You are on page 1of 37

ĐỀ CƯƠNG MÀNG PHỦ

1. Màng phủ là gì? Lấy ví dụ về màng phủ trong thực tế? Độ bám dính của màng phủ có
thể tạo ra bằng mấy phương pháp, nêu đặc điểm của từng phương pháp? Theo bạn,
phương pháp nào sẽ làm tăng độ bám dính của màng phủ và có thể ứng dụng rộng rãi
trong công nghiệp ?

Màng phủ là 1 lớp màng mỏng phủ lên bề mặt của chi tiêt, vật liệu, thiết bị .

Vd Màng phủ: sơn, phấn nền,son,….

Độ bám dính của màng phủ có thể tạo ra bằng 2 phương pháp

Phương pháp vật lý

Phương pháp hóa học( tạo ra liên kết hóa học giữa màng phủ và bề mặt vật liệu ) có độ bám
dính cao hơn so với phương pháp hóa học và có thể ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp

2. Nêu tên các kỹ thuật chế tạo màng phủ kim loại, hợp kim. Nêu đầy đủ các khái niệm
của từng phương pháp chế tạo màng phủ kim loại, hợp kim?

Có 5 phương pháp trong kỹ thuật chế tạo màng phủ kim loại, hợp kim

- Pp phủ nhúng

- Phương pháp phun phủ nhiệt

- Phương pháp mạ điện

- Phương pháp phủ bay hơi vật lý

- Phương pháp phủ bay hơi hóa học

Khái niệm chung

 Pp phủ nhúng

Vật liệu phủ ( kim loại, hợp kim cần được đun nóng chảy, sau đó vật liệu cần phủ sẽ được
nhúng vào trong dung dịch phủ để tạo ra lớp màng phủ

Chi tiết phủ sẽ được xử lý bề mặt để tạo khả năng bám dính tốt cho kim loại chảy
lỏng

1
Thời gian nhúng của chi tiết trong bể chưa kim lỏng cần được điều chỉnh để tạo độ dày
lớp màng

Vật liệu phủ Quá trình nhúng phủ Sấy khô tạo màng

 PP Phun phủ nhiệt


Kim loại lỏng được hút vào vòi phun với áp lực cao (chịu mài mòn, chịu nhiệt tốt),
sau đó phun dưới dạng hạt mù lên bề mặt của chi tiết. Các hạt kim loại lỏng sẽ ngưng
tụ và tạo lớp sơn phủ bảm chắc và đều trên bề mặt của vật liệu.

 Phương pháp mạ điện

Còn gọi mạ điện là điện hóa, là quá trình khi cho dòng điện chạy qua 2 cực, kim loại ở
cực dương (anode) sẽ thoát ra dưới dạng ion kim loại và bám dính lên bề mặt của cực âm
(cathode)

Chất điện phân: chứa ion kim loại cần mạ

Cực âm- cathode: Vật cần mạ


Cực dương- anode: Kim loại dùng trong quá trình mạ điện

 Phương pháp phủ bay hơi vật lý

Kỹ thuật chế tạo màng phủ theo PVD dựa vào nhiệt độ nóng chảy trong các điều kiện khác
nhau. Kỹ thuật PVD là một kỹ thuật tiên tiến dùng để chế tạo màng phủ.

Phương pháp PVD có những công nghệ khác nhau như:

o Bay hơi ngưng tụ trong chân không (thermal PVD): Bay hơi bốc nhiệt là kỹ thuật tạo
màng mỏng bằng cách bay hơi vật liệu cần tạo trong môi trường chân không cao và ngưng tụ
trên đế. Thông thường đế được đốt nóng hoặc một số trường hợp không được đốt nóng

o Bay hơi điện tích (ion plating): Là pha hơi được tạo ra bằng phương pháp hóa học, màng
phủ được tạo thành nhờ quá trình lắng đọng các cụm nguyên tử, phân tử hay ion thông qua
trạng thái plasma

o Kỹ thuật phún xa: Là kỹ thuật chế tạo màng mỏng dựa trên nguyên lý truyền động năng
bằng cách phun các ion khí hiếm được tăng tốc dưới điện trường bắn phá về mặt vật liệu phủ,
truyền động năng cho các nguyên tử của vật liệu phủ bay và lắng đọng lên đế

 Phương pháp phủ bay hơi hóa học

Màng phủ tạo ra bằng pp hóa học, nhờ quá trình lắng đọng của các cụm nguyên tử, phân tử
hay ion thông qua quá trình hóa học

3. Nêu khái niêm về phủ nhúng dipcoating. Bằng cách nào ta có thể tính được độ dày màng
phủ qua phương pháp phủ nhúng ( độ dày màng phủ lớn hơn 3 µm). Nồng độ của hệ
dung dịch ( huyền phù) có thay đổi sau quá trình phủ nhúng? Tại sao?

Vật liệu phủ ( kim loại, hợp kim cần được đun nóng chảy, sau đó vật liệu cần phủ sẽ được
nhúng vào trong dung dịch phủ để tạo ra lớp màng phủ

Chi tiết phủ sẽ được xử lý bề mặt để tạo khả năng bám dính tốt cho kim loại chảy
lỏng

Thời gian nhúng của chi tiết trong bể chưa kim lỏng cần được điều chỉnh để tạo độ dày
lớp màng.

4. Nêu khái niêm về phủ nhúng dipcoating. Trong phủ nhúng, các yếu tố nào ảnh hưởng
đến độ dày màng phủ ? Khi tăng vận tốc trong phủ nhúng ( vận tốc nhúng và vận tốc đế
đi ra khỏi dung dịch), độ dày màng phủ sẽ tăng lên hay giảm đi? Tại sao?

Yếu tố ảnh hưởng tới độ dày màng phủ là: độ nhớt dung dịch, nồng độ dung dịch, nhiệt độ
đun, tốc độ nhúng, sức căng bề mặt lỏng hơi
Tăng vận tốc khi nhúng phủ, màng phủ có độ dày tăng lên do độ dày màng phủ tỉ lệ thuận
với tốc độ nhúng

5. Trong phủ nhúng dip-coating, có bao nhiêu bước chính? Cho ví dụ về những màng phủ
được tạo ra bằng phương pháp phủ nhúng đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp?
Nêu ứng dụng của những màng phủ đó, ví dụ chống ăn mòn….

Có 5 bước:

Ví dụ về màng phủ được ứng dụng rỗng rãi :

 Phủ thiếc : ứng dụng để giảm sự ăn mòng của vật liệu, nhất là trong thép

 phủ chì nhúng lỏng: phủ cho những chi tiết có tx với axit h2so4,hcl, ..do có tính dẻo
nên chịu được biến dạng nghiêm trọng
 phủ kẽm nhúng lỏng: Đối tượng áp dụng chủ yếu là các công trình có kết cấu thép
lớn như: dàn khoan dầu khí, dầm cầu, dầm nhà thép, kết cấu cột thép cao, hệ thống
cửa đập thuỷ điện, cửa van cống, vỏ tàu...

