You are on page 1of 118

60

NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


HỌC PHẦN 2

CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NHAØ XUAÁT BAÛN


ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH


HỌC PHẦN 2

CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN

TT Họ và tên
1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành
2 TS. Nguyễn Đình Cả
4 ThS. Ngô Văn Quang

5 ThS. Bùi Thị Hường

6 ThS. Võ Viết Chiến

7 ThS. Nguyễn Văn Úy

8 ThS. Trịnh Công Tứ


9 CN. Hoàng Văn Nam
9 ThS. Ngô Văn Quang

2
LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc
phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP
ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/
CT-BGDĐT ngày 04/10/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo
dục; Trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo dục quốc
phòng và an ninh. Học phần 2” với nội dung viết về Công tác quốc phòng
và an ninh lưu hành nội bộ, dùng cho sinh viên đại học. Nội dung, chương
trình được cập nhật theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà
nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp nhóm biên soạn từng bước hoàn
thiện nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

TẬP THỂ BIÊN SOẠN

3
4
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 5

Bài 1. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt 7
Nam

Bài 2. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh
phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân 19
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

Bài 3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 32

Bài 4. phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
56
toàn giao thông

Bài 5. Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự,
69
nhân phẩm của người khác

Bài 6. An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật


82
trên không gian mạng

Bài 7. An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi
99
truyền thống ở Việt Nam hiện nay

TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

5
6
BÀI 1
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”,
BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI
VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quá
trình hình thành, âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch. Phương châm, giải pháp phòng chống chiến lược diễn
biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng, nhà nước Việt Nam.
Kỹ năng: Nhận biết được những biểu hiện của diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Nâng cao tinh thần cảnh giác, góp
phần làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù.

NỘI DUNG
1. Chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là một kiểu
chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế
1.1. Khái niệm “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình”
“Diễn biến hoà bình” là một chiến lược sử dụng các biện pháp phi
vũ trang như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc,… để
phá hoại, làm suy yếu các nước tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa nhằm
lôi kéo, lật đổ, thay đổi thể chế đi theo con đường của chủ nghĩa đế quốc.
Chiến lược này hình thành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay
với các hình thức sau đây:
Kích động các mâu thuẫn xã hội như dân tộc, tôn giáo; lập lực lượng
đối lập lợi dụng tự do, dân chủ, quyền con người; kêu gọi đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan.
Khai thác, lợi dụng những khó khăn, tiêu cực của đời sống xã hội
để gây sự mơ hồ, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước. Khích lệ lối sống tự
do không giới hạn, hưởng thụ tức thời, chạy theo đồng tiền, làm phai nhạt
mục tiêu, lý tưởng của xã hội, nhất là tầng lớp trẻ, trí thức,…
Diễn biến hoà bình là một kiểu chiến tranh không có tiếng súng hết

7
sức thâm độc của các thế lực phản động quốc tế trong thời đại ngày nay.
1.1.2. Bạo loạn lật đổ
Bạo loạn lật đổ là một hình thức “cổ truyền” của các thế lực phản
động quốc tế tiến hành bằng việc liên kết với các tổ chức và lực lượng đối
lập trong nước gây rối loạn dẫn đến lật đổ chính quyền, bộ máy nhà nước
ở một vùng hay cả đất nước bằng bạo lực. Bạo loạn lật đổ bằng các hoạt
động chính trị: tụ tập đông người gây ách tắc giao thông, tê liệt các hoạt
động kinh tế - xã hội, kích động các phần tử quá khích, có tiền án, tiền sự
gây rối trật tự xã hội, đe doạ, tấn công các lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn
xã hội. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang: sử dụng vũ lực để chiếm đóng, tấn
công vào các cơ sở kinh tế - xã hội nhằm lập nên các chính phủ tự phong là
độc lập, tự do. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang kết hợp chính trị. Đây là một
kiểu bạo loạn hết sức nguy hiểm vì các thế lực thù địch sẵn sàng đổ máu
để tiến hành. Đây là hình thức dễ gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm
đến an ninh quốc gia.
Trong thực tế, diễn biến hoà bình luôn luôn gắn liền với bạo loạn lật
đổ. Diễn biến hoà bình là sự mở đầu, là cơ sở để tiến hành bạo loạn lật đổ.
Đây là một kiểu chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế hiện
nay đang đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều quốc gia trên
thế giới.
1.2. Quá trình hình thành chiến lược diễn biến hoà bình, bạo
loạn lật đổ của các thế lực phản động quốc tế
1.2.1. Giai đoạn 1945-1980
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (9/1945), các thế lực phản động
quốc tế đã đưa ra một chiến lược mới thay thế cho chiến tranh xâm lược
bằng quân sự. Chiến lược đó đã dần dần được định hình bằng mệnh đề
“diễn biến hoà bình”. Đây là lần đầu tiên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động quốc tế điều chỉnh mục tiêu chống phá hoà bình thế giới, chống
phá chủ nghĩa xã hội và các lực lượng tiến bộ, dân chủ trên toàn thế giới.
Tháng 3/1947, dưới thời Tổng thống Mỹ Truman đã hình thành chiến lược
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Lúc này, cùng với Liên Xô là một loạt các
nước xã hội chủ nghĩa ra đời như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Bungari,
Rumani, Hungari, Anbani, Cộng hòa dân chủ Đức và hình thành một hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trước thực tế đó, nước Mỹ đã hình thành
chiến lược “ngăn chặn” và từng bước triển khai ở châu Âu, châu Á, châu
Mỹ Latin. Tháng 4/1948 quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch Mácsan tăng

8
cường viện trợ cho các nước bên kia bờ Đại Tây Dương. Khối Quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra đời từ chiến lược ngăn chặn này. Đồng
thời, chính quyền Mỹ dung túng các lực lượng đối lập, phản động ở các
nước, đưa các nhân viên của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành
nhiều hoạt động gián điệp, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và phong
trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới. Tháng 12/1957, Tổng thống
Mỹ Aixienhao tuyên bố: Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình bằng việc
làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1960 đến năm
1980, các đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau hết sức coi trọng chiến lược
ngăn chặn với nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau, chĩa mũi nhọn vào
Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Một số nước đã xuất hiện
những hậu quả nghiêm trọng như Nam Tư, Tiệp Khắc. Sau thất bại ở Việt
Nam, các thế lực phản động quốc tế nhận thấy biện pháp quân sự để tấn
công các nước xã hội chủ nghĩa là không hiệu quả. Trong lúc đó, các nước
xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, xã hội buộc phải
cải cách, cải tổ, đổi mới. Thực tế đó là cơ hội vàng để các thế lực phản
động quốc tế điều chỉnh chiến lược từ quân sự sang biện pháp phi quân sự.
Từ vị trí là một thủ đoạn của chiến lược ngăn chặn, chủ nghĩa đế quốc đã
định hình thành chiến lược diễn biến hoà bình để tiếp tục tác động vào hệ
thống xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên thế giới.
1.2.2. Giai đoạn 1980 đến nay
“Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ trở thành chiến lược với các
thủ đoạn như cách mạng màu, cách mạng các loài hoa, mùa xuân Ả Rập,
chống khủng bố trên phạm vi thế giới. Sự tan rã của Liên Xô và một loạt
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu do nhiều nguyên nhân. Một trong
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện “địa chấn” này chính là diễn
biến hoà bình. Lợi dụng cải tổ, cải cách, dân chủ, diễn biến hoà bình một
mặt khoét sâu vào những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, mặt khác các lực lượng phản động lại đưa ra các chiêu bài “bánh vẽ”
về kinh tế, cổ vũ cho văn hoá phương Tây làm lung lay lòng tin của nhân
dân. Điều đặc biệt, những kẻ cơ hội chính trị được dịp trở mặt chống đối.
Thù trong, giặc ngoài đã dẫn đến rối loạn xã hội, mất niềm tin, thậm chí
dẫn đến bạo loạn trong chính đất nước, chính quyền như cuộc tấn công vào
toà nhà Quốc hội Liên Xô ở Mátxcơva. Đó chính là dấu chấm hết cho nhà
nước Liên Xô vào ngày 31/12/1991.
Sau sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô,
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã coi diễn biến hoà bình là một

9
kiểu chiến thắng không cần chiến tranh. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại trong đó có Việt Nam, các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách
để diễn biến hoà bình như viện trợ kinh tế, cổ vũ kinh tế tư nhân, làm xói
mòn niềm tin, cổ vũ cho đa nguyên, đa đảng, chia rẽ nội bộ, tách dân rời
xa Đảng,… Đặc biệt, bằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, hiện đại, các thế
lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, đầu độc lớp trẻ bằng lối sống, nhu cầu cá
nhân để quên đi, xoá nhòa lý tưởng, niềm tin vào con đường xã hội chủ
nghĩa. Không dừng lại ở diễn biến hoà bình, các thế lực thù địch đã tiến
hành một bước trực tiếp hơn: đó là bạo loạn lật đổ, chống khủng bố, tiến
hành chiến tranh quân sự tổng lực với sự tham gia của nhiều nước. Bạo
loạn lật đổ có các hình thức: bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo
loạn chính trị kết hợp với vũ trang. Trên thực tế, bạo loạn lật đổ là một thủ
đoạn có nguồn từ diễn biến hoà bình và gắn liền với diễn biến hoà bình để
xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ tiến bộ không đi theo
quỹ đạo của chủ nghĩa đế quốc. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực
thù địch đã cấu kết, móc nối, tài trợ kinh phí, vũ khí và các phương tiện
bạo loạn cho các phần tử phản động, bất mãn, đối lập ở trong nước, ở một
vùng, một địa phương. Đặc biệt, các tổ chức phản động thường tập hợp
các phần tử là những người quá khích, có quá khứ tù tội, dính dáng đến ma
tuý, xã hội đen để tiến hành gây rối, làm mất trật tự, an toàn xã hội. Có nơi,
bọn phản động làm tê liệt hệ thống chính quyền dẫn đến việc lật đổ chính
quyền hợp pháp, dựng nên bộ máy chính quyền mới đi theo các thế lực
bên ngoài. Điển hình cho bạo loạn lật đổ được áp dụng trong “Mùa xuân Ả
Rập” ở một số nước như Tunisia, Ai cập, Lybia, Syria, Algeria, Yemen,…
Nhiều nước trong số này đã phải thay đổi bộ máy, thay đổi lực lượng cầm
quyền. Một số nước bị chia rẽ, xung đột, chiến tranh giữa các phe phái mà
điển hình là cuộc nội chiến ở các nước vùng Vịnh, các nước vùng Sừng
châu Phi, các nước thuộc Liên bang Nam Tư, các nước thuộc Liên Xô.
1.3. Âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
1.3.1. Âm mưu của các thế lực thù địch
Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến
lược diễn biến hoà bình chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu năm 1950 đến năm
1975, chủ nghĩa đế quốc dùng quân sự để khuất phục dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân, đế quốc đều thất bại thảm hại. Từ sau 1975
đến 1994, lợi dụng những khó khăn của nước ta sau chiến tranh, các thế
lực thù địch đã tiến hành thủ đoạn bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập ngoại

10
giao, nuôi dưỡng và dung túng các tổ chức phản động của người Việt ở
nước ngoài cấu kết với các phần tử trong nước liên tục chống phá Việt
Nam. Các thế lực phản động ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hoà
bình với bạo loạn nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc
biệt là từ sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,
các thế lực thù địch càng tăng cường thực hiện diễn biến hoà bình ở Việt
Nam. Từ năm 1995 đến nay, thất bại về cấm vận và cô lập ngoại giao, các
thế lực phản động quốc tế đã thay đổi, điều chỉnh chiến lược diễn biến hoà
bình, bạo loạn lật đổ bằng những cách thức mới. Dưới nhiều chiêu bài khác
nhau, các thế lực phản động cả trong và ngoài nước tìm cách xâm nhập sâu
về kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp tục hoạt động ngầm, dấu mặt dưới các vỏ
bọc khác nhau để tiếp tục mục tiêu xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng và làm chệch hướng con đường xây dựng đất
nước Việt Nam.
1.3.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
trong sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ đối với cách
mạng Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con
đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Để đạt được
mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn chống
phá nào, như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng an ninh, đối ngoại,... Chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện
nay là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm
độc và nham hiểm, khó nhận biết, cụ thể:
Thủ đoạn về kinh tế. Với phương châm lấy chống phá về kinh tế là
“mũi nhọn”, chúng tuyên bố rằng trước đây chúng thua trong chiến tranh
thì bây giờ phải tìm mọi cách để thắng trong hoà bình, đã thua trên chiến
trường thì bây giờ phải thắng trên thị trường. Chúng muốn chuyển hoá nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo
quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư
nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao
công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị,
từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị. Với phương châm lĩnh vực chính trị được coi
11
là “mặt trận hàng đầu”, các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế
độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống
xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ
chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo
của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách
của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để
lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá. Với phương châm tư tưởng, văn hoá
là “linh hồn”, “mũi đột phá”, là nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất
của diễn biến hòa bình, và là “cây cầu dẫn vào trận địa” của đối phương,
chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân, nhất là
thanh niên, sinh viên. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập
những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối
sống tư bản trong thanh niên, từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và
giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. Với phương châm lấy
chống phá dân tộc, tôn giáo là “ngòi nổ”, chúng lợi dụng những khó khăn
ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại,
trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm
trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để
kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.
 Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền
đạo trái phép, thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất
ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch
lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường
hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với
lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ
trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá
quân đội, công an”, làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu lý tưởng
chiến đấu, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
12
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Với phương châm lấy chống phá
về ngoại giao làm “hậu thuẫn”, các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương
Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với
các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế
vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu
nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ
thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và các giải pháp phòng chống
diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Việt
Nam là: làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc
tế và trong nước. Giữ vững ổn định đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc
gia – trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và
lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo môi trường hoà bình để phát triển đất nước.
2.1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là:
“chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm,
phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động [2, tr. 69]. Chống diễn biến
hoà bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, thường xuyên và lâu
dài trong chiến lược bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Chống diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ phải đặt lên hàng đầu. Chủ động phát hiện âm mưu, vạch rõ thủ
đoạn chống phá và nhanh chóng tiến công ngay từ đầu, từ trứng nước. Đồng
thời phải giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
2.2. Quan điểm chỉ đạo và phương châm phòng, chống diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ
2.2.1. Những quan điểm chỉ đạo phòng chống diễn biến hòa bình,
bạo loạn lật đổ
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một trong những chiến lược
chiến tranh cơ bản của các thế lực thù địch, phản động quốc tế. Không ít
13
các quốc gia từ châu Âu đến châu Phi, châu Mỹ, châu Á đã bị chôn vùi
trong các cụm từ mỹ miều của mùa xuân Ả Rập, các cuộc cách mạng màu,
các cuộc cách mạng các loài hoa. Đằng sau những cụm từ đó là số phận của
hàng triệu người vô tội đã ngã xuống hoặc buộc phải ly tán, di tản thành
một làn sóng di cư lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các quốc
gia như Libia, Xyria, Irắc,… vẫn đang chìm trong bạo lực chưa có hồi kết.
Một số quốc gia từng là đồng chí, cùng một đại gia đình Liên Xô trước
đây thì nay lại đang rơi vào vòng xoáy của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ, xung đột biên giới, sắc tộc như Acmênia, Gruzia, Azecbaizan, Ucraina.
Việt Nam đã sớm nhận rõ chân tướng của diễn biến hòa bình. Trong văn
kiện của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã xác định
diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch [1, tr. 25] là một nguy cơ của
cách mạng Việt Nam. Từ đó, việc phòng chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Sau
đây là những nội dung cơ bản:
Đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một cuộc đấu
tranh giai cấp, dân tộc sâu sắc, lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Về bản chất, diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ vẫn là một
hình thức chiến tranh của các thế lực phản động quốc tế đi ngược lại
với hòa bình, độc lập, phát triển. Đằng sau của những cụm từ mùa xuân
Ả Rập, cách mạng màu vẫn chính là những lợi ích: thị trường, nguồn tài
nguyên, sự áp đặt những giá trị của các nước lớn dưới nhiều danh nghĩa
khác nhau trên phạm vi thế giới. Các tập đoàn tư bản lớn, các nước lớn
liên kết, tìm cách kiểm soát, điều tiết chế ngự thế giới để tìm kiếm lợi
ích quốc gia dân tộc là một thực tế không có gì mới trong hơn một trăm
năm qua. Vì vậy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp mới sâu
sắc hơn, phức tạp hơn.
Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay. Đặc biệt, đây là
một cuộc đấu tranh lâu dài phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống. Từ an
ninh truyền thống, cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển của thế giới đã làm
xuất hiện an ninh phi truyền thống. Tất cả mọi hoạt động của xã hội đều
có thể xuất hiện nguy cơ mất an ninh đối với đất nước. Vì thế, mọi phương
tiện của đời sống xã hội và quan hệ quốc tế, mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn đều
phải được đặt trong tư duy về an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Thực tế cho
thấy, thế lực thù địch tìm mọi cách, mọi kẽ hở của cuộc sống để tấn công
chúng ta. Bài học cảnh giác không bao giờ là thừa trong tình hình hiện nay.

14
Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ trong thời kỳ mới. Tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm
bảo vệ tổ quốc khi bị kẻ thù xâm lược. Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên đất nước ta và ở tất cả mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Vì vậy, để chống lại một kiểu chiến tranh hết sức nguy
hiểm này thì không có gì hiệu quả hơn là phải sử dụng, huy động sức mạnh
của toàn dân, của toàn xã hội. Đặc biệt, chúng ta có một hệ thống chính
trị được tổ chức hết sức chặt chẽ từ trung ương đến tận cơ sở. Đây chính
là cột trụ của cả nước trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc để chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề
sống còn đối với cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Đây là một trong những bài học lớn của công cuộc đổi mới cũng như đối
với cuộc chiến chống diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vai trò lãnh đạo
của Đảng là sự lựa chọn của lịch sử, của dân tộc. Sứ mệnh của Đảng được
kiểm nghiệm bằng những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã đạt
được kể từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng tháng Tám 1945
lập nên nhà nước Việt Nam cho đến nay.
2.2.2. Phương châm phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn
lật đổ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác với các
luận điệu, hoạt động chống phá đất nước của các thế lực thù địch. Kết hợp
chặt chẽ giữa việc xây và chống, chủ động tiến công vào các âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực phản động quốc tế và trong nước.
Xây dựng các kịch bản đối phó, chủ động và kiên quyết xử lý các
tình huống gây rối, kích động bạo loạn xảy ra. Hạn chế thấp nhất các hậu
quả giữ vững nguyên tắc và mềm dẻo khi xử lý các vụ án và sự việc liên
quan đến diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tranh thủ các điều kiện quốc
tế thuận lợi, khơi dậy các tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển
nhanh, bền vững đất nước. Đây là cơ sở quyết định nhất cho chiến thắng
các loại kẻ thù trong đó có diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
3. Giải pháp phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Để chống lại một kiểu chiến tranh thâm độc và đầy thách thức như

15
diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
3.1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi
mới, đẩy lùi tiêu cực xã hội, chống nguy cơ chệch hướng con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội
Đổi mới là để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiệu quả hơn, thiết thực
hơn, nhanh hơn. Kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Kinh tế thị trường thì phải vì lợi nhuận
nhưng không lấy lợi nhuận làm mục tiêu cực đoan trong quá trình phát
triển. Lợi nhuận phải đồng thời thỏa mãn nhiều lợi ích của xã hội. Không
chạy theo lợi nhuận, đồng tiền để đánh mất nhân phẩm, đạo đức, làm đảo
lộn các quan hệ xã hội. Cùng với việc giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, cần đẩy mạnh cuộc chiến chống tiêu cực của xã hội: tham nhũng,
lợi ích nhóm.
3.2. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân trong thời đại
công nghệ. Xây dựng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh về mọi mặt
Tổ chức tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về âm mưu và những
thủ đoạn của kẻ thù trong diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các nội dung
tuyên truyền giáo dục cần cụ thể, phù hợp từng tầng lớp, địa phương, lứa
tuổi, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ học vấn để có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
bộ máy Đảng, Nhà nước, thực sự trong sạch, vững mạnh để làm cơ sở cho
đấu tranh làm thất bại diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
3.3. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở vững mạnh,
góp phần vào xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
Xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ là lực lượng
nòng cốt tại chỗ, rộng khắp ở cơ sở. Đây là lực lượng thường trực để bảo
vệ từng đường phố, thôn, xóm, bản, làng; có hiệu quả nhất khi kết hợp với
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Tổ chức luyện tập, biên chế
chặt chẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, trang bị công cụ bảo vệ cho các
lực lượng này ở cơ sở là yêu cầu cấp bách hiện nay để xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
3.4. Xây dựng và diễn tập các phương án, tình huống chống diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên từng địa bàn dân cư, khu vực với
những giả định cụ thể
Từ thực tế của cơ sở, địa phương để đưa ra các dự báo, dự kiến các
thủ đoạn mà kẻ thù có thể sử dụng khi tiến hành diễn biến hòa bình, bạo
16
loạn lật đổ. Từ đó xây dựng các phương án xử lý và tiến tới luyện tập, thao
diễn trên thực địa các phương án đối phó nhằm chọn ra phương án tốt nhất,
nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém, an toàn cao nhất.
3.5. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Khi đất nước vững mạnh về kinh tế thì đó là cơ sở để bảo vệ đất nước
một cách hiệu quả nhất. Thực túc thì binh cường. Chi phí cho quốc phòng,
đặc biệt là các loại khí tài hiện đại, cần nhiều tiền. Vì vậy, nếu không đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ không có kinh phí để mua sắm,
sửa chữa, duy trì và đặc biệt là luyện tập và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc.
Việc nâng cao đời sống nhân dân có ý nghĩa hết sức to lớn trong
chiến lược xây dựng thế trận lòng dân. Nước mạnh, dân giàu là cơ sở quyết
định cho sức mạnh bảo vệ tổ quốc từ xưa đến nay. Chăm lo đời sống cho
các tầng lớp nhân dân chính là một trong những vũ khí hiệu quả nhất để
chiến thắng diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các chương trình 134, 135,
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đang phát huy tác dụng đối
với công việc nâng cao đời sống nhân dân mà đặc biệt là vùng miền núi,
biên giới, hải đảo. Cùng với phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh các hoạt động
văn hóa, xã hội mà đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Đây là cơ sở quyết định
cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra năng
suất thành quả lao động cao hơn nhằm nâng cao đời sống nhân dân.
Kết luận:
Hàng trăm tờ báo, tổ chức phản động cả trong lẫn ngoài nước đang
ngày đêm thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, mưu toan làm thay
đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là
một trọng điểm trong chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Trong
diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa
với Việt Nam ngày 11/7/1995 đã nhắc lại lập trường của Mỹ là làm cho
Việt Nam đi theo con đường mà Mỹ chi phối. Vì vậy, chống diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ “chiến tranh trong thời bình” của dân tộc
ta. Trong hoàn cảnh mới, thách thức mới, việc chống diễn biến hòa bình,
bạo loạn lật đổ cần được thực hiện toàn diện, đầy đủ hơn: “Chủ động đấu
tranh phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, phòng ngừa ngăn
chặn những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; bảo đảm
an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh
xã hội” [2, tr. 280,281].
17
Sinh viên là chủ của đất nước, là rường cột trí thức của dân tộc, là
đối tượng mà các thế lực thù địch tìm cách lôi kéo vào chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vì vậy bản thân sinh viên, nhà trường và
gia đình cùng liên kết chặt chẽ để nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện để chống lại các nọc độc của các loại kẻ thù, góp phần to lớn
vào nâng cao sức mạnh trí tuệ của đất nước, chiến thắng “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững cơ đồ của dân tộc. Phòng, chống chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ
thường xuyên và lâu dài để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là một đối tượng mà các
thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối
sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người
phải nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, thường xuyên
cảnh giác, không để kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, đồng thời phát hiện
và góp phần đấu tranh ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ
thù trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


1. Trình bày nhận thức của Anh/Chị về Chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ.
2. Âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đối với các
nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam là gì?
3. Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm phòng chống chiến lược
diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam.
4. Trình bày giải pháp phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của Đảng và nhà nước Việt Nam.
5. Hãy cho biết trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII.
18
BÀI 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO,
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG
PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

MỤC TIÊU
Kiến thức: Cung cấp cho người học những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo
của Việt Nam. Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
hiên nay.
Kỹ năng: Vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về vấn đề dân tộc, tôn giáo trọng nhận thức và hành động. Có ý thức trách
nhiệm, không mơ hồ mất cảnh giác, không để bị lôi kéo, mua chuộc; kiên
quyết đấu tranh với các hành vi, việc làm lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
chống phá đất nước.

