You are on page 1of 30

Nghệ thuật quân sự việt nam

__________________

I. Truyền thống nghệ thuật dánh giặc của tổ tiên.


1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử
Đất nước Việt Nam được hình thành từ khi cư dân vùng lưu vực sông Hồng
bước bước vào hậu kỳ thời đại đồng thau và bắt đầu hình thành nhà nước - Nhà
nước Văn Lang - Âu Lạc. Nhà nước đầu tiên tuy tổ chức còn rất sư khai, nhưng
đồng thời với sự xuất hiện nhà nước thì hình thành lãnh thổ; cương vực của quốc
gia Văn Lang - Âu Lạc cũng được hình thành. Lãnh thổ Văn Lang tương đương với
miền Bắc và Bắc Trung bộ nước ta (ngày nay) và bao gồm thêm một vùng Nam
Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). Điều này phù hợp với địa bàn phân bố các
di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Đông Sơn và các truyền thuyết về thời kỳ Hùng
Vương – An Dương Vương trong lịch sử dân tộc ta.
Do có vị trí địa chính trị có giá trị lớn đối với khu vực và trên thế giới, nên
nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó, xâm lược. Do đó đặt ra yêu cầu
bảo vệ Tổ quốc từ rất sớm. Để không bị thôn tính, cha ông ta đã đoàn kết, sáng tạo
hình thành nghệ thuật quân sự độc đáo, phát huy sức mạnh của dân tộc, bảo vệ
vững chắc Tổ quốc cho “non sông vạn thủa vững âu vàng”.
2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
a. Về địa lý.
Việt Nam là quốc gia nằm ở Đông Nam châu á,có vị trí chiến lược quan
trọng, diện tích hơn 33 vạn km2, bờ biển dài khoảng 3000 km, tiếp giáp với nhiều
nước, có hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường không) đảm bảo giao
lưu rộng rãi trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam cũng có địa hình phức tạp 3/4
là núi đồi, 1/4 là đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm mưa nhiều.

1
Từ đặc điểm địa lý rút ra là:
- Chúng ta luôn bị kẻ thù nhòm ngó, đe dọa, xâm lược, thôn tính, bởi nếu
thôn tính được Việt Nam sẽ thuận tiện thôn tính các nước khác, gây ảnh hưởng
trong khu vực và quốc tế.
- Tổ tiên ta đã phát huy tốt phẩm chất của con người Việt Nam, biết lợi dụng
triệt để ưu thế của địa hình, khí hậu, tổ chức lực lượng, tạo thế trân, nắm bắt thời cơ
, phát huy sức mạnh bảo vệ đất nước.
b. Về kinh tế.
- Kinh tế nước ta trước đây là nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là
chính, hình thức tự cung tự cấp, nhỏ lẻ, manh mún, trình độ canh tác thấp, đất nước
luôn trong tình trạng đói nghèo. Vì vậy không có điều kiện xây dựng quân đội với
số lượng đông, trang bị nhiều vũ khí. Chỉ có thể xây dựng quân đội với số lượng
hợp lý mà điều kiện cho phép. Do đó buộc phải thực hiện: khi hòa bình đưa binh
lính về lao động sản xuất tại các địa phương, “ngụ binh ư nông”, có chiến tranh
mới động viên nhân dân tham gia đánh giặc. Như vậy vừa có lực lượng tham gia
lao động xản xuất xây dựng đất nước khi hoà bình, đồng thời có đủ lực lượng chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc khi chiến tranh.
- Trong quá trình phát triển, dân tộc ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng
đất nước đi đôi với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước, thực
hiện nhiều chủ trương như: “phú quốc binh cường”; “thái bình nên gắng sức, non
nước ấy ngàn thu”, đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Trong xây dựng đất nước, để mở rộng không gian sinh tồn, có điều kiện
trồng cấy, nhân dân ta phải bỏ nhiều công sức để dời non, lấp biển do đó đất đai
của Tổ quốc với nhân dân Việt Nam là rất thiêng liêng, khi bị kẻ thú xâm lấn, nhân
dân ta sẽ chiến đấu đến cùng để giữ đất.
Đây là nguồn gốc vật chất hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