6. Nêu khái niêm về phun phủ nhiệt. Trong phun phủ nhiệt, vật liệu phủ có cần phải đưa
về trạng thái lỏng hoàn toàn (molten condition) hay gần hóa lỏng ( semi-molten)? Tại
sao? Vật liệu cần phủ ( đế) có cần phải là vật liệu chịu nhiệt không? Tại sao?

Kim loại lỏng được hút vào vòi phun với áp lực cao (chịu mài mòn, chịu nhiệt tốt),
sau đó phun dưới dạng hạt mù lên bề mặt của chi tiết. Các hạt kim loại lỏng sẽ ngưng
tụ và tạo lớp sơn phủ bảm chắc và đều trên bề mặt của vật liệu.

Trong phun phủ nhiệt, vật liệu phủ có thể đưa về trạng thái nóng chảy hay nóng chảy không
hoàn toàn

Đế không cần là vật liệu chịu nhiệt, do các hạt được phun tích tụ trên bề mặt, bề mặt có thể
nóng lên không đáng kể. Nên phép phun phủ cho phép thực hiện trên các nền dễ cháy.

7. Nêu khái niêm về phun phủ nhiệt thermal spray coating. Phun phủ nhiệt gồm mấy bước
chính? Trong quá trình phun phủ nhiệt, vật liệu cần phủ ( đế ) có nguy cơ bị mài mòn
cơ học (erosion) không? Tại sao?

Phun phủ nhiệt gồm 3 bước chính

Trong quá trình phun phủ nhiệt, vật liệu cần phủ ( đế ) không nguy cơ bị mài mòn cơ học
do lớp phủ tạo bề mặt có cơ tính cao, phục hồi các bề mặt mòn của chi tiết máy.
8. Những phương pháp mạ nào được ứng dụng rộng rãi? Nêu khái niệm về phương pháp
mạ điện ( electroplating). Vật cần mạ sẽ đặt ở cực nào ( cathode hay anode)? Những
kim loại nào thường được dùng để mạ ( kể tên ít nhất 4 kim loại )? Kim loại nào không
dùng trong mạ điện( kể tên ít nhất 2 kim loại)?

Một số phương pháp mạ: Mạ điện ( mạ Ni, Zn, Cr, Au,..) , mạ vô điện, mạ khuếch tán,..

Khái niệm về phương pháp mạ điện ( electroplating): Còn gọi mạ điện là điện hóa, là quá
trình khi cho dòng điện chạy qua 2 cực, kim loại ở cực dương (anode) sẽ thoát ra dưới dạng
ion kim loại và bám dính lên bề mặt của cực âm (cathode).

Vật cần mạ sẽ đặt ở cực âm ( catot)


Những kim loại thông thường được mà là: Cu, Au, Ni, Cr, Zn…
Kim loại không dùng mạ điện : kim loại nhóm 1A

9. Những phương pháp mạ nào được ứng dụng rộng rãi? Nêu khái niệm về phương pháp
mạ vô điện ( electroless plating). Kim loại nào được ứng dụng rộng rãi trong mạ vô điện? Độ
dày của lớp mạ khi dùng phương pháp mạ vô điện có dễ kiểm soát không? Theo bạn, kiểm
soát độ dày lớp mạ trong mạ vô điện theo yếu tố nào?
Phương pháp mạ vô điện ( electroless plating) : Là quá trình mạ mà các chất nền hoặc là
vật liệu không dẫn điện đã được “xúc tác” cho bề mặt (ví dụ chất dẻo, nhựa vv) hoặc kim
loại được xử lý sơ bộ đặc biệt cho quá trình mạ.

Với sự không sử dụng dòng điện bên ngoài cho quá trình mạ và không bị ảnh
hưởng tác động bởi dòng điện ngụ ý rằng các chi tiết hình dáng phức tạp có thể được mạ
một cách đồng đều cùng với một dày đồng nhất.

Kim loại: Ni

Độ dày lớp mạ khó kiểm soát. Kiểm soát độ dày lớp mạ, qua việc sử dụng chất khử hóa học
( dung dịch chứa muối kim loại khử) hay chất xúc tác trên bề mặt

10. Những phương pháp mạ nào được ứng dụng rộng rãi? Nêu khái niệm về phương pháp
mạ khuyếch tán? Mạ khuyếch tán có ưu điểm gì? Mạ khuyếch tán thường được thực
hiện trong môi trường nào ( tĩnh điện, hay chân không …? Những kim loại nào thường
được ứng dụng trong mạ khuyếch tán ?

Là quá trình mạ sử dụng bột kim loại được phun nóng trong môi trường tĩnh điện mà không
cần dung môi tạo lớp phủ bám chắc trên bè mặt đế.

Ưu:

- Không sử dụng dung môi, thân thiện môi trường


- Lớp phủ có thể gồm 1 hay nhiều thành phần khác nhau

Môi trường tĩnh điện

Kim loại : Al,Cr,Zn,…

11. Nêu khái niệm của phương pháp phủ bay hơi vật lý (PVD)? Phủ PVD thường có những
công nghệ nào phổ biến nhất? Ưu điểm và nhược điểm của phủ PVD là gì? Tại sao phủ
PVD thường được thực hiện ở môi trường chân không cao?

Kỹ thuật chế tạo màng phủ theo PVD dựa vào nhiệt độ nóng chảy trong các điều kiện khác
nhau. Kỹ thuật PVD là một kỹ thuật tiên tiến dùng để chế tạo màng phủ

Công nghệ phổ biến:

- Bay hơi ngưng tụ chân không

- Bay hơi điện tích

- Kỹ thuât phún xạ

Môi trường chân không cao, do nhiệt độ làm việc cao nên các chất dễ bị oxi hóa

12. Nêu khái niệm của phương pháp bay hơi bốc nhiệt chân không ( thermal PVD)? Vẽ sơ
đồ của bay hơi bốc nhiệt chân không ? Trong phương pháp này người ta kiểm soát độ
dày màng phủ như thế nào?

Bay hơi bốc nhiệt là kỹ thuật tạo màng mỏng bằng cách bay hơi vật liệu cần tạo trong môi
trường chân không cao và ngưng tụ trên đế. Thông thường đế được đốt nóng hoặc một số trường
hợp không được đốt nóng.
Sơ đồ:

Chiều dày của màng được xác định bằng các biến từ thạch anh. Khi màng bay hơi sẽ bám
lên biến từ đặt cạnh đế, biến thiên tần số dao động của biến tử sẽ tỷ lệ với chiều dày của màng
phủ.

13. Nêu khái niệm của phương pháp phún xạ ( sputtering PVD)? Nguyên lý hoạt động của
phương pháp phún xạ? Khi nói ưu điểm của phương pháp phún xạ là có thể tạo màng
phủ với những vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao có đúng không? Tại sao?

