần cũng chứa nhiều nguyên tố khác. Chúng bao
gồm các tạp chất thường như Mangan (Mn), Silic (Si), Phosphore (P), lưu huỳnh (S), các
tạp chất ẩn như hydro (H), nitrogen (N), oxy (O) và các tạp chất ngẫu nhiên như Crom
(Cr), Nikel (Ni), Vonfram (W), Titan (Ti), Vanadi (V)…

9
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

Tất cả các loại nguyên tố kể trên có mặt trong thép với lượng chứa nhỏ và ảnh hưởng
không đáng kể đến tổ chức và tính chất của thép. Chính vì thế mà kể cả các nguyên tố có
lợi nhất đều được gọi là tạp chất.
Cần lưu ý rằng nếu một hay một vài nguyên tố kể trên mà người ta cố ý cho vào thép với
dụng ý nào đó thì chúng được gọi là nguyên tố hợp kim.
Tóm lại, ngoài sắt ra thì thành phần hóa học của thép carbon thông thường bao gồm:
C < 2%; Mn ≤ 0,5 – 0,8%; Si ≤ 0,3 – 0,6%; P ≤ 0,05 – 0,06%; S ≤ 0,05 – 0,06%/

2. Ảnh hưởng của các nguyên tố đến tổ chức, cơ tính của thép Carbon.
 Ảnh hưởng của nguyên tố Carbon.
Trong tất cả các nguyên tố, Carbon là nguyên tố quan trọng nhất, quyết định chủ yếu đến
tổ chức và tính chất của thép carbon (và cả đối với thép hợp kim).
Sự thay đổi hàm lượng carbon ảnh hưởng đến cơ tính của thép gồm giới hạn bền (b), độ
cứng (HB), độ giãn dài (), độ thắt tỉ đối () và độ dai va đập (ak).
Khi hàm lượng carbon trong thép tăng, độ bền và độ cứng của thép cũng tăng, còn độ dẻo
và độ dai va đập lại giảm. Tuy nhiên, độ bền của thép chỉ tăng lên và đạt tới giá trị cực
đại khi hàm lượng của carbon tăng lên đến khoảng giới hạn 0,8 – 1,0%, vượt quá giới hạn
này thì độ bền lại giảm đi.

Cứ 0,1% carbon trong thép là độ cứng tăng thêm khoảng 20 – 25 HB và giới hạn bền (b)
tăng thêm khoảng 60 – 80 Mpa, nhưng độ giãn dài tương đối () giảm đi khoảng 2 – 4%,
độ thắt tỉ đối () giảm đi 1 – 5% và độ dai va đập (a k) giảm đi khoảng 200 kJ/m2. Quy
luật thay đổi này được giải thích như sau:

 Các loại thép có hàm lượng carbon thấp (≤ 0,25%) nói chung dẻo, mềm, và độ
bền, độ cứng thấp, hiệu quả hóa bền bằng nhiệt luyện như tôi và ram không cao,
nên chúng thường được dùng chủ yếu làm các chi tiết cần qua dập nguội (là những
sản phẩm cần độ dẻo cao và không cần qua nhiệt luyện) và làm các kết cấu xây
dựng. Muốn tăng hiệu quả nhiệt luyện của các loại thép này cần phải qua thấm
carbon lớp bề mặt.
 Các loại thép với hàm lượng carbon trung bình (0,3 – 0,5%) có cơ tính tổng hợp
cao vì có sự hài hòa giữa độ bền, độ cứng, độ dẻo và độ dai. Các loại thép này
thường được dùng làm vật liệu kết cấu như các chi tiết chịu tải trọng tĩnh và va
đập cao như trục, truyền lực, bánh răng…

10
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Các loại thép có hàm lượng carbon tương đối cao (0,55 – 0,7%) có độ cứng cao và
giới hạn đàn hồi cao nhất nên thường được sử dụng làm các chi tiết bàn hồi như lò
xo, nhíp,…
 Các loại thép có hàm lượng carbon cao (> 0,7%) có độ cứng và tính chống mài
mòn cao nên thường được dùng làm dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo, khuôn dập
nguội,…

Chú ý rằng, ngoài ảnh hưởng đến cơ tính, carbon còn ảnh hưởng đến một số tính chất hóa
lý của thép. Chẳng hạn khi hàm lượng carbon tăng, mật độ (khối lượng riêng ) cùng độ
từ thẩm () và khả năng chống ăn mòn của thép giảm đi, còn điện trở và lực khử từ (H c)
lại tăng lên.