NỘI DUNG
1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1.1. Một số vấn đề chung
1.1.1. Khái niệm dân tộc
Có nhiều khái niệm về dân tộc. Qua từng giai đoạn lịch sử, dưới tác
động của cuộc sống, nhiều cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề dân tộc có khác
nhau. Hầu hết các dân tộc có nguồn gốc, lịch sử hình thành lâu đời, trải qua
nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Vì vậy, nhận thức về vấn đề dân tộc
cũng có những nhận định, đánh giá với nhiều mức độ khác nhau.
Dân tộc là một cộng đồng người hình thành trong lịch sử một cách
bền vững có lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá, tâm lý, ý thức cộng đồng
riêng biệt. Dân tộc có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:
Dân tộc là một cộng đồng người có đời sống, văn hoá, phong tục, tập
quán và sống ở một vùng, một địa phương nhất định: dân tộc Thái, Mường,
Khơ Me,… Những cộng đồng này có thể sống biệt lập ở một vùng, cũng có

19
thể sống đan xen với các dân tộc khác. Các dân tộc này có ngôn ngữ, tiếng
nói và có thể có cả chữ viết với một bản sắc văn hóa riêng biệt. Ở một khía
cạnh khác, dân tộc là một cộng đồng chính trị xã hội được thiết lập bởi một
thể chế, lãnh thổ như: dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Đó
là những quốc gia dân tộc với sự tập hơp của nhiều dân tộc.
1.1.2. Dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, dân tộc và quan hệ
giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc trên thế giới diễn biến hết sức phức
tạp. Đặc biệt là khi giai cấp, nhà nước ra đời. Các quốc gia dân tộc và các
dân tộc trong một nhà nước cũng chứa đầy mâu thuẫn, xung đột. Đó cũng
là một trong những nguyên nhân của các cuộc chiến tranh. Xung đột sắc
tộc, ly khai, chia rẽ là một thực tế phức tạp, nóng bỏng, khó lường của thế
giới ngày nay. Vấn đề dân tộc, xung đột sắc tộc đã gây nên bất ổn định
chính trị cho nhiều quốc gia trên thế giới và làm thiệt hại nặng nề về kinh
tế và sinh mạng, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới, là lực cản
cho sự phát triển. Hoà bình, hợp tác là xu hướng, là truyền thống giữa các
dân tộc trên thế giới. Sự phát triển đã đưa các dân tộc trên thế giới xích lại
gần nhau hơn. Vấn đề dân tộc ngày càng được tôn trọng, đề cao. Các dân
tộc nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tự quyết dân tộc.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc
1.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập vấn đề dân tộc từ
sớm và từ những tác phẩm mang tính cương lĩnh như tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản. Đặc biệt, kế thừa di sản của K. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin
bằng thiên tài và từ thực tế của thế giới đầu thế kỷ XX đã có những đóng
góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc
trong thời đại mới. Từ vô sản tất cả các nước đoàn kết lại, V.I. Lênin đã bổ
sung: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại. Từ đó,
các nhà lý luận Mác-Lênin đã chỉ rõ:
Vấn đề dân tộc là một nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ
nghĩa mà Đảng của giai cấp công nhân phải tiến hành. Vấn đề dân tộc gắn
chặt chẽ với vấn đề giai cấp và đây là nội dung chiến lược lâu dài của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Giải quyết vấn đề dân tộc theo các nguyên
tắc: bình đẳng, tự quyết không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển. Tôn
trọng lợi ích các dân tộc và các quyền và lợi ích chính đáng trong quan hệ

20
với các dân tộc và với quốc gia dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc, liên
hiệp các dân tộc trên cơ sở của đường lối cách mạng do giai cấp công nhân
lãnh đạo thực hiện.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Kế thừa và phát triển, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam,
Hồ Chí Minh làm sáng tỏ các vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa cần tập
trung giải quyết: Độc lập dân tộc là hàng đầu, là tiên quyết; cần phải giải
phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, xã hội và con người. Xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng thành động lực
lớn nhất để giải phóng dân tộc bảo đảm sự bình đẳng, chống kỳ thị, hẹp
hòi, phân biệt, chia rẽ. Có chính sách cụ thể với các dân tộc thiểu số, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và các dân tộc.
Xây dựng quan hệ hữu nghị, hòa bình, hợp tác với các dân tộc trên thế giới.
Đảm bảo quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết
của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc nước lớn, phân biệt chủng tộc.
1.3. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt
Nam hiện nay
1.3.1. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

Hình 1. Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (nhiều tác giả)
(Nguồn: http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=182026)

21
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân
tộc có một bản sắc riêng đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của đời sống
kinh tế, văn hóa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Do điều kiện
kinh tế, xã hội và những biến động của lịch sử, ảnh hưởng của các cuộc
chiến tranh và mưu sinh mà các dân tộc ở Việt Nam cũng có những biến
đổi. Dù ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, các dân tộc đều có truyền thống yêu
nước, gắn bó, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam thì dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất
(86,2%). Còn 53 dân tộc còn lại có số lượng ít nên gọi là các dân tộc thiểu
số. Dân tộc Kinh chủ yếu sống ở đồng bằng.
Các dân tộc thiểu số sống chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo xen
kẽ với nhau. Quy mô dân số và trình độ phát triển của các dân tộc không
đều, có những dân tộc còn chậm phát triển so với dân tộc Kinh. Mỗi dân
tộc trên đất nước Việt Nam đều gìn giữ được bản sắc văn hoá riêng của
mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú nhưng thống nhất của văn
hoá Việt Nam. Mặc dù có chênh lệch về trình độ phát triển, có những khác
biệt về lối sống, nhưng các dân tộc Việt Nam sống hoà nhập, đan xen và
tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.
1.3.2. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước Việt Nam
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (2011) nêu rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng
phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân
tộcViệt Nam” [1, tr. 24, 25]. Với một quốc gia nhiều dân tộc thì việc coi
vấn đề dân tộc là một trong những chiến lược căn bản của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng
ta cũng đưa vấn đề dân tộc thành một đặc trưng cơ bản, một bộ phận cấu
thành mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa và phát
triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế đất nước trong
bối cảnh của toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Bảo đảm các dân
tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động,
phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo
chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đồng bào dân
tộc thiểu số” [2, tr. 170]. Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân. Đặc biệt vừa phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh
nơi biên giới, hải đảo, miền núi có vị trí đặc biện quan trọng trong chiến

22
lược bảo vệ tổ quốc. Thực tế đó đã được Đảng, Chính phủ cụ thể hoá trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) như sau: “Tiếp
tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết
cùng phát triển. Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
đặc biệt khó khăn, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030” [2, tr. 264].
Tổ chức triển khai và thực hiện các chương trình xoá đói, giảm
nghèo, điện, đường, trường, trạm đến tận bản làng. Từng bước nâng cao
mức sống, dân trí, mức hưởng thụ, văn hoá của các dân tộc thiểu số và
nhân dân miền núi, biên giới, hải đảo. Giữ gìn, tu bổ, tôn tạo và phát huy
các giá trị văn hoá bản sắc của các dân tộc thiểu số. Tập trung nâng cao
học vấn, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số để đáp ứng với
sự phát triển tại chỗ của địa phương. Đổi mới cách tiếp cận trong các chính
sách hỗ trợ đối với đồng bào thiểu số, giảm hỗ trợ cho không, thực hiện
hỗ trợ có điều kiện. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tự vươn lên của các
dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội của
đất nước.
2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo
2.1. Một số vấn đề chung
2.1.1. Khái niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là vấn đề hết sức phức tạp,
nhạy cảm và ngày càng biến đổi cùng với sự phát triển của con người và
thế giới. Từ một số tôn giáo nguyên thuỷ, hiện nay thế giới đã có rất nhiều
tôn giáo và những tà giáo liên tục xuất hiện. Tôn giáo vốn đã bí hiểm và
hoang đường thì hiện nay càng phức tạp bởi sự xuất hiện quá nhiều những
nhân tố gọi là các giáo phái mới trên thế giới. Từ thực tế đó, tôn giáo có thể
được nêu lên ở những vấn đề sau: tôn giáo là một hiện tượng tâm lý - xã
hội của một cộng đồng người, được phản ánh bằng những quan điểm dựa
vào niềm tin, sự sùng bái vào một lực lượng siêu nhiên quyết định số phận
con người. Các tôn giáo đều có một hệ thống giáo lý, nghi lễ, tổ chức với
các giáo sỹ, tín đồ và nơi thờ tự, hành lễ.
Cần phân biệt tôn giáo với tà đạo và mê tín dị đoan. Tà đạo là “con
đường không chính đáng”. Từ khẳng định này và dưới góc độ thực tiễn
thì tà đạo vừa có yếu tố đạo (các yếu tố cấu thành tôn giáo) vừa có yếu
tố tà (những hành vi mang tính mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại

23
lợi ích cộng đồng hoặc quốc gia, dân tộc). Mê tín dị đoan là tin vào những
điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán,
chữa bệnh bằng phù phép,...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình,
cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
2.1.2. Nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tôn giáo có một quá trình hình thành
và phát triển hết sức phức tạp, hoang đường. Sự xuất hiện của tôn giáo vào
buổi bình minh của văn minh nhân loại. Khi từ vương quốc “tất yếu” bước
vào vương quốc “tự do”, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ, yếu đuối
trước tự nhiên hùng vĩ, bao la. Thế là họ nghĩ đến những thế lực siêu nhiên,
mơ đến một sức mạnh huyền bí nào đó mà không ở trên trái đất có thể giúp
con người làm ăn phát đạt, giàu có. Khi xã hội có giai cấp, nhà nước, trước
những bất công của hiện thực, người lao động, người nghèo khổ đi tìm
niềm tin tốt đẹp ở một thế giới khác. Đó chính là nguồn gốc kinh tế - xã hội
của tôn giáo. Tôn giáo còn có nguồn gốc từ nhận thức, tâm lý, tình cảm của
con người đối với tự nhiên, xã hội. Sự bất lực, mơ hồ, sợ hãi, tuyệt vọng,…
cũng có thể dẫn dắt con người đến với tôn giáo. Là một hình thái ý thức xã
hội, tôn giáo mang đậm dấu ấn của lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
Tôn giáo có nguồn gốc ra đời thì cũng sẽ có ngày mất đi. Tôn giáo không
còn khi con người đã làm chủ được tự nhiên, xã hội và tư duy. Tôn giáo
phản ánh phần nào khát vọng của quần chúng về một nơi, một xã hội hoàn
hảo. Tôn giáo rất dễ bị lợi dụng trong lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.3. Tình hình tôn giáo trên thế giới
Các tín đồ tôn giáo chiếm phần lớn dân số thế giới với hơn 4 tỷ người.
Các tôn giáo lớn của thế giới hiện nay: đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, đạo Phật,
đạo Hindu, đạo Xích, đạo Tin Lành,… Các hoạt động tôn giáo trên thế giới
diễn ra rất sôi động với nhiều xu hướng, ở nhiều quốc gia, nhiều vùng rộng
lớn. Các lễ hội tôn giáo diễn ra với sự tham dự của hàng vạn, hàng triệu
tín đồ như hành hương thánh địa Mecca, lễ hội sông Hằng,… Các tôn giáo
cũng mở rộng tầm ảnh hưởng đến các quốc gia, dân tộc trên phạm vi thế
giới bằng việc can thiệp, tác động sâu vào các chính phủ, các diễn đàn, các
chính sách, các tổ chức quốc tế, khu vực. Các vị chức sắc đứng đầu các tôn
giáo như Đại giáo chủ, Giáo hoàng, Pháp vương,… có vai trò rất lớn trong
niềm tin của các tín đồ và xã hội. Cũng vì thế, các thế lực phản động quốc
tế đã lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá, can thiệp vào các quốc gia
độc lập. Sử dụng tôn giáo như là một phương tiện để thực hiện diễn biến
hoà bình, bạo loạn lật đổ trên phạm vi thế giới. Như vậy, tôn giáo vừa có
24
tính lịch sử, vừa có tình quần chúng, nhân dân và cũng mang những màu
sắc chính trị trong quá trình phát triển.
2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo
2.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo
Vào thời đại của mình các nhà lý luận Mác-Lênin đã có những quan
điểm khoa học về nguồn gốc, bản chất và địa vị của tôn giáo trong đời sống
và sự tác động của tôn giáo vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động. Những quan điểm đó là: giải quyết vấn đề tôn
giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Khi
bất công, nghèo đói, dốt nát được đẩy lùi thì quần chúng nhân dân sẽ thoát
khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo. Để giải quyết vấn đề tôn giáo
cần sử dụng nhiều giải pháp trên nhiều lĩnh vực, không dùng mệnh lệnh
hành chính, áp đặt, đe doạ các cơ sở tôn giáo và tín đồ.
Nhà nước và chính quyền các cấp phải tôn trọng và bảo vệ quyền
tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân. Hoạt động tôn giáo phải
tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo hộ, tạo điều kiện để hành đạo.
Khi giải quyết các vấn đề tôn giáo cần quán triệt quan điểm lịch sử, cụ
thể. Sự ra đời, du nhập của các tôn giáo đều có nguồn gốc và lịch sử
phát triển, những điều kiện để các tôn giáo có mặt ở nước này hay nước
khác. Vì vậy, khi xử lý vấn đề tôn giáo cần xem xét hoàn cảnh lịch sử và
hiện trạng của tôn giáo để có chính sách và biện pháp phù hợp. Không
tuyên chiến hay xoá bỏ tôn giáo cực đoan. Hoạt động tôn giáo đúng
pháp luật được tôn trọng, bảo vệ. Cần phân biệt mối quan hệ hai mặt:
chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Các hoạt động
tôn giáo tồn tại hai mâu thuẫn:
Về chính trị, là mâu thuẫn lợi ích giữa giai cấp thống trị và các thế
lực lợi dụng tôn giáo với nhân dân lao động.
Về tư tưởng, là mâu thuẫn giữa những người có tôn giáo khác nhau
hoặc người theo đạo và người không theo đạo.
Phân biệt rõ hai mâu thuẫn chính trị và tư tưởng để giải quyết vấn
đề tôn giáo một cách khoa học. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
và vạch trần, xử lý những phần tử lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp
cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
Kế thừa di sản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo, Hồ Chí Minh
25
đã có những đóng góp mới về vấn đề tôn giáo. Với tầm nhìn vào thực tiễn
cách mạng của đất nước và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những đánh giá về
giá trị đạo đức của tôn giáo, về đóng góp của tôn giáo với tư cách là một
bộ phận của văn hóa trong quá trình phát triển. Sinh thời, Hồ Chí Minh là
người hết sức quan tâm đến vấn đề tôn giáo. Trong nhiều bài nói, bài viết,
Hồ Chí Minh hết sức coi trọng tự do tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.
Tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa yêu nước, sống phúc âm trong lòng dân tộc đã
được Hồ Chí Minh nêu lên. Người còn khẳng định những giá trị đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo phù hợp với những giá trị đạo đức mới cần phải
kế thừa. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, không phân biệt tôn giáo, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc để kháng chiến, kiến quốc thắng lợi. Có thể
khẳng định rằng, Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ đặc biệt của thế
giới có cách nhìn biện chứng, thực tiễn và ứng xử mềm dẻo, uyển chuyển
với vấn đề tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng.
2.3. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam
2.3.1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam
Lịch sử hình thành, du nhập các tôn giáo ở Việt Nam bắt đầu từ
cách đây hàng ngàn năm. Theo tài liệu thống kê của Bộ Nội vụ, tính
đến tháng 12/2020 Việt Nam có 16 tôn giáo, 36 tổ chức tôn giáo có
tính pháp nhân, trong đó có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin
Lành, Cao Đài, Hòa Hảo và Hồi giáo, với số lượng tín đồ xấp xỉ 20
triệu người. Các cơ sở thờ tự và hành lễ tôn giáo có khoảng vài nghìn
địa chỉ. Có một số tôn giáo còn có các cơ sở đào tạo như các Đại Chủng
viện, Chủng viện, Học viện Phật giáo, Thánh đường. Trong những năm
qua, Đảng và Chính phủ tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động, củng
cố nơi thờ tự, giao đất xây dựng một số cơ sở tôn giáo. Các hoạt động
tôn giáo diễn ra tuân thủ pháp luật.
Trước ảnh hưởng của thế giới và các thế lực thù địch lợi dụng tôn
giáo để chống phá đất nước, tình hình tôn giáo ở một số địa phương tiềm
ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tổ chức Tin Lành Đề Ga ở Tây
Nguyên, truyền đạo trái phép ở vùng Tây Bắc hay một số tà đạo, hoạt động
mê tín dị đoan ở một số địa phương. Thực tế đó đã và đang đặt ra những
thách thức, khó khăn cho công tác tôn giáo và sự nghiệp xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc.
2.3.2. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của

26
Đảng và Nhà nước đã có nhiều bước tiến quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn. Đảng ta xác định: tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo có những mặt tích cực về văn hóa, đạo đức cần
kế thừa, vận dụng “phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các
nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước” [2, tr. 171]. Đồng
bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Cần vận
động, đoàn kết tập hợp các tổ chức tôn giáo, giáo dân sống: “tốt đời, đẹp
đạo” đồng hành cùng dân tộc.
Tôn giáo tín ngưỡng là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân. Vì vậy công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính
trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của các tầng lớp nhân dân.
Tăng cường đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, hành vi
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất
nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Đẩy mạnh, ưu tiên đào
tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. “Kiên quyết đấu tranh và xử
lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, nhà
nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Hình 2. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát huy nguồn lực tôn giáo
(Nguồn: http://mattran.org.vn/hoat-dong/dang-nha-nuoc-mttq-viet-nam-luon-quan-tam-
phat-huy-nguon-luc-cua-ton-giao-trong-doi-song-xa-hoi-27734.html)

27
3. Phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam
3.1. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá Việt Nam
3.1.1. Âm mưu của các thế lực thù địch
Chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và
nhân dân ta là mục tiêu không thay đổi của các thế lực thù địch và phản
động quốc tế. Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình, bao loạn lật đổ” thì
vấn đề dân tộc tôn giáo được cho là ngòi nổ ở Việt Nam. Lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo và những tồn tại hạn chế về công tác dân tộc, tôn giáo của
Đảng và Nhà nước từ trong quá khứ, các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ,
trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bằng nhiều con đường
khác nhau, các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động các dân tộc thiểu
số, các chức sắc tín đồ chống lại các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng
và Nhà nước. Nguy hiểm hơn, các luận điệu phản động còn đối lập các
dân tộc, tôn giáo với chính quyền, với Đảng nhằm gây mất ổn định chính
trị, xã hội vùng dân tộc, tôn giáo. Các thế lực thù địch hậu thuẫn, trợ giúp
kinh phí, tài liệu cho các phần tử quá khích, các tổ chức phản động trong
các dân tộc thiểu số, các tôn giáo ra mặt chống đối các chính sách của Nhà
nước, của Đảng ta.
3.1.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch
Nhiều thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đã thực hiện: Xuyên tạc chính
sách dân tộc, tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan, ly khai, tổ chức truyền đạo
trái pháp luật, vượt biên trái phép, tụ tập đông người tạo điểm nóng để vu
khống Việt Nam đàn áp dân tộc, tôn giáo… Đặc biệt, các thế lực thù địch
đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, sự cố môi trường để tập trung phá hoại
các cơ sở kinh tế, lôi kéo giáo dân chống đối chính quyền vừa gây thiệt hại
về kinh tế, vừa làm mất ổn định chính trị, xã hội. Từ đó, các thế lực thù
địch xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp những thành quả của công cuộc đổi mới
mà cụ thể là hiệu quả của chính sách tôn giáo, dân tộc.
Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc
đã được phơi bày qua nhiều vụ án, nhiều bằng chứng, nhiều cá nhân cả
trong và ngoài nước. Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị cùng với các tổ
chức chính trị xã hội hết sức quan tâm và đầu tư cho công tác dân tộc, tôn

28
giáo. Đây cũng là cơ sở để Đảng, Nhà nước đề ra những giải pháp, biện
pháp đấu tranh kịp thời chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên lĩnh
vực dân tộc, tôn giáo.
3.2. Giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng nước ta
Vấn đề dân tộc, tôn giáo có mối quan hệ hết sức đặc biệt trong quá
trình phát triển ở Việt Nam. Nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, nhiều phái, hệ là
đặc điểm nổi bật của các tôn giáo ở Việt Nam. Có một số tôn giáo chỉ xuất
hiện ở một vùng nhất định. Có tôn giáo du nhập và có tôn giáo nội sinh. Từ
thực tế đó cần có những giải pháp linh động, phù hợp để vận dụng vào các
trường hợp cụ thể ở cơ sở.
a. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, quán triệt đường lối,
quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, trọng tâm
là ở các vùng dân tộc, các xứ đạo.
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Chỉ trên cơ sở nâng
cao nhận thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực
tiếp là của đồng bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng
ta mới thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, vô hiệu hoá được sự lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch. Nội dung vận động,
tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp, có trọng tâm,
trọng điểm. Hiện nay, cần tập trung vào phổ biến sâu rộng các chủ trương
đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, tôn giáo,
chính sách dân tộc, tôn giáo,... Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp
hành pháp luật của Nhà nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền
thống đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm
mưu thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, lương giáo của các thế lực thù địch,
từ đó đề cao cảnh giác không bị chúng lừa gạt lôi kéo lợi dụng. Vận động
đồng bào các dân tộc, tôn giáo thực hiện đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm công dân, thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật về dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
b. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về dân tộc, tôn
giáo của Đảng, Nhà nước. Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
tộc bằng sự đầu tư, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần vừa đời, vừa
đạo. Chăm lo xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nội

29
lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm của kẻ
thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở
rộng, da dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của
Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
c. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, của người đứng đầu,
người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào sự nghiệp xây
dựng đất nước, chống lại sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch
Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc, vùng tôn
giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội
ngũ cán bộ, cả cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật,
giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo, bởi đây là đội ngũ
cán bộ sở tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo. Đổi mới công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm:
chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương
pháp phù hợp với đặc thù từng dân tộc, từng tôn giáo.
d. Xây dựng lực lượng, tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học, đấu
tranh trên mặt trận lý luận, mặt trận tư tưởng; làm thất bại các âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
e. Xây dựng các phương án dự phòng để giải quyết các điểm nóng về
dân tộc, tôn giáo với phương châm: từ đầu, từ xa, kiên quyết, khoan dung,
công khai, minh bạch.
Kết luận:
Dân tộc, tôn giáo luôn luôn là những vấn đề hết sức nhạy cảm và
phức tạp của thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều
tôn giáo cùng tồn tại và phát triển. Đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức
trong sự nghiệp đổi mới. Trong tình hình hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo
là những nội dung mà các thế lực phản động quốc tế đang tìm cách để lợi
dụng chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, việc nhận thức, giải quyết
khoa học vấn đề dân tộc, vấn đề tôn giáo có vị trí quan trọng đặc biệt trong
quá trình giữ vững ổn định chính trị, xã hội để phát triển đất nước.