KN: Là kỹ thuật chế tạo màng mỏng dựa trên nguyên lý truyền động năng bằng cách phun
các ion khí hiếm được tăng tốc dưới điện trường bắn phá về mặt vật liệu phủ, truyền động năng
cho các nguyên tử của vật liệu phủ bay và lắng đọng lên đế

Nguyên lý hoạt động:


- Phún xạ không làm cho vật liệu bị bay hơi do đốt nóng, mà phún xạ là quá trình
truyền động năng cho vật liệu phủ di chuyển đến đế cần phủ .
- Vật liệu phủ được tạo thành dạng các tấm bia (target), được đặt tại điện cực (cathode)
-2
trong buồng chân không với áp suất thấp ( 10 mbar).
- Dưới tác dụng của điện trường, các nguyên tử khí hiếm bị ion hóa, tăng tốc và chuyển
động về phía bia, truyền động năng cho các nguyên tử vật liệu phủ làm cho các vật
liệu phủ bay về phía đế cần phủ. Qúa trình này gọi là quá trình phún xạ
Đúng vì trong slide nói thế =))

14. Nêu khái niệm của phương pháp mạ điện tích ( ion plating) ? Các khí hoạt động trong
ion plating có tác dụng làm gì? Vật liệu phủ khi bay hơi sẽ chuyển sang dạng gì? Tại
sao? Ưu điểm của phương pháp này là gì?
KN: Là pha hơi được tạo bằng phương pháp hóa học, mạng phủ được tạo thành từ quá trình
lắng đọng các cụm nguyên tử, phân tử hay ion thông qua trạng thái plasma.

Khí hoạt động trong ion plating có tác dụng tạo ra dạng plasma. Vật liệu phủ bay hơi tới
vùng plasma bị chuyển thành dạng ion ( linh động và di chuyển và lắng đọng trên vật liệu cần
phủ)

Ưu:

- phủ được một số hợp kim rất khó bay hơi và có độ bám dính thấp như TiN;

- Độ bám dính của màng phủ rất cao,

- Độ cứng và khả năng chịu ăn mòn của một số màng phủ bằng phương pháp này cao
gấp 10 lần so với phủ thông thường bằng bay hơi chân không

15. Nêu khái niệm của phương pháp phủ bay hơi hóa học (CVD)? Phủ CVD gồm những
bước chính nào? Ưu điểm và nhược điểm của phủ CVD là gì?

KN : Pha hơi được tạo ra bằng pp hóa học, màng phủ được tạo thành nhờ quá trình lắng
đọng các cụm nguyên tử, phân tử hay ion thông qua PUHH

Các bước:

- Khuếch tán của chất phản ứng tới bm đế

- Sự hấp phụ của chất phản ứng vào bề mặt đế

- Xảy ra các PUHH

- Giải hấp của các sản phẩm khí sau khi phản ứng

- Khuếch tán của sản phậm phụ ra bên ngoài


16. Nêu khái niệm của phương pháp phủ bay hơi hóa học (CVD)? Nêu ra các dạng phản
ứng của phủ CVD ? Tiền chất dùng trong CVD có nhất thiết phải là chất khí không?
Nếu không nhất thiết phải là chất khí thì tiền chất có thể ở dạng nào? Tiền chất phải
đảm bảo những yếu tố nào? Đế cần phủ phải đảm bảo những điều kiện nào?
Các dạng phản ứng của phủ CVD:
Tiền chất dùng trong CVD không nhất thiết phải là chất khí

Có thể là: Khí; chất lỏng dễ bay hơi; chất rắn dễ thăng hoa

 Tiền chất phải đảm bảo các yếu tố sau


o Bền ở nhiệt độ phòng
oDễ bay hơi
oDễ tạo màng
oNhiệt độ phản ứng của tiền chất phải nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy của đế
oSản phẩm phụ dễ dàng thoát ra khỏi màng trong quá trình hình thành màng
oSản phẩm phụ không độc hại

 Đế phủ
oBề mặt đế phải thuận lợi cho phản ứng hấp phụ, tạo độ dính cho màng
oVí dụ, WF6 phủ trên đế Si nhưng không phủ lên SiO2

17. Khái niệm về màng phủ photphat? Màng phủ photphat gồm những thành phần nào? pH
của dung dịch photphat ở thang axit, trung tính hay bazo? Nêu ra 2 loại màng phủ
photphat được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.

KN: Phot phat lớp phủ được sử dụng trên các bộ phận thép để chống ăn mòn, bôi trơn,
hoặc như là một nền tảng cho sơn tiếp theo hoặc sơn. Nó đóng vai trò là lớp phủ chuyển đổi,
trong đó một dung dịch pha loãng của axit photphoric và muối photphat được áp dụng
thông qua phun hoặc ngâm và phản ứng hóa học với bề mặt của một phần được phủ đểtạo
thành một lớp phosphate kết tinh không hòa tan

Lớp phủ photphat có màu xám sẫm lục, có cấu tạo tinh thể, cách điện, ít hoặc không xốp,
giòn, gắn rất chắc với kim loại.

Bản chất của quá trình phosphate hóa là sự kết tủa muối phosphate bám chặt trên bề
mặt kim loại

Thành phần :

Dung dịch photphat hiện đại có thành phần rất phức tạp, nhưng thành phần chính luôn gồm:

+ Axit photphoric tự do

+ Muối kim loại dihydrophotphat

+ Chất tăng tốc


pH của dung dịch thường từ 1,8- 3,2 ( mt axit)

Trong công nghiệp, thường dùng nhất là photphat của mangan-sắt và photphat của kẽm:

+ Photphat Mn-Fe cho tinh thể thô, to và thường phải tẩm thêm dầu mỡ để dùng làm lớp
bảo vệ

+ Lớp photphat kẽm cho tinh thể nhỏ, mịn và thường dùng để làm lớp lót trước khi sơn.

18. Khái niệm về màng phủ photphat? Nêu ra cơ chế tạo màng phủ photphat? Tại sao trong
công nghiệp người ta không dùng photphat hóa nóng? Nhiệt độ tối ưu trong quá trình
photphat hóa thường dùng trong công nghiệp là bao nhiêu?

Cơ chế tạo màng:

Chất cần dùng:

 Axit photphoric;

 Ion hóa trị 2 (Zn2+; Fe2+; Mn2+);

 Các chất kích hoạt, thường là các chất oxy hóa ( nitrate, nitrite, peroxide)

Dung dịch các muối dyhidro-photphat kim loại, hòa tan và thủy phân như sau:

Trong đó Me có thể là Fe, Zn, Mn.

1. Hòa tan kim loại bằng axit

2. Độ axit giảm dần

3. Photphat kim loại tích tụ trên bề mặt kim loại dưới dạng Me3(PO4)2

Cuối cunfd kim loại sẽ được phủ 1 lớp tinh thể pp kim loại trên bề mặt

Độ tan các muối phosphat khác nhau phụ thuộc vào mức độ thay thế ion H+; Thường độ
tan muối mono phosphate > diphosphate> triphosphate. Vì vậy, ban đầu các muối
photphat trong dung dịch đệm phosphat ở dạng hòa tan tốt năm trong dung dịch sau đó khi tiêu
hao H+ có trong H3PO4 tự do

o Do sự phân li các phosphate, muối monophospahte sẽ chuyển dần về ddiphossphate,


1 phần mono sẽ chuyển về tri làm giảm độ tan các muối ở cùng nhiệt độ. Kết quả la muối
di và tri dần quá bão hoad, bắt đầu tách khỏi dung dịch và bám lên bề mặt nền hình thành
lớpphủ là hỗn hợp các muối phosphate.