 Ảnh hưởng của các nguyên tố khác.

Mangan (Mn): Nguyên tố mangan được cho vào thép carbon khi tinh luyện dưới dạng
fero mangan nhằm mục đích khử oxy và lưu huỳnh. Khi hòa tan vào ferit mangan có tác
dụng nâng cao độ bàn, độ cứng của pha này, nên có làm tăng cơ tính của thép. Nhưng do
lượng mangan trong thép carbon nhỏ (thường dưới 0,8%) nên tác dụng này không đáng
kể và tác dụng chủ yếu của nó chỉ để khử oxy và hạn chế sự có mặt của lưu huỳnh.

Silic (Si): Nguyên tố silic được cho vào nhiều loại thép nhằm khử oxy triệt để hơn. Cũng
như Mangan, khi được hòa tan vào pha ferit, nguyên tố silic nâng cao độ bền và độ cứng
cho pha này. Cũng do hàm lượng silic trong thép carbon nhỏ (thường dưới 0,6%) nên tác
dụng hóa bền coi nhỏ và tác dụng chủ yếu của nó chỉ để khử oxy.

Phosphore (P): Nguyên tố phosphore dù ở dạng hòa tan trong ferit hay ở dạng liên kết
Fe.P đều làm cho thép bị giòn, đặc biệt là ở trạng thái nguội. Do đó nó là nguyên tố có
hại cần phải hạn chế ở dưới mức cho phép. Đối với thép carbon thông thường, hàm lượng
phosphore nhỏ hơn 0,06%. Riêng đối với thép dễ cắt, để nâng cao khả năng bẻ gãy phôi,
lượng phosphore có thể cao tới 0,08 – 0,15%. Phosphore có mặt trong thép từ các quặng
hay từ nhiên liệu than trong quá trình luyện gang ban đầu.

Lưu huỳnh (S): Tương tự như phosphore, lưu huỳnh có mặt trong thép từ các quặng và
đặc biệt là từ than khi nấu luyện gang. Cùng tinh (Fe + FeS) có nhiệt độ nóng chảy thấp
khoảng 988oC nằm ở biên giới hạt dễ bị mềm và chảy khi nung nóng làm thép bị đứt ở
biên giới hạt tạo hiện tượng phá hủy giòn, còn được gọi là dịn nóng. Vì vậy cần hạn chế
hàm lượng nguyên tố có hại này trong thép dưới mức độ cho phép. Đối với thép thông
thường, hàm lượng lưu huỳnh thường phải nhỏ hơn 0,06%. Tuy nhiên, đối với thép dễ
cắt, để nâng cao hiện tượng gãy phôi, hàm lượng lưu huỳnh có thể lên tới 0,08 – 0,3%.

11
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

3. Ưu nhược điểm của thép carbon.


 Ưu điểm.
Thép carbon được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống sinh
hoạt do chúng có những ưu điểm cơ bản sau:

 Do dễ nấu luyện và không sử dụng các nguyên tố hợp kim đắt tiền nên thép carbon
rất rẻ.
 So với thép hợp kim thì thép carbon có tính công nghệ tốt hơn như dễ đúc, dễ hàn,
dễ gia công áp lực như rèn, dập, kéo sợi cũng như dễ gia công cắt gọt.
 Có cơ tính nhất định đủ cho các chi tiết nhỏ, trung bình và không quan trọng. Sau
khi tôi, độ cứng của thép carbon cũng rất cao và không thua kém gì thép hợp kim
có hàm lượng carbon tương đương.

 Nhược điểm.
Tuy nhiên, về các mặt khác so với thép hợp kim, thép carbon có những nhược điểm sau:

 Thép carbon ở trạng thái thường hóa và trạng thái ủ có độ bền thấp, giới hạn đàn
hồi không vượt quá 700MPa mặc dù để đạt được giới hạn bền này, độ dẻo và độ
dai cũng giảm đi mạnh.
 Thép carbon có độ thấm tôi thấp nên hiệu quả hóa bền không cao, ảnh hưởng xấu
đến độ bền, đặc biệt với tiết diện lớn.
 Thép carbon thấp giữ được độ bền và độ cứng ở nhiệt độ không cao, thường chỉ
tới 180 – 220oC, vì thế chúng không được dùng làm dụng cụ cắt tốc độ cao và các
chi tiết làm việc ở nhiệt độ cao.
 Không có các tính chất vật lý, hóa học đặc biệt như cứng nóng, chống ăn mòn.