30
Vấn đề dân tộc, tôn giáo trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang có
những diễn biến phức tạp. Đối với Việt Nam, vấn đề dân tộc, tôn giáo là
những vấn đề trọng yếu, rất dễ bị lợi dụng, tác động. Vì vậy toàn Đảng,
toàn dân phải đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh để làm thất bại mọi
mưu toan lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách
mạng Việt Nam. Đối với sinh viên là tầng lớp trí thức hết sức nhạy cảm về
nhận thức cần thấy rõ chân tướng của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
bằng các con bài dân tộc và tôn giáo. Nắm vững quan điểm đường lối của
Đảng về dân tộc, tôn giáo là tiền đề để sinh viên góp phần làm thất bại mọi
âm mưu của các thế lực thù địch, hình thành quan điểm đúng đắn về dân
tộc, tôn giáo trong đời sống, hoạt động của bản thân và cộng đồng.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, tôn giáo?
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tôn giáo?
3. Quan điểm, chính sách về dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay?
4. Âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách
mạng Việt Nam của các thế lực thù địch?
5. Giải pháp phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH (bổ sung phát triển 2013), NXB Chính trị quốc gia.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật.

31
BÀI 3
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đặc
điểm, vai trò của môi trường. Quan điểm, nội dung, giải pháp và trách
nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường.
Kỹ năng: Nhận thức được vị trí, vai trò của người học trong bảo vệ
môi trường, tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường tại cơ
sở học tập cũng như tại nơi cư trú.

NỘI DUNG

Hình 3. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
(Nguồn: http://vnnews360.net/tam-quan-trong-cua-moi-truong-doi-voi-con-nguoi.html)
1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và vi phạm pháp luật
trong bảo vệ môi trường
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của môi trường
1.1.1. Khái niệm môi trường và bảo vệ môi trường
Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Môi trường là tất cả những gì
bao quanh sinh vật, tất cả những yếu tố vô sinh và hữu sinh, có tác động
trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật” [1, tr. 1134].
Định nghĩa trên mới chỉ nêu một cách khái quát về môi trường, chưa chỉ

32
rõ những yếu tố nhân tạo tác động trực tiếp lên sự sống, phát triển và sinh
sản của sinh vật. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn
tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [2, tr. 940].
Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi số 72/2020/QH14 của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: Môi trường
là “các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn
tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Các yếu tố vật chất tạo
thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng
và các hình thái vật chất khác” [3].
Có thể hiểu: môi trường là toàn bộ những gì thuộc về tự nhiên và
nhân tạo, tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự
nhiên. “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa,
hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành” [3].
1.1.2. Đặc điểm môi trường ở nước ta
Môi trường ở nước ta có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Nước ta nằm
trong đới khí hậu nhiệt đới, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều không chỉ mang
đến cho nước ta sự thuận lợi trong phát triển kinh tế đặc biệt là nông
nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân mà còn chứa đựng nhiều thách thức
trong hoạt động canh tác, sản xuất và nuôi trồng, gây tổn hại đến tài chính,
sức khỏe con người cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Môi trường ở nước ta có những đặc thù của vùng, miền, tạo nên
sự đa dạng, phong phú. Đặc điểm địa hình dẫn đến sự khác biệt về các
kiểu khí hậu giữa các vùng miền đã tạo nên tính đa dạng và đặc trưng
riêng cho từng vùng. Tuy nhiên, điều này cũng gây không ít khó khăn
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một số tỉnh thành địa phương, dẫn
đến mất cân bằng trong cơ cấu các ngành kinh tế và sự áp dụng có tính
đồng bộ các giải pháp xã hội của Đảng, Nhà nước, nhất là những khu
vực vùng núi phía Bắc.
Môi trường ở nước ta có diện tích biển tương đối lớn và rừng đa
dạng, phong phú. Với chiều dài đường bờ biển lên đến 3.350 km trải dọc
đất nước và diện tích Biển Đông lên đến 3.447.000 km2, Việt Nam trở

33
thành một trong những quốc gia biển có tiềm năng phát triển lớn về các
ngành kinh tế biển, công nghiệp khai khoáng và du lịch. Tuy nhiên tình
trạng ô nhiễm môi trường biển đã và đang diễn ra trầm trọng. Trong khi
đó, tại Việt Nam, những cánh rừng nhiệt đới là nơi sinh sống và trú ẩn của
nhiều loài động thực vật, cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng cũng như
hoạt động sống và thư giãn cho con người. Tuy nhiên, rừng - lá phổi xanh
của trái đất tại nước ta đang bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm diện
tích rừng, mất cân bằng sinh thái và có thể để lại những tác động lớn đến
toàn bộ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Môi trường ở nước ta đang chịu hậu quả nặng nề của sự biến đổi
khí hậu toàn cầu. Nước ta là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề
nhất của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Các vấn đề môi trường Việt Nam
đang phải đối mặt như: nước biển dâng cao, nhiễm phèn, mặn; hạn hán,
bão lốc,… Với diễn biến nhanh, phức tạp, biến đổi khí hậu tác động nhiều
mặt lên môi trường nước ta, phá hủy môi trường và đe dọa cuộc sống của
người dân, sinh vật.
Môi trường nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh. Hậu
quả của việc sử dụng các chất hóa học trong chiến tranh là đã tàn phá
môi trường một cách khủng khiếp: hủy diệt hệ sinh thái, đặc biệt là các
cánh rừng nguyên sinh, mạch nước ngầm và chất lượng đất, thậm chí
gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của nhiều thế hệ người Việt
sau chiến tranh.
Môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường
nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội: quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số. Các hoạt động sản
xuất công nghiệp, canh tác nông nghiệp và khai thác lâm nghiệp là những
nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn đề môi trường ngày càng trở nên trầm
trọng: ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí,…
1.1.3. Vai trò của môi trường ở nước ta
Từ định nghĩa môi trường, có thể rút ra một số vai trò của môi trường
ở nước ta:
Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự sống, phát triển
của con người và dân tộc Việt Nam. Môi trường là không gian nuôi dưỡng
và tồn tại của con người, là nơi khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển trong đó có
các thế hệ người Việt. Sự phát triển, lớn mạnh của dân tộc ta được quyết

34
định bởi nhiều yếu tố, trong đó có sự khỏe mạnh và phát triển không ngừng
của mỗi người dân Việt Nam. Điều này, phụ thuộc và được quyết định
bởi một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là môi trường. Đánh giá
về thực trạng và tác động đến sự phát triển của dân tộc, có thể nói, những
vấn đề môi trường đặc biệt là hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là
nguyên nhân chủ yếu gây nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm nghiêm
trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu gia đình Việt.
Môi trường có vai trò to lớn đối với việc duy trì và phát triển hệ sinh thái.
Con người và thiên nhiên có mối quan hệ gắn kết, tương tác với nhau. Môi
trường bị ô nhiễm dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, khiến cho hệ thống các
quần thể sinh vật sống chung bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn, cấu trúc quần thể
của loài sẽ bị thay đổi và các loài mẫn cảm thường bị tổn thương và sẽ bị tiêu
diệt. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, môi sinh, sự an toàn
của con ngươi. Như vậy, môi trường đóng vai trò tối quan trọng đối với hệ sinh
thái cũng như sự tồn tại, phát triển của con người.
Môi trường có vai trò rất to lớn và quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế. Kinh tế là lĩnh vực then chốt, quy mô và tốc độ phát triển của nền
kinh tế có mối liên hệ rất lớn đối với môi trường. Đảm bảo môi trường lành
mạnh là nhân tố thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế gắn với các yếu tố môi sinh
như nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ phát triển và tăng trưởng, đóng
góp tích cực vào sự lớn mạnh và tính bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác, sức khỏe con người, trong đó trí tuệ và tư duy, ngày càng được
nâng cao. Đây là yếu tố quyết định sự phát triển về mọi mặt của đất nước.
Ngược lại, môi trường không đảm bảo, thiếu an toàn sẽ gây ra những hậu
quả khôn lường đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương, tác động
trực tiếp đến đời sống dân sinh.
Môi trường có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội và
sự ổn định chính trị của các địa phương và đất nước. Môi trường không
chỉ tác động đến đời sống vật chất mà còn có ảnh hưởng to lớn đối với đời
sống con người, bao trùm là toàn thể xã hội. Môi trường được đảm bảo cân
bằng, phát triển hài hòa góp phần giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo,
thiên tai dịch bệnh, tư duy canh tác lạc hậu và các căn bệnh xã hội tác động
tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường sinh ra. Những
vấn đề như đói, nghèo, thiên tai, dịch bệnh không chỉ đe dọa trực tiếp đến
chất lượng đời sống người dân mà còn trở thành những “điểm nóng” đối
với các địa phương nếu không được xử lý và giải quyết kịp thời, dẫn đến
mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến tình hình chính trị của đất nước.

35
1.2. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm
a. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Vi phạm pháp luật về môi trường là một loại vi phạm pháp luật có
nhiều quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học khi
nghiên cứu vi phạm pháp luật về môi trường. Tuy nhiên, dưới góc độ
tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường được tiếp cận bao gồm cả tội phạm về môi trường và vi phạm hành
chính về bảo vệ môi trường.
b. Tội phạm về môi trường
Tương tự như vi phạm pháp luật, hiện nay vẫn chưa có một khái
niệm thống nhất về tội phạm về môi trường. Tuy nhiên, căn cứ vào các
quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như chính sách hình sự của Việt Nam
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có thể hiểu: tội phạm về bảo vệ môi
trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến các quy định của Nhà
nước về bảo vệ môi trường, xâm phạm đến các thành phần của môi trường
làm thay đổi trạng thái, tính chất của môi trường gây ảnh hưởng xấu tới
sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Như vậy:
Tội phạm về môi trường phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có
tác động tiêu cực và gây tổn hại ở mức độ đáng kể đến các yếu tố của môi
trường, tài nguyên gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của con người, đến sự sống của động vật, thực vật sống trong
môi trường đó.
Tội phạm về môi trường phải xâm hại đến các quan hệ được luật
hình sự quy định và bảo vệ. Đó là sự trong sạch, tính tự nhiên của các thành
phần môi trường, sự cân bằng sinh thái, tính đa dạng sinh học tạo nên điều
kiện sống, tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
c. Vi phạm hành chính về môi trường
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại
“Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường” và “Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ

36
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18
tháng 11 năm 2016 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”
- Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường,
đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
- Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh
doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung); Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận
tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập
khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai
thác khoáng sản.
- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc
phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
- Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm:
bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát
triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài
nguyên di truyền.
- Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra,
xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo
vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
1.2.2. Nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về môi trường
Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đến từ những nguyên nhân,
điều kiện khách quan và chủ quan. Trong đó một số nguyên nhân chủ quan
đến từ sự đòi hỏi của quá trình hội nhập toàn cầu, sự gia tăng dân số tự
nhiên và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, áp lực phát triển kinh tế xã hội
và hiện tượng tự nhiên - xã hội như biến đổi khí hậu toàn cầu, dịch bệnh,
chiến tranh,... Nguyên nhân chủ quan đến từ cả hai phía: các cơ quan chức
năng và đối tượng vi phạm.
Về phía các cơ quan nhà nước, nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào nhóm vấn đề sau:

37
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội chưa tính đến yếu tố
bảo vệ môi trường, trong đó phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ đi kèm
với các hành vi khai thác, sản xuất quá mức và không tuân thủ các quy định
về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường; các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế
nhưng chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường;
Nhận thức về bảo vệ môi trường của chính quyền các cấp, cơ quan tổ
chức, doanh nghiệp và công dân còn hạn chế: Chính quyền các cấp, các ngành
chỉ chú trọng phát triển kinh tế, chưa coi trọng công tác bảo vệ môi trường,
chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, đầu tư hệ
thống hạ tầng đảm bảo cho công tác xử lý chất thải, rác thải. Tại nhiều địa
phương, áp lực tăng trưởng kinh tế khiến các cơ quan ở địa phương chỉ
quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, chưa chú trọng đúng mức đến công
tác bảo vệ môi trường. Nhận thức không đầy đủ về công tác bảo vệ môi
trường dẫn đến kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không
quan tâm đến việc thẩm định ảnh hưởng của các dự án đối với môi trường.
Công tác quản lý và đấu tranh phòng, ngừa vi phạm pháp luật về môi
trường còn nhiều bất cập: Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý xuất nhập
khẩu chưa chặt chẽ; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản
lý nhà nước, xử lý vi phạm còn chồng chéo, trùng lặp; các cơ quan chức năng
có liên quan trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về
môi trường chưa làm hết chức năng của mình; Công tác phối hợp giữa các lực
lượng trong phòng, chống tội phạm về môi trường còn chưa tốt...
Năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình: Đội ngũ cán bộ
chiến sỹ trực tiếp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường còn thiếu, chưa đủ biên chế ở các cấp Công an: Một số cán bộ trong
lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống còn yếu về năng lực nghiệp vụ
chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống tội
phạm môi trường thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa;
trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn
của công tác đấu tranh; Việc giải quyết “mâu thuẫn” giữa phát triển tăng
trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm, an sinh xã hội với công tác bảo
vệ môi trường là một “bài toán” hết sức nan giải chưa thể giải quyết một
sớm một chiều đối với nhiều cấp, nhiều ngành.
Những tồn tại, thiếu sót nêu trên của các cơ quan chức năng là những
điều kiện thuận lợi cho tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường tồn tại
38
và phát triển. Do đó, cần chăm lo xây dựng lực lượng chuyên trách đấu
tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường vững mạnh, giỏi về
pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, có mối quan hệ chặt chẽ
với các lực lượng có liên quan sẽ có ý nghĩa quan trọng trong công tác
phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm, vi phạm pháp luật khác về
môi trường, góp phần quan trọng vào công tác đảm bảo an ninh trật tự và
phát triển bền vững của đất nước.
Đối với đối tượng vi phạm, nguyên nhân bao gồm:
- Động cơ, mục đích tư lợi cá nhân, thu lợi bất chính, đặc biệt là kinh
tế: Các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong từng lĩnh
vực cụ thể nhằm mục đích kiếm được nhiều lợi nhuận nhất và chi phí bỏ ra
ít nhất. Phần lớn các đối tượng đều nhận biết được hậu quả nhưng do chi
phí cho xử lý chất thải thường tốn kém dẫn đến giá thành sản phẩm cao,
khả năng cạnh tranh thấp nên quyết định không đầu tư, chấp nhận bị xử
phạt vì chi phí còn rẻ hơn là đầu tư xử lý chất thải.
- Hai là, ý thức coi thường pháp luật, sống thiếu kỷ cương không
tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực xã hội cùng với việc ý thức sai lệch về
cách thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Do đó, việc tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác bảo
vệ môi trường, về ý thức tuân thủ pháp luật cũng như những chuẩn mực
của cuộc sống sẽ góp phần quan trọng vào phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay.
1.2.3. Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường

Hình 4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc
hội khóa XIV, lần đầu tiên xác định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công
tác bảo vệ môi trường
(Nguồn: https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/01/05/hoan-thien-phap-luat-ve-bao-ve-
moi-truong-va-ung-pho-bien-doi-khi-hau/)

39
Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
Muốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến con người bằng
những chế tài nhất định. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm
điều chỉnh hành vi của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ
môi trường. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường được thể hiện
qua những khía cạnh sau:
Quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai
thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Pháp luật với tư cách là công
cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất to
lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Các
chế định hay điều luật cụ thể quy định những quy tắc xử sự buộc mỗi cá
nhân, tổ chức phải tuân theo những quy định đó.
Xây dựng hệ thống các quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường để bảo
vệ môi trường. Đó thực chất là những quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng các văn bản pháp lý. Do
đó, chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý mà các cá nhân, tổ chức trong xã
hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi
trường; cơ sở pháp lý cho việc xác định có vi phạm pháp luật về môi
trường và truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính đối
với những hành vi vi phạm cụ thể về môi trường.
Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự buộc các
cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hỏi pháp luật trong
việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường.
Quá trình tham gia khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường,
con người thường có xu hướng vi phạm vào các tiêu chuẩn đó ở mức độ
khác nhau và có xu hướng ngày càng đa dạng về hành vi, nghiêm trọng về
hậu quả. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế..., pháp luật đã tác
động đến những hành vi vi phạm bằng cách hoặc cách ly những kẻ vi phạm
nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội hoặc bị áp dụng những hậu quả vật chất,
tinh thần đối với họ. Những chế tài này được sử dụng trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm vừa có tác
dụng giáo dục công dân tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là một công việc
rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ quan thích
hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu
quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua pháp luật, Nhà
40
nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trong công
tác bảo vệ môi trường.
2. Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
2.1. Khái niệm, đặc điểm
2.1.1. Khái niệm
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là thuật ngữ
được sử dụng tương đối phổ biến trong xã hội, được nhìn nhận và đánh giá
từ nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Dưới góc độ tội phạm học, “phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được hiểu là hoạt động của
các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng việc sử dụng
tổng hợp các biện pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện, loại trừ các nguyên
nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; khi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu
quả tác hại, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường” [3]
2.1.2. Đặc điểm
Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mang đặc
trưng chung của hoạt động phòng, chống các loại tội phạm, vi phạm pháp
luật nói chung. Đó là tiến hành có hệ thống các biện pháp nhằm ngăn chặn,
hạn chế không để vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra, đảm bảo
môi trường không bị ô nhiễm, suy thoái, đồng thời đảm bảo kịp thời các
hoạt động điều tra, xử lý người có hành vi phạm tội hoặc vi phạm hành
chính để giáo dục, cải tạo họ tiến bộ, trở thành công dân có ích cho xã hội,
tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
Chủ thể tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường là cơ quan, tổ chức xã hội và mọi công dân trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công sẽ tác động vào các yếu tố
làm phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để kịp
thời phòng ngừa, ngăn chặn không để cho tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra cũng như tiến hành các biện pháp
điều tra, xử lý để răn đe, giáo dục và cảm hóa họ trở thành người có ích
cho xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động này cũng có những đặc điểm riêng:
- Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường rất đa dạng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hành
41
được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành để tiến hành các hoạt động phòng ngừa cũng như điều tra,
xử lý phù hợp.
- Biện pháp tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường được triển khai đồng bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp
phòng ngừa với các biện pháp điều tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan
trực tiếp đến việc sử dụng các công cụ phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng
tiến bộ của khoa học công nghệ.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia trên cơ sở chức năng, quyền hạn
được phân công.
2.2. Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường
Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường là
một bộ phận của công tác bảo vệ môi trường có liên quan tới nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, hoạt động này không phải là
trách nhiệm của riêng một cơ quan hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của
toàn xã hội.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nhà nước
có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh
học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển,
sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô
nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa
dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại”.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là
trách nhiệm và nghĩa vụ mọi của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân;
là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế -
xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển
kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực
hiện các hoạt động phát triển’’.

42
Do vậy, để công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường đạt kết quả đòi hỏi phải có sự
chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng
của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trên cơ sở phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ của các chủ thể. Theo đó, các chủ thể có trách nhiệm trong bảo
vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
như sau:
- Đảng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính
trị và quần chúng nhân dân tham gia vào phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường thông qua việc hoạch định các chủ trương, chính
sách, ban hành các văn bản hướng dẫn, nghị quyết, chỉ thị.
- Đảng lãnh đạo trực tiếp, nhiều mặt đối với các cơ quan trực tiếp
phòng chống tội phạm về môi trường như: Công an nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân, Toà án nhân dân...; Kiểm tra, giám sát, kịp thời uốn nắn
nhằm khắc phục những sai sót, tồn tại, bất cập của công tác phòng, chống
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: là cơ quan quyền lực cao nhất
của Nhà nước và từng địa phương. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các Pháp lệnh, Nghị
quyết về công tác bảo vệ môi trường trong đó có công tác phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp: Chính phủ, Ủy ban nhân dân
các cấp thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi
cả nước, ban hành các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định,… về công tác
bảo vệ môi trường. Trực tiếp tiến hành:
- Chỉ đạo và phân công, phân cấp cụ thể cho các bộ, ngành, các cơ
quan đoàn thể xã hội trong phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường;
- Đề ra các chế độ, chính sách, cung cấp kinh phí, tạo điều kiện thuận
lợi cho các cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Sử dụng các cơ quan chuyên trách trực thuộc phạm vi quản lý tiến
hành các hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an, Viện
Kiểm sát, Tòa án, …);
- Chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng
chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường của các cơ
43
quan do mình quản lý, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về tổ chức
và các văn bản đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm;
- Có chính sách, biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh toàn
dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ Tài nguyên và môi
trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền
các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực,
ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm tiêu chuẩn đánh giá,
xác định môi trường phục vụ công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về
môi trường, trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch
quốc gia về bảo vệ môi trường, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bộ Xây dựng: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với
các hoạt động xây dựng cơ bản, xử lý chất thải rắn trong phạm vi trách
nhiệm quản lý.
Bộ Y tế: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra, ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, công tác bảo vệ môi
trường tại các cơ sở y tế.
Bộ Thông tin Truyền thông: thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp
chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ phối hợp với các ngành liên quan
thống nhất nội dung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường nói riêng
và công tác bảo vệ môi trường nói chung.
Bộ Tư pháp: nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp
luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế, tạo hành lang pháp lý đầy
đủ, vững chắc phục vụ công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật môi trường.
Bộ Tài chính: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo,
hướng dẫn Tổng cục Hải quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động
nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam có biểu hiện vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.