Trong công nghiệp ít dùng photphat hóa nóng vì tốn năng lượng, thường photphat hóa ở
25-40ºC.

19. Khái niệm về màng phủ photphat? Nêu ra các bước cơ bản của quá trình photphat hóa?
Tại sao những dung dịch muối có hóa trị II như Zn, Mn, Cu lại được cho vào dung dịch
photphat hóa trong quá trình photphat hóa.

Quá trình pp hóa:

1) Tẩy dầu mỡ làm sạch bè mặt

2) Tẩy gỉ

3) Rửa nước

4) Kích hoạt bề mặt

5) Pp hóa trong bể pp

6) Rửa nước

7) Trung hòa bề mặt

8) Sấy khô

9) Chuẩn bị lớp sơn next

Những dung dịch muối có hóa trị II như Zn, Mn, Cu được cho vào đd pp để làm chất tăng
tốc

20. Khái niệm về màng phủ gốm ( ceramic coating) ? Nêu ra một số màng phủ gốm được
ứng dụng nhiều trong thực tế. Nêu ra các kỹ thuật để tạo màng phủ gốm? Trong kỹ thuật
tráng men thông thường để tạo màng phủ gốm, có mấy kỹ thuật tráng men? Nêu ra ưu
điểm và nhược điểm của các kỹ thuật tráng men thông thường?
KN: Màng phủ gốm hay còn gọi là ceramic coating là một lớp phủ từ vật liệu ceramic có
tác dụng bảo bệ vật liệu khỏi ăn mòn, rêu mốc, ăn mòn do va chạm, trầy xước và tăng tính thẩm
mỹ (men gốm).

Một số loại màng:

1. Hệ Nhôm- Titan chống ăn mòn, chống mài mòn do ma sát

2. Hệ oxit crôm chống ăn mòn, độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt cao

3. Hệ Zirconia, chống ăn mòn, chịu nhiệt và độ bám dính cao

4. Các loại men gốm

Kỹ thuật phủ :

Có rất nhiều kỹ thuật phương pháp phủ được áp dụng cho màng phủ gốm, những phương
pháp cơ bản thường dùng là :

1. Tráng men thông thường

2. Kỹ thuật Sol-gel

3. Phủ bay hơi hóa học- Chemical vapor deposition

4. Phủ bay hơi vật lý - Physical vapor deposition

5. Phun phủ nhiệt - Thermal spray deposition

Trong kỹ thuật tráng men thông thường, để tạo màng phủ gốm, có 2 kỹ thuật tráng men:

1) Pp tráng ẩm

2) Pp tráng khô

Tráng ẩm Tráng khô

Ưu - Tạo bề mặt nhẵn mịn - Cho kết quả trang trí hoặc bảo
điểm vệ lớp men nền
- Công nghệ đơn giản, sử
dụng rộng rãi
- Có thể sủ dụng với
cascnganhfCN khác nhau

Nhược - Thủ công - Đòi hỏi cần chất phụ gia


điểm
- Yêu cầu cỡ hạt mịn để vòi
phun k tắc

21. Khái niệm về kỹ thuật sol-gel trong kỹ thuật chế tạo màng phủ gốm? Nêu ra các giai
đoạn chính của kỹ thuật sol-gel trong màng phủ gôm ? Trong các phản ứng của sol-gel,
chất gì cần dùng để làm xúc tác cho phản ứng ngưng tụ?

Phương pháp hóa học Sol-gel là một kỹ thuật để tạo ra một số sản phẩm ceramic
có hình dạng mong muốn ở cấp độ nano.

Sol là một dạng huyền phù chứa các tiểu pân có đường kính từ 1-100 nm phân tán trong
môi trường lỏng.

Gel là một dạng chất rắn hoặc nửa rắn trong đó vẫn còn giữ dung môi trong hệ rắn dưới
dạng keo hoặc polyme

Các giai đoạn chính của kỹ thuật sol-gel trong màng phủ gôms:

1. Tạo dung dịch sol : Alkoxide kim loại bị thủy phân và ngưng tụ tạo thành dung dịch sol
gồm những hạt ceramic (hạt sol) phân tán trong dung dịch sol. Dung dịch có thể được
dùng phủ màng bằng phương pháp phủ guay (spin coating ) hay phủ nhúng ( dip coating)

2. Gel hóa: Giữa các hạt sol hình thành liên kết. Độ nhớt của dung dịch tăng do có sự hình
thành mạng lưới oxide kim loại M-O-M ba chiều trong dung dịch.

3. Thiêu kết: Đây là quá trình kết chặt khối mạng, Thông qua quá trình thiêu kết, gel sẽ
chuyển từ pha vô định hình sang pha tinh thể dưới tác dụng ở nhiệt độ cao

Xúc tác cho phản ứng ngưng tụ: axit hoặc bazo

 Xt axit: Trong các phản ứng xúc tác acid, proton cùng với nước đóng vai trò
phá hủy sự phân cực của lk M-O-M Dưới tác dụng của xúc tác acid, các hạt sẽ
phát triển thành polyme mạch nhánh hoặc mạch thẳng đan xen vào nhau tạo hệ
gel.

 Xt bz: các hạt phát triển thành cluster phân nhánh ở mức độ cao hơn, không đan xen
vào nhau khi tạo gel.
22. Nêu ra các giai đoạn chính của kỹ thuật sol-gel trong màng phủ gốm ? Tại sao sol chỉ
tồn tại trong một thời gian ngắn? Tốc độ của phản ứng thủy phân và ngưng tụ có quyết
định đến quá trình tạo màng không? Tại sao?

3 GD

Sol chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian. Đến một thời điểm xác định thì các hạt hút lẫn
nhau để trở thành phân tử lớn hơn. Các phân tử này tiếp tục phát triển đến kích cỡ 1 nm thì tùy
theo xúc tác có mặt trong dung dịch mà phát triển theo những hương khác nhau

Tốc độ quá trình thủy phân và ngưng tụ ảnh hưởng đến cấu trúc của Gel do đó quyết định
tính chất của màng phủ.

23. Trong kỹ thuật chế tạo màng phủ gốm, kỹ thuật phủ CVD có ưu điểm hơn gì so với kỹ
thuật PVD? Khái niệm cơ bản của phun phủ nhiệt trong kỹ thuật tạo màng phủ gốm?
Nêu các kỹ thuật phun phủ nhiệt trong kỹ thuật chế tạo màng phủ gốm ?