4. Điều kiện ăn mòn thép carbon.


Hiện tượng ăn mòn trên thép carbon đa phần là ăn mòn điện hóa, nên để xảy ra hiện
tượng ăn mòn điện hóa cần các điều kiện sau:

 Các điện cực phải là các chất khác nhau. Trong đó kim loại có tính khử mạnh hơn
sẽ là cực âm.
 Các điện cực phải tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gian tiếp)

12
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li
Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt (gang, thép) trong không khí ẩm, ở môi trường
biển xảy ra như sau:

 Gang, thép là hợp kim Fe – C, gồm những tinh thể Fe tiếp xúc trực tiếp với tinh
thể C.
 Không khí ẩm có chứa H2O, CO2, O2, NaCl… tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ
lên bề mặt gang, thép, làm xuất hiện vô số pin điện hóa, trong đó Fe là cực âm, C
là cực dương.

5. Cơ chế ăn mòn điện hóa trên thép carbon.


Thép là hợp kim của Fe – C, trong đó những tinh thể Fe đóng vai trò cực âm, còn cực
dương là những tinh thể C. Các điện cực này tiếp xúc trực tiếp với nhau với với lớp dung
dịch điện li phủ ngoài. Như vậy vật liệu hội đủ các điều kiện dẫn đến ăn mòn điện hóa.

 Ở cực âm: Các nguyên tử Fe bị oxy hóa. Các ion này tan vào trong dung dịch điện
li, vốn có một lượng lớn oxy. Tại đây chúng bị oxy hóa tiếp thành hydroxyt sắt III.
 Ở cực dương: Các phân tử O2 trong dung dịch điện li di chuyển đến cực dương.
Tại đây chúng bị khử thành gốc hydroxyt tự do.
Các tinh thể Fe sẽ lần lượt bị oxy hóa từ ngoài vào trong. Sau một thời gian, vật bằng
thép sẽ bị ăn mòn.
Các bán phản ứng mô tả hiện tượng ăn mòn điện hóa như sau:

 Ở cực âm Anode xảy ra sự oxy hóa:


Fe -> Fe2+ + 2e
 Ở cực dương Cathode xảy ra quá trình khử:
O2 + 2H2O + 4e -> 4OH-
 Tiếp theo:
−¿→Fe (OH )2 ¿

Fe2+ ¿+OH ¿

4 Fe(OH )2 +O2+ 2 H 2 O→ 4 Fe (OH )3


 Theo thời gian, Fe(OH)3 sẽ bị mất nước tạo thành gỉ sắt có thành phần chủ yếu là
Fe2O3.xH2O.

13
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

IV. Các tính chất của Graphene và phương pháp điều chế.
1. Giới thiệu về Graphene và các tính chất.
Graphene là một mặt phẳng đơn lớp của những nguyên tử carbon được sắp xếp chặt chẽ
trong mạng tinh thể hình tổ ong 2 chiều. Graphene được cuộn lại sẽ tạo nên dạng thù hình
fullerene, được quấn lại sẽ tạo nên dạng thù hình carbon nanotube, hoặc xếp chồng lên
nhau sẽ tạo nên dạng thù hình graphite.

Hình 1: Graphene và các vật liệu carbon khác

Vì đặc điểm trên mà những lý thuyết về graphene đã bắt đầu được nghiên cứu từ những
năm 1940, từ đó phát hiện ra những đặc tính dị thường của loại vật liệu này

 Những tấm graphene có cấu trúc hẳng và độ dày một nguyên tử, là vật liệu mỏng
nhất trong tất cả các vật liệu hiện có, cấu trúc bền vững của graphene được xem là
vật liệu cứng nhất hiện nay.
 Ở dạng tinh khiết thì graphene dẫn điện nhanh hơn bất cứ chất nào khác (ngay cả ở
nhiệt độ thường). Hơn nữa, các electron đi qua graphene hầu như không gặp điện
trở nên ít sinh nhiệt.
 Bản thân graphene cũng là chất dẫn nhiệt, cho phép nhiệt đi qua và phát tán rất
nhanh ngay ở nhiệt độ phòng.
 Graphene còn là một chất trong suốt, một số nghiên cứu cho thấy độ truyền qua là
hơn 70% ở vùng bước sóng 1000 – 3000 nm.