44
Các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân: Các tổ chức xã
hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Tổng
liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản,
Hội Phụ nữ, ... là cơ sở chính trị vững chắc của Nhà nước có vị trí quan
trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, trong phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường nói riêng. Những tổ chức
này phối hợp, hỗ trợ cho chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên
trách soạn thảo, tham gia xây dựng kế hoạch phòng chống tội phạm và vi
phạm pháp luật khác về môi trường, trực tiếp tham gia thực hiện công tác
phòng ngừa và tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng chống
tội phạm, vi phạm pháp luật khác về môi trường.
Trách nhiệm hộ gia đình và công dân: thực hiện tốt các quyền và
nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp, pháp luật quy định về công tác bảo
vệ môi trường, chủ động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường, tham gia cảm hoá giáo dục người phạm tội, giáo dục
các thành viên trong gia đình mình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi
trường, tích cực hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan nhà nước, cơ
quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về môi
trường cũng như các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường...
Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Toà án,...):
cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về môi trường,
tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đề ra các chủ
trương, chính sách phù hợp, kịp thời để phòng ngừa tội phạm, điều tra, xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể là:
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình trạng tội phạm và vi phạm pháp
luật khác về môi trường; xác định nguyên nhân, điều kiện của nó, từ đó
tham mưu, đề xuất, kiến nghị trong việc hoạch định các chính sách, áp
dụng các biện pháp hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có
hiệu quả;
Sử dụng các biện pháp theo luật định và các biện pháp nghiệp vụ
chuyên môn theo chức năng cụ thể để trực tiếp tiến hành phòng, chống tội
phạm về môi trường;
Làm lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc phối hợp, hướng dẫn
các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và
nhân dân trong quá trình phòng, chống tội phạm về môi trường;
Theo quy định thì Bộ Công an có trách nhiệm tiến hành các biện

45
pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm
pháp luật khác về bảo vệ môi trường; phối hợp xây dựng các văn bản pháp
luật về phòng ngừa tội phạm và bảo vệ môi trường; huy động lực lượng
ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh
tra công tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền
quản lý.
Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật thì lực lượng Công an nhân
dân là lực lượng chính, tham gia trực tiếp, toàn diện vào phòng, chống tội
phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Là lực lượng nòng cốt,
xung kích trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, trong quá trình truy tố, xét
xử phát hiện ra nguyên nhân điều kiện của tội phạm về môi trường, từ đó
đề xuất các giải pháp khắc phục, phối hợp với lực lượng Công an trong
điều tra, truy tố, xét xử, giáo dục, cảm hoá người phạm tội về môi trường.
Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy
định, các chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường thường phối hợp trên các nội dung cơ bản sau:
Tham mưu, đề xuất trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế -
xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các nội quy,
quy định, thiết chế về bảo vệ môi trường cũng như phòng, chống vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật
về bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
Tổ chức và phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo
vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường,
tiến hành vận động quần chúng tham gia phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường.
Phối hợp trong công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin về tình hình
tội phạm, vi phạm pháp luật khác về môi trường, trong kiểm tra, xác minh
các thông tin, huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống vi

46
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Phối hợp trong tổ chức thực hiện
các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm, cảm hóa, giáo dục đối tượng phạm
tội về môi trường; Phối hợp tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong phòng,
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường;
Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm,
vi phạm pháp luật về môi trường có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia;
Thực hiện các yêu cầu phối hợp khác khi được phân công.
2.3. Nội dung phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường
Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu
làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật
của các đối tượng. Trong phạm vi nhiệm vụ, các cơ quan chuyên môn cần
nắm vững:
- Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong từng
thời gian trên từng địa bàn cụ thể gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn.
Các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra phổ biến, lĩnh vực
xảy ra nhiều, đối tượng gây ra các vụ vi phạm, phương thức, thủ đoạn hoạt
động. Hậu quả, tác hại gây ra cho xã hội và cho nhân dân.
- Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Tiến hành nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình
trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay và
nguyên nhân, điều kiện của từng loại vi phạm cụ thể, từng vụ việc vi phạm
cụ thể. Trên cơ sở đó, cần kiến nghị với các ngành, các cấp và trực tiếp tiến
hành bịt kín những sơ hở thiếu sót, những hiện tượng tiêu cực làm phát
sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế
các nguyên nhân, khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường.
- Các cơ quan, tổ chức phải xây dựng các phương án, các kế hoạch
cụ thể, những giải pháp để phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường. Trong đó phải xác định rõ những công việc phải làm trước mắt,
những việc phải làm lâu dài, các lực lượng tham gia hỗ trợ, các biện pháp
cụ thể sẽ sử dụng.
- Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên

47
nhân, điều kiện của tội phạm về môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi
tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể,
các tổ chức quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh. Trong đó lực lượng
Công an là lực lượng chủ công, nòng cốt, xung kích sử dụng đồng bộ các
biện pháp bao gồm các biện pháp chung của toàn xã hội và các biện pháp
nghiệp vụ chuyên môn của mình để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực
xã hội là nguyên nhân nảy sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở
từng lĩnh vực, trên từng địa bàn nhằm hạn chế sự gia tăng tội phạm về môi
trường, tiến tới loại trừ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ra khỏi đời
sống xã hội trong tương lai.
- Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường.
- Khi tội phạm về môi trường xảy ra, căn cứ vào tính chất mức độ,
mức độ của hành vi phạm tội mà các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền
sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đối với các vi phạm
hành chính về bảo vệ môi trường, tùy theo cơ quan chuyên môn nào phát
hiện sẽ tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
3. Quan điểm, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng chống
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
3.1. Quan điểm
Trên cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như đặc điểm của môi trường
Việt Nam hiện nay, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ
thị và văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như: Chỉ thị số 36/CT-TW
ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn
đề sống còn của đất nước, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với
cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà
bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới” [5].
Ngoài ra còn có Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa
IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư; Nghị quyết số
27/NQ-CP ngày 12/06/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách
trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; “Chiến lược

48
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của
Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường (sửa
đổi và bổ sung năm 2020) và đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII năm 2021. Theo đó, Đảng xác định môi trường là một
trong 3 định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội 5
năm (2021-2025) và là định hướng thứ sáu trong định hướng phát triển đất
nước mười năm (2021-2030). Nội dung quan điểm của Đảng về bảo vệ
môi trường gồm:
Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược
bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội; Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau;
đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên
nhiên, thân thiện với môi trường: khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp
với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, cácbon thấp, hướng tới
nền kinh tế xanh.
Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: coi trọng tính hiệu quả,
bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú
trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng
môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của
mọi người dân: phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách
nhiệm của bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương, kết
hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác các
nước trong khu vực và trên thế giới.
“Tăng cường áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước, bảo đảm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường: nâng cao
biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời
vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường; Các tổ chức, cá nhân
hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị môi trường phải trả tiền; gây ô
nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi
phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại” [6].
Định hướng trong 10 năm tiếp theo, Đảng chỉ rõ: “Chủ động thích
ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên

49
tai dịch bệnh; quản lý, khai thác hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân
làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi
trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và
hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với
môi trường” [7, Tr. 330,331].
3.2. Giải pháp
3.2.1. Phòng, chống chung
- Biện pháp tổ chức - hành chính: xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ
chức các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia
bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh
tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi
trường; thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về bảo vệ môi trường;
- Biện pháp kinh tế: chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích thích
chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi
trường và, ngược lại, xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm;
- Biện pháp khoa học - công nghệ: ứng dụng các biện pháp khoa học
công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường;
- Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: giáo dục, tuyên truyền đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức
của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường;
- Biện pháp pháp luật: xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ chức
thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan
đến việc bảo vệ môi trường.
3.2.2. Phòng, chống cụ thể
Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngành
có liên quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường. Đây là một chức năng quan trọng của các cơ quan, tổ chức khi
tham gia các hoạt động nói chung. Trong phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các lực
lượng có liên quan tới hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường mà các cơ quan, tổ chức sẽ có các hoạt động tham mưu cụ
thể khác nhau, nội dung, phương pháp khác nhau;
Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên

50
truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đây
là một hoạt động mang tính xã hội và mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài
có ý nghĩa quan trọng trong biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Về hình thức tuyên truyền:
Lực lượng Cảnh sát môi trường trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên
truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc qua các hội nghị. Hình
thức về chuyên đề bảo vệ môi trường có thể phối hợp với các cơ quan thông
tin đại chúng như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các loại báo viết hoặc
thông qua nhà trường để có các nội dung tuyên truyền phù hợp.
Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần
chúng tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm
hành chính về môi trường và bảo vệ môi trường.
Tội phạm và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đều là các
hiện tượng tiêu cực xã hội, có nguyên nhân phát sinh bởi các nhân tố tiêu
cực ngay trong xã hội. Vì vậy, để đấu tranh loại trừ hiện tượng tiêu cực xã
hội này cần phải huy động được đông đảo lực lượng của toàn xã hội tham
gia. Muốn vậy, các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác vận động
quần chúng, tổ chức cho quần chúng tham gia một cách tự giác vào các tổ
chức phù hợp để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội về
bảo vệ môi trường, nhằm bảo vệ môi trường.
Về hình thức tổ chức vận động quần chúng:
Phối hợp với các lực lượng có liên quan vận động quần chúng tham
gia vào các hoạt động phòng ngừa tội phạm môi trường ở tại địa bàn cơ sở, nơi
cư trú, cam kết thi đua giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, cam kết không vi
phạm pháp luật về môi trường. Sử dụng những người có uy tín trong dòng họ,
thôn xóm, khu phố, già làng, trưởng bản... để vận động quần chúng nhân dân
ở địa bàn cơ sở tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và đấu tranh chống
các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường.
Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp
như: tổ dân phố, các câu lạc bộ, các tổ chức của các học sinh trong các nhà
trường để thực hiện các hoạt động: xây dựng khu phố văn minh, đường
phố, thôn xóm xanh, sạch, đẹp, góp phần bảo vệ môi trường.
Sử dụng những người có uy tín để cảm hóa, giáo dục các đối tượng
trong diện quản lý, tổ chức cho quần chúng tham gia kiểm điểm, giáo dục
51
các đối tượng vi phạm, tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng
phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường đi cơ sở giáo dục, trại cải tạo
trở về địa phương.
Phối hợp với lực lượng có liên quan xây dựng lực lượng nòng cốt ở
cơ sở để thực hiện nhiệm vụ xung kích trong bảo vệ môi trường ở địa bàn
cơ sở, giáo dục đối tượng thuộc diện giáo dục ở cơ sở, vận động đối tượng
phạm tội về môi trường ra đầu thú, ngăn chặn các hành vi xâm hại trực tiếp
đến môi trường.
Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng, chống vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các cơ quan chuyên môn như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh
tra chuyên ngành, Kiểm Lâm, Hải Quan, Quản lý Thị trường trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình được sử dụng các biện pháp
nghiệp vụ để tiến hành các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
3.3. Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên trong phòng, chống
vi phạm pháp luật về môi trường
Phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường là
một bộ phận của công tác bảo vệ môi trường có liên quan tới nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy, hoạt động này không phải là
trách nhiệm của riêng một cơ quan hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của
toàn xã hội, trong đó có nhà trường và sinh viên các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước.

Hình 5. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi công dân
(Nguồn: http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Nhin-ra-The-gioi/
Ngay-moi-truong-the-gioi-nam-2020-Duy-tri-su-song-hoa-thuan-voi-thien-nhien-9051)

52
3.3.1. Trách nhiệm của nhà trường
Tổ chức học tập, nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục cho cán bộ,
giảng viên và sinh viên tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường
và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như ngành Tài nguyên và Môi
trường, Công an, Thông tin truyền thông tổ chức các buổi tuyên truyền, tọa
đàm trao đổi, các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và phòng chống
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tham gia tích cực và hưởng ứng các chương trình, hành động về bảo
vệ môi trường do Nhà nước, các bộ ngành phát động; Xây dựng các phong
trào bảo vệ môi trường hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường
và pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhà trường; Xây dựng đội tình
nguyện vì môi trường, thành lập các câu lạc bộ vì môi trường và tiến hành
thu gom, xử lý chất thải theo quy định.
3.3.2. Trách nhiệm của sinh viên
Sinh viên là lực lượng xung kích trong mọi hành động cách mạng.
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong những
hành động cách mạng thiết thực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Để làm được điều đó, mỗi sinh viên cần:
Nâng cao hiểu biết và nắm vững các quy định của pháp luật phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Chủ động và mạnh dạn tố
cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường
như sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên; Tích cực trong
các phong trào về bảo vệ môi trường của nhà nước, trường học và tại
địa phương, nơi cư trú… Xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức trách nhiệm
với môi trường như sống thân thiện với môi trường xung quanh, tích
cực trồng cây xanh, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá
nhân để bảo vệ môi trường không khí; tham gia thu gom rác thải tại nơi
sinh sống và học tập.

53
Hình 6. Hưởng ứng trào lưu người Việt Nam không xả rác
(Nguồn: https://thientonphatquang.com/tho-huong-ung-trao-luu-nguoi-viet-nam-khong-
xa-rac/)
Chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện và bồi dưỡng nâng cao
kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, thái độ đạo đức; trở thành tuyến
xung kích trên mặt trận đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Kết luận:
Với vai trò là không gian nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển của con
người, môi trường đã, đang và sẽ là một trong những nội dung quan trọng
trong xây dựng và định hướng chính sách quốc gia của các nước trên thế
giới. Từ thực trạng vi phạm môi trường hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra nhiều quan điểm, chính sách nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế rủi
ro do tình trạng vi phạm pháp luật gây ra.
Một trong những vấn đề quan trọng đó là phòng, chống các loại tội
phạm môi trường và những hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, việc phòng, chống những hành vi vi phạm về bảo vệ
môi trường chỉ có hiệu quả khi nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của nhà nước và các cơ
quan chức năng. Sinh viên là một trong những nhân tố xung kích quan
trọng trong thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật
về môi trường hiện nay.

54
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Anh (chị) cho biết tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống
của con người và mọi loài.
2. Hãy làm rõ những nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về
môi trường.
3. Trình bày quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường.
4. Nêu các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
5. Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên trong phòng, chống vi
phạm pháp luật về môi trường?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa -
Thông tin.
[2] Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa (2005), Từ
điển bách khoa Việt Nam, tập 1, NXB Văn hóa - Thông tin.
[3] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật
Bảo vệ môi trường, Luật số 72/2020/QH14.
[4] Chính phủ (2016), Nghị định số: 155/2016/NĐ-CP, 18/11/2016 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
[5] Nguyễn Xuân Yêm và Nguyễn Minh Đức (2011), Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa,
NXB Chính trị quốc gia - Sự Thật.
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, số 1216/QĐ-TTg,
ngày 5/9/2012, Hà Nội
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia.
[8] Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật số: 19/2003/
QH11ngày 26/11/2003.

55
BÀI 4
PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG

MỤC TIÊU
Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
vị trí, vai trò, nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông. Trình bày được những nội dung cơ bản về nguyên
nhân, chủ thể của công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông
Kỹ năng: Phân tích được nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Vận dụng phù hợp
vào quá trình học tập và rèn luyện của bản thân; luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông. Góp phần vào sự trật tự an toàn của xã hội.

NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1.1. Vị trí, vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận quan
trọng trong hệ thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp
hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và
công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là ý chí cao nhất của
Nhà nước, do Quốc hội ban hành để chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm
trật tự an toàn giao thông. Do đó, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông là cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.
Văn hóa giao thông: là các hành vi khi tham gia giao thông:
- Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc giao thông
- Tuân thủ các chuẩn mực pháp luật, đạo đức, truyền thống và ứng
xử một cách có ý thức tự giác khi tham gia giao thông

56
Hình 7. Văn hóa giao thông là thước đo trình độ phát triển
của con người và xã hội
(Nguồn: https://antoangiaothong.com.vn/)
1.2. Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông
1.2.1. Khái niệm
Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là hành vi
trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện,
xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự an, toàn giao
thông bảo vệ.
Vi phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau:
- Dấu hiệu hành vi:  Vi phạm pháp luật là hành vi xác định
của con người. 
- Dấu hiệu trái pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,
xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
- Dấu hiệu lỗi: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể.
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình, đồng thời đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định
Hiện nay, vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
có 2 dạng: vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm
phạm an toàn giao thông).

57
Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính.
Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về
an toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình
sự) được quy định tại các điều 260 đến điều 284 Bộ luật Hình sự 2015 sửa
đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự 2017 [1], Luật Giao thông đường
bộ năm 2020[2], Nghị định số 100/2019/NĐ-CP [3].
1.3. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cụ thể:
Sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người tham gia
giao thông [4].
Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng vi phạm
hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ, biểu hiện thông qua
những thói quen tuỳ tiện, cẩu thả, tự do của những người tham gia giao
thông; thiếu ý thức hoặc chưa có thói quen chấp hành, tuân thủ quy tắc
giao thông; sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, nhận thức
lạc hậu của một bộ phận không nhỏ dân cư sinh sống hai bên đường giao
thông,…
Bên cạnh đó, một số tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân của không ít
vụ tai nạn giao thông đường bộ như tình trạng sử dụng các chất kích thích
khi điều khiển phương tiện giao thông, tình trạng lạng lách, đánh võng, đua
xe trái phép, đuổi nhau trên đường bộ,… Những vấn đề này làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến an toàn giao thông, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho
quần chúng nhân dân và sự phản ứng, bất bình của dư luận xã hội.
Tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cũng như
tình trạng tai nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân từ ý thức chấp hành
quy định về luật giao thông của người tham gia giao thông kém (chiếm
tới trên 80% tổng số vụ xảy ra), phổ biến ở một số dạng như: điều khiển

58
phương tiện chạy quá tốc độ quy định, uống rượu bia khi tham gia giao
thông, lấn làn, vượt ẩu; không tuân thủ đèn tín hiệu, người chỉ huy điều
khiển giao thông.
Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động
giao thông vận tải.
Hoạt động giao thông vận tải được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản
là con người, phương tiện và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (hệ thống
đường, cầu cống, công trình giao thông,...). Sự vận hành và phát triển hài
hoà, đồng bộ của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông. Vấn đề
mất an toàn giao thông, tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn
giao thông hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự không tương thích giữa
các yếu tố này, cụ thể:
Lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gia tăng quá nhanh
trong điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát triển chưa đáp
ứng được yêu cầu của tình hình đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ô
nhiễm môi trường và tai nạn giao thông đường bộ ở mức cao, nhất là trên
địa bàn các thành phố và đô thị lớn.
Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được nâng
cấp, bảo dưỡng, song cơ bản chỉ mới tập trung cho những công trình quan
trọng, khu vực thành phố, đô thị lớn. Trong khi đó, giao thông ở các vùng
xa trung tâm chưa được chú trọng đầu tư phát triển. Mặt khác, hành lang an
toàn giao thông đường bộ vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định, hai
bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều khu dân sinh, khu công nghiệp nhưng
không có đủ hệ thống hàng rào, biển báo hiệu, gờ giảm tốc, giải phân
cách,… để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, vấn đề ô nhiễm môi
trường giao thông vận tải còn nhiều bất cập (tiếng ồn, khí thải,…).
Công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập
Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông chậm được đổi mới, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội
dung đến nay không thực sự phù hợp với thực tiễn công tác quản lý trật tự
an toàn giao thông, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện của các lực
lượng thực thi nhiệm vụ, làm hạn chế đến công tác quản lý nhà nước về
trật tự an toàn giao thông.
Việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý
nhà nước về giao thông đường bộ còn chưa hợp lý, chưa duy trì tốt mối

59
quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng trong quản lý trật
tự an toàn giao thông.
Việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ
của các chủ thể có chức năng chính trong phát hiện, xử lý vi phạm hành
chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn. Hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông của các chủ thể
này chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình, trình độ, năng lực một bộ
phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình. Bên
cạnh đó, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và công tác phát hiện, xử lý vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng còn thiếu
và lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn giao
thông đường bộ trong tình hình hiện nay…
2. Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông
Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân
bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân,
điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
2.1. Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống
vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
2.1.1. Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông các phương diện sau:
Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản
pháp lý về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo,
ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh
60
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói
riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.
Hội đồng nhân dân địa phương ra các nghị quyết về phòng chống vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở địa phương mình.
2.1.2. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp
Chức năng chính của Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp trong
phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
quản lý, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện:
Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản
pháp quy hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Sử dụng các cơ quan chuyên trách của Chính phủ tiến hành hoạt
động phòng chống tội phạm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát. Phối hợp tiến
hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc cấp mình quản
lý theo kế hoạch thống nhất.
Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ngân sách, phương tiện,
điều kiện làm việc.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh
hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đề ra các biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã
hội tham gia hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
2.1.3. Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du
lịch trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn
Các cơ quan trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn có
nhiệm vụ:
Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hành vi vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực mình
quản lý.
Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các
chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân,
điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

61
Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi cơ quan có
hiệu quả.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng
chống trong nội bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ.
2.1.4. Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công
tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông, cụ thể:
Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn
soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông
Tuyên truyền cho hội viên thấy được những hành vi vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nâng cao ý thức cảnh giác.
Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống
vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói chung của
Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.
2.1.5. Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát
Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác
những nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng
chống thích hợp.
Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên
môn theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt
động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Viện kiểm sát: kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt
động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục.
Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo
công minh, đúng pháp luật, phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để Chính Phủ, các
ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

62
luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục những sơ hở thiếu sót là
nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông.
2.1.6. Công dân
Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
trật tự. Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cần:
- Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định
trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông
báo cho các cơ quan chức năng.
- Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng
có liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông tại cộng đồng dân cư.
- Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông ngay trong phạm vi gia đình (quản lý, giáo
dục các thành viên trong gia đình).
2.2. Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng
ngừa tội phạm.
Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng
ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm khắc
phục nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông. Ở mỗi cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận huyện, xã
phường), các bộ ngành triển khai chương trình phòng ngừa vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm khắc phục những nguyên
nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông có liên quan đến hoạt động của mình. Từng hộ gia đình, mỗi các
nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách xã hội góp phần bảo đảm

63
an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông.
3. Giải pháp, trách nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông
3.1. Giải pháp
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của người tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành chính
về trật tự an toàn giao thông.
Để Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào đời sống của nhân dân
và trở thành “văn hóa giao thông”, cần tăng cường công tác tổ chức tuyên
truyền Luật giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông, dưới
nhiều hình thức khác nhau.
Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Hiện nay, hệ thống pháp luật về giao thông vận tải, đặc biệt là pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này tương đối đầy đủ
như: Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính, các nghị
định, các thông tư quy định chi tiết. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả
của xử phạt vi phạm hành chính góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao
thông  nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế và tiến tới giảm tai nạn giao
thông, ùn tắc giao thông, trong quá trình thực hiện cần điều chỉnh một số
nội dung cho phù hợp, cụ thể như:
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ của lực lượng
Cảnh sát giao thông. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước
ta nhằm xây dựng nền hành chính đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, thúc
đẩy xã hội phát triển bền vững với các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Kiên quyết loại bỏ những thủ tục không cần thiết trong quy trình xử
phạt vi phạm hành chính, đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình xử
phạt đơn giản, cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xử phạt, nâng cao ý thức tự
giác của người vi phạm. Quy trình xử phạt hiện nay chưa khoa học, nhiều
thủ tục không cần thiết, chưa mang lại hiệu quả cho công tác xử phạt. Do
vậy, cần xây dựng quy trình phù hợp, khoa học, đồng thời giúp người vi
phạm nhận thức được hành vi vi phạm của mình, nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật như rút gọn các thủ tục hành chính song vẫn đảm bảo hiệu

64
quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người vi phạm khi phải chấp hành các biện
pháp cưỡng chế. Thực hiện triệt để hình thức xử phạt tại chỗ để tiết kiệm
thời gian, giảm bớt phiền hà cho cá nhân, tổ chức vi phạm; tăng cường lắp
đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các tuyến đường trọng điểm
để hỗ trợ xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh. Kiến
nghị sở tài chính, kho bạc nhà nước, chi cục thuế các tỉnh, thành phố thống
nhất các mẫu biên lai thu tiền phạt với nhiều mệnh giá khác nhau để sử
dụng trong quá trình xử phạt nhanh chóng, thuận tiện hoặc có thể linh hoạt
hơn (nhất là đối với các cá nhân, tổ chức ở các tỉnh vi phạm).
- Đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao
thông đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ công
tác, tiếp xúc với nhân dân. Kiên quyết đấu tranh, lên án và loại bỏ hành vi
tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông khi làm công tác xử lý
vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Hiện nay tình
trạng làm việc chậm chạp, quan liêu còn biểu hiện ở một bộ phận cán bộ,
chiến sỹ làm công tác xử lý, gây chất lượng hiệu quả công việc kém, thậm
chí không ít trường hợp còn gây bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, cần xây
dựng rõ quy trình làm việc, thông báo công khai rộng rãi để nhân dân cùng
biết, đồng thời tiến hành giám sát, hoặc lập đường dây nóng để nhân dân
phản ánh các tiêu cực trong công tác xử lý, phát huy tính dân chủ. Xây
dựng kỹ năng giao tiếp với nhân dân, thái độ giao tiếp lịch sự, niềm nở, vì
nhân dân phục vụ.
- Tăng cường quy chuẩn hóa đối với các chủ thể có chức năng xử
phạt vi phạm hành chính về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Cùng với việc tổ chức, bố trí lại lực lượng  Cảnh sát giao
thông đường bộ.., vấn đề có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả
công tác là phải xây dựng được tiêu chuẩn người Cảnh sát giao thông có
phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ... Thực tiễn cho
thấy nếu cán bộ chiến sĩ  Cảnh sát giao thông  có phẩm chất đạo đức
tốt, có quan điểm giai cấp đúng đắn, tận tụy với công việc, nắm vững
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghiệp vụ và
quy định của ngành thì dù có khó khăn, thiếu thốn trong bất cứ hoàn cảnh
nào cũng hoàn thành nhiệm vụ.
- Tăng cường đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ đấu
tranh phòng chống tội phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông khi làm
nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn
giao thông đường bộ...
65
- Lực lượng Cảnh sát giao thông là một bộ phận của lực lượng Công
an nhân dân, có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp đảm bảo trật
tự an toàn giao thông, chủ động phòng ngừa đấu tranh với các hành vi
vi phạm luật giao thông, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật
trên các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng theo quy định của
pháp luật.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát giao thông
cần phải được tăng cường bồi dưỡng, huấn luyện thêm về nghiệp vụ đấu
tranh chống tội phạm như lực lượng Cảnh sát giao thông cần thường xuyên
nắm bắt được tình hình tội phạm, phương thức thủ đoạn của các loại tội
phạm, đặc điểm của các loại tội phạm, địa bàn hoạt động, quy luật hoạt
động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm hoạt động trên các tuyến giao
thông; tập huấn bồi dưỡng về chiến thuật bắt giữ tội phạm, phương pháp
thu thập tin tức, tài liệu, vật chứng của vụ án...
3.2. Trách nhiệm của nhà trường và sinh viên
3.2.1. Đối với nhà trường
Trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông, nhà trường giữ vai trò quan trọng:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh
viên trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông, giáo dục lối sống lành mạnh, đấu tranh chống lối sống tiêu cực.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo chỉ đạo tổ chức
Đoàn, Hội phụ nữ… trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Kết hợp với lực lượng Công an cơ sở, chính quyền địa phương và
gia đình quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên ngoại trú để chủ động phát
hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Nắm chắc tình hình học sinh, sinh viên có hành vi vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Phối hợp cùng chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ văn hoá
làm trong sạch địa bàn trong trường và khu vực xung quanh Nhà trường.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên các lớp ký cam kết không vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu luật, pháp lệnh, các văn bản của

66
Đảng, Nhà nước về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông.
3.2.2. Đối với học sinh, sinh viên
Cùng với nhà trường, học sinh, sinh viên là lực lượng xung kích
trong công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông. Để thể hiện trách nhiệm của mình, mỗi học sinh, sinh viên cần:
Nhận thức rõ hậu quả, có trách nhiệm phát hiện các hành vi, vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, báo cáo kịp thời cho nhà
trường hoặc lực lượng Công an cơ sở.