2
- Trong lao động sản xuất, tổ tiên ta nắm bắt được quy luật của thiên nhiên,
thông hiểu địa hình đặc biệt tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, do đó đứng
trước kẻ thù, nhân dân Việt Nam có nhiều cách đánh sáng tạo, làm cho kẻ thù khiếp
sợ, thất bại.
c. Về chính trị.
- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, các dân tộc luôn sống đan xen, hòa thuận,
gắn bó khăng khít với nhau, cùng chung lưng, đấu cật dựng nước và giữ nước.
- Trong quá trình phát triển, dân tộc ta sớm xây dựng Nhà nước, xác định chủ
quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội cùng toàn dân đánh giặc. Nhà nước sớm ban
hành các luật để quản lý đất nước, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ đất nước.
- Hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều gắn bó, chăm lo cho nhân
dân, thực hiện “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, nên được nhân dân tin
tưởng, do đó khi đất nước có giặc nhân dân hăng hái tham gia đánh giặc.
d. Về văn hóa xã hội.
Nền văn hóa bản địa Việt Nam xuất hiện rất sớm từ thời tiền sử, có bản sắc
riêng, rất đậm đà. Gia đình, làng xã, Tổ quốc gắn bó với nhau rất chặt chẽ bằng tư
tưởng cộng đồng. Trong đó Tổ quốc luôn đặt lên trên hết, nhân dân dành tình cảm
đặc biệt và tôn thờ những người có công với nước, cho nên nhân dân tâm niệm:
“sống ở làng, sang ở nước”, “nước mất thì nhà tan”, “nước lụt thì nút cả làng”, đó
là cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước, sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn hóa Việt
Nam.Vì vậy có nhà thơ khái quát:
* Tất cả những yếu tố: vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa trên đã ảnh
hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến sự hình thành nghệ thuật đánh giặc độc đáo
và sáng tạo của tổ tiên ta.
3. Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.
* Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên

3
+ Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến
chống quân Tần. Đó là cuộc kháng chiến gian khổ từ năm 214 trước Công nguyên
của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán. Do sự suy yếu của
triều đại Hùng Vương cuối cùng, Thục Phán, một thủ lĩnh người Âu Việt đã thay
thế vua Hùng, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt, thành lập nhà nước Âu
Lạc, dời đô về Cổ Loa, Hà Nội. Nhà nước Âu Lạc kế thừa nhà nước Văn Lang trên
mọi lĩnh vực.
+ Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần, cuộc kháng chiến của nhân dân Âu
Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống quân xâm lược của Triệu Đà từ năm 184
đến 179 trước công nguyên bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vào thảm hoạ hơn
một ngìn năm phong kiến Trung Hoa đô hộ, lịch sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc.
* Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống sâm lược giành và giữ độc
lập từ thế kỷ II trước Công nguyên đến đầu thế kỷ X.
Trong hơn một ngìn năm (từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938),
nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu, nhà Hán, nhà
Lương đến nhà Tuỳ, nhà Đường đô hộ. Trong thời gian này, nhân dân ta nêu cao
tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ, đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn phát
huy tinh hoa của nền văn hoá dân tộc và quyết đứng lên đấu tranh giành lại đọc lầp
dân tộc.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được
độc lập. Nền độc lập dân tộc được khôi phục giữ vững trong ba năm.
+ Năm 248, Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân của người con
gái núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá) làm cho quân thù nhiều phen kinh hồn bạt vía.
Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao Châu đều trấn động. Mặc dù
Bà Triệu chiến đấu rất anh dũng, nhưng kẻ thù có sức mạnh vượt trội và đàn áp rất
khốc liệt, nên khởi nghĩa bị thất bại.