14
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

Bên cạnh đó, những kết quả thực nghiệm cũng cho thấy rằng từ màng graphene thuần
được tạo thành bằng phương pháp epitaxy trên đế silic cacbua (SiC), ta có thể chuyển nó
thành bán dẫn loại n hoặc loại tùy thuộc vào phụ gia pha vào. Điều này đem lại những
hứa hẹn cho việc ứng dụng graphene vào những thiết bị khác nhau.

2. Cấu trúc của Graphene.

Hình 2: Liên kết của các nguyên tử carbon trong mạng graphene

Về mặt cấu trúc, màng graphene được tạo thành từ các nguyên tử carbon sắp xếp theo cấu
trúc lục giác trên cùng một mặt phẳng, hay còn được gọi là cấu trúc tổ ong. Trong đó,
mỗi nguyên tử carbon liên kết với ba nguyên tử carbon gần nhất bằng liên kết  tạo thành
bởi sự xen phủ của các orbital s-p, tương ứng với trạng thái lai hóa sp 2. Khoảng cách giữa
các nguyên tử carbon gần nhất là a = 0,142 nm. Theo nguyên lí Pauli, các mức năng
lượng trong liên kết  đã được lấp đầy, do đó các orbital lai hóa sp 3 sẽ đặc trưng cho mức
độ bền vững trong cấu trúc phẳng của màng graphene. Orbital p còn lại của các nguyên
tử carbon, nằm vuông góc với cấu trúc phẳng của màng, xen phủ bên với nhau hình thành
liên kết , và mức năng lượng của liên kết này chưa được lấp đầy nên nó được gọi là các
orbital không định xứ. Các orbital này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành
nên các tính chất điện khác thường graphene.
Mặc dù có sự đối xứng cao trong cấu trúc, ô lục giác trong graphene không được chọn
làm ô đơn vị, do các nguyên tử carbon liền kề không có vai trò tương đương nhau. Tuy
nhiên, một cách tổng quát, có thể xem mạng graphene là sự tổ hợp của 2 mạng con gồm
toàn các nguyên tử lân cận hoàn toàn tương đương nhau về mặt cấu trúc và tính chất.

3. Các phương pháp điều chế graphene.


Có nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo graphene, các nhóm phương pháp được tiến
hành nhiều nhất là: phương pháp tách lớp vi cơ học của graphite (micromechanical
exfoliation of graphite), phương pháp epitaxy (epitaxy growth) và phương pháp chế tạo
graphene từ dung dịch.
 Phương pháp tách lớp vi cơ học.

15
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

Phương pháp này sử dụng các lực cơ học tác động từ bên ngoài để tách vật liệt graphite
dạng khối ban đầu thành các lớp graphene. Với năng lượng Van der Waals giữa các lớp
khoảng 2eV/nm2, độ lớn lực cần thiết để tách graphite là khoảng 300nN/m2. Đây là lực
khá yếu và dễ dàng đạt được bằng cách cọ xát một mẫu graphite trên bề mặt SiO 2 hoặc Si
hoặc dùng băng dính.
Năm 2004, Andre K. Geim và Kostya Novoselov tại đại học Manchester ở Anh tình cờ
tìm ra được một cách để tạo graphene. Họ dán những mảnh vụn graphite trên một miếng
băng keo, gập dính nó lại rồi kéo giật ra, tách miếng graphite làm đôi. Họ cứ làm vậy
nhiều lần cho đến khi miếng graphite trở nên thật mỏng, sau đó dán miếng băng keo lên
silicon xốp và ma sát nó, khi đó có vài mảng graphite có bề dày 1 nguyên tử bám trên,
chính là graphene.

Hình 3: Phương pháp tách lớp graphene bằng băng dính

Đây là phương pháp đơn giản để tạo ra những mẩu graphene nhỏ, phù hợp cho những
nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra đây còn là tiền đề cho sự thành công của những phương
pháp chế tạo màng graphene khác.
 Phương pháp epitaxy.
Epitaxy là phương pháp tạo màng đơn tinh thể trên mặt của một đế tinh thể. Có hai cơ
chế được nghiên cứu: thứ nhất là cơ chế phân hủy nhiệt của một số cacbua kim loại, thứ
hai là cơ chế mọc màng đơn tinh thể của graphene trên đế kim loại hoặc đế cacbua kim
loại bởi sự lặng đọng hơi hóa học của các hydrocarbon.