Hình 8. Học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
về an toàn giao thông
(Nguồn: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ra-quan-phat-dong-hoc-sinh-sinh-vien-
nghiem-chinh-chap-hanh-phap-luat-ve-an-toan-giao-thong-1491859315)
Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh, sinh viên trong lớp có
những dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Cam kết không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật về bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống
lành mạnh, tích cực tham gia các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra
kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ nhà trường.
Kết luận:
Bảo đảm trật tự an toàn giao thông hiện nay là vấn đề rất quan trọng,
được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự

67
nghiệp xây dựng đất nước phát triển về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng
- an ninh. Do đó mỗi công dân, nhất là sinh viên, phải luôn nâng cao hiểu
biết, tự giác chấp hành đúng luật lệ giao thông góp phần làm cho xã hội
luôn ổn định trật tự, văn minh và hiện đại. 

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


1. Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
2. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông?
3. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông?
4. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng chống vi phạm pháp luật về
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật Hình sự sửa đổi,
bổ sung năm 2017.
[2] Quốc hội (2020), Luật giao thông đường bộ, NXB Chính trị quốc
gia Sự Thật.
[3] Chính phủ (2020), Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
[4] Trương Diệu Loan (2015), Nguyên nhân của những vi phạm hành
chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ hiện nay, Tạp chí  cảnh
sát nhân dân, (http://csnd.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/1305/
Nguyen-nhan-cua-nhung-vi-pham-hanh-chinh-ve-trat-tu-an-toan-
giao-thong-duong-bo-hien-nay), truy cập ngày 16/04/2021.

68
BÀI 5
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ,
NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tội
xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác; công tác phòng, chống tội
phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Kỹ năng: Hiểu rõ nghĩa vụ trách nhiệm của người học trong công
tác phòng chống tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, là cơ
sở giúp người học nhận diện những dấu hiệu, hành vi của xâm phạm danh
dự, nhân phẩm của người khác góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

NỘI DUNG
1. Những vấn đề cơ bản về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm
của người khác
1.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác
Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một
người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
Nhân phẩm là phẩm chất, giá trị riêng của một con người cụ thể,
mang tính chất đặc trưng cá nhân trong xã hội.
Danh dự, nhân phẩm của con người là những yếu tố về tinh thần, bao
gồm phẩm chất, giá trị, sự tôn trọng, tình cảm yêu mến của những người
xung quanh đối với người đó.
Danh dự nhân phẩm con người là một trong những quyền cơ bản của
công dân, bất khả xâm phạm và luôn được pháp luật bảo vệ, cụ thể tại Điều
19, Điều 20, 21 Hiến pháp năm 2013, Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Không ai hoặc cơ quan, tổ chức nào có quyền xâm phạm đến danh dự nhân
phẩm của người khác, những hành vi xâm phạm đến danh dự nhân phẩm
69
của người khác đều bị pháp luật trừng trị”[1]. Điều 34, Bộ luật dân sự 2015
tiếp tục khẳng định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả
xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.[2].
Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là hành vi sử
dụng lời nói hoặc hành động tác động đến những giá trị đạo đức, uy tín,
phẩm giá của một người, gây tổn thương cho người bị tác động. Hành vi
xâm phạm danh dự, nhân phẩm không chỉ làm tổn thương đến những giá
trị về tinh thần, lòng tự trọng của người bị xúc phạm, ảnh hưởng đến cách
nhìn nhận của những người xung quanh đến người bị xúc phạm mà còn
tác động trực tiếp đến tâm lý của người bị xúc phạm tùy theo tính chất và
mức độ bị xâm phạm.
Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về
nhân phẩm và danh dự được Hiến pháp và pháp luật hình sự ghi nhận và
bảo vệ.
1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm
của con người
Đối tượng, chủ thể và khách thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của con người bao gồm:
- Khách thể: hành vi đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính
mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác.
- Chủ thể: Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
của người khác được xác định là những người đầy đủ năng lực hành vi dân
sự, năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Đối tượng tác động: con người cụ thể. Điều này để nhằm phân biệt
các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người với một số tội phạm
cũng có những hành vi phạm tội tương tự nhưng tác động tới đối tượng
không phải là con người.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
- Mặt khách quan: người phạm tội phải là người có hành vi bằng
lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác.

70
1.3. Phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Bộ luật
Hình sự 2015 số 100/2015/QH13 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) của Quốc
hội nước ta, có thể phân loại các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
thành các nhóm”[3]:
1.3.1. Các tội xâm phạm tình dục
Tội xâm phạm tình dục là những hành vi xâm phạm đến quyền được
tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của người khác, làm ảnh hưởng đến sự
phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần của họ.
Nhóm tội xâm phạm tình dục được quy định trong Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) gồm các tội: Tội hiếp dâm (Điều
141); Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142); Tội cưỡng dâm (Điều
143); Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144);
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145); Tội dâm ô đối với người dưới 16
tuổi (Điều 146); Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
(Điều 147).
1.3.2. Các tội mua bán người (xâm phạm sức khỏe)
Là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực
hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như
quyền tự do, quyền con người,… coi con người như một món hàng để thực
hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.
Tội mua bán người được quy định gồm: Tội mua bán người (Điều
150); Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); Tội đánh tráo người
dưới 01 tuổi (Điều 152); Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153);
Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154).
1.3.3. Các tội làm nhục người khác
Đây là hành vi phạm tội hành hạ người khác xâm phạm đến quyền
được bảo hộ về thân thể, sức khoẻ, uy tín, danh dự, nhân phẩm của
người khác.
Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 140 gồm: Tội hành hạ
người khác; Điều 155: Tội làm nhục người khác và Điều 156: Tội vu khống.
1.3.4. Nhóm tội khác
Một số tội khác về xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác được
pháp luật quy định: tội lây truyền HIV cho người khác và cố ý truyền HIV
71
cho người khác (điều 148 và 149 Bộ luật Hình sự 2015), tội chống người
thi hành công vụ.
Đây là những hành vi phạm tội làm tổn thương đến sức khoẻ và tinh
thần của nạn nhân. Về sức khỏe, nạn nhân của những hành vi phạm tội này
sẽ bị nhiễm HIV, suy giảm hệ miễn dịch và tử vong do các bệnh cơ hội.
Về tinh thần, nạn nhân thường mang tâm lý mặc cảm, lo sợ người khác kỳ
thị; thường bị quy chụp là “vi phạm các tệ nạn xã hội” và khó có khả năng
chứng minh bản thân là nạn nhân.
1.4. Nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội danh dự,
nhân phẩm
1.4.1. Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt ưu điểm cũng bộc lộ
nhiều mặt trái trở thành những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm như:
lối sống hưởng thụ xa hoa, trụy lạc của một bộ phận người trong xã hội;
sự xuống cấp nhiều mặt về văn hoá, đạo đức, lối sống; phân hóa xã hội
khiến một bộ phận giàu lên nhanh chóng trong đó có một số người làm
giàu bất chính từ đó dẫn đến phạm tội, mặc khác không ít người không có
tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống bị tác động
bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
1.4.2. Tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng xã hội
tiêu cực do chế độ cũ để lại
Những tàn dư của chế độ cũ về mặt tư tưởng cùng với hệ quả chiến tranh
kéo dài trong nhiều năm có tác động lớn đến các hiện tượng tiêu cực của xã
hội, trong đó có tình trạng tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm con người.
Một số vấn đề đặt ra cho xã hội như: lối sống hưởng thụ, ích kỷ, sa
đoạ trụy lạc; tư tưởng tham lam; tư tưởng trọng nam, coi thường phụ nữ
trong một bộ phận nhân dân.
Tác động của văn hóa phương Tây qua các hoạt động văn hóa, xã
hội…; sự tiếp thu không có chọn lọc của một bộ phận không nhỏ người
dân nhất là thế hệ trẻ.
1.4.3. Công tác quản lý của Nhà nước trong một số lĩnh vực còn
nhiều bất cập
Sơ hở thiếu sót trong quản lý con người, quản lý văn hoá, quản lý
nghề nghiệp kinh doanh... và những hạn chế trong giáo dục đạo đức, lối
sống, nâng cao trình độ văn hoá của người dân.

72
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu
quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội còn chậm đổi mới tạo sơ hở cho
tội phạm hoạt động phát triển.
Công tác tổ chức và đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ
quan chức năng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một số nơi chưa thực sự mạnh
mẽ, chưa hiệu quả.
Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số
nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh
của quần chúng nhân dân trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập
cộng đồng cho người phạm tội.
Sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc
gia khác.
2. Công tác phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm của người khác
2.1. Khái niệm và các hướng phòng, ngừa tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác
2.1.1. Phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ
chức xã hội và công dân thực hiện bằng nhiều biện pháp nhằm khắc
phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn
chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.
Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo
trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội
phạm xảy ra, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc.
2.1.2. Các hướng phòng ngừa
Phòng, chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:
- Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã
hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và
phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
- Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xảy ra.
Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế
những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn
tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội
phạm vẫn xảy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp
73
thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở
thành người công dân lương thiện.
2.2. Chủ thể và nguyên tắc phối hợp trong phòng, chống tội
phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
2.2.1. Chủ thể hoạt động phòng, chống tội phạm
Chủ thể của hoạt động phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm của người khác gồm Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp;
Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp; Các cơ quan bảo vệ pháp luật:
Công an, Viện kiểm sát, Toà án và công dân.
2.2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng, chống tội phạm
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng chống tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm tuân thủ theo các nguyên tắc chung về phòng chống
tội phạm được quy định cụ thể tại điều 2, 3, 4, 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như sau:
- Nguyên tắc pháp chế: Mọi họat động phòng ngừa tội phạm của các
cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân phải hợp hiến pháp và pháp luật.
- Nguyên tắc dân chủ bình đẳng xã hội chủ nghĩa: Mọi cơ quan tổ
chức công dân đều có thể tham gia họat động phòng ngừa tội phạm và Nhà
nước phải tạo mọi điều kiện cho các chủ thể tham gia hoạt động phòng
ngừa tội phạm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội vào việc phòng ngừa
tội phạm.
- Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong phòng ngừa: Các biện
pháp phòng ngừa tội phạm không được hạ thấp danh dự, nhân phẩm con
người mà phải nhằm khôi phục con người và tạo điều kiện để con người
phát triển.
Nguyên tắc khoa học và tiến bộ trong phòng ngừa: Các biện pháp
phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, các thành
tựu khoa học nhất định, phải ứng dụng các thành tựu của khoa học và công
nghệ trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các biện
pháp phòng ngừa tội phạm luôn phải đảm bảo cho mọi người có cơ hội
phát triển bình đẳng, không được phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính,
thái độ chính trị.
- Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể trong công tác
phòng ngừa tội phạm: Mỗi chủ thể khi tham gia phòng ngừa tội phạm

74
trong phạm vi và nhiệm vụ phòng ngừa ở từng địa phương, từng ngành mà
mình quản lý; đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác để có
thể thực hiện một cách tốt nhất hoạt động phòng ngừa tội phạm.
- Nguyên tắc cụ thể hóa trong phòng ngừa tội phạm: Biện pháp phòng
ngừa tội phạm luôn được nhận thức rõ ràng, chứa đựng các giải pháp khả
thi và phù hợp với điều kiện đặc thù về phòng, chống tội phạm ở mỗi địa
phương, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực.
2.3. Nội dung phòng, chống tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm
2.3.1. Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm
Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế - xã hội góp phần
bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xâm
phạm danh dự, nhân phẩm.
Gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội
phạm có thể lợi dụng hoạt động.
Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh, nhất là kiến thức về phòng, chống tội phạm cho cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung nghiên cứu
dự báo, luật hóa kịp thời các hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện.
Hoàn thiện chế độ, chính sách đặc thù đối với các cán bộ kiêm nhiệm
và những người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia công
tác phòng, chống tội phạm.
2.3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc
Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
an ninh trật tự trong từng thời kỳ.
Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm.
Đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất

75
lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, nhất là các lực lượng
công an xã, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, bảo vệ chuyên trách các cơ
quan, doanh nghiệp.
Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người
phạm tội, vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội xâm phạm
danh dự, nhân phẩm.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giam giữ, quản lý, giáo dục
cải tạo các loại đối tượng.
Chủ động thực hiện các biện pháp giúp phạm nhân chuẩn bị tái hòa
nhập ngay trong quá trình chấp hành án, đồng thời thực hiện có hiệu quả
các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành
xong án phạt tù.
Lồng ghép công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành
xong án phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và công tác phòng, chống tội phạm ở từng địa phương.
Xác định trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, hiệu quả phối
hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong quản lý và giám sát thi
hành các hình phạt ngoài hình phạt tù. Các đối tượng được áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các đối tượng có nguy cơ phạm
tội trên địa bàn.
Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội, tập
trung quản lý nhà nước về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý trong lĩnh
vực công nghệ thông tin truyền thông xuất bản.
Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều
kiện không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ cầm cố thế
chấp tài sản vũ trường, quán bar, karaoke, game, bán hàng đa cấp.
Tăng cường quản lý vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đổi mới
chính sách biện pháp quản lý và xử lý đối với các hoạt động tệ nạn xã hội
(mại dâm, cờ bạc, nghiện ma túy,…).
2.3.3. Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ
Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp
công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm
tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động
của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.
Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo
76
dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những người bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong giai đoạn điều tra,
truy tố xét xử.
Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối
tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm.
Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa tội phạm theo chức năng, nhiệm
vụ của các lực lượng trong quân đội, hải quan, kiểm lâm, thanh tra, quản
lý thị trường. công an…
2.3.4. Tổ chức tiến hành các hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý
tội phạm
Xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh
với các loại tội phạm nổi lên ở từng giai đoạn. Mở các đợt cao điểm tấn công
trấn áp tội phạm bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước.
Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn trọng điểm về trật tự, an
toàn xã hội để tập trung lực lượng chuyển hóa thành địa bàn không có tội
phạm hoặc giảm tội phạm đến mức thấp nhất.
Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết
hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra, tố tụng hình
sự; không để lọt tội phạm; không làm oan người vô tội;
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra và bộ
ngành, đơn vị có liên quan trong xử lý các vụ án về xâm phạm danh dự,
nhân phẩm người khác: cơ quan Điều tra với Viện Kiểm sát, cơ quan Thanh
tra của Chính phủ, Thanh tra của các bộ, ngành,...
Nghiên cứu xử lý, giải quyết thu hồi tài sản được thu giữ trong quá
trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử một cách hiệu quả nhất, nhằm tránh
hư hao, thất thoát, mất giá trị khi thanh lý, đấu giá làm giảm thu cho ngân
sách nhà nước.
3. Giải pháp, trách nhiệm phòng, chống các tội xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người
3.1. Giải pháp
Là một bộ phận quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, hệ thống các
biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm cũng được
xác định ở các mức độ: phòng ngừa chung (phòng ngừa xã hội) và phòng
chống riêng (chuyên môn). Ngoài ra, có thể xây dựng các biện pháp phòng
chống tội phạm dựa trên những tiêu chí khác như: nội dung tác động, phạm
77
vi và quy mô tác động, phạm vi các lĩnh vực hoạt động; hoặc có thể được
xây dựng dựa trên chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm, đối tượng bị
tác động của biện pháp phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân
phẩm người khác.
3.1.1. Kinh tế - xã hội
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng
cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội. Các địa phương huy động và
lồng ghép các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh đầu tư ở vùng dân tộc thiểu
số và miền núi, vùng khó khăn, nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; thực hiện
tốt chính sách an sinh xã hội, chế độ, chính sách với người có công, đối
tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo.
Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao
động ở các địa phương, đặc biệt ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
người dân ở vùng sâu, vùng xa. Có chính sách xoá mù chữ cho phụ nữ,
đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội học tập cho trẻ em thông qua các biện
pháp miễn, giảm học phí, hỗ trợ cơ sở vật chất; mở các lớp tình thương cho
trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đặc biệt chú trọng gắn kiến
thức văn hoá cho học sinh với giáo dục kỹ năng sống để phụ nữ, trẻ em tự
bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại.
3.1.2. Văn hoá - giáo dục
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm trong cộng đồng dân cư, xác định đây
là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục cần được triển khai sâu rộng với nhiều
hình thức, đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng, vùng miền và
địa phương.
Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với từng
vùng, miền, từng đối tượng, coi trọng các biện pháp truyền thống như: tuyên
truyền miệng, in ấn tờ rơi, pa-nô, áp phích, tranh ảnh biếm họa, nhất là tuyên
truyền qua hệ thống loa truyền thanh của các thôn, bản, khu phố,...
Tăng cường giáo dục của gia đình, Nhà nước và xã hội, trong đó gia
đình là hạt nhân của xã hội, có vai trò quan trọng trong việc hình thành
duy trì các giá trị truyền thống, nề nếp, lối sống, ứng xử đúng mực của các
cá nhân. Nhà trường là nơi giáo dục và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và
đạo đức con người: lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh
sản cho học sinh; giáo dục cho học sinh (đặc biệt bé gái) biết cách phòng
vệ và tránh những nguy cơ có thể dẫn đến các hành vi xâm phạm tình dục

78
và buôn bán người. Các đoàn thể xã hội tăng cường các hình thức tuyên
truyền, giáo dục để mọi người cảnh giác trước các hành vi phạm tội xâm
phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
3.1.3. Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự xã hội ở
các địa phương
Tăng cường các biện pháp quản lý giáo dục đối với các đối tượng có
tiền án, tiền sự, có biểu hiện vi phạm pháp luật tại cộng đồng; tăng cường
trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc quản lý nhân khẩu, hộ tịch,
tạm trú, tạm vắng trên địa bàn dân cư của tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trong
đấu tranh, phòng, chống tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tích cực vận động quần chúng tham gia
phát hiện, tố giác tội phạm, chủ động hỗ trợ các lực lượng chức năng tấn
công trấn áp tội phạm.
Tăng cường các biện pháp liên quan đến hoạt động phát hiện và xử
lý hành vi phạm các tội xâm phạm nhân phẩm, nhân phẩm của con người.
Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng, quần chúng nhân dân và các
đoàn thể trong việc nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết về các
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, chủ động, tích cực tham
gia đấu tranh, tố giác tội phạm.
Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chủ thể, lực lượng trong
phòng, chống các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người ở
các địa phương
Tăng cường thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, gắn phòng,
chống xã hội với phòng, chống nghiệp vụ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là tại các địa
bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, các nhóm đối tượng có nguy
cơ phạm tội và nguy cơ bị xâm hại cao, gắn với phong trào xây dựng khu
dân cư văn hóa, không có tội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội khác ở địa phương.
Nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị
khởi tố; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về tội phạm và tệ nạn
xã hội, không để hình thành địa bàn phức tạp; ba ngành Công an - Viện
Kiểm sát - Tòa án cần tăng cường công tác phối hợp trong điều tra, tuy tố,
xét xử và thi hành án đối với tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm,

79
đồng thời tổ chức xét xử lưu động các vụ án điểm phục vụ công tác phòng,
chống tội phạm này.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, khắc phục
sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật, nhất là các lĩnh vự quản lý cư trú.
3.2. Trách nhiệm phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự,
nhân phẩm trong nhà trường
3.2.1. Trách nhiệm của nhà trường
Trong phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, nhà
trường cần:
- Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm xâm phạm
danh dự, tính mạng trong nhà trường; tuyên truyền giáo dục các chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm để
cho sinh viên thấy được trách nhiệm của mình, của nhà trường trong đấu
tranh phòng chống tội phạm danh dự, tính mạng, từ đó tự giác tham gia.
- Xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, không có
các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm, xây dựng quy định, quy
chế quản lý sinh viên chặt chẽ.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia kí kết không tham gia tệ nạn xã hội,
không có hành vi hoạt động phạm tội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
pháp luật hình sự, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm nói chung trong
đó có tội phạm danh dự, tính mạng; phát động các phong trào trong nhà
trường hưởng ứng các cuộc vận động toàn dân tham gia phòng chống
tội phạm với nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
nhà trường.
- Phối hợp với lực lượng Công an cơ sở trong rà soát phát hiện, cung
cấp số sinh viên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội xâm phạm danh
dự, nhân phẩm để có biện pháp quản lý, giáo dục kịp thời.
3.2.2. Trách nhiệm của sinh viên
Phòng chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người
khác là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó sinh viên là lực lượng
đông đảo. Mỗi sinh viên cần có những hành động thiết thực:
- Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội
dung cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm
người khác. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho mọi người.
80
- Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường
trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể; pháp luật của nhà nước về phòng
chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm
danh dự, nhân phẩm người khác: tham gia vào các tổ chức thanh niên xung
kích phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh trong trường, lớp,
xã hội; cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến
vụ việc phạm tội, người phạm tội; cộng tác giúp đỡ lực lượng Công an,…
Kết luận:
Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ
nhân phẩm, danh dự,… Mọi công dân Việt Nam đều có quyền được bảo
vệ danh dự, nhân phẩm của mình. Hiểu biết về những quy định về phòng
chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác chính là biện
pháp hữu hiệu bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân và xã hội khỏi sự
xâm hại đến từ các chủ thể khác. Để nâng cao công tác phòng, chống tội
phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác cần sự chung tay của
cả hệ thống chính trị, toàn thể mọi lực lượng xã hội và mỗi cá nhân, trong
đó có sinh viên đóng vai trò quan trọng.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


1. Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người được quy định
như thế nào trong Bộ luật Hình sự hiện hành?
2. Tại sao danh dự nhân phẩm của mỗi con người là bất khả xâm phạm?
3. Dấu hiệu pháp lý của tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm?
4. Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong công tác phòng, chống tội
xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, QH13 ngày 28/11/2013.
[2] Quốc hội (2015), Điều 34, Bộ luật Dân sự, số 91/2015/QH13, Hà
Nội
[3] Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự; Luật số: 100/2015/QH13 ngày
27/11/2015.

81
BÀI 6
AN TOÀN THÔNG TIN VÀ PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM
PHÁP LUẬT TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về an
toàn thông tin, các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng và biện
pháp phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Kỹ năng: Từ nội dung kiến thức được cung cấp người học nhận thức
đúng đắn nghĩa vụ trách nhiệm của mình về phòng chống vi phạm pháp
luật trên không gian mạng, bảo vệ chính bản thân mình và người thân về
an toàn thông tin trên không gian mạng.