CVD PVD

- Lớp phủ: TiN, TiC, TiCN, TiAlN, - Lớp phủ: TiN, TiCN, ZrN,
BC, Al2O3, Al2O3 + AlN, Al2O3 TiAlCN, AlTiN, CrN, TiAlSiN,
+TiCN …. AlCrN, TiSiN
- Nhiệt độ cao khoảng 500ºC, với
- Được tạo thành ở nhiệt độ cao
chiều dày khoảng 2-5 µm
khoảng 1000ºC, với chiều dày
khoảng 7-11 µm - Liên kết cơ học mechanical , độ bền
kết dính kém hơn so với phủ CVD
- Liên kết kim loại metallurgical và
bền hơn liên kết cơ học - Cấu trúc hạt mịn, trơn hơn và dễ trượt
mechanical . hơn

- Cứng hơn PVD

- Yêu cầu nhiệt độ cao, can giảm tuổi


thọ vl cần phủ

Phun phủ nhiệt trong kỹ thuật tạo màng phủ gốm:

KN: Chỉ việc phủ một loại vật liệu có đặc tính theo yêu cầu-> lên bề mặt chi tiết. Qúa trình
phun phủ có liên quan đến nhiệt thì được gọi là phun phủ nhiệt (Thermal spray).
Các dạng phun phủ nhiệt:

Các dạng

Theo tác - Phun bằng ngọn lửa khí cháy


nhân phun
- Bằng hồ quang điện

- Bằng plasma

- Phn HVOF

Theo nhiệt - Phun nóng


độ
- Phun nguội

Theo dạng - Phun bột


vật liệu phun
- Phun dây

24. Khái niệm về kỹ thuật chế tạo màng phủ chuyển đổi gỉ? Cơ chế tạo thành màng phủ
chuyển đổi gỉ? Có mấy loại chất biến đổi gỉ?
KN: Chất biển đổi gỉ ( ví dụ gỉ thép) là một hợp chất hoá học có tác dụng biển đổi gỉ thép
thành màng bảo vệ chống ăn mòn, nhưng không gây hoặc ít gây phản ứng ăn mòn thép

Phân loại:
o Chất biến đổi gỉ vô cơ : Thành phần chính là các axit vô cơ ( phổ biến là H3PO4),
chất phụ gia và hóa chất khác. Các chất có khả năng phản ứng hóa học hòa tan gỉ thép nhưng
không phản ứng với thép.

o Chất biến đổi gỉ hữu cơ : Thành phần chính là các axit hữu cơ. Có khả năng tham gia
phản ứng hóa học với gỉ thép tạo thành các hợp chất không tan trên bề mặt của thép. Bên
cạnh đó, một số hợp chất hữu cơ còn có khả năng tạo màng polyme trên bề mặt thép.

o Chất biến đổi gỉ hỗn hợp : Chất biến đổi gỉ hỗn hợp có thành phần gồm cả các loại
hóa chất gốc vô cơ lẫn các chất hữu cơ

Cơ chế tạo màng:


Chất biến đổi gỉ có khả năng tác dụng với gỉ thép và chuyển hóa gỉ thép thành những hợp
chất trơ, bền vững có tính chất như một lớp màng bảo vệ trên bề mặt thép thông qua các phản
ứng hóa học.

Về cơ chế tác dụng cho thấy gỉ thép trước khi xử lý có cấu trúc xốp, không đồng nhất. Sau
khi xử lý bằng chất biến đổi gỉ có cấu trúc mịn, đồng nhất do lớp gỉ thép tương tác với chất biến
đổi gỉ tạo thành các phần tử có kích thước nhỏ, có liên kết sắp xếp thành lớp màng liên tục

25. Khái niệm về màng phủ chống cháy? Cơ chế hoạt động của màng phủ chống cháy? Nêu
ví dụ về các chất thường dùng trong chế tạo màng phủ chống cháy?

KN: là quá trình sử dụng các phương pháp vật lý hay hóa học dể tạo ra lớp màng bảo vệ vật
liệu tiếp xúc với ngọn lửa, giảm sự cháy, ngăn cản sựu truền nhietj của ngọn lủa tới vật liệu

Cơ chế:

Phương pháp màng ngăn cản sự cháy- Barrier method :

 Khi bị đốt cháy, màng phủ chống cháy sẽ phồng lên tạo màng bảo vệ vật liệu tiếp
xúc với ngọn lửa và ngăn cản sự truyền nhiệt của ngọn lửa lên vật liệu

Phương pháp màng tỏa nhiệt – Thermal method :

 Một số chất vô cơ hay hữu cơ có khả năng hấp thụ nhiệt, làm giảm nhiệt độ của vật
liệu khi tiếp xúc với ngọn lửa làm giảm sự cháy

 Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong công nghiệp đồ gỗ, các tấm gỗ có
chứa một lớp màng kim loại, làm tỏa nhiệt nhanh, giảm nguy cơ chống cháy cho gỗ

Các chất thường dùng trong chế tạo màng phủ chống cháy:

a) Hợp chất vô cơ

- Nhôm, Magie hidroxit

- Amoni pp

- PP đỏ

- Ceramic oxit

- Graphite

b) Hợp chất hữu cơ

- Triphenyl pp
- Tricresyl pp

c) Hợp chất chứa Nito: melamine

26. Nêu các phương pháp xác định độ dày màng phủ? Trong phương pháp xác định màng
phủ ở dạng khô, phương pháp từ tính có xác định được độ dày của màng phủ trên đế là
nhựa hay gỗ không? Tại sao? Nếu màng phủ có độ dày thấp hơn 100 nm, phương pháp
nào có thể đo độ dày màng phủ được?

a) Xác định độ dày màng ướt:

- Dụng cụ đo kiểu răng lược

- Dụng cụ đo kiểu bánh xe

b) Xác định độ dày màng khô

- Pp quang học

- Phương pháp từ tính

Trong phương pháp xác định màng phủ ở dạng khô, phương pháp từ tính không xác định
được độ dày của màng phủ trên đế là nhựa hay gỗ do không có từ tính

Độ dày <100nm, use SEM

27. Nêu tên các phương pháp đo độ cứng của màng phủ? Đối với màng dày hơn 10 µm thì
nên dùng phương pháp nào? Độ dày nhỏ hơn 10 µm thì nên dùng phương pháp nào?
Nêu ra nguyên tác đo độ cứng của màng phủ ?

Pp đo độ cứng của màng: 5pp:

- Rockwell

- Brinell

- Vickers

- Knoops

- Mohs

Màng dày hơn 10µm thì dùng rockwell, Brinell, vicker

<10 µm dùng Knoop, mohs


Nguyên tắc đo đọ cứng của màng phủ:

28. Nêu ra các phương pháp đo độ bám dính của màng phủ? Mũi nhọn hình nón thì đo độ
bám dính của màng phủ có độ dày micro hay nano? Tại sao?

Có 2 PP đo độ bám dính phổ biến:

- Pp vết lõm: mẫu được là lõm bằng indenter với nhiefu lực tác dụng khác nhau

- Pp cào: bm mẫu được cào bằng 1 mũi nhọn với nhiều lwuc ép tăng dần cho tơi skhi
lớp màng bị lấy đi hoàn toàn

Mũi nhọn hình nón thì đo độ bám dính của màng phủ có độ dày micro do lực tác dụng lớn

29. Nêu ra các phương pháp xác định thành phần hóa học của màng phủ? Khái niệm về
huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence)? Nguyên lý của huỳnh quang tia X?