 Cơ chế phân hủy nhiệt thường được tiến hành với đế SiC ở 1300 oC trong môi
trường chân không cao hoặc ở 1650 oC trong môi trường khí Argon, bởi sự thăng
hoa của Si xảy ra ở 1150oC trong môi trường chân không và ở 1500 oC trong môi
trường khí Argon.
Khi được nâng nhiệt đến nhiệt độ đủ cao, các nguyên tử Si sẽ thăng hoa, các
nguyên tử carbon còn lại trên bề mặt sẽ được sắp xếp là liên kết lại trong quá trình
graphite hóa ở nhiệt độ cao. Nếu kiểm soát quá trình thăng hoa Si phù hợp thì sẽ
hình thành nên những màng graphene rất mỏng phủ toàn bộ bề mặt của SiC.

16
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

Hình 4: Cơ chế tạo màng graphene bằng phương pháp nung nhiệt đế SiC

 Cơ chế mọc màng graphene trên các đế kim loại (Ni, Cu,…) và đế cacbua kim loại
được tóm tắt như sau: đầu tiên các đế được nung đến nhiệt độ cao (~1000 oC) trong
môi trường khí H2 và Ar để loại bỏ những oxide trên bề mặt, sau đó dòng khí pha
loãng của hydrocarbon được đưa vào. Ở nhiệt độ cao, các hydrocarbon sẽ bị phân
hủy và lắng đọng lại trên bề mặt đé, cuối cùng nhiệt nhiệt độ của hệ thống được
làm lạnh nhanh để các nguyên tử carbon phân tách trên bề mặt và hình thành màng
graphene.

Ưu điểm nổi trội của phương pháp này là chế tạo được các màng graphene có diện tích
lớn (~1cm2), độ đồng đều màng cao hơn so với các phương pháp khác. Từ các màng
graphene chất lượng tốt này, có thể pha tạp thích hợp để tạo nên các bán dẫn loại n, p.
Tuy nhiên, thử thách của phương pháp này là khả năng kiểm soát hình thái học và năng
lượng bám dính ở điều kiện nhiệt độ cao. Tần số plasma, sự nhiệt phân của khí và sự
đồng đều của màng là yếu tố rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, phương pháp này còn cần
có những thiết bị và đế chất lượng cao, cho nên chi phí sản xuất rất tốn kém, không thích
hợp sản xuất số lượng lớn để ứng dụng trong công nghiệp.

17
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Phương pháp điều chế graphene từ dung dịch.


Quy trình chế tạo graphene có oxy hóa là quy trình chế tạo màng graphene bằng phương
pháp hóa học thông qua việc tổng hợp chất trung gian là graphite oxide. Quá trình thực
hiện được chia làm hai phần: tổng hợp graphite oxide và chuyển hóa graphite oxide thành
graphene.

Hình 5: Mạng graphite oxide

Graphite oxide (GO) là vật liệu được tạo ra từ quá trình oxy hóa graphite, hình thành nên
các nhóm chức có chứa oxi, trong đó có 4 nhóm chức chủ yếu là: hydroxyl, epoxide đính
ở trên bề mặt, carboxyl và carboxyl đính ở mép của các đơn lớp. Tuy nhiên GO vẫn giữ
nguyên dạng cấu trúc lớp ban đầu của graphite. Vì sự hình thành của các nhóm chức có
chứa oxi mà một phần liên kết sp2 trong mạng tinh thể đã bị suy thoái và trở thành liên
kết sp3, và chính các điện tích âm của các nhóm chức này đã làm xuất hiện lực đẩy tĩnh
điện làm cho GO dễ dàng phân tán vào trong các dung môi phân cực, nhất là trong dung
môi nước để tạo nên các đơn lớp graphene oxide. Cũng vì lý do này mà tính dẫn điện của
graphite giảm dần theo qua trình oxi hóa, thậm chí graphene oxide là một chất cách điện,
bởi vì khi phần lớn carbon trong graphite ban đầu đã bị chuyển đổi làm giảm đáng kể số
lượng liên kết  cũng như các điện tử tự do trên bề mặt của nó. Có nhiều cách khác nhau
để miêu tả cấu trúc của GO, những đến nay thì cấu trúc chính xác vẫn chưa được xác
định rõ ràng.
Với cấu trúc đặc trưng như đã trình bày, GO được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau. Do sự có mặt của các nhóm chức, graphene oxide có thể được điều chỉnh thành
phần hóa học thông qua các phản ứng với các nhóm chức này, sau đó được khử để tạo
nên sản phẩm là graphene đã được biến đổi hóa học.
Đặc biệt, trong các dung môi phân cực GO đã được phân tán thành các đơn lớp graphene
oxide, nếu sau đó chúng được khử bỏ các nhóm chức có chứa oxy thì khả năng thu được