4
+ Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nước của người Việt lại bùng lên mạnh
mẽ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, nhân dân ta đã vùng lên lật đổ chính
quyền đô hộ nhà Lương, sau đó liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù.
Đầu năm 544, Lý Bôn lên ngôi Hoàng đế( Lý Nam Đế), đế quốc hiệu là Vạn Xuân.
+ Năm 687 khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến.
+ Năn 772 khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).
+ Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 đến 791.
+Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của quân
Nam Hán, Ngô quyền là một danh tướng của Dương Đình Nghệ đã đứng lên lãnh
đạo nhân dân ta, kiên quyết đánh giặc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trận quyết chiến
trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cùng quân và dân ta đã nhấn chìm toàn bộ quân
Nam Hán, khiến Hoàng Thao phải bỏ mạng, vua Nam Hán phải bãi binh, chấm dứt
hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc, kỷ nguyên của độc lập tự chủ.
* Các cuộc kháng chiến chống quân sâm lược từ thế kỷ X đến thế kỉ XVI
+ Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 của nhà Tiền Lê năm
979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Tình hình trong nước không được ổn định, nhà
Tống phát động một cuộc chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt. Lúc này vua Đinh còn
trẻ, chưa đú khả năng, uy tín để ttổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến, trước tình hình
đó triều thần và quân sĩ đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, lập nên triều đại nhà Tiền
Lê, tổ chức cho nhân dân kháng chiến chống Tống thắng lợi.
+ Cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1075 – 1077) của nhà lý.
Vào khoảng giữa thế kỷ XI, Với chiến lược của nhà Tống là “tiền Nam, hậu
Bắc” do Tống Thần Tông và Vương An Thạch đưa ra, nhà Tống cho xây dựng các
căn cứ quân sự Khâm Châu, Ung Châu, Liêm Châu sát với biên giới nước ta, tổ
chức các hoạt động thăm dò, khiêu khích, chuẩn bị xâm lược nước ta. Trước nguy
cơ xâm lược của nhà Tống, cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân đội

5
đã thực hiện tư tưởng “ngồi yên đợi giặc đến không bằng tiến công trước phá thế
mạnh của giặc”, tiến hành “Tiên phát chế nhân” chủ động đánh vào Ung Châu,
Khâm Châu, Liêm Châu trước khi chúng đánh ta, sau đó chủ động lui quân về lập
tuyến phòng ngự sông Như Nguyệt, ngăn chặn địch tiến công, làm cho quân Tống
bị động lúng túng, tạo thời cơ chuyển sang phản công đánh bại quân Tống xâm
lược( tháng 3 năm 1077).
+ Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần ở thế kỷ XIII
Từ năm 1225 nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong thời gian trị vì từ 1226 đến
1400 nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thánh
lợi, bổ sung những nét đặc sắc vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Cuộc kháng chiến lànn thứ nhất vào năm 1258, quân và dân ta đánh thắng 3
vạn quân Nguyên.
Cuộc kháng chiến lần hai vào năm 1285 quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn
quân Nguyên.
Cuộc kháng chiến lần ba vào năm 1287 – 1288, quân và dân ta đã đánh thắng
50 vạn quân Nguyên.
Trong vòng 30 năm (1258 – 1288), dân tộc ta phải ba lần kháng chiến chống
quân Nguyên, một đế quốc hùng mạnh nhất lúc đó. Cuộc chiến này thể hiện rõ khả
năng một dân tộc nhỏ bé có thể đánh thắng một dân tộc lớn bằng nghệ thuật quân
sự độc đáo. Đây cũng là giá trị khẳng định sực mạnh của dân tộc Việt nam trong
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
+ Cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo.
Vào cuối thế kỷ XIV, triều đại nhà Trần suy tàn, Hồ Quý Ly là một quý tộc
có thanh thế đã phế chuốt vua Trần, lập ra triều đại nhà Hồ. Tháng 5/1406, dưới
chiêu bài “ phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh đã đem quân xâm lược nước ta. Trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhà Hồ đã không được lòng dân, khi có chiến tranh không