Các phương pháp xác định tphh:

- Phương pháp huỳnh quang tia X (X-ray fluorescence)

- Phương pháp phổ quang phát xạ ( optical emission spectroscopy)

- Phương pháp phổ khối lượng Plasma cảm ứng cao tần ICP-MS
KN huỳnh quang tia X: Tia X được phát ra do kết quả bắn phá vật thể (mẫu) của tia X

Do những huỳnh quang này có năng lượng (hay bước sóng) đặc trưng phụ thuộc vào cấu
trúc nguyên tố, do vậy những nguyên tố có thể được phát hiện nhờ việc đo năng lượng huỳnh
quang (bước sóng) của chúng.

Do cường độ huỳnh quang tia X tỷ lệ với hàm lượng nguyên tố tương ứng, do vậy hàm
lượng mỗi nguyên tố có thể được ước lượng qua việ đo cường độ huỳnh quang này. Phương
pháp phân tích này gọi là phân tích huỳnh quang tia X (XRF).

Nguyên lý phát huỳnh quang tia X

Cấu tạo của vật chất bao gồm nguyên tử, và khi vật thể đó bị bắn phá bởi chùm electron
hoặc tia X thì tia X với bước sóng (năng lượng) xác định sẽ phát ra từ vật thể.

Khi vật liệu bị bắn phá bởi chùm electron hoặc chùm tia X, thì nó sẽ phát ra chùm tia X
mới, đó là đặc tính của tia X.

30. Nêu ra các phương pháp xác định thành phần hóa học của màng phủ? Khái niệm về
quang phổ phát xạ ( Optical emission spectroscopy) ? Nguyên lý hoạt động của phương
pháp phổ quang phát xạ?
OES:

KN: Là kỹ thuật phân tích phá hủy mẫu, xác định thành phần của kim loại, hợp kim bằng
cách đo cường độ của quang phổ sinh ra từ mẫu do electron lớp ngoài bị kích thích bởi nguồn
nhiệt.

Bằng cách sử dụng máy quang phổ phát xạ, chúng ta có thể xác định được thành phần hóa
học của các hợp kim, qua đó định danh được mác vật liệu như : thép cacbon, thép không gỉ,
gang hợp kim thấp

Nguyên lý hoạt động

Giống như phương pháp XRF, quang phổ phát xạ (OES) cũng dựa trên nguyên lý kích thích
nguyên tử. Trong khi XRF kích thích electron lớp bên trong thì OES lại kích thích electron ở
orbitan ngoài bằng nguồn nhiệt

Trong phương pháp OES, năng lượng dùng để kích thích electron trong nguyên tử
được sinh ra từ tia lửa ở giữa điện cực và bề mặt mẫu. Các electron bị kích thích này sẽ sinh
ra ánh sáng. Ánh sáng này đặc trưng cho từng nguyên tố hóa học, với quang phổ riêng biệt.
Bằng cách đo cường độ đỉnh của phổ, máy quang phổ phát xạ sẽ định lượng được các nguyên
tố có trong mẫu hợp kim.

31. Nêu ra các phương pháp xác định thành phần hóa học của màng phủ? Khái niệm về
phổ khối lượng Plasma cảm ứng cao tần ICP-MS ( Inductively coupled plasma mass
spectroscopy) ? Nguyên lý hoạt động của phương pháp ICP-MS?

PLASMA:

KN: Là kỹ thuật phân tích được sử dụng để xác định thành phần định tính và định lượng
nguyên tố

Nguyên lý:

- Mẫu được chuyển hóa thành dạng sương mù và chuyển tới plasma Argon. Sau
đó bị phân hủy, nguyên tử và ion hóa và bị kích thích.

- Cường độ ánh sáng phát ra khi nguyên tử hoặc ion trở về trạng thái năng lượng thấp
hơn được ghi nhận. Mỗi nguyên tử phát ra tại bước sóng đặc trưng và các vạch đặc
trưng này được sử dụng để phân tích định lượng và định tính.

32. Nêu ra các phương pháp xác định đặc điểm bề mặt của màng phủ? Nguyên lý hoạt động
của kính hiển vi lực nguyên tử AFM, ứng dụng? Nguyên lý hoạt động của kính hiển vi
điện tử quét, ứng dụng?

Có 7 pp:
1) Kính hiển vi lực nguyên tử (Atomic Force Microscope-AFM)

2) Kính hiển vi điện tử quét- (Scanning Electron Microscope-SEM)

3) Kính hiển vi điện tử truyền qua- (Transmission electron microscopy-TEM)

4) Phổ kế điện tử AUGER (Auger Electron Spectroscopy –AES)

5) Phổ huỳnh quang tia X (X-ray Photoelectron Spectroscopy (XPS)

6) Phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray Diffraction XRD)

7) Quang phổ hấp phụ hồng ngoại biến đổi Fourier FTIR

AFM:

Nguyên lý:

Khi mũi nhọn quét gần bề mặt mẫu sẽ xuất hiện lực Van der Waals giữa các nguyên
tử làm thanh rung

Dao động này được ghi lại nhờ 1 tia laser chiếu vào bề mặt phản xạ của thanh rung

Dao động này làm thay đổi góc lệch của tia laser và được detector thu lại

Việc ghi lại lực tương tác trong quá trình thanh rung quyets trên bề mặt sẽ cho hình ảnh,
cấu trúc bề mặt của mẫu vật

Ứng dụng

- Khảo sát cấu trúc vi mô bề mặt rắn dựa trên nguyên tắc tác định lực tương tác nguyên
tử giữa 1 đầu mũi dò nhọn với bề mặt mẫu

- Có độ phân giải nm

SEM

Nguyên lý:

- Khi chiếu vào mẫu bằng chùm tia điện tử trong chân không: điện tử thứ cấp
(SE), điện tử tán xạ ngược (BSE), tia X đặc trưng.

- Trong kính hiển vi điện tử quét SEM các tín hiệu SE và BSE thường được sử dụng
để tạo nên ảnh. Các điện tử thứ cấp SE được sinh ra ở lớp gần bề mặt mẫu, và ảnh
SE thu được từ các điện tử này phản ánh chi tiết cấu trúc địa hình mẫu.
- BSE là các điện tử phản xạ ngược trở lại sau khi va vào các nguyên tử trên bề mặt
mẫu, số lượng điện tử tán xạ ngược phụ thuộc vào thành phần (nguyên tử số, hướng
tinh thể v.v.) của mẫu. Do đó ảnh BSE phản ánh sự phân bố thành phần cấu tạo của
bề mặt mẫu.

- Đầu dò tia X cũng có thể gắn trên SEM cho phép phân tích thành phần nguyên
tố. Do đó SEM không chỉ được sử dụng để quan sát cấu trúc mẫu mà còn được
dùng để xác định và định lượng nguyên tố.