18
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

graphene là rất khả quan. Khi đó, với bề dày ở mức độ nguyên tử, graphene sẽ trở thành
vật liệu có độ truyền qua cao đối với các ánh sáng nhìn thấy.
Việc oxy hóa graphite được tiến hành bằng cách sử dụng các hợp chất oxy hóa và các
acid mạnh. Công việc này đã được biết đến từ những năm 1958 với các phương pháp phổ
biến như Hummers, Brodie và Staudenmaier. Trong đó phương pháp Hummers được áp
dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, quá trình này có những khuyết điểm là: mất nhiều thời
gian và hiệu suất oxy hóa chưa cao. Để cải tiến, các nhà nghiên cứu đã có những điều
chỉnh trong quá trình thực hiện, nhưng vẫn dựa trên quá trình oxy hóa cơ bản của
Hummers, và các phương pháp này được gọi là Hummers biến tính.
Ngày nay, quá trình tổng hợp graphite oxide bằng phương pháp Hummers biến tính được
tiến hành từ việc làm yếu lực liên kết Van der Waals giữa các lớp graphite. Bằng cách
lồng các thành phần dễ bay hơi vào trong khoảng không gian gữa các lớp này, sau đó các
chất chen vào này sẽ được phân hủy bởi các phản ứng hóa học hoặc việc tăng nhiệt độ lên
cao đột ngột, tạo ra lượng khí lớn gây ra áp suất cao làm cho lực liên kết giữa các lớp trở
nên lỏng lẻo. Quá trình này được gọi là sự tách lớp graphite. Sau đó sản phẩm này sẽ
được oxy hóa. Như vậy chính việc làm yếu lực liên kết Van der Waals giữa các lớp
graphite đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các phản ứng oxy hóa dễ dàng diễn ra trên bề
mặt của các lớp. Tùy thuộc vào các chất oxy hóa đã sử dụng và phương pháp tiến hành
mà loại nhóm chức có chứa oxi và số lượng của mỗi loại nhóm tạo thành sẽ khác nhau,
do đó mà GO không có công thức hóa học cụ thể.

Hình 6: Quá trình oxy hóa GO thành graphene và phân tán trong dung môi

Việc chuyển hóa graphite oxide thành các graphene được tiến hành như sau:

 GO sẽ được hòa tan vào các dung môi thích hợp tạo thành dung dịch.
 Màng mỏng GO được tạo thành trên các đế khác nhau bằng phương pháp phủ
quay hoặc phun nhiệt phân.
 Các màng mỏng này được khử để cắt bỏ các nhóm chức có chứa oxy trên bề mặt,
khôi phục lại liên kết sp2 của cấu trúc graphene.
Các phương pháp thường được sử dụng để khử là khử hóa học và xử lý nhiệt.
19
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Trong phương pháp hóa học, ta sử dụng các chất phản ứng như hydrazine,
dimethylhydrazine, sodium borohydride… Các chất này sẽ phản ứng với các nhóm
chức trên bề mặt của lớp graphene oxide để loại bỏ oxy.
 Trong phương pháp xử lý nhiệt, các màng GO sau khi đã phủ trên đế sẽ được ủ
nhiệt ~1100oC trong môi trường chân không cao hoặc trong môi trường khí Ar, H 2,
N2,… với nhiệt độ có thể thấp hơn (~800oC).
Ưu điểm của cơ chế tạo màng graphene bằng phương pháp hóa học thông qua quá trình
tổng hợp chất trung gian GO là: quá trình này không phức tạp, mất ít thời gian, không tốn
kém và có thể kiểm soát linh hoạt graphene oxide trong dung dịch để tạo nên các màng
graphene mỏng với diện tích rộng. Ngoài ra graphite oxide với sự có mặt của các nhóm
chức có chứa oxy dễ phản ứng hoặc gắn kết với các cấu trúc khác, tạo nên những sản
phẩm có đặc tính điện hóa khác biệt so với graphite và có thể ứng dụng làm vật liệu
anode trong pin nhiên liệu, ứng dụng trong chống ăn mòn kim loại,…
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại những khuyết điểm như: các màng graphene
oxide phân tán trong dung dịch dễ bị vỡ vụn, kết quả của quá trình khử graphene oxide
thành graphene là chưa hoàn toàn và có gây ra sai hỏng.