NỘI DUNG
1. Nhận thức chung về an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm
pháp luật trên không gian mạng
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Thông tin
Thông tin là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài
người bao gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm
sự hiểu biết của con người, hình thành trong quá trình giao tiếp.
Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương
tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát
các hiện tượng tự nhiên, xã hội,...
Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, dưới dạng
điện tử... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm
tư, tình cảm của con người. Thông tin cũng là đối tượng được tìm hiểu,
nắm bắt để phục vụ nhu cầu của các chủ thể.
Thông tin mang đậm tính chủ quan của con người nên trước một sự
việc, hiện tượng, với những mục đích khác nhau, thông tin sẽ biến dạng
thành những nội dung khác nhau. Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo
được đầy đủ các thuộc tính với nhiều yêu cầu phức tạp đối với công tác
quản lý, đặc biệt là đối với thông tin mạng do kỹ thuật truyền nhận và xử
82
lý thông tin ngày càng phát triển, mức độ rủi ro ngày càng lớn. Quản lý an
toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ
an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, khả năng ứng phó,
trình độ, năng lực của các chủ thể... Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính,
cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng. Hiện nay, thông tin giữ
vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa tác động, chi phối mạnh mẽ đến đời
sống con người, đặc biệt là những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà
nước, bí mật quân sự, bí mật kinh tế,... Từ đó, thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm,
thu thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt hình
thành mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thể có thông tin và chủ thể
cần thông tin. Theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, thông tin
xử lý thông qua hệ thống thông tin được phân loại theo thuộc tính bí mật
như sau: thông tin công cộng, thông tin riêng, thông tin cá nhân, thông tin
bí mật nhà nước[3].
1.1.2. An toàn thông tin
Theo Tiêu chuẩn Anh BS 7799 “hướng dẫn về quản lý an toàn thông
tin”, được công bố lần đầu tiên vào năm 1995, cho rằng “an toàn thông tin
là sự bảo toàn của việc bảo mật, toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin”.
Xuất phát từ phần một của Tiêu chuẩn Anh BS 7799 mà hiện nay tồn tại
dưới phiên bản được sửa đổi ISO/IEC 17799:2005 bao gồm 134 biện pháp
cho an toàn thông tin và được chia thành 12 nhóm, gồm: Chính sách an
toàn thông tin (Information security policy) chỉ thị và hướng dẫn về an
toàn thông tin; Tổ chức an toàn thông tin (Organization of information
security) gồm tổ chức biện pháp an toàn và quy trình quản lý; Quản lý
tài sản (Asset management): trách nhiệm và phân loại giá trị thông tin;
An toàn tài nguyên con người (Human resource security): bảo đảm an
toàn; An toàn vật lý và môi trường (Physical and environmental security);
Quản lý vận hành và trao đổi thông tin (Communications and operations
management); Kiểm soát truy cập (Access control); Thu nhận, phát triển
và bảo quản các hệ thống thông tin (Information systems acquisition,
development and maintenance); Quản lý sự cố mất an toàn thông tin
(Information security incident management); Quản lý duy trì khả năng tồn
tại của doanh nghiệp (Business continuity management); Tuân thủ các quy
định pháp luật (Compliance); Quản lý rủi ro (Risk Management). Tại Việt
Nam, theo Quyết định số 856/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền
thông ngày 06/6/2017 về quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt

83
động ứng dụng công nghệ thông tin, “an toàn thông tin là sự bảo vệ thông
tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn,
sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo
mật và tính khả dụng của thông tin”.
Theo đó, tính bảo mật (Confidentiality) là đảm bảo thông tin chỉ có
thể được truy cập bởi những người được cấp quyền truy cập nhằm tránh
để lộ thông tin đến những đối tượng không thuộc diện biết thông tin. Tính
bảo mật trong an ninh mạng bao gồm việc bảo vệ các dữ liệu được truyền
qua mạng trước nguy cơ dữ liệu đó bị những người không được cấp quyền
truy cập chiếm đoạt.
Tính toàn vẹn (Integrity) là đảm bảo thông tin đáng tin cậy, không
bị thay đổi hoặc hủy hoại một cách trái phép hoặc bởi những người không
được phân quyền thực hiện các hoạt động đó, cũng như bảo vệ tính khách
quan của thông tin, tránh việc bị thay đổi hay bị làm sai lệch dù cố ý hoặc
vô ý. Thuộc tính này đảm bảo từng thông điệp được nơi nhận đúng như
khi nó gửi đi mà không bị mất, bị lặp lại, bị thay đổi trật tự và chắc chắn
không bị gửi trả lại. Tất cả các dữ liệu được gửi đi phải đến nơi nhận một
cách toàn vẹn.
Tính khả dụng (Availability) là khả năng đảm bảo cho hệ thống
truyền tin vận hành hiệu quả, liên tục trong khoảng thời gian đã định. Tính
khả dụng đảm bảo các tài nguyên thông tin luôn sẵn sàng cho việc khai
thác, sử dụng đúng mục đích đã định.
1.1.3. Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2019 thuật ngữ không gian mạng được quy
định: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là
nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không
gian và thời gian” [19, tr.9].
Vi phạm pháp luật trên không gian mạng là hành vi nguy hiểm
cho xã hội diễn ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng
lực trách nhiệm thực hiện cố ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật
bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự như:
Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

84
Tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công
cộng, làm nhục, vu khống. Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không
gian mạng là chỉnh thể thống nhất các hoạt động phòng ngừa, phát hiện,
ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hành vi vi phạm pháp luật, bảo
đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng không chỉ
hướng đến làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên
không gian mạng mà còn bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy
cơ đe dọa, mối đe dọa, không để hình thành hành vi trên thực tế. Phòng,
chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng bao gồm nhiều hoạt động
khác nhau:
Phòng ngừa là hoạt động nhằm triệt tiêu những nguyên nhân, hạn
chế những điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và
các đối phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra
thường xuyên, liên tục.
Phát hiện là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá
nhằm xác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ
đoạn, hành vi, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật.
Hoạt động phát hiện được tiến hành thông qua các biện pháp công khai
hoặc bí mật.
Ngăn chặn là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiếp
diễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn
đòi hỏi phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi.
Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật là các hoạt động mang
tính nghiệp vụ nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động vi phạm phạp luật
và đưa chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu
cuối cùng trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an
ninh mạng.
1.2. Đặc điểm vi phạm pháp luật trên không gian mạng
1.2.1. Mang tính xuyên quốc gia
Hiện nay, thông tin và các thách thức và mối đe dọa đến an toàn

85
thông tin không bó hẹp trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Cho
đến thế kỷ XV, hầu hết các nền văn minh còn bị cô lập với nhau, hạn chế
bởi những tuyến đường và phương tiện giao thông chậm chạp, tốn kém,
nguy hiểm, giao dịch quốc tế có xu hướng khép kín từ đó bó hẹp các nguồn
thông tin. Sang thế kỷ XVI, với những phát kiến địa lý và khoa học kỹ
thuật trên thế giới đã dần dần xích lại gần nhau.
Thế kỷ XXI với những bước phát triển vượt bậc của khoa học, công
nghệ cùng với xu thế toàn cần hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra cuộc
cách mạng thông tin trên nền tảng những tiến bộ kỹ thuật về máy tính,
truyền thông và các phần mềm giảm thiểu chi phí truyền tải và xử lý thông
tin. Nếu như năm 1993, có khoảng 50 trang web trên thế giới thì chỉ sau
10 năm số trang web là hơn 5 triệu và chỉ từ năm 2000 đến năm 2005, tỉ lệ
sử dụng Internet tăng 170% và liên tục tăng cho đến hiện nay. Và nếu năm
1980, để lưu trữ thông tin 1 Gigabiyte thì cần một thiết bị to bằng 1 tòa
nhà thì hiện nay 1 thẻ nhớ điện thoại bằng 1 đầu ngón tay cũng có thể chứa
tới 512 Gigabiyte. Thông tin từ quốc gia này có thể nhanh chóng được các
quốc gia khác nắm bắt thông qua hệ thống thông tin có tính công cộng, đặt
ra vấn đề bảo mật thông tin trong những trường hợp nhất định. Tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia triệt để lợi dụng các ưu việt cũng như hạn chế
trong thông tin để thực hiện các hành vi phạm tội như trộm cắp, phát tán
vi rút, tuyên truyền tư tưởng cực đoan, lôi kéo tham gia và thực hiện các
hoạt động khủng bố,...

Hình 9. Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN


về An ninh mạng lần thứ 5
(Nguồn: https://dangcongsan.vn/doi-ngoai/hop-tac-quoc-te-de-duy-tri-hoa-binh-
on-dinh-tren-khong-gian-mang-565491.html )

86
1.2.2. Mang tính phi chính phủ
Thông tin và an toàn thông tin không chỉ là sản phẩm độc quyền của
bất cứ chính phủ hay chế độ nào mà có tính mở với sự tham gia của nhiều
cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị và đặc biệt các tổ chức phi nhà nước. Các
mối đe dọa đến an toàn thông tin đều không nhân danh bất cứ hà nước nào
với tác nhân gây ra có thể là sự vô tình hay cố ý từ bất cứ một thành phần
nào trong xã hội, thậm chí còn đến từ các nhóm chủ thể có khuynh hướng
chống đối xã hội như khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế hoặc từ những lỗi
liên quan đến kỹ thuật. Tuy nhiên, sự nguy hiểm từ các mối đe dọa đến an
toàn thông tin lại từ việc khó xác định chủ thể gây ra, âm mưu, ý đồ, tạo ra
sự nghi kỵ và dẫn đến các hoạt động có tính trả đũa quốc tế. Cùng với đó,
hậu quả từ các mối đe dọa đến an toàn thông tin thường khó kiểm soát và
khắc phục, gây ra những dư chấn tâm lý, tư tưởng, nhận thức.
1.2.3. Mang tính toàn cầu
Sự ra đời của máy tính và Internet đã góp phần thúc đẩy sự lan tràn
thông tin trên toàn cầu và cùng với đó là những thách thức và mối đe
dọa an toàn thông tin có mức độ hậu quả trên phạm vi toàn cầu. Nhờ có
Internet mà con người tạo ra một thế giới ảo với “các xa lộ thông tin toàn
cầu” không còn bị ngăn cách. Từ đó, các tác nhân tấn công và mục tiêu
bị tấn công có thể đến từ bất cứ đâu trên toàn cầu, rất khó xác định. Cùng
với đó, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia, đặc biệt là trong kết nối, chia sẻ hạ tầng công nghệ thông tin,
làm các mối đe dọa đến an toàn thông tin có khả năng tác động đến nhiều
nước. Từ đó, đòi hỏi các quốc gia có sự phối hợp trong giải quyết và đảm
bảo an toàn thông tin.
Diễn ra gay go quyết liệt phức tạp, lâu dài, trong điều kiện bùng nổ
các phương tiện truyền thông hiện đại, liên quan đến rất nhiều yếu tố quốc
tế, yếu tố nước ngoài. Bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm
pháp luật trên không gian mạng phải đối đầu, đấu tranh với nhiều loại tội
phạm mới như tin tặc (hacker, cracker), kinh doanh các dịch vụ viễn thông
quốc tế lậu, trộm cắp cước viễn thông quốc tế,…
1.3. Vai trò của bảo vệ an toàn thông tin và phòng, chống vi
phạm pháp luật trên không gian mạng
Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và phổ cập mạng thì
vấn đề an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian
mạng đã có những thay đổi lớn và trở thành một vấn đề mới trong lĩnh vực

87
an ninh phi truyền thống và là một trọng tâm trong công tác đảm bảo an
ninh, trật tự, tác động, ảnh hưởng toàn diện đến an ninh kinh tế, an ninh
chính trị, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh xã hội. Từ đó, bảo vệ an toàn
thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng trở thành
một yêu cầu không thể thiếu trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động
điện tử nói riêng, duy trì và đảm bảo các hoạt động của con người trong
không gian mạng cũng như trong thực tế, không gây xáo trộn và các tình
huống phức tạp, nguy hiểm. “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng đã nêu rõ: “Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng
bộ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự,
chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia,
chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược an ninh mạng
và cả chiến lược quốc phòng an ninh chuyên ngành khác” [4, tr.160].
Vai trò của bảo vệ an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp
luật trên không gian mạng còn xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin.
Từ chính phủ, quân đội, các tập đoàn, bệnh viện, cơ sở kinh doanh… đến
người dân đều có những thông tin bí mật riêng về khách hàng, nhân viên,
sản phẩm, nghiên cứu, nhân thân, hoạt động hàng ngày, dữ liệu thông tin
cá nhân,… Hầu hết các thông tin đó hiện nay đều được thu thập, xử lý và
lưu trữ bởi máy vi tính, trung tâm dữ liệu. Dữ liệu đó cũng có thể được
chuyển qua mạng để về trung tâm lưu trữ, đến các nhánh công ty con, hoặc
gửi cho bạn bè, người thân… Nếu thông tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh
tranh, tội phạm thì gây ra những hậu quả đặc biệt nguy hiểm.
Cùng với đó, hiện nay, do nhu cầu thực tế ngày càng cao của đời
sống xã hội với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và được sự hỗ
trợ tích cực bởi các thành tựu khoa học công nghệ, các ứng dụng công nghệ
thông tin đã và được triển khai rộng rãi và ngày càng có chiều sâu, gắn kết
các hoạt động của con người trong thực tế với không gian mạng và thể hiện
rất rõ trong chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển công nghệ thông
tin của các chính phủ. Công nghệ thông tin càng phát triển thì mức độ phụ
thuộc của con người vào hệ thống thông tin càng cao và trở thành một công
cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của danh nghiệp, dịch vụ trực
tuyến, chính phủ điện tử... Điều này mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế,
văn hóa, tư tưởng... từ đó đặt ra yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, phòng,
chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm giảm thiểu sự tổn
thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.

88
Không chỉ vậy, chính sự phụ thuộc của con người với không gian
mạng kết hợp với những điểm yếu trong hệ thống thông tin đã nảy sinh
nhiều nguy cơ đối với an toàn thông tin, hình thành nhiều loại tội phạm
mới trong không gian mạng liên quan đến thông tin như đánh cắp, buôn
bán trái phép thông tin, lừa đảo qua mạng Internet,... Các vấn đề này nếu
không được xử lý kịp thời, mau lẹ sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát
trong không gian mạng, ảnh hưởng đến chủ quyền trong không gian mạng
và quyền chủ quyền trong không gian mạng của nước ta. Không chỉ vậy,
thông qua đó, các thế lực thù địch, phản động tiến hành các hoạt động tung
tin, bịa đặt, tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, kích động quần chúng nhân
dân tham gia các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,…
2. Nội dung bảo vệ an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm
pháp luật trên không gian mạng
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
Sau hai mươi năm sử dụng, tính từ năm 1997, dịch vụ Internet đã không
ngừng mở rộng về quy mô mạng lưới, đa dạng các loại hình dịch vụ, Việt
Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet
nhanh trên thế giới và khu vực. Sự phát triển nhanh chóng của chính phủ
điện tử, với gần 100% cán bộ, công chức có máy vi tính để sử dụng, tỷ
lệ máy tính có kết nối Internet của các cơ quan Trung ương đạt 93,7% và
các cơ quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 97,2%, 100%
các bộ, ban ngành, địa phương đều có trang thông tin, cổng điện tử, 100%
cơ quan nhà nước có mạng nội bộ và bộ phận chuyên trách về công nghệ
thông tin… Các mô hình “một cửa điện tử”, “thuế điện tử”, “hải quan điện
tử”… đã và đang góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý hành
chính công, đưa các chủ trương, chính sách nhanh chóng đi vào đời sống
xã hội. Người dân, doanh nghiệp kết nối với chính quyền chủ động, trực
tiếp hơn. An ninh mạng ở nước ta từng bước được quan tâm, đầu tư và phát
triển, xác lập cụ thể trong Chiến lược an ninh mạng và được thể chế hóa
trong hệ thống pháp luật: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2017, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật An toàn thông tin mạng năm
2015, Luật Giao dịch điện tử năm 2005... Tuy nhiên, những diễn biến phức
tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là âm mưu và
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và tội phạm tạo
ra nhiều mối đe dọa.

89
2.1. Mất kiểm soát an toàn thông tin mạng
Công tác bảo mật thông tin ở các cơ quan nhà nước còn nhiều sơ
hở, yếu kém. Theo đánh giá năm 2017, có 41% cơ quan tổ chức không
thực hiện việc kiểm tra, đánh giá quản lý rủi ro về an toàn thông tin,
dẫn tới không phát hiện được nguy cơ mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ
thống, có 51% cơ quan tổ chức chưa có quy trình thao tác chuẩn để
phản hồi hoặc xử lý khi xảy ra sự cố, dẫn đến lúng túng, bị động trong
khắc phục, đưa hệ thống hoạt động trở lại bình thường, 73% cơ quan
tổ chức chưa triển khai thực hiện các biện pháp an toàn thông tin theo
quy chuẩn trong nước và quốc tế. Tình trạng lộ, lọt thông tin bí mật
nhà nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên không gian mạng. Một
số cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đã sử dụng máy tính có kết nối
Internet để soạn thảo và lưu giữ thông tin mật mà không có các biện
pháp bảo vệ. Nhiều tài liệu có độ mật cao về an ninh - quốc phòng đã
bị lộ như các nghị quyết, kế hoạch, đề án, dự án của khối cơ quan đảng,
nhà nước, ban, ngành, chương trình làm việc của các đồng chí lãnh đạo
cấp cao. Tình trạng tung tin giả trên các trang mạng xã hội diễn biến
phức tạp. Riêng năm 2016, Bộ Thông tin và truyền thông đã xử phạt 4
trường hợp tung tin giả, tin đồn thất thiệt.
Một số cơ quan báo chí điện tử chưa chấp hành nghiêm định hướng
tuyên truyền, buông lỏng quản lý, chạy theo thị hiếu thị trường dẫn đến
tình trạng đưa các thông tin không chính xác, sai sự thật, vi phạm Luật Báo
chí, đi ngược lợi ích quốc gia, thậm chí dẫn đến dư luận phức tạp. Các thế
lực thù địch và đối tượng phản động gia tăng các hoạt động tuyên truyền,
xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tung tin, bịa đặt gây hoang
mang dư luận, kích động biểu tình, bạo loạn; đẩy mạnh các hoạt động tấn
công vào cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, tập đoàn kinh tế nhằm
thu thập các thông tin, dữ liệu,... Trong khi đó, nhận thức bảo vệ thông tin
của người dân còn thấp, dễ bị dụ dỗ, tin theo các thông tin sai sự thật. Số
liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy,
63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook
và trong đó có 40% là nạn nhân hàng ngày. Cùng với đó, thông tin cá nhân
đang trở thành mục tiêu bị tấn công và chiếm đoạt.
2.2. Tội phạm mạng
Theo quy định của Luật An ninh mạng năm 2018, tội phạm mạng là
hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện

90
điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Tội phạm
mạng ở nước ta được nhìn nhận trên phương diện chính là những hành vi
sử dụng không gian mạng làm phương tiện thực hiện hành vi phạm tội.
Tình hình phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc hại với tính
chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Thiệt hại do virut máy tính gây ra
đối với người dùng Việt Nam có xu hướng tăng cao, năm 2016 là 10.400
tỷ đồng, năm 2017 là 12.300 tỷ đồng, tương đương 540 triệu USD và năm
2018 lên tới 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 tỷ USD. Các đối tượng
phạm tội không ngừng mở rộng và thay đổi các hình thức phát tán các phần
mềm độc hại như qua Email, trang mạng khiêu dâm, diễn đàn, mạng xã
hội, điện thoại thông minh,... Các phần mềm được điều khiển từ xa, hoạt
động ngầm, có chức năng lấy cắp thông tin (mật khẩu, hình ảnh,...), phá
hủy dữ liệu, ghi âm,... và gửi tất cả dữ liệu thu được cho đối tượng qua
thư điện tử được chỉ định trước đặt ở nước ngoài. Hiện nay, đã xuất hiện
nhiều loại virus siêu đa hình, khi tự động biến đối, tránh sự phát hiện của
các phần mềm diệt virus. Thời gian gần đây, các hacker gia tăng mạng
mẽ các hình thức tấn công nhằm biến máy tính người dùng thành công cụ
đào tiền ảo với khoảng hơn 500 biến thể của mã độc đào tiền ảo và cứ 10
phút lại có một biến thể mới xuất hiện. Năm 2017, có hơn 139.000 máy
tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo mới W32.AdCoinMiner. Năm
2017 cũng chứng kiến sự bùng nổ của các ransomware lợi dụng lỗ hổng
hệ điều hành để phát tán với tốc độ chóng mặt như mã độc WannaCry. Tại
Việt Nam, hơn 1.900 máy tính có chứa WannaCry và hơn 52% máy tính
tồn tại lỗ hổng có thể bị tấn công bởi mã độc này, gắn theo đó là các điều
kiện đòi tiền chuộc. Tội phạm sử công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản
diễn biến phức tạp đặc biệt là thông qua các hoạt động thương mại điện tử
do sự thiếu hiểu biết, mất cảnh giác của người dùng. Các đối tượng phạm
tội thường lợi dụng việc bán hàng trên các sàn giao dịch trực tuyến để bán
hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc chuyển trước tiền vào tài khoản rồi
chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, tình trạng sử dụng Internet lừa đảo dưới hình
thức huy động vốn đa cấp diễn ra rất phức tạp, với thủ đoạn chủ yếu của
các đối tượng là xây dựng trang mạng và tuyên truyền, tự mạo nhận là sàn
thương mại điện tử hợp pháp để lôi kéo khách hàng tham gia và giới thiệu
người khác tham gia để chia phần trăm hoa hồng.