Úng dụng

- Hình dạn màng phủ, độ ghồ ghề bề mặt

- Các TPHH của màng phủ

- Kích thước hạt

- Trạng thái tinh thể

33. Nêu ra các phương pháp xác định đặc điểm bề mặt của màng phủ? Nguyên lý hoạt động
của kính hiển vi điện tử truyền qua TEM, ứng dụng? Nguyên lý hoạt động của phổ kế
điện tử AUGER, ứng dụng?

TEM:

KN: Là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn

Sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và

Sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu lần),
ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang, hay trên film quang học, hay ghi nhận bằng các
máy chụp kỹ thuật số cho phép quan sát ở độ phân giải cao từ các lớp tinh thể của chất rắn

Ứng dụng:

- TEM đã trở thành một thiết bị chụp ảnh với độ phân giải cao nhất (tới mức dưới 1
Å) và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghiên cứu cần sự quan sát cấu trúc
với độ phân giải cao và phân tích hóa học chính xác

- Chế độ chụp ảnh phân giải cao ở TEM, gọi là HRTEM (High Resolution TEM), cho
phép phân giải các lớp nguyên tử nhờ sử dụng nguyên lý giao thoa của sóng điện tử
tán xạ trên từng lớp nguyên tử với độ phân giải tới cấp độ nguyên tử
- TEM còn có khả năng phân tích hóa học ở cấp độ vi mô nhờ ghi nhận các phổ (phổ
tán sắc năng lượng tia X - EDX, phổ tổn hao năng lượng điện tử - EELS) và xây
dựng các bức tranh phân bố hóa học với độ phân giải cao

AUGER

Nguyên lý:

- Chùm điện tử ( năng lượng từ 3-10 keV) được rọi tới mẫu tạo hiệu ứng Auger và
các điện tử Auger bứt ra khỏi bề mặt màng ( các điện tử năm dưới bề mặt khoảng
0.4-5 nm)

- Các điện tử này sẽ bị lái cong quanh súng phóng để đến một khẩu độ nhỏ năm phía
sau CMA. Sau đó được thu nhận bởi một electron detector, qua bộ phận khuyếch
đại tín hiệu, đưa đến bộ phận xử lý tín hiệu điện trở cho đồ thị là hàm năng lượng.

Ứng dụng:

- Quang phổ Auger cho thấy các đỉnh cho các mức năng lượng điện tử auger tương ứng
với các nguyên tử mà từ đó các electron auger đã được phát hành.

- Vì mỗi phần tử phát ra electron auger với năng lượng khác nhau, do đó ta có thể xác
định được loại nguyên tử và do đó các thành phần của vật liệu có thể được xác định.

- AES có thể cung cấp những hình ảnh điện tử, quang phổ các nguyên tố của bề mặt mẫu

- Quang phổ học Auger cho phép xác định th ành phần hóa học của bề mặt. Phân tích
này có thể đạt tới độ sâu 1 nm. Bề mặt nhỏ nhấ t có thể được là một vài nm rộng
cho các dụng cụ tốt nhất

34. Nêu ra các phương pháp xác định đặc điểm bề mặt của màng phủ? Nguyên lý hoạt động
của phổ huỳnh quang tia X (XPS), ứng dụng? Nguyên lý hoạt động phương pháp nhiễu
xạ tia X (X-ray diffraction XRD), ứng dụng?

XPS: XPS là kĩ thuật phân tích tính chất trên bề mặt vật liệu thông qua phổ. Nó thường
được dùng để xác định thành phần cơ bản, trạng thái hóa học, trang thái điện tử của các
nguyên tố trên bề mặt của vật liệu.

Nguyên lý:

- Khi bề mặt của một tấm kim loại bị chiếu bởi bức xạ điện từ có tần số lớn hơn tần số
ngưỡng, các điện tử sẽ hấp thụ năng lượng từ các photon và sinh ra dòng quang
điện. Các điện tử phát xạ ra dưới tác dụng của bức xạ điện từ gọi là quang điện tử
- Mỗi photon có tần số ν sẽ tương ứng với một lượng tử có năng lượng ε= hυ, h là hằng
số Plank

- Năng lượng mà điện tử hấp thụ sẽ được dùng trong 2 việc:

+ Thoát ra khỏi liên kết với bề mặt kim loại (vượt ra năng lượng liên kết BE)

+ Cung cấp cho điện tử 1 động năng ban đầu KE= ½ mv2

ứng dụng:

- Độ dày của 1 hay nhiều lớp mỏng của những vật liệu khác nhau.

- Tạp chất gì có trên bề mặt hoặc bên trong khối mẫu.

- Năng lượng kiên kết của trạng thái điện tử

- Trạng thái hóa học của nguyên tố trong mẫu

- Những nguyên tố nào và hàm lượng của những nguyên tố đó trong bề mặt mẫu có kích
thước ~10nm

XRD:

KN: Là hiện tượng trong đó chùm tia X bị phản hồi từ các mặt phẳng có khoảng
cách đều nhau của một đơn tinh thể, tạo ra một mẫu nhiễu xạ gồm các điểm gọi là nhiễu

Nguyên lý: Hiện tượng các tia X nhiễu xạ trên các mặt tinh thể rắn, tính tuần hoàn dẫn
đến việc các mặt tinh thể đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ
Các kĩ thuật nhiễu xạ tia X:

- Pp xoay đơn tin theer

- Pp Laue

- PP bột: ứng dụng trong phân tích màng phủ ( thin film)

Phương pháp nhiễu xạ bột cho phép xác định thành phần pha, tỷ phần pha, cấu trúc tinh

thể (các tham số mạng tinh thể) và rất dễ thực hiện...

35. Nêu ra các phương pháp xác định đặc điểm bề mặt của màng phủ? Nguyên lý hoạt động
phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction XRD), ứng dụng? Nguyên lý hoạt động
phương pháp quang phổ hấp phụ hồng ngoại biến đổi Fourier FTIR, ứng dụng?

FTIR

Sự dịch chuyển giữa các mức năng lượng dao dộng của phân tử tương ứng với các bức
xạ và hấp thụ nằm trong vùng hồng ngoại

o Dùng máy quang phổ hấp thụ hồng ngoại để nghiên cứu cấu trúc dao dộng của các phân
tử

 Mỗi loại dao động trong phân tử hấp thụ ở một tần số xác định

 Phổ IR giúp ta xác định được các loại dao động đặc trưng của các liên kết (bonds)
hay các nhóm chức (functional groups) trong các phân tử.

 Các liên kết hay các nhóm chức : C-C; C=C; C-H; C-O; C=O; C-N; O-H….

Nguyên lý:

- Mỗi hợp chất hoá học hấp thụ năng lượng hồng ngoại ở 1 tần số đặc trưng

- Cấu trúc cơ bản của vật chất có thể được xác định bằng vị trí các vạch hấp thu của

phổ nhận được.

Ứng dụng

Nhận dạng vật liệu và định lượng :

 Hợp chất hữu cơ.

 Cấu trúc một số hợp chất vô cơ.


 Giám định pháp y.

Khả năng phân tích :

 Hiệu suất kết dính.

 Định lượng thiết bị đúc nhỏ.

 Phân lớp vật liệu.

 Ăn mòn hoá học.

Chất lượng điều khiển hiển thị :

 So sánh mẫu.