V. Chống ăn mòn Thép Carbon bằng lớp phủ Graphene


Dưới đây trình bày chuỗi các thí nghiệm nhằm phủ graphene lên bề mặt thép carbon, qua
đó kiểm tra khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp phủ. Quy trình thí nghiệm dựa trên
tham khảo thí nghiệm của nhóm nghiên cứu của Sundar Mayavan và Y. N. Singhbabu
trong việc khảo sát tính hiệu quả của lớp phủ graphene trên bề mặt thép trong môi trường
biển.

1. Điều chế Graphite oxide.


Graphite oxide (GO) được điều chế theo phương pháp Hummers. Quy trình thực hiện thí
nghiệm tuân theo các bước sau:

 Đầu tiên cho 2g bột than chì, 2g NaNO3 và 96mL H2SO4 đậm đặc vào trộn chung
với nhau ở nhiệt độ 0oC.
 Sau đó thêm từ từ 12g KmnO 4 và hỗn hợp trên và khuấy trong 90 phút ở nhiệt độ
0oC.
 Khuấy tiếp hỗn hợp trên 2h ở nhiệt độ 35oC.
 Thêm chầm chậm 80mL nước cất vào hỗn hợp sau khi khuấy.
 Sau đó thêm tiếp 200mL nước cất đi kèm với 10mL H2O2 30% để thu được
graphite oxide ở dạng huyền phù.

20
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Graphite oxide được gom lại bằng máy quay li tâm tốc độ cao trong khoảng 10
phút. Lặp lại liên tục và rửa với nước cất đến khi pH bằng 7.
 Graphite oxide ướt thu được được đem tách nước trong lò sấy ở 90oC trong 12h

2. Điều chế Graphene từ Graphite Oxide và phủ Graphene lên bề mặt


thép.
Graphene được điều chế từ bột Graphite Oxide sau sấy theo các bước sau:

 Cho 0,05g bột GO vào 10ml dung dịch PSS (natri styrene sulfonate) 0,5% khối
lượng.
 Hỗn hợp sau đó được nghiền trong 10 phút để loại bỏ lớp GO còn xót và thu được
dung dịch GO/PSS còn lại.
 Cuối cùng, dung dịch GO/PSS được làm tinh bằng NaBH 4 để thu được màng
Graphene ổn định bằng PSS.
Dung dịch Graphene thu được này sẽ được nhỏ giọt lên bề mặt của kim loại và để khô
ở 80oC, và ta sẽ thu được lớp phủ Graphene trên bề mặt kim loại.

3. Các phương pháp khảo sát khả năng chống ăn mòn của sản phẩm.
 Phân tích sản phẩm ăn mòn (SPAM) trên kính hiển vi điện tử quét (SEM)
SEM là một trong các thiết bị được sử dụng rất phổ biến khi nghiên cứu hình thái học bề
mặt mẫu và nghiên cứu lớp SPAM trên bề mặt vật liệu. Với kỹ thuật phân tích SEM, hình
ảnh bề mặt mẫu được sao chụp lại sau khi dùng điện tử hội tụ quét lên trên lớp bề mặt
rắn.
Bề mặt mẫu sau thử nghiệm được quan sát trên kính hiển vi. Thông qua phân tích SEM,
ta có thể thu được các đặc trưng hình thái học bề mặt của lớp SPAM như: hình dạng, kích
thước và đặc điểm cấu tạo của SPAM, các vết nứt, lỗ xốp,…

 Phân tích nhiễu xạ tia X (XRD)


Nhiễu xạ tia X là phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể của vật liệu dựa trên hiện tượng
nhiễu xạ tia X của mặt tinh thể khi thỏa mãn điều kiện phản xạ Bragg:
2 dsinθ=n . λ

Thông qua phân tích XRD, ta sẽ thu được hằng số mạng, từ đó xác định được cấu trúc
tinh thể, cũng như xác định được những mặt phản xạ với khoảng các giữa các mặt tinh
thể khác nhau.
21
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

 Phân tích tán xạ Raman.


