You are on page 1of 42

BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU, CHẤT

DẺO
MỤC TIÊU HỌC TẬP

Nêu được nguyên nhân chính


Mục tiêu 1 gây hư hỏng dụng cụ làm
bằng cao su, chất dẻo.

Trình bày được các kỹ thuâ ̣t


Mục tiêu 2 chung trong bảo quản dụng cụ
y tế làm bằng cao su, chất dẻo.

Vâ ̣n dụng kiến thức đã học


Mục tiêu 3 để bảo quản dụng cụ y tế làm
bằng cao su, chất dẻo.
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. DỤNG CỤ CAO SU
1. Khái niệm cao su

2. Phân loại

3. Dụng cụ cao su

4. Nguyên nhân làm hỏng

5. Bảo quản và sử dụng


NỘI DUNG BÁO CÁO
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO

1. Đặc điểm chung

2. Nguyên nhân làm hư hỏng

3. Bảo quản và sử dụng


I. DỤNG CỤ CAO SU

1. KHÁI NIỆM VỀ CAO SU:


Cao su là vật liệu rất cần & thông dụng trong công
nghiệp hiện đại, đời sống, ngành y tế vì cao su có các
đặc tính:
- Tính đàn hồi
- Tính cách nhiệt, cách điện tốt
- Tính không thấm nước và không khí
- Tính chịu sự ăn mòn, mài mòn
I. DỤNG CỤ CAO SU

1. KHÁI NIỆM VỀ CAO SU:


Trong ngành y tế cao su được dùng để chế tạo các
dụng cụ như: túi chườm, túi oxi, các loại ống thông,
ống hút, ống truyền máu và huyết thanh, găng phẫu
thuật….
I. DỤNG CỤ CAO SU

2. PHÂN LOẠI:

Cao su
Cao su
thiên
tổng hợp
nhiên
I. DỤNG CỤ CAO SU

2. PHÂN LOẠI:
Cao su thiên nhiên: Nhựa mủ từ cây cao su, trắng như sữa

Tính đàn hồi cao, chịu mài


Ưu điểm mòn tốt, khi bị nén, ma sát ít
bị nóng.

Kém chịu hoá chất, dung


Nhược điểm môi hữu cơ, dễ bị oxy hoá,
chịu nóng vá chịu lạnh kém
I. DỤNG CỤ CAO SU

2. PHÂN LOẠI:
Cao su nhân tạo: được tổng hợp bằng các phương pháp
hoá học từ nguyên liệu: khí đá, dầu mỏ…

Chịu được nhiệt độ cao, các


Ưu điểm loại hoá chất và dung môi
hữu cơ.

Tính đàn hồi kém, khi bị nén


Nhược điểm và bị ma sát dễ bị hỏng.
I. DỤNG CỤ CAO SU

* So sánh tính chất cao su thiên nhiên và cao su


tổng hợp:
I. DỤNG CỤ CAO SU

3. NGUYÊN NHÂN LÀM HỎNG CAO SU:

Hoá Khí
Ánh Nhiệt
chất hậu
sáng
và tia
cực
tím
I. DỤNG CỤ CAO SU
3. NGUYÊN NHÂN LÀM HỎNG CAO SU:
3.1. Do tác động của oxy, ozon trong khí quyển:
Khi dụng cụ cao su bị oxy hóa, mặt ngoài cao su tạo
thành lớp màng cứng, khi bị cọ xát hoặc bẻ cong thì
màng đó bị rạn nứt, oxy theo vết nứt chui sâu vào
trong tiếp tục oxy hóa, lớp màng cứng càng dày thêm
và cao su mau hỏng.
I. DỤNG CỤ CAO SU
3. NGUYÊN NHÂN LÀM HỎNG CAO SU:
3.2. Do tác động của ánh sáng và tia cực tím:
Các dụng cụ cao su thường có màu nên hấp thụ
ánh sáng rất mạnh. Nếu để ánh nắng chiếu vào, cao
su bị nóng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng
oxy hoá. Tuy vậy, ánh sáng không xuyên được sâu
cho nên dụng cụ cao su càng mỏng càng dễ bị hỏng
hơn dụng cụ dày. Dụng cụ cao su nhạy cảm với tia
cực tím, vì nó làm cho phân tử cao su bị cắt đoạn và
làm phai màu cao su.
I. DỤNG CỤ CAO SU
3. NGUYÊN NHÂN LÀM HỎNG CAO SU:
3.3. Tác động của nhiệt độ:
Nhiệt độ làm cho cao su bị lưu hoá quá mức, dần
dần cao su bị cứng và mất tính năng đàn hồi. Nhiệt
độ cao thúc đẩy các phản ứng phân huỷ cao su và
làm cho dụng cụ mau giòn và dễ nứt gẫy.
DỤNG CỤ CAO SU
3. NGUYÊN NHÂN LÀM HỎNG CAO SU:
3.4. Tác động của hóa chất:
Nhiều dụng cụ cao su bị trương nở hoặc bị hoà tan
trong các dung môi hữu cơ như: benzen, xăng, dầu
mỡ….
I. DỤNG CỤ CAO SU
3. NGUYÊN NHÂN LÀM HỎNG CAO SU:
3.5. Ảnh hưởng của khí hậu:
Cao su bảo quản trong không khí ẩm tốt hơn trong
không khí khô. Nhiệt độ cao làm cho các phân tử lưu
huỳnh có trong cao su bị oxy hoá thành SO2, SO3, khi
gặp nước thì chúng chuyển thành các acid H2SO3 và
H2SO4 làm cho dụng cụ cao su dễ bị hỏng nhanh.
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.1. Bảo quản trong kho:
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.1. Bảo quản trong kho:
a. Chống tác động của oxy
- Kho chứa phải kín, ít cửa sổ để tránh gió lùa và tránh
lưu thông không khí trong kho, không dùng quạt và hệ
thống thông gió.
- Khi nhập dụng cụ cao su về phải giữ nguyên bao gói
và xếp đầy trong tủ, hòm để tránh dụng cụ tiếp xúc với
không khí.
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.1. Bảo quản trong kho:
a. Chống tác động của oxy
- Đối với các dụng cụ mỏng như vải cao su, găng cao
su thì xoa bột talc để ngăn chặn oxy xâm nhập.
- Túi chườm, đệm chống loét phải bơm một ít không
khí vào để chống dính (chú ý không thổi không khí
bằng miệng vì có hơi nước)
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.1. Bảo quản trong kho:
a. Chống tác động của oxy
- Các ống cao su phải nút kín hai đầu, ống ngắn thì
xếp theo chiều dài, còn ống dài thì phải cuộn vòng tròn.
- Khi xếp lên kệ, tránh nén quá chặt hoặc đè các vật
nặng làm cao su bị nén hoặc kéo giãn.
DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.1 Bảo quản trong kho:

b. Tránh tác động của ánh sáng và tia cực tím


- Nhà kho để dụng cụ cao su nên đóng kín cửa, che
màn đen để tránh ánh sáng chiếu vào.
c. Giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp
- Độ ẩm trong kho bảo quản dụng cụ cao su phải
duy trì ở 80% là tốt nhất.
- Nhiệt độ tốt nhất trong bảo quản dụng cụ cao su là
10 - 200C.
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.1. Bảo quản trong kho:
d. Đề phòng tác động của hoá chất
- Không để lẫn dụng cụ cao su trong kho hoặc trong
tủ có chứa các chất oxy hoá và dung môi hữu cơ.
- Máy móc, dụng cụ kim loại có lắp bộ phận cao su,
nếu không dùng thường xuyên, phải tháo bộ phận cao
su bảo quản riêng.
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.2. Bảo quản khi sử dụng:
*Tiệt trùng bằng hóa chất:
Ngâm dụng cụ vào dung dịch phenol 3-5% →
ngâm vào nước muối đẳng trương → rửa lại bằng
nươc cất.
I. DỤNG CỤ CAO SU
4. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU:
4.2. Bảo quản khi sử dụng:
Dùng Phương pháp Luộc sôi:
*Hấp hơi nước, luộc (gắn mở ống
dẫn lưu), cao su dễ hỏng.
Khi hấp dụng cụ cao su phải
độn gạc, xoa bột talc bên ngoài, các
găng mổ phải đặt cách nhau một lớp
gạc ( tránh dính nhau).
*Không được sấy khô hay dùng tia
tử ngoại để tiệt khuẩn cao su, không
luộc chung với dụng cụ kim loại.
I. DỤNG CỤ CAO SU
5. SỬA CHỮA DỤNG CỤ CAO SU:
- Khi dụng cụ bị khô, cứng: ngâm dầu parafin trong
24h, nếu chưa mềm thì đun nóng trong 10-20 phút.
- Nếu dụng cụ mỏng manh bị cứng: ngâm vào dd
amoni hydroxyl (15 phút), ngâm tiếp vào dd glycerin,
đun nóng 45oC (15 phút).
- Dụng cụ y tế bằng cao su bị thủng có thể vá lại.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO

1. Một số đă ̣c điểm chung của chất


dẻo:
- Chất dẻo: nguyên liệu rất phổ biến,
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
trong đó có ngành Y tế.
- Làm các bộ phận nhân tạo trong nha
khoa, tai mũi họng, chấn thương
chỉnh hình, làm chỉ khâu, hồ dán….
Ngoài ra chất dẻo còn được dùng làm
dụng cụ hộ lý, thăm khám phẫu thuật
và làm bao bì dược phẩm.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO
1. Một số đă ̣c điểm chung của chất dẻo:
Ưu điểm:
- Là chất có tỉ trọng thấp nên rất nhẹ.
- Cách nhiệt, cách điện tốt, chịu được nước, chịu
được nhiều hoá chất.
- Có thể gia công, chế tạo thành nhiều loại với
nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.
- Giá thành rẻ, có thể tái chế.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO
1. Một số đă ̣c điểm chung của chất dẻo:
Nhược điểm
- Đa số chất dẻo không chịu nhiệt độ cao, nhiệt
độ nóng chảy trong khoảng 60 - 2000C.
- Một số chất dẻo kém bền về mặt cơ học, hoá
học.
- Khả năng chống thấm và chất thơm không
đồng nhất.
- Rất dễ cháy.
- Có thể bị hoà tan bởi một số dung môi hữu cơ.
- Là chất thải bất lợi đối với môi trường.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO
2. Mô ̣t số nguyên nhân thường làm hư
hỏng dụng cụ chất dẻo
Dụng cụ chất dẻo luôn bị tác đô ̣ng của môi trường xung quanh
1
như: nhiê ̣t đô ̣, ánh sáng, oxy không khí, hơi ẩm,… làm hư hỏng

2 Biểu hiê ̣n là các dụng cụ mất dần tính dẻo dai và trở nên
cứng, giòn dễ gây nứt, gãy, biến màu => quá trình lão hóa

3 Tốc đô ̣ lão hóa phụ thuô ̣c vào bản chất của chất dẻo, điều
kiê ̣n bảo quản & sử dụng các chất dẻo
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO
2. Một số nguyên nhân thường làm hư hỏng dụng cụ chất dẻo.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO
2. Một số nguyên nhân thường làm hư hỏng dụng cụ chất dẻo.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO
3. Nguyên tắc bảo quản & sử dụng.
3.1. Bảo quản trong kho:
- Đặt nơi khô mát, tránh quá nóng, quá lạnh.
- Dụng cụ vô trùng (bơm tiêm, chỉ khâu) phải chú ý đồ bao gói,
tuyệt đối không được thủng, rách.
- Không đặt ở nơi có độ ẩm quá cao, có hơi hoá chất.
- Không đặt vật nặng lên trên hoặc đặt dụng cụ chất dẻo lên trên
bề mặt gồ ghề, vật sắc nhọn.
- Không sấy hoặc hấp nếu chưa biết rõ dụng cụ có chịu nhiệt hay
không.
- Tránh xa dung môi hòa tan chất dẻo như aceton…
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO

3. Nguyên tắc bảo quản & sử dụng.


3.1. Bảo quản trong kho:
- Rửa sạch dụng cụ sau khi dùng, hong khô ở chỗ mát.

1. Tiệt trùng bằng nhiệt

2. Tiệt trùng bằng hóa chất ở dạng khô

3. Tiệt trùng bằng hóa chất lỏng


II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO

3. Nguyên tắc bảo quản & sử dụng.


3.2. Bảo quản khi sử dụng:
a. Diệt khuẩn bằng nhiệt:
- Áp dụng với các dụng cụ chịu được nhiệt.
- Luộc sôi hoặc dùng sức nóng khô ở 100-120oC để
tiệt trùng.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO

3. Nguyên tắc bảo quản & sử dụng.


3.2. Bảo quản khi sử dụng
b. Diệt khuẩn bằng hóa chất lỏng:
- Ngâm dụng cụ vào dung dịch sát khuẩn: cồn
900, 700, Nitrat phenyl mercuric, Formon...
- Thời gian ngâm tuỳ theo hoá chất mạnh hay
yếu. Vớt ra tráng bằng nước cất vô khuẩn đặt
vào hộp hấp. Sau đó sấy khô ở nhiệt độ dưới
600C trong điều kiện vô khuẩn.
Đơn giản nhưng khó đảm bảo vô khuẩn.
II. DỤNG CỤ CHẤT DẺO

3. Nguyên tắc bảo quản & sử dụng.


3.2. Bảo quản khi sử dụng
c. Diệt khuẩn bằng hóa chất ở dạng khí:
- Dùng hỗn hợp methyl bromid với
ethylen oxyd tỉ lệ 1: 6 để tiệt trùng.
- Phương pháp này thường áp dụng
với các dụng cụ như bơm tiêm, ống
tiêm, chỉ khâu phẫu thuật, dây
truyền….
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Độ ẩm trong kho bảo quản cao su thích hợp là:


A. 50%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

2. Nhiệt độ bảo quản tốt dụng cụ cao su:


A. 10-15oC
B. 10-20oC
C. 20-25oC
D. A và B đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

3. Các chất khí dùng tiệt khuẩn dụng cụ làm bằng


chất dẻo:
A. Hỗn hợp Etylen bromid, Ethyl Oxyd (1:6)
B. Etylen Oxyd 60%
C. Methyl Bromid 40%
D. Tất cả đều đúng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

4. Phim ảnh, X quang, đồ dùng bằng Cellulose


để lâu ở nhiệt độ nào có thể tự bốc cháy:
A. 40oC
B. 50oC
C. 20oC
D. 30oC
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

5. Có mấy loại cao su:


A. 4 loại
B. 3 loại
C. 2 loại
D. 5 loại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ
LOGO
KHOA DƯỢC

You might also like