 Cách thức quét định lượng.

So sánh vật liệu từ nhiều mẫu khác nhau

36. Khái niệm về Polyme vô cơ? Tính chất của polymer vô cơ? Các phương pháp phân loại
polyme vô cơ?
37. Khái niệm về Polyme vô cơ? Những khái niệm cơ bản về phân loại polymer vô cơ theo
phương pháp Ray?
Phương pháp RAY
Sử dụng số lượng các liên kết với nguyên tố xương sống như một pp phân loại plm

a) Kết nối loại 1:


Các polyme chứa kim loại gắn kết vào nguyên tố xương sống,

b) Kết nối loại 2:


c) Kết nối loại 3

Axit boric arsenic III sunfit

d) Kết nối loại 4


silica boron photphat

e) Kết nối loại 6

f) Kết nối loại 8


38. Khái niệm về Polyme vô cơ? Những khái niệm cơ bản về phân loại polyme vô cơ theo
cấu trúc không gian Pittman

Phân loại polyme vô cơ theo cấu trúc không gian Pittman

a) Plm vô cơ mạch hệ 1-D

Một chuỗi polyme tuyến tính được phân loại như một polymer một chiều (1-D) mặc dù nó
có thể có xoắn và biến trong chuỗi "tuyến tính".

Các chuỗi polyme đơn giản, trong đó tất cả các nguyên tử trong chuỗi có kết nối 2 được
phân loại như các polyme 1-D.

b) Hệ 2-D

Các loại vô cơ đơn giản với độ kết nối 3 thường dẫn đến polyme dạng tấm hoặc hai chiều
(2- D) như thể hiện trong hình cho axit boric và arsenic sulfide.

c) Hệ 3-D

- Các mạng polyme vô cơ trong đó mối liên kết xảy ra trong ba chiều được biết đến. Bắt
đầu với thạch anh (SiO2) như là một ví dụ điển hình, đặc tính phổ biến nhất của polyme
vô cơ 3 D là không tan - trừ khi sự phân hủy xảy ra trong quá trình hòa tan.

- Để có một polymer 3-D, ít nhất một số nguyên tử phải có kết nối từ 4 trở lên.

- Màu xanh Prussian là một ví dụ điển hình về cấu trúc polyme hỗn hợp Fe (II) và Fe
(III),với mỗi ion sắt bao quanh octahedrally bởi sáu hợp chất cyano ( xem kết nối 6)

39. Khái niệm về Polyme vô cơ? Những khái niệm cơ bản về phân loại polyme vô cơ trên
cơ sở thành phần hóa học?

Phân loại polyme vô cơ trên cơ sở thành phần hóa học:

a) Plm vô cơ tổng hợp


Các polyme vô cơ dạng này này tạo thành các thành phần chủ yếu của đất, núi và cát, và
chúng cũng được sử dụng làm vật liệu mài mòn và vật liệu cắt (kim cương, cacbua silic
(carborundum), sợi (sợi xơ, amiăng, sợi boron), lớp phủ, chất chống cháy , các vật liệu xây
dựng và xây dựng (kính cửa sổ, đá, xi măng poóc nhà, gạch ngói), chất bôi trơn và chất xúc
tác (oxit kẽm, niken oxit, cacbon đen, silica gel, silicat nhôm và đất sét).

Thủy tinh boric oxit boron nitride

b) Plm vô cơ- hữu cơ

Polyme vô cơ hữu cơ chứa các phần hữu cơ gắn với các nguyên tố vô cơ trong xương
sống của chúng.

Kích thước các polyme vô cơ hữu cơ rất lớn. Một số ví dụ của loại này là: polysilanes,
polysiloxanes, polyphosphazenes

polysiloxane polisilane

c) Plm kim loại hữu cơ

- Polyme kim loại hữu cơ thường chứa một nguyên tố kim loại, nguyên tố kim loại là
trung tâm liên kết của các kết nối trong polyme.

- Những nguyên tố thường gặp trong polyme kim loại hữu cơ là Si, Ge, kim loiaij
chuyển tiếp, kim loại đất hiếm và các nguyên tố như C, H, N, O, B, P, nguyến tố hlides.

- Polyme kim loại hữu cơ là vật liệu mới, có tỷ trọng rất thấp, cấu trúc khá phức tạp
và có chứa rất nhiều nhóm chức.
- Các nhóm chức tạo nên sự đa dạng về tính chất, tính bền nhiệt và sự dẫn
điện của Polyme

- Chúng có tính đẫn điện tuy không bằng đồng (Cu), nhưng khả năng rất lớn, nên
đang được nghiên cứu (thay cho nhôm quá mềm). Chúng có tính đặc biệt trong các
chất dẫn điện

d) Plm vô cơ- hữu cơ hỗn hợp lai hóa

Các mạng vô cơ hữu cơ hỗn hợp, được chế tạo thông qua quá trình sol-gel, là các vật liệu
đa chức năng cung cấp nhiều tính chất đặc biệt.

Vì có vô số sự kết hợp khác nhau của các phân tử hữu cơ và vô cơ, một số lượng lớn các
ứng dụng có thể bằng cách kết hợp các khối xây dựng vô cơ như các mạng silic, vật liệu
xốp và kim loại

40. Nêu ra công thức hóa học của polysilanes? Các tính chất cơ bản và ứng dụng của
polysilanes?

CTHH:

41. Nêu ra công thức hóa học của Silicones? Các tính chất cơ bản và ứng dụng của
silicones?

CTHH:
Tính chất cơ bản:

- Độ dẫn điện thấp

- Tính trơ hóa học cao, ít khả năng phản ứng hóa học

- Đọc tính thấy

- Độ ổn định nhiệt tốt

- Tính kị nước cao

- Tính bám dính các chất khác rất thấp nhưng bám rất chắc trên bề mặt vật liệu khô

- Chống oxy, ozon, và tia cực tím (UV). Đặc tính này giúp silicon được sử dụng rộng
rãi silicon trong ngành công nghiệp xây dựng (ví dụ như sơn, chống cháy, keo dán)
và ngành công nghiệp ô tô (miếng đệm bên ngoài, bên ngoài).

- Tính cách điện.

- Độ thấm khí cao: ở nhiệt độ phòng (25 ° C), độ thấm cao su silicone đối với các loại
khí như oxy khoảng 400 lần so với cao su butyl, làm silicone có ích cho các ứng
dụng y tế, trong đó cần tăng sự thông khí. Ngược lại, cao su silicone không thể được
sử dụng khi cần hàn kín khí.

Ứng dụng:
42. Nêu ra công thức hóa học của polyphophazene? Các tính chất cơ bản và ứng dụng của
polyphophazene?

CTHH:

Tính chất: P có hoá trị 5 và N có hoá trị 3, là những mối nối rất chắc chắn của pôlime, nên
khó phá huỷ, vì cả hai nằm trong xương sống, cứ nối tiếp nhau. Nhưng bản chất chung của
xương sống là rất dẽo, đàn hồi. Ngoài ra nó còn rất kháng điện

ứng dụng:

You might also like