Phương pháp quang phổ tán xạ Raman được sử dụng trong vật lý chất rắn và hóa học để
nghiên cứu cơ chế dao động đặc trưng của phân tử, nhóm nguyên tử trong vật liệu tổ hợp,
hoặc dao động tập thể của mạng tinh thể chất rắn (phonon).
Nguyên lý của phương pháp có thể xem như quá trình tán xạ không đàn hồi của photon
kích thích trên các dao động của mẫu cần phân tích.

Hình 7: Minh họa tán xạ Raman

 Phương pháp đo phổ tổng trở.


Khi đặt một thanh kim loại vào trong dung dịch điện ly thì luôn tồn tại một lớp điện tích
kép giữa bề mặt kim loại và lớp dung dịch sát bề mặt điện cực. Vì thế, việc sử dụng dòng
xoay chiều để đo có thể cho ta những thông tin về trạng thái bề mặt mẫu.
Nguyên tắc của phương pháp là áp đặt một dao động nhỏ của điện thế hoặc dòng điện
xoay chiều lên hệ thống nghiên cứu. Vì biên độ dao động nhỏ nên có thể tuyến tính hóa
các phương trình.

 Phương pháp đo đường cong phân cực.


Sự chuyển dịch của điện thế điện cực khỏi giá trị cân bằng khi có dòng điện đi qua gọi là
sự phân cực. Khi dòng điện trao đổi càng nhỏ, tức là khó xảy ra các quá trình điện cực thì
sự phân cực càng lớn và ngược lại. Đường biểu diễn quan hệ giữa điện thế và cường độ
dòng điện trong hệ đo điện hóa được gọi là đường cong phân cực.
Đây là một phương pháp hữu ích để đánh giá mức độ thụ động của lớp SPAM tạo thành
trên bề mặt kim loại.

22
Đề cương luận văn GVHD: TS. Nguyễn Trường Sơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trịnh Xuân Sén, “Ăn mòn và bảo vệ kim loại.”


[2] Hoàng Lâm Hồng, “Nghiên cứu sự hình thành lớp bảo vệ và khả năng chống ăn mòn
của thép bền thời tiết trong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam.”
[3] Nestor Perez, “Electrochemistry and Corrosion Science.”
[4] Robert G. Kelly, John R. Scully, David W. Schoesmith and Rudolph G. Buchheit,
“Electrochemical Techniques in Corrosion Science and Engineering.”
[5] Sundar Mayavan, Tamilvanan Siva and Sadagapon Sathiyanarayanan, “ Graphene
ink as a corrosion inhibiting blanket for iron in an aggressive chloride environment”,
RSC Adv., 2013, 3, 24868
[6] Y. N. Singhbabu, B. Sivakumar, J. K. Singh, H. Bapari, A. K. Pramanick and
Ranjan K. Sahu, “Efficient anti-corrosive coating of cold-rolled steel in a
seawater environment using an oil-based graphene oxide ink.”, Nanoscale, 2015,
7, 8035.
[7] Shams, S. Saqib & Zhang, Ruoyu, “Graphene synthesis: A Review”, Materials
Science-Poland, 2015, 33.
[8] Ludovic F. Dumee, Li He, Ziyu Wang, Phillip Sheath, Janyu Xiong, Chunfang
Feng, Mike Yongiun Tan, Fenghua She, Mikel Duke, Stephen Gray, Alfredo
Pacheco, Peter Hodgson, Mainak Maijumder, Lingxue Kong, “Growth of nano-
textured graphene coatings across highly porous stainless steel supports towards
corrosion resistant coatings”, Carbon, 2015, 87, p.395-408.
[9] Ferrari AC, Basko DM, “Raman spectroscopy as a versatile tool for studying
the properties of graphene”, Nat Nanotechnol, 2013, 8, 23546.
[10] Vazquez-Santos MB, Geissler E, Laszlo K, Rouzaund J-N, Martinez Alonso A,
Tascon JMD, “Comparative XRD, Raman and TEM study on graphitization of
PBO devired carbon fiber”, J Phys Chem C, 2011, 116, 25768.

23

You might also like