91
Hình 10. Tội phạm mạng ở Nga năm 2020 tăng 30 lần vòng ba năm
(Nguồn: https://vtv.vn/cong-nghe/toi-pham-mang-o-nga-nam-2020-tang-30-lan-trong-
ba-nam-qua-20210110063305005.htm)
Cùng với đó, các loại tội phạm truyền thống nhưng sử dụng không
gian mạng thực hiện hành vi phạm tội cũng diễn biến phức tạp, nổi lên là
các loại hình đánh bạc dưới nhiều hình thức. Các đường dây đánh bạc có
quy mô lớn được hình thành và thường đặt máy chủ ở nước ngoài, sử dụng
các đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao và thiết lập mạng ảo được
mã hóa phức tạp để tổ chức.
Các cơ quan đặc biệt nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng
không gian mạng chống phá Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động thu thập
tình báo, tiến hành phá hoại,... Các đối tượng phản động gia tăng các hoạt
động chống phá, đặc biệt là tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà
nước, tuyển mộ lực lượng, hướng dẫn các hoạt động làm bom, mìn, kích
động khủng bố, bạo loạn.
2.3. Các mối đe dọa khác
Hiện nay, Việt Nam đang trở thành mục tiêu tấn công mạng của các
thế lực thù địch và tội phạm, đặc biệt là vào hệ thống mạng thông tin quốc
gia. Theo Symaltec - tập đoàn bảo vệ bí mật máy tính quốc tế -, Việt Nam
đứng thứ 11 trên toàn cầu về nguy cơ bị tấn công mạng, thứ 15 về lượng
phát tán mã độc, thứ 10 về tin rác và thứ 15 về bị mất quyền kiểm soát
vào tay tin tặc. Năm 2018, trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam
(VNCERT) ghi nhận 9.344 cuộc tấn công với 5 loại hình chủ yếu là: tấn
công thu thập thông tin, tấn công leo thang đặc quyền, tấn công từ chối
dịch vụ, tấn công chiếm quyền điều khiển, tấn công mã độc.
92
Mục tiêu tấn công không chỉ đối với các trang web của các công ty,
doanh nghiệp mà còn có số lượng các trang thông tin điện tử tên miền “vn”
của Việt Nam, đặc biệt là các trang thông tin điện tử có tên miền “gov.vn”
của các cơ quan nhà nước. Tin tặc nước ngoài đã phát động các chiến dịch
tấn công Việt Nam. Tháng 7 năm 2013, hệ thống mạng của 05 báo điện
tử lớn của Việt Nam gồm: vietnamnet, dantri, tuoitreonline, thanhnien,
vnexpress đồng loạt bị tấn công từ chối dịch vụ. Nhiều trang tin điện tử bị
tấn công nhiều lần trong một thời gian dài, có những thời điểm lên đến hơn
300 nghìn máy trạm thực hiện việc tấn công, làm tê liệt hệ thống mạng của
các trang báo này khiến việc truy cập gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó, xu thế tấn công nhằm vào các thiết bị IoT và công
nghệ xác thực ngày càng gia tăng. Theo số liệu từ Kaspersky Lab, Việt
Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc
tấn công nhắm vào những thiết bị IoT. Thiết bị kết nối Internet (IoT) như
Router Wi-Fi, Camera IP, Smartphone… trở thành đích nhắm của hacker
mà điển hình là sự bùng nổ các biến thể mới của mã độc Mirai, trong đó có
nhiều biến thể nhắm mục tiêu đến Việt Nam.
Các sự cố mạng ở nước ta cũng diễn biến phức tạp, đặc biệt là các
sự cố liên quan đến đường truyền mạng. Năm 2017, tuyến cáp quang biển
quốc tế AAG gặp sự cố 5 lần, năm 2018 gặp sự cố 5 lần, làm ảnh hưởng
chất lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Tuyến cáp quang biển
quốc tế này có chiều dài 20.191 km, dung lượng thiết kế đạt 2 terabit/giây,
kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Bên cạnh đó, các sự cố về
bảo mật cũng có chiều hướng gia tăng.
Công tác quản lý nhà nước đối với các dịch vụ viễn thông, Internet còn
tồn tại nhiều sơ hở để các thế lực thù địch và tội phạm lợi dụng. Nhiều trang
mạng, blog đăng ký tên miền trong nước hoạt động tương tự báo tư nhân trên
mạng, đăng tải nhiều thông tin trái chiều, thậm chí công khai bày tỏ các quan
điểm đối lập. Công tác quản lý nhà nước đối với một số dịch vụ viễn thông,
nhất là thuê bao di động, đầu số tin nhắn, dịch vụ Internet 3G,... chưa chặt chẽ,
để tình trạng “sim rác”, tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo diễn ra tràn lan.
3. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các vi
phạm pháp luật trên không gian mạng
3.1. Các cơ quan bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các
vi phạm pháp luật trên không gian mạng
Bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các vi phạm pháp luật

93
trong không gian mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc;
phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng,
nêu cao ý thức tự giác của quần chúng nhân dân. Đảng ban hành các nghị
quyết, hoạch định đường lối, chính sách và phương pháp bảo vệ an ninh
mạng, bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các vi phạm pháp luật
trong không gian mạng: “Với tinh thần giữ vững quyền số quốc gia trên
không gian mạng trong mọi tình huống” [4, tr.277] Đảng và Chính Phủ đã
có sự phân công quản lý bảo vệ mạng thông tin của đất nước.

Hình 11. Phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt trong quá
trình phát triển
(Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/phat-trien-chinh-phu-dien-tu-o-viet-
nam-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40-329075.html)
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về an ninh mạng, có nhiệm vụ, quyền hạn ban hành hoặc trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản
quy phạm pháp luật về an ninh mạng. Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ
trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ an ninh mạng. Phòng
ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội
phạm mạng. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng. Xây dựng
cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số, cảnh báo, chia sẻ thông tin
an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng. Tham mưu, đề xuất Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp
thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi
xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên
94
quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành. Tổ chức diễn tập phòng,
chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối
với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; kiểm tra, thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn: Ban hành hoặc trình cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản
quy phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý. Xây dựng,
đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ
an ninh mạng trong phạm vi quản lý. Phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt
động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia trong phạm vi
quản lý. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công
mạng, diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống
thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, triển khai thực hiện công tác bảo
vệ an ninh mạng. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và trách nhiệm: Phối hợp
với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với
các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác thông tin có nội dung
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Yêu cầu doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ
gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông
tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống
thông tin do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.
Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ an ninh
mạng đối với thông tin, hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Phối
hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng của bộ,
ngành, địa phương.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng có trách nhiệm:
- Cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ trên
không gian mạng do mình cung cấp và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa.
- Xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh
mạng, xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, mã độc, tấn công mạng, xâm
nhập mạng và rủi ro an ninh khác; khi xảy ra sự cố an ninh mạng, ngay lập
tức triển khai phương án khẩn cấp, biện pháp ứng phó thích hợp, đồng thời
báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định của
95
pháp luật; áp dụng các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp cần thiết khác
nhằm bảo đảm an ninh cho quá trình thu thập thông tin, ngăn chặn nguy
cơ lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu; trường hợp xảy ra hoặc có nguy cơ xảy
ra sự cố lộ, lọt, tổn hại hoặc mất dữ liệu thông tin người sử dụng, cần lập
tức đưa ra giải pháp ứng phó, đồng thời thông báo đến người sử dụng và
báo cáo với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng theo quy định
của Luật này; phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng chuyên trách bảo vệ
an ninh mạng trong bảo vệ an ninh mạng.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng phải tuân
thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng, kịp thời cung cấp thông tin
liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi
xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an
ninh mạng và thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và
người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
3.2. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các vi
phạm pháp luật trên không gian mạng
Để bảo vệ Tổ quốc từ xa, một trong những nhiệm vụ cơ bản hiện
nay là bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Trong việc xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân thì “thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với
bên ngoài biên giới quốc gia và trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng
an ninh mạng” [4, tr.280].
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trách
nhiệm của cá nhân, cơ quan, đoàn thể quần chúng.
Tăng cường bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về lĩnh vực thông tin. Bảo vệ an toàn đội ngũ cán bộ,
công nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động thông tin. Bảo
vệ an toàn thông tin được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Thông tin
thuộc bí mật nhà nước truyền tải trên hệ thống thông tin. Bảo vệ an toàn
cơ sở hạ tầng thông tin. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về an ninh mạng, quản lý chặt chẽ hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ
viễn thông, Internet tại Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng, phòng
chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Tổ chức thực hiện hiệu
quả Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng...
Nâng cao nhận thức, ý thức của quần chúng nhân dân trong bảo đảm

96
an toàn thông tin trên không gian mạng, phòng chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng; kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp
luật; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận các thông tin không chính
thống.
Nâng cao năng lực dự báo các tình huống và chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn các diễn biến phức tạp liên quan đến an toàn thông tin trên
không gian mạng.
Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong bảo vệ an ninh
mạng quốc gia. Chủ động ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, thỏa thuận
quốc tế về an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng. Tăng cường, mở
rộng hợp tác quốc tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa
quốc gia có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin để tiếp cận, tiếp
thu các kinh nghiệm, công nghệ mới.
Kết luận:
Như vậy, ngày nay thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có ý
nghĩa tác động, chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người, đặc biệt là
những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật
kinh tế,... Thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm, thu thập thông tin và biến thông tin
thành một dạng hàng hóa đặc biệt; hình thành mối quan hệ trao đổi, buôn
bán giữa chủ thể có thông tin và chủ thể cần thông tin từ đó xuất hiện các
vi phạm pháp luật trên không gian mạng liên quan đến thông tin. Do vậy,
phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng được các nước đặc
biệt quan tâm.
Là sinh viên được trang bị những tri thức tiên tiến, đặc biệt là công
nghệ thông tin, cần nhận thức đúng đắn vai trò của công nghệ thông tin,
mạng xã hội để nâng cao các kỹ năng của bản thân, đồng thời cũng góp
phần bảo vệ đất nước, từ việc nhận thức sử dụng những công cụ như mạng
xã hội, công nghệ thông tin vào đời sống và sự phát triển của đất nước.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của phòng, chống vi phạm pháp luật trên
không gian mạng hiện nay?
2. Chủ thể giải pháp và trách nhiệm của sinh viên với việc phòng, chống
vi phạm pháp luật trên không gian mạng?
3. Nhận định về thực trạng an toàn thông tin ở Việt Nam hiện nay.

97
4. Tính cấp thiết của việc ban hành luật an ninh mạng hiện nay?
5. Trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm pháp luật
trên không gian mạng hiện nay?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội lần thứ XIII,
NXB Chính trị quốc gia Sự Thật.
[2] Quốc hội (2018), Luật An ninh mạng; Luật số: số 24/2018/QH14,
ngày 12/6/2018.
[3] Chính phủ (2016), Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về
bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
[4] Quốc hội (2015), Luật An toàn thông tin mạng, Luật số: 86/2015/
QH13, 19/11/2015.

98
BÀI 7
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN
NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về an ninh
truyền thống, an ninh phi truyền thống, những thách thức đe dọa từ an ninh
phi truyền thống và các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
Kỹ năng: Từ nội dung kiến thức được cung cấp người học nhận thức
đúng đắn nghĩa vụ, trách nhiệm và thái độ tích cực tham gia vào công tác
bảo vệ an ninh quốc gia trên lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền
thống, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm vô hiệu hóa các mối đe
dọa từ an ninh truyền thống và phi truyền thống.

NỘI DUNG
1. Bối cảnh, khái niệm, đặc điểm
1.1. Bối cảnh nảy sinh
Sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp của cục diện quốc tế sau chiến
tranh lạnh đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành trật tự thế giới mới và
xu hướng hợp tác mới trong quan hệ quốc tế. Sự biến đổi tập trung vào
quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức và thể chế toàn cầu theo hướng kết
thúc đối đầu hai cực Ianta sau nhiều thập kỷ. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và các quốc gia Đông Âu, kéo theo sự giải thể của tổ chức
Hiệp ước Vácsava là một trong những sự kiện chấn động thế giới, làm thay
đổi sâu sắc cục diện quốc tế, buộc chính quyền các nước phải tập trung
nghiên cứu, đánh giá và liên hệ đến tình hình, chiến lược an ninh của nước
mình. Trong bối cảnh mới, bất kỳ quốc gia nào cũng trở thành đối tượng bị
xâm hại của các vấn đề an ninh phi truyền thống, thậm chí trên một số lĩnh
vực, sự tiên phong, chiếm lĩnh của các quốc gia cũng đem lại ưu thế như:
không gian mạng, vũ trụ,...
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi rộng, tốc độ
nhanh và tiếp tục trở thành xu hướng chủ đạo trong các quan hệ quốc tế.
Toàn cầu hóa làm xuất hiện và nhân rộng một loạt các mạng lưới liên kết
99
ở cấp độ toàn cầu, thách thức biên giới lãnh thổ, giảm sự khác biệt về văn
hóa, suy thoái các giá trị truyền thống, đặc trưng quốc gia.
Trong bối cảnh mới, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể trở thành đối
tượng bị xâm hại của các vấn đề an ninh phi truyền thống. Đồng thời, sự
tiên phong và chiếm lĩnh của các quốc gia trên một số lĩnh vực cũng đem
lại ưu thế cho quốc gia đó nhờ tác động qua lại lẫn nhau của các quốc gia
trên thế giới, biểu hiện trên lĩnh vực như kinh tế, tài chính, tiền tệ, mậu
dịch, đầu tư, thông tin,... Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình hợp tác, chia sẻ
và mang đến nhiều cơ hội mới cho các quốc gia đang phát triển nhưng toàn
cầu hóa cũng tạo ra sự lan truyền mạnh mẽ các yếu tố tiêu cực như khủng
hoảng kinh tế - tài chính, dịch bệnh, bạo lực; các loại tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia hoạt động phức tạp, khó đấu tranh, đặc biệt là tội phạm ma
túy, tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường; từ đó làm tăng tính nhạy cảm
của an ninh quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa cũng làm xuất hiện và nhân
rộng một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức biên
giới lãnh thổ, giảm sự khác biệt về văn hóa và suy thoái các giá trị truyền
thống, đặc trưng của các quốc gia.
Tuy nhiên, sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia có xu hướng tập trung
nguồn lực phát triển sức mạnh nội lực, phân bố các giá trị đồng đều theo
hướng giảm chi tiêu trong lĩnh vực quân sự, tập trung đầu tư phát triển kinh
tế - xã hội, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất,
nghiên cứu, phát hiện các nguồn năng lượng mới, nâng cao chất lượng đời
sống nhân dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và an sinh xã hội.
Một trong những nhân tố tác động đến sự hình thành của những vấn
đề an ninh phi truyền thống là khoa học và công nghệ. Các thành tựu khoa
học và công nghệ đã tạo ra những đột phá, được áp dụng nhanh chóng
vào công tác bảo vệ an ninh của mỗi quốc gia, đặc biệt các ngành vũ trụ
và không gian, năng lượng, hóa học và sinh học, điện tử và phần mềm,...
Các quốc gia hiện nay có xu hướng tăng cường đầu tư phát triển khoa học
công nghệ, hình thành các lực lượng tác chiến mới, làm thay đổi phương
thức chiến tranh truyền thống, “số hóa chiến trường”, xây dựng nền công
nghiệp lưỡng dụng, rút ngắn thời gian sản xuất vũ khí, triển khai các hoạt
động vũ trang.
1.2. Khái niệm
1.2.1. An ninh quốc gia
An ninh quốc gia là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối
100
đe dọa ở cả bên ngoài và bên trong của một chế độ xã hội hoặc một nhà
nước. An ninh quốc gia gắn liền với những giá trị cốt lõi, lợi ích sống còn
và sự thịnh vượng của quốc gia. Đảm bảo an ninh luôn là một mục tiêu tối
thượng của mỗi quốc gia cũng như mọi cá nhân trong quốc gia đó.
Tuy nhiên, lợi ích quốc gia là yếu tố mở nên việc xác định nội hàm
của khái niệm an ninh quốc gia còn phụ thuộc vào nhận thức riêng về lợi
ích cần phải bảo vệ và vị thế của từng quốc gia trên trường quốc tế. Đối
với các cường quốc, an ninh quốc gia được xác định tương đối rộng, không
dừng lại ở phạm vi bảo vệ lợi ích quốc gia bên trong lãnh thổ mà còn vươn
tầm khu vực và quốc tế. Với những nước nhỏ, an ninh quốc gia chủ yếu
hướng vào bảo vệ những lợi ích bên trong của quốc gia, chủ yếu là các lợi
ích về chính trị. Tuy có sự khác biệt trên nhưng các quốc gia đều chia sẻ
nhận thức chung về sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của những
lợi ích quan trọng, có tính chất sống còn đối với nhà nước, chế độ xã hội
mà các quốc gia lựa chọn.
An ninh quốc gia Việt Nam là “sự ổn định, phát triển bền vững của
chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc”. [5, tr.1]. Trong thời kỳ mới, an ninh quốc gia Việt Nam là an
ninh toàn diện, bao gồm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
1.2.2. An ninh truyền thống
An ninh truyền thống là khả năng giữ vững sự an toàn, ổn định và
phát triển bền vững của chế độ xã hội, các quyền dân tộc cơ bản của quốc
gia trước các mối đe dọa hoặc tấn công quân sự từ bên ngoài, hoặc các mối
đe dọa cả từ bên ngoài và bên trong. Trong đó, nổi bật là âm mưu, hoạt
động của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, của các thế lực thù địch, chống
phá từ bên trong và cả bên ngoài quốc gia.
An ninh truyền thống gắn liền với lợi ích về chính trị và quân sự bên
trong mỗi quốc gia. Do đó, an ninh truyền thống có cốt lõi là an ninh chính
trị và an ninh quân sự, lấy nhà nước làm trọng tâm. Sau Chiến tranh lạnh,
khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh xâm lược hoặc xung đột vũ trang từ
bên ngoài tuy vẫn còn nhưng ngày càng suy giảm và không còn căng thẳng
như trước.
1.2.3. An ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống là những nhân tố mới xuất hiện, hoặc mới
trở thành xu hướng phổ biến trong những thập kỷ gần đây, có khả năng đe

101
dọa đến sự sinh tồn và phát triển của nhiều quốc gia và cả cộng đồng quốc
tế. Tuy nhiên, trên thế giới hiện có nhiều cách hiểu về khái niệm an ninh
phi truyền thống.
Richard H. Ullman là một trong những người đầu tiên đưa ra quan
niệm ngắn gọn và cô đọng nhất về an ninh phi truyền thống. Theo ông, an
ninh phi truyền thống là một bộ phận của an ninh quốc gia và bao gồm 6
nhánh lớn là khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, an ninh
môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người.
Dưới góc độ khác, Mely Caballero Anthony quan niệm mối đe dọa an ninh
phi truyền thống có thể thách thức đến với sự tồn vong và thịnh vượng của các
quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự [7]. Chia sẻ
luận điểm trên, Amitav Acharya bổ sung thêm tác động của an ninh phi truyền
thống đến chất lượng cuộc sống của con người [6. tr.23]
Tại châu Á, Trung Quốc đã sớm quan tâm đến những thách thức an
ninh phi truyền thống và chỉ ra 5 nhóm thách thức bao gồm: vấn đề an ninh
liên quan đến phát triển bền vững, các mối đe dọa an ninh đến sự ổn định
khu vực và quốc tế, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, tổ chức tồn tại ngoài
nhà nước/phi quốc gia (non-state/nation organizations) thách thức trật tự
quốc tế, vấn đề an ninh gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa.
Một số diễn đàn khu vực, trong đó có ASEAN, đã đưa an ninh phi
truyền thống trở thành một trong những vấn đề nghị sự tại Hội nghị thượng
đỉnh lần thứ sáu, trong khuôn khổ hợp tác song phương ASEAN+1 với
Trung Quốc năm 2002 trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tuyên bố
chung ASEAN - Trung Quốc sau đó đã khẳng định các quốc gia ASEAN
và Trung Quốc quan ngại sâu sắc về tính chất ngày càng nghiêm trọng của
các vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn bán ma túy bất hợp pháp,
buôn lậu người; bao gồm buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố,
buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm mạng. Tất
cả đã trở thành những nhân tố bất định quan trọng ảnh hưởng đến an ninh
khu vực và quốc tế, đang đặt ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn
định của khu vực và quốc tế [4]
Tại Việt Nam, an ninh phi truyền thống đã được Đảng Cộng sản Việt
Nam đề cập đến trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII,
mới nhất là nghị quyết Trung ương XIII. Theo đó, đây là một loại hình an
ninh mới do các yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự ổn định, an toàn và phát triển bền vững của Việt Nam và
thế giới.
102
Mặc dù có những cách hiểu khác nhau nhưng các quốc gia, tổ chức
hợp tác khu vực và toàn cầu như Liên hợp quốc đều chia sẻ nhận thức
chung về những thách thức an ninh phi truyền thống trên các lĩnh vực chủ
yếu là kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và
chính trị. Đồng thời khẳng định tính phức tạp, nền tảng sâu xa của các vấn
đề an ninh phi truyền thống đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời
tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu
vực. Do đó, cần giải quyết chúng bằng cách tiếp cận tổng hợp kết hợp các
lĩnh vực. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng
như hiện nay, các mối quan hệ quốc tế và những lĩnh vực của đời sống xã
hội ngày càng gắn bó chặt chẽ, thâm nhập, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
thì việc tách biệt an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống chỉ
mang tính tương đối.
1.3. Đặc điểm
Các vấn đề an ninh phi truyền thống có xu hướng vận động, mở
rộng, lan tràn, mang tính xuyên quốc gia. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để
xác định một vấn đề thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống hay là vấn đề
an ninh riêng của một quốc gia. Những thách thức an ninh phi truyền thống
hiện nay có khả năng lan tỏa nhanh và tác động trên phạm vi rộng lớn, ảnh
hưởng đến khu vực và toàn cầu. Thực tế chứng minh, dù một quốc gia giữ
vững được trạng thái ổn định về chính trị và quân sự cũng không bảo đảm
người dân của quốc gia đó được an toàn trước tác động của các mối đe dọa,
các nguy cơ và rủi ro xuyên biên giới như đại dịch Covid-19, ô nhiễm môi
trường, khủng hoảng kinh tế, khủng bố…
Dựa trên yếu tố tác động như tự nhiên hoặc tổ chức, cá nhân tiến
hành uy hiếp đến quốc gia, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống được
chia thành hai loại: có tính chất bạo lực và phi bạo lực. Một số vấn đề có tính
chất phi bạo lực như an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh môi trường, an
ninh mạng, dịch bệnh,...) và những vấn đề mang tính bạo lực “phi quân đội”
như khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia,…
Các thách thức an ninh phi truyền thống đe dọa an ninh khu vực và
toàn cầu ở những cấp độ khác nhau, tùy khu vực. Vì vậy, giải quyết và đưa
ra giải pháp đối phó vấn đề an ninh phi truyền thống cần đạt được sự thỏa
thuận và thống nhất của nhiều quốc gia, là trách nhiệm chung của toàn
nhân loại.
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có quan hệ, tác động, ảnh