6
phát động được chiến tranh nhân dân nên bị thất bại. Nước ta một lần nữa lại bị đô
hộ.
Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và Nguyễn
Trãi lãnh đạo.
Chiếm được nước ta, mặc dù bằng nhiều thủ đoạn thâm độc giặc Minh không
khuất phục được dân tộc ta, có nhiều cuộc khới nghĩa nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa
Lam Sơn. Sau 10 năm (1418 – 1427) chiến đấu bền bỉ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
đã phát triển thành chiến tranh giải phóng, quét sạch bóng thù ra khỏi bờ cõi. Thắng
lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Minh chứng tỏ nghệ thuật quân sự trong khởi
nghĩa vũ trang, trong chiến tranh giải phóng của cha ông ta đạt đến đỉnh cao, để lại
cho đời sau nhiều bài học quý giá.
+ Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 1785,
kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 – 1789.
Sau kháng chiến chống Minh thắng lợi Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều đại nhà
Lê, đây là một trong những giai doạn hưng thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam.
Nhưng thời gian hưng thịnh không kéo dài, từ năm 1553 đến năm 1788 đất nước
rơI vào tình trạng nội chiến triền miên giữa các thế lực.
4. Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
Hơn một nửa thời gian trong lịch sử dân tộc, chúng ta phải tiến hành chiến
tranh giữ nước. Bằng tài trí của mình dân tộc ta đã đoàn kết thống nhất, khắc phục
mọi khó khăn, phát huy sức mạnh đánh thắng kẻ thù bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Trong quá trình chiến tranh giữ nước nền nghệ thuật quân sự Việt Nam rất độc đáo
được hình thành và không ngừng hoàn thiện. Với nghệ thuật quân sự độc đáo, cha
ông ta đã đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Đồng
thời để lại giá trị nghệ thuật quân sự vĩ đại cho đất nước và đóng góp vào nghệ
thuật quân sự của thế giới. Ngày nay nghệ thuật quân sự do cha ông ta sáng tạo vẫn
còn nguyên giá trị.

7
a. Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc.
- Tư tưởng xuyên suốt là: Tích cực chủ động tiến công.
Đây là một quy luật để giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
- Cách tiến công là: tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn
bộ.
- Mục đích tiến công: Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh
lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và giành thắng lợi.
- Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công:
Trong tác chiến, cha ông ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực chủ động
tiến công, nên đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, ngay khi buộc phải chiến đấu
phòng ngự cũng phải là: phòng ngự thế công.
Các trận đánh tiêu biểu thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công là:
+ Trong thời kỳ Bắc thuộc, Hai Bà Trưng đã dấy cờ khởi nghĩa với tư tưởng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
+ Thời Lý: Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, cuối năm 1075, Lý
Thường Kiệt tổng chỉ huy quân đội đã thực hiện tư tưởng “ngồi yên đợi giặc đến
không bằng tiến công trước phá thế mạnh của giặc”, tiến hành “Tiên phát chế
nhân” chủ động đánh vào Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trước khi chúng
đánh ta, sau đó chủ động lui quân về lập tuyến phòng ngự sông Như Nguyệt, ngăn
chặn địch tiến công. Như vậy thời Lý đã kết hợp chặt chẽ phòng ngự ngăn chặn với
tích cực chủ động tiến công, làm cho quân Tống bị động lúng túng, tạo thời cơ
chuyển sang phản công đánh bại quân Tống xâm lược.
Khẳng định:
“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư

8
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
+ Thời Trần: Tư tưởng tích cực chủ động tiến công càng thể hiện rõ nét. Khi
nhà Nguyên cử sứ giả sang đưa yêu sách buộc ta phải đầu hàng, nhà Trần đã bắt
giam sứ giả, đồng thời chẩn bị vật chất và xây dựng lực lượng quyết tâm đánh giặc.
Tổ chức Hội nghị Diên Hồng thể hiện tinh thần “quyết đánh”, tinh thần “sát thát”,
đã ba lần đánh thắng quân Nguyên, một thế lực hung hãn (vào các năm 1258, 1285,
1288).
+Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã thể hiện rõ tư tưởng tiến công trước sự đô hộ của
nhà Minh:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”
Hai ông đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Minh giành lại độc lập.
+ Quang Trung - Nguyễn Huệ thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến công,
ông đã tuyên bố trước toàn quân: “Nay người Thanh lại sang, mưu đồ cướp nước ta
làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa,
vì vậy ta phải đem quân ra đánh đuổi chúng”, nên phải:
“Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Với tư tưởng tích cực chủ động tiến công, Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân và
dân ta đánh tan 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị một viên tướng “tầm cỡ” được
phong tước “Mưu dũng nhất đẳng công”, được Càn Long đánh giá rất cao.
b. Về mưu kế đánh giặc.