103
hưởng lẫn nhau và với các mối đe dọa an ninh truyền thống. Một vấn đề an
ninh phi truyền thống ở lĩnh vực này có thể là nguyên nhân, điều kiện của
một vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Điều này làm gia tăng mức độ
nguy hại và những hệ quả theo hướng rộng hơn, nhanh hơn, sâu sắc hơn,
thậm chí mang tính dây chuyền, uy hiếp song trùng an ninh quốc gia và an
ninh quốc tế.
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đa dạng về nguồn gốc, quá
trình tích lũy tiềm tàng và có nguy cơ bùng phát, khó kiểm soát. Những
mối đe dọa này có thể hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài. Hiện
nay, các quốc gia trên thế giới hiện đang đối phải đối mặt với những vấn đề
an ninh phi truyền thống trên nhiều lĩnh vực như, kinh tế, tài chính - tiền tệ,
văn hóa, các loại tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố và tai nạn, tệ nạn xã
hội. Một số vấn đề an ninh phi truyền thống được nhiều quốc gia quan tâm
hiện nay như an ninh mạng, dịch bệnh và hiểm họa môi trường.
2. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối
mặt với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên, do những
điều kiện cụ thể về địa lý tự nhiên và chính trị, xã hội mà các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống cũng có những khía cạnh khác với các nước khác
trên thế giới. Tại Việt Nam, các thách thức an ninh phi truyền thống không
chỉ nảy sinh từ âm mưu của các thế lực thù địch mà còn nảy sinh từ phía
chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
2.1. Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, an ninh kinh tế
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia. Thực tế, các cuộc
khủng hoảng kinh tế đã chứng minh sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an
ninh kinh tế trong tổng thể an ninh quốc gia. Nếu không đảm bảo được an
ninh kinh tế sẽ không thể bảo vệ được an ninh quốc gia.
Những năm qua, mặc dù được đánh giá là điểm sáng trong tăng
trưởng kinh tế ở khu vực, nhưng Việt Nam đối diện với những vấn đề cơ
bản của kinh tế. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tự chủ kém, nội
lực chưa cao, còn phụ thuộc vào nguồn vốn của nước ngoài. Kinh tế của ta
dễ bị tổn thương với các tác động bên ngoài; năng lực điều hành, quản lý
vĩ mô đối với nền kinh tế còn nhiều yếu kém, bất cập; cơ chế, chính sách
còn nhiều bất cập, lỗ hổng tạo điều kiện cho các loại tội phạm hoạt động
gây tổn thất cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất lòng tin
104
của nhân dân. Trong hợp tác quốc tế về kinh tế, Việt Nam cũng còn nhiều
yếu kém, tạo sơ hở để các đối tác nước ngoài lợi dụng gây ra các nguy cơ
đe dọa đến an ninh quốc gia. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu: nếu không
cảnh giác, lường trước rủi ro, chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó,
chúng ta sẽ không đảm bảo được an ninh kinh tế, từ đó an ninh quốc gia
bị uy hiếp.
2.2. Mối đe dọa từ an ninh xã hội
Việt Nam đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong quá trình
đổi mới và hội nhập, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh và biến đổi phức tạp,
các giá trị xã hội có thể bị đảo lộn. Nếu không được phát hiện và giải quyết
kịp thời sẽ để lại hệ quả nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Các mối đe
dọa từ an ninh xã hội ở nước ta hiện nay đến từ thực trạng:
Mặc dù Nhà nước và chính quyền các cấp đã thực hiện nhiều chính
sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng tôn giáo, dân tộc nhưng vẫn
chưa giải quyết được ổn thỏa các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc,
nhất là tại các vùng chiến lược...
Tình trạng khiếu kiện, đình công, lãn công diễn ra ở nhiều tỉnh, thành
trong cả nước đã trở thành vấn đề nóng bỏng đối với an ninh xã hội. Tình
hình phức tạp về trật tự xã hội không được giải quyết thấu đáo dẫn đến
hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở nhiều địa phương. Thậm chí, các sự kiện,
vụ việc không chỉ hướng đến đòi quyền lợi dân sinh mà còn có yếu tố địch
móc nối, kích động, lồng ghép vào mục tiêu chính trị.
Xuất hiện tâm lý bạo lực trong một bộ phận nhân dân khi xảy ra tình
huống có va chạm, tranh chấp với các cán bộ thi hành công vụ. Xu hướng
treo băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông người kéo lên trụ sở chính quyền
phản đối, biểu tình đang thực sự trở thành một mối đe dọa đối với an ninh
xã hội.
Đáng chú ý, các thế lực thù địch bên ngoài và đối tượng bên trong
đang tìm cách lợi dụng, kích động tâm lý bức xúc trong quần chúng, âm
mưu làm “cách mạng màu” ở Việt Nam. Các thế lực phản động lưu vong
người Việt và số phần tử chống đối trong nước đánh giá đây là thời điểm
chín muồi, cần tập hợp lực lượng. Đặc biệt, một số đối tượng đã tìm cách
kích động quần chúng nhân dân biểu tình chống đối. Những đối tượng này
lợi dụng một số sự kiện nóng bỏng, phức tạp, có tính tranh luận cao, thu
hút sự chú ý của các tầng lớp nhân dân về tình hình an ninh như chủ quyền
biển đảo, biên giới của Việt Nam, đề án phát triển kinh tế - xã hội, ô nhiễm
105
môi trường,… để kích động nhân dân chống lại chính quyền và chống lại
Đảng, Nhà nước. Theo thống kê, có khoảng 400 tổ chức phản động ở hải
ngoại, chủ yếu là ở Mỹ và một số nước châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ. Các
tổ chức cũ phục hồi ở giai đoạn 1975-1985, nhưng sau đó vì những lý do
khác nhau nên phần lớn đã tự giải tán. Các tổ chức mới hình thành trên
danh nghĩa chống lại “chế độ bất công ở Việt Nam” nhưng đa phần là lừa
bịp, kiếm tài trợ hoặc mưu đồ cá nhân khác. Có thể điểm danh một số tổ
chức nổi lên như: “Việt Nam canh tân cách mạng đảng - Việt Tân”, “Đảng
dân chủ thế kỷ 21”, “Mặt trận dân tộc cứu nguy Việt Nam”, “Nhà nước
Dega”, “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” (ở Mỹ), “Tập hợp dân
chủ đa nguyên”, nhóm “Giao Điểm” (ở Pháp), “Ủy ban bảo vệ người lao
động” (ở Ba Lan),... Các tổ chức dù tên gọi khác nhau nhưng đều có hoạt
động dưới màu sắc tôn giáo, chính trị xã hội, sắc tộc...1 Những vấn đề trên
là nguyên nhân dẫn đến tích tụ mâu thuẫn trong lòng xã hội, tạo tiềm ẩn
nguy cơ xung đột, làm mất an ninh quốc gia.
2.3. Mối đe dọa từ an ninh nội bộ
Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đã tác động trực tiếp
đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những vấn đề phức tạp
mới trong nội bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị
và Nhà nước. Không ít cán bộ, đảng viên bị lung lay ý chí, bị tác động bởi
luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.
Một số bộ phận bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng, mất niềm tin vào tiền
đồ của chủ nghĩa xã hội cũng như nền tảng tư tưởng của Đảng: chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số khác phủ nhận thắng lợi của
cách mạng, mơ hồ mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải
“cải cách”, “mở rộng dân chủ”, phi chính trị hóa quân đội,…
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ quản
lý, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống đã và đang làm giảm
sút uy tín của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý, điều hành
của Nhà nước, gây mất niềm tin của quần chúng vào Đảng, chính quyền.
Nghiêm trọng hơn, đây cũng là nguyên nhân gây ra các phản ứng xã hội,
tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo chống
Đảng và Nhà nước. Nhiều mối đe doạ của hiện tượng “tự diễn biến” “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng rõ nét như: xuất hiện nhiều ý kiến của

1 Nguyễn Phước Khánh (2022), “Chống phá của các tổ chức phản động lưu vong”, trích xuất từ
Báo Thừa Thiên Huế online ngày 07/06/2022. (https://baothuathienhue.vn/chong-pha-cua-cac-to-
chuc-phan-dong-luu-vong-a113995.html)

106
một số cán bộ, đảng viên đương chức và nghỉ hưu không đồng thuận với
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở nhiều cấp độ khác nhau. Họ
dùng danh nghĩa góp ý cho Văn kiện Đại hội Đảng, thư ngỏ, hồi ký,… để
đưa vào các vấn đề gây tổn hại đến uy tín của Đảng, phủ định chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những thành tựu của đất nước. Tình
trạng trên đã và đang diễn ra âm thầm ở mọi cấp, ngành và trở thành mối
đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị, đến sự thịnh suy của
dân tộc nếu chúng ta không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, đẩy lùi.
2.4. Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ
của công nghệ thông tin toàn cầu, đã cho ra đời những công cụ vô cùng
tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên,
các công cụ này cũng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát
triển bình thường của các nước. Internet đang được coi là “chiến trường
thứ 5” trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của con người ngoài bầu trời, mặt
đất, không gian và biển. An ninh thông tin, đặc biệt là an ninh mạng đang
thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước, thậm
chí đang diễn ra ngay tại nước Mỹ - quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật
cao nhất.
Đối với Việt Nam, sự phát triển bùng nổ của các phương tiện thông
tin và truyền thông (với 140 triệu thuê bao di động - đứng thứ 7 thế giới về
số lượng thuê bao di động và hơn 40% dân số Việt Nam tiếp cận sử dụng
dịch vụ mạng) cùng với sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đang
là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch, các đối tượng phản động
trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia
đất nước. Bài toán quản lý các dịch vụ viễn thông và Internet hướng tới
mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn thông tin cũng như phòng ngừa các hoạt
động lợi dụng mạng thông tin gây tổn hại lợi ích nhà nước, xã hội và cá
nhân là bài toán vô cùng phức tạp cho cơ quan quản lý.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng triệt để công cụ Internet
để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, móc nối cơ sở, thu thập tin tức tình
báo. Trên mạng Internet xuất hiện hàng trăm website của các tổ chức phản
động lưu vong, hàng nghìn Blog cá nhân có nội dung không lành mạnh.
Các thế lực sử dụng phòng hội thoại trực tuyến 24/24 với luận điệu chống
Đảng, Nhà nước, lôi kéo một số lượng đông đảo học sinh, sinh viên tham
gia. Không chỉ dừng ở tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, các đối tượng đã
sử dụng công nghệ thông tin để phối hợp, tiến hành các hành động chống
107
đối. Nhiều vụ kích động biểu tình, tụ tập đông người được truyền đi thông
qua Internet và tin nhắn điện thoại di động. Các vụ khủng bố đe doạ tính
mạng của nhiều người, gây mất ổn định chính trị xã hội được kích nổ bằng
một cuộc gọi di động.
Internet và điện thoại di động còn là phương tiện tiềm ẩn những
mối đe doạ tấn công, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mạng đối với
nước ta. Theo các hãng bảo mật trên thế giới, Việt Nam là một trong 5
nước đứng đầu về tỉ lệ tán phát thư rác, xếp thứ 12 thế giới về mức độ đe
doạ bị tấn công bằng mã độc, đứng thứ 33 toàn cầu về hệ thống máy chủ
bị lợi dụng lừa đảo trực tuyến, xếp thứ 45 về mức độ de doạ máy tính bị
nhiễm phần mềm điều khiển của tin tặc. Nguy cơ này ngày càng gia tăng
trong khi nhận thức của cán bộ các cơ quan, ban ngành và nhân dân về an
ninh mạng còn hạn chế và chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề an ninh
mạng. Tại Việt Nam, nhiều cơ quan chủ quản khi thiết kế website chưa chú
trọng đúng mức đến an toàn mạng. Với khả năng tài chính hạn chế, website
của một số cơ quan, ban ngành đang được đặt ở những dải mạng yếu, rất dễ bị
xâm nhập, tấn công. Các sản phẩm công nghệ thông tin tràn ngập thị trường
nhưng chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài (60% thiết bị viễn thông của
Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc; các thiết bị hiện đại: điện
thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay… đều do nước ngoài
sản xuất). Trong khi đó, trình độ phát triển khoa học công nghệ (nhất là
công nghệ thông tin) của Việt Nam còn thấp nên khả năng phát hiện và
kiểm soát an ninh đối với các sản phẩm, thiết bị, linh kiện công nghệ thông
tin nhập khẩu từ nước ngoài rất hạn chế. Thời gian qua, nước ta đã phát
hiện nhiều vụ chiếm đoạt, thay đổi, lấy cắp thông tin, bí mật nhà nước bằng
cách sử dụng phần mềm gián điệp, phát tán sâu máy tính (virus), tấn công
bằng mã độc làm tê liệt mạng máy tính, gây ra tình trạng rối loạn trong hoạt
động của một số cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
2.5. Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế
Từ sau sự kiện 11/9 đến nay, nguy cơ khủng bố lan rộng toàn thế giới
và trở thành mối đe doạ an ninh phi truyền thống đối với nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, các hoạt động khủng bố quốc tế đã diễn ra
trên thế giới chưa xảy ra nhưng nguy cơ bị đe doạ bởi khủng bố vẫn đang
hiện hữu do trên lãnh thổ Việt Nam đang có các lợi ích của nhiều quốc gia
trên thế giới. Thời gian qua, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước
ngày càng được tăng cường. Đến năm 2021, Việt Nam đã thiết lập quan
hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ đối tác

108
chiến lược với 17 nước, đối tác toàn diện với 13 nước, trong đó có quốc gia
là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam cũng trở thành
một trong những địa điểm uy tín để tổ chức các diễn đàn, hội nghị quốc tế và
các cuộc hội đàm cấp cao, thu hút sự tham gia của nguyên thủ quốc gia nhiều
nước trên thế giới. Điều này cho thấy sự hiện diện lợi ích của các nước tại Việt
Nam ngày càng gia tăng và không loại trừ khả năng các tổ chức khủng bố quốc
tế sẽ tiến hành khủng bố tại Việt Nam để đánh thẳng vào các lợi ích này. Nếu
chúng ta để xảy ra khủng bố, hậu quả đối với an ninh quốc gia của Việt Nam
sẽ rất lớn, tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của Việt
Nam, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam với
các nước chúng ta đang cần tranh thủ, nhất là với Mỹ.
Ngoài ra, hiện nay đã xuất hiện một số tổ chức phản động lưu vong
cử người về nước nhằm khủng bố, gây nổ tại các mục tiêu chính trị. Một
số vụ gây nổ nhằm vào mục tiêu nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo ban,
ngành tại một số địa phương có dấu hiệu khủng bố đòi hỏi nước ta phải
nâng cao nhận thức và tăng cường các mặt công tác an ninh hơn nữa để đối
phó với mối đe doạ khủng bố.
2.6. Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành một vấn đề nóng của thế giới,
được xác định là một thực tế đe doạ sự tồn tại của loài người trên trái đất,
có tác động trực tiếp đến chính trị và an ninh quốc gia của nước ta.
Nguyên nhân của tình trạng biến đổi khí hậu do tình trạng hiệu ứng
nhà kính dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này làm mực
nước biển dâng cao, đe dọa một số khu vực trũng thấp như các đảo, quần
đảo, vùng đất giáp biển cùa một số quốc gia. Ngoài ra, các hiện tượng thời
tiết cực đoạn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn với cường độ cao và mức
độ nguy hại lớn đã đe dọa đến đời sống dân sinh và hoạt động kinh tế - xã
hội. Sâu sắc hơn, những thách thức trên có thể dẫn đến viễn cảnh của hiện
tượng “tị nạn môi trường” và những luồng di dân khổng lồ, làm biến đổi
mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia.
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất của biến
đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới (đứng thứ 13 trong 16 nước) với hậu
quả trực tiếp là tình trạng nước biển dâng nhấn chìm các vùng đất ven biển
và xâm ngập mặn. Theo tính toán của các chuyên gia, 100 năm tới có 2
kịch bản về nước biển dâng cao Việt Nam phải đối mặt.
Kịch bản 1: Mặt nước biển chỉ dâng cao hơn 1 mét. Khu vực Đồng
Bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập chìm 40% diện tích và trên bình diện cả

109
nước làm đảo lộn cuộc sống của 11% dân số (tỉ lệ cao nhất thế giới), lấy đi
của Việt Nam 10% GDP, tàn phá 13% diện tích đất nông nghiệp, 10% các
vùng đô thị và 28% các vùng ngập nước.
Kịch bản 2: Nếu mặt nước biển dâng cao 5m, lãnh thổ nước ta sẽ bị
ngập chìm 16% diện tích, 35% dân chúng sẽ phải di dời nơi cư trú, mất
đi 36% GDP và 24% diện tích đất nông nghiệp sẽ bị huỷ hoại. Hiện nay,
người dân Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng
nước mặn ngày càng tiến sâu vào đất liền và hiện tượng sạt lở bờ sông tác
động không nhỏ đến đời sống và sản xuất. Tại miền Trung, người dân từ
lâu đã phải sống với hiện tượng biển dâng cao lấn đất liền. Dọc bờ biển từ
Phong Điền đến Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), hàng trăm làng phải “chạy
sóng”, dắt díu nhau bỏ nhà, nhường lại làng cho biển.
3. Ứng phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
3.1. Quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về ứng phó với
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII trở về trước, thuật ngữ an ninh phi
truyền thống chưa được Đảng sử dụng chính thức nhưng các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống đã được đề cập đến như: nguy cơ tụt hậu, thảm
họa môi trường, các loại tội phạm quốc tế, khoảng cách giàu nghèo, dịch
bệnh. Đặc biệt, trong nghị quyết số 08 NQTW/17/12/1998, Đảng đã chỉ ra
những yếu tố thách thức đến an ninh quốc gia trong thời kỳ mới, trong đó
có các nhân tố của an ninh phi truyền thống.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (4/2011), Đảng chính thức
sử dụng thuật ngữ an ninh phi truyền thống. Báo cáo chính trị nêu rõ: “Hòa
bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến
phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung
đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can
thiệp lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi
truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền
tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường,... còn tiếp tục gia tăng”
[1, tr.317]. Từ nhận định đó, Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định tinh
thần sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đánh dấu bước ngoặt về nhận
thức của Đảng về an ninh phi truyền thống. Đây là cơ sở để đất nước, các
địa phương và mỗi người dân nhận thức rõ hơn về các khía cạnh của an
110
ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, toàn diện đã và đang nảy sinh
đe dọa đến an ninh quốc gia.
Quan điểm của Đảng tiếp tục được làm rõ trong đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII (01/2016) trong bối cảnh cộng đồng quốc tế phải đối
phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi
truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu
mới. Đảng xác định nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của chúng ta là “chủ
động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái,
đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối
đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn
thông tin, an ninh mạng” [2, tr.72]. Như vậy, các thách thức an ninh phi
truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề an ninh truyền thống
và đều là những thách thức đe dọa đến sự ổn địnhvà phát triển bền vững
của quốc gia. Trước những thách thức mới nảy sinh, đặc biệt là đại dịch
Covid-19, tại đại hội lần thứ XIII (2020), Đảng nhấn mạnh: “Ứng phó kịp
thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ
cứu nạn cứu hộ phòng chống thiên tai dịch bệnh” [3, tr.156].
An ninh phi truyền thống cùng với an ninh truyền thống đã trở thành
một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia, được Đảng hết sức coi trọng
và đề cập trong các văn kiện, nghị quyết, định hướng mục tiêu và nhiệm
vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. An ninh phi truyền thống được
xác định là vấn đề toàn cầu, không chỉ tác động trực tiếp đến Việt Nam mà
còn ảnh hưởng đến khu vực và thế giới. Do đó, cần sẵn sàng ứng phó trước
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tăng cường hợp tác nhằm duy
trì sự ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
Đảm bảo an ninh quốc gia, trong đó ứng phó với những thách thức
an ninh phi truyền thống trong giai đoạn hiện nay được Đảng xác định là
một nhiệm vụ quan trọng, chủ động, tích cực và phải trong trạng thái sẵn
sàng trước mọi tình huống. Những giải pháp cơ bản bao gồm:
Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân về các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã hội
vững chắc, tập trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội.
111
Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo kịp thời
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng
phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Hình 12. Nhận diện thực trạng an ninh phi truyền thống trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: https://ngayday.com/nhan-dien-thuc-trang-an-ninh-phi-truyen-thong-
tren-dia-ban-tp-ho-chi-minh)
An ninh phi truyền thống là một vấn đề rộng lớn, tác động sâu sắc
đến tất cả mọi mặt của đời sống con người. Mỗi sinh viên cần nhận rõ
nguồn gốc nảy sinh, đặc điểm và mức độ tác hại của các mối đe dọa từ
an ninh phi truyền thống đối với đất nước, cá nhân hiện nay. Mặc khác,
mỗi sinh viên học sinh cần xây dựng, định hình cho bản thân lối sống lành
mạnh, tích cực, tự giác, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu
cực của an ninh phi truyền thống.
Kết luận:
Mặc dù thuật ngữ an ninh phi truyền thống chỉ mới xuất hiện nhưng
những thách thức an ninh phi truyền thống không phải là những vấn đề mới
nổi. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh chóng và phức tạp, các
thách thức an ninh phi truyền thống đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, đặt
ra nhiều thách thức mới, bất ngờ và tác động sâu sắc đến tất cả các quốc gia,
dân tộc. Trong thời kỳ mới, an ninh quốc gia Việt Nam là an ninh toàn diện,
bao gồm cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Do đó, chủ động
và sẵn sàng trước mọi tình huống, đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế nhằm
112
duy trì sự ổn định và an ninh trong nước, khu vực và toàn cầu là chủ trương
lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của an ninh phi truyền thống.
2. Làm rõ nội dung cơ bản của an ninh truyền thống và an ninh phi
truyền thống.
3. Phân tích quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về ứng phó với
các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
4. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong việc làm vô hiệu hóa các
mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
Quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị quốc gia Sự Thật.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
Quốc lần thứ XI, NXB. Chính trị quốc gia Sự Thật.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
Quốc lần thứ XIII, NXB. Chính trị quốc gia Sự Thật.
[4] Association of Southeast Asian Nations, “Joint Declaration of
ASEAN and China on Cooperation in the Field of Non-Traditional
Security Issues 6th ASEAN-China Summit Phnom Penh, 4 November
2002”, (truy cập tại https://asean.org/joint-declaration-of-asean-
and-china-on-cooperation-in-the-field-of-non-traditional-security-
issues-6th-asean-china-summit-phnom-penh-4-november-2002/,
ngày truy cập 25/12/2021).
[5] Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật.
[6] Ralf Emmers, Mely Calballero-Anthoy and Amitav Acharya (2006),
Studying Non-Traditional Security in Asia, Marshall Cavendish,
Singapore.
[7] Saurabh Chaudhur (2019), Defining non-traditional security
threats, (truy cập tại https://www.globalindiafoundation.org/
nontraditionalsecurity.html, ngày truy cập 25-11-2021).

113
TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000),
Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học,
NXB Chính trị quốc gia.
[2] Bộ Chính trị (2007), Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo
dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
[3] Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển Bách Khoa quân sự Việt Nam, NXB
Quân đội nhân dân.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia.
[5] Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện văn kiện đại hội lần thứ
XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự Thật.
[7] Nhiều tác giả (1997), Giáo trình lịch sử quân sự, NXB Quân đội
nhân dân.
[8] Nhiều tác giả (2008), Giáo trình giáo dục quốc phòng - An ninh tập
1, NXB Giáo dục.
[9] Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự; Luật số: 15/1999/QH10 ngày
21/12/1999.
[10] Quốc hội (2003), Luật Phòng, chống ma túy; Luật số: 23/2000/
QH10 ngày 09/12/2000.
[11] Quốc hội (2003), Luật Phòng chống mại dâm; Luật số: 10/2003/PL-
UBTVQH11 ngày 17/3/2003.
[12] Quốc hội (2003), Luật Biên giới quốc gia; Luật số: 06/2003/QH11
ngày 17/6/2003.
[13] Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật số: 19/2003/
QH11ngày 26/11/2003.
[14] Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia; Luật số: 32/2004/QH11
ngày 3/12/2004.
[15] Quốc hội (2005), Luật Công an nhân dân, Luật số: 54/2005/QH11
ngày 29/11/2005.

114
[16] Quốc hội (2012), Luật Phòng chống mua bán người, Luật số:
66/2011/QH12 ngày 29/3/2011.
[17] Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự; Luật số: 100/2015/QH13 ngày
27/11/2015.
[18] Quốc hội (2017), Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, NXB Chính
trị quốc gia Sự Thật.
[19] Quốc hội (2018), Luật Quốc phòng; Luật số: 22/2018/QH14, ngày
08/6/2018.
[20] Quốc hội (2018), Luật An ninh mạng; Luật số: số 24/2018/QH14,
ngày 12/6/2018.
[21] Quốc hội (2019), Luật Dân quân tự vệ, Luật số: 48/2019/QH14 ngày
22/11/2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2020).
[22] Quốc hội (2020), Luật Giao thông đường bộ, NXB Chính trị quốc
gia Sự Thật.
[23] Quốc hội (2015), Luật An toàn thông tin mạng, Luật số: 86/2015/
QH13, 19/11/2015.
[24] Quốc hội (2017), Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, NXB Chính
trị quốc gia Sự Thật.
[25] Ralf Emmers, Mely Calballero-Anthoy and Amitav Acharya (2006),
Studying Non-Traditional Security in Asia, Marshall Cavendish,
Singapore.
[26] Saurabh Chaudhur, Defining non-traditional security threats, truy cập
tại https://www.globalindiafoundation.org/nontraditionalsecurity.
html, ngày truy cập 25-11-2021.
[27] Joint Declaration of ASEAN and China on Cooperation in the
Field of Non-Traditional Security Issues 6th ASEAN-China Summit
Phnom Penh, 4 November 2002, (truy cập tại https://asean.org/joint-
declaration-of-asean-and-china-on-cooperation-in-the-field-of-non-
traditional-security-issues-6th-asean-china-summit-phnom-penh-4-
november-2002/, ngày truy cập 25/12/2021),

115
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Học phần II: Công tác quốc phòng an ninh

Nguyễn Đức Thành (chủ biên)


Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Văn phòng đại diện:


Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028 62726361 ĐT: 028 62726390
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Website: www.vnuhcmpress.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung


TS ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Sửa bản in
THÙY DƯƠNG
Trình bày bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Đối tác liên kết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 250 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số
XNĐKXB: 3106-2022/CXBIPH/62-41/ĐHQGTPHCM. QĐXB số: 245/QĐ-
NXB cấp ngày 09/9/2022. In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa
chỉ: 162A/1, KP1A, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nộp lưu
chiểu: Năm 2022. ISBN: 978-604-73-9334-3.

Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội
dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.

ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!


ISBN: 978-604-73-9334-3
NXB ĐHQG-HCM

9 786047 393343

You might also like