9
- Khái niệm:
Mưu kế đánh giặc là mưu mẹo của dân cha ông đã được tính toán kỹ khi
đánh giặc, để giành giành thắng lợi.
- Đặc điểm của mưu kế đánh giặc của dân tộc ta:
Mưu kế đánh giặc của dân tộc ta là rất mềm dẻo, khôn khéo, đó là biết
tiến, biết thoái, biết công, biết thủ. Biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự
với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, trong đó
tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
- Những mưu kế đánh giặc được vận dụng linh hoạt trong từng cuộc chiến
tranh tiêu biểu như:
+ Thực hiện mưu kế: “Tránh lúc ban mai, đánh lúc chiều tà” ,(tránh chỗ
mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù).
+ Thực hiện mưu kế: “mưu phạt tâm công” (binh vận).
Dựa trên tư tưởng nhân nghĩa và lòng tin vào sức mạnh tất thắng của cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc, nghĩa quân Lam Sơn đã nêu cao ngọn cờ “đại
nghĩa, chí nhân”, đánh địch về tư tưởng tinh thần, tâm lý, kết hợp tiến công quân sự
với thương thuyết và địch vận, nhằm “không đánh mà người phải khuất”. Trong hai
năm (1426 – 1427), nghĩa quân Lam Sơn vừa tiến công tiêu diệt các đạo quân cứu
viện lớn của địch, vây hãm, cô lập các thành, vừa kiên trì thương lượng, thuyết
phục quân địch giảng hoà, từ bỏ chiến tranh xâm lược. Quang Trung sau khi tiêu
diệt quân giặc ở Ngọc Hồi, Đống Đa đã thiết lập mối bang giao với nhà Thanh để
đẩy lùi chiến tranh, xây dựng đất nước.
+ Thực hiện mưu kế: Nghi binh lừa địch.
Ví dụ: Ba lần chiến thắng Bạch Đằng vào các năm 938, 981, 1288, lợi dụng
vào quy luật của thủy triều cha ông ta đã nghi binh lừa địch vào bãi cọc sông Bạch
Đằng đánh cho địch thua tan tác.

10
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cha ông ta đã sử dụng nhiều mưu kế độc
đáo khác, trong từng trận đánh, làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, tiến tới thất bại
hoàn toàn buộc phải chấp nhận rút quân về nước.
Kết luận: Kế sách đánh giặc mềm dẻo, khôn khéo của dân tộc ta được các
triều đại vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo, đã trở thành truyền thống đánh giặc của
dân tộc, với truyền thống đó quân dân ta đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ
vững độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
c. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
Chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc là truyền thống, là nghệ thuật đánh
giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa vũ trang và
trong chiến tranh giải phóng.
- Cơ sở hình thành nghệ thuật CTND, toàn dân đánh giặc.
+ Các cuộc chiến tranh nhân dân ta tiến hành bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến
tranh chính nghĩa, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường
bạo”, thể hiện khát vọng, ý chí của nhân dân, do đó nhân dân sẽ hăng hái tham gia.
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước thương nòi, có tinh thần đoàn kết
cộng đồng, chung lưng đấu cật trong lao động sản xuất và trong chiến đấu, có tinh
thần bất khuất chống quân xâm lược.
+ Các triều đại phong kiến Việt Nam phần lớn có tư tưởng “trọng dân”, “an
dân”, “lấy dân làm gốc” luôn “khoan thư sức dân” để “ vua tôi đồng lòng, anh em
hoà mục, cả nước chung sức” , do đó nhân dân tin tưởng trung thành với các nhà
nước phong kiến, nên “Lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà
nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.
- Nội dung cơ bản của chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc được
thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta là:
+ Về lực lượng đánh giặc:

11
Lực lượng đánh giặc là toàn dân tộc, thực hiện “tận dân vi binh” (trăm họ là
binh), “bách tính giai binh”, (mỗi người dân là một chiến sĩ).
Trong kháng chiến chống quân Thanh, Quang Trung đi tới đâu, ở đó nhân
dân hăng hái tham gia ủng hộ nghĩa quân đánh giặc, nên đã giành dược thắng lợi.
“Anh đi theo Chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà thương mẹ già”
(ca dao)
+ Thế trận đánh giặc:
Tổ chức thế trận là “Cử quốc nghênh địch” (cả nước là một chiến trường),
mỗi xóm bản làng là một pháo đài giết giặc. Thế trận đánh của ta không chỉ đơn
thuần là thế bố trí các lực lượng vũ trang và nhân dân, mà còn là vị thế của đất
nước và dân tộc sau khi đã làm chủ đất nước; còn là tư thế đối mặt với kẻ thù; còn
là uy thế đối với các thế lực xâm lược. Thế trận đó làm cho địch bị động, lúng túng,
chúng đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Ta lực nhỏ nhờ có thế tốt mà thắng lớn.
+ Phương pháp đánh giặc:
Tổ tiên ta đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều cách đánh, áp dụng linh hoạt
các mưu kế như: “tiêu thổ”, “thanh dã”, lẩn trốn vào rừng núi, cất giấu lương thực,
triệt hạ các điều kiện đảm bảo của giặc trong chiến đấu, thực hiện: “Lấy đoản binh
chế trường trận”, đưa giặc vào thế tiến không được mà thoái không xong. Tổ chức
LLVT thành nhiều thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Tổ tiên ta cũng thực hiện nhiều hình thức chiến thuật như: phục kích, tập
kích, công thành, thủy chiến, tiêu hao sinh lực địch đồng thời đánh các trận quyết
chiến chiến lược như: Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng, Rạch Gầm, Xoài Mút,
Ngọc Hồi làm thay đổi cục diện chiến trường, đi tới thắng lợi hoàn toàn.
Kết luận: Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, là nét độc
đáo trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Với truyền thống đó, dân tộc ta đã
đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giữ gìn giang sơn gấm vóc. Đúng như nhà thiên

12
tài quân sự Trần Quốc Tuấn nhận xét “Sở dĩ ta thắng được giặc ngoại xâm qua
nhiều thời đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức”.
d. Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
- cơ sở của nghệ thuật này là:
+ Do điều kiện thực tiễn nước ta, một đất nước không rộng, người không
đông, lại luôn phải đối mặt với những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình nhiều
lần, để giành chiến thắng buộc ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều.
+ Xuất phát từ quy luật giải quyết mối quan hệ thế và lực. Mặc dù lực của ta
có thể nhỏ nhưng biết tạo thế tốt thì vẫn tạo được sức mạnh to lớn để đánh địch.
Ngược lại lực của địch mạnh nhưng ta đưa chúng vào thế yếu, thì lực đó khó được
phát huy.
Nguyễn Trãi nói: “Sức dùng một nửa mà công được gấp đôi”.
+ Xuất phát từ quan niệm về sức mạnh có thể chuyển hóa, phát triển chứ
không đơn thuần là so sánh về quân số, trang bị của các bên tham chiến, do đó luôn
tin tưởng vào sức mình, từ đó dám đánh và đánh thắng.
Nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành
nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự truyền thống Việt Nam.
e- Nghệ thuật đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận,
ngoại giao.
- Cơ sở hình thành.
+ Do chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với xã hội, do đó phải kết hợp
chặt chẽ các mặt trận, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, giành thắng lợi trong chiến
tranh.
+ Kẻ thù khi tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta, chúng cũng đánh ta trên
nhiều lĩnh vực, vì vậy ta phải đánh địch trên các mặt trận.
- Vị trí, nội dung, mối quan hệ giữa các mặt trận.
+ Mặt trận quân sự:

13
Có tính chất quyết định trực tiếp tới thắng lợi của chiến tranh, là quá trình tổ
chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng, các hình thức, biện
pháp chiến đấu, nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo thế cho các mặt trận khác.
+ Mặt trận chính trị:
Là cơ sở tạo thành sức mạnh của mặt trận quân sự, ngoại giao, binh vận. Ông
cha ta đã tập trung tuyên truyền cho tính chính nghĩa ở cuộc kháng chiến của ta,
tính phi nghĩa, xâm lược ở cuộc kháng chiến của ta do kẻ thù gây ra. Tăng cường
củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền để đủ sức lãnh đạo kháng
chiến.
+ Mặt trận ngoại giao:
Kết hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, đánh vào ý chí xâm lược
của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Tư tưởng xuyên suốt trong
đấu tranh ngoại giao là giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc. Ngoại giao kết hợp
với quân sự chính trị để giành thắng lợi càng sớm càng tốt.
Ông cha ta đã cử sứ giả đi “bàn hòa:” với địch để hạn chế đau thương, tổn
thất, đối xử nhân đạo với tù binh, sửa đường, cấp lương thảo, phương tiện cho hàng
binh địch về nước, nhằm dập tắt chiến tranh…
+ Mặt trận binh vận:
Cùng với phát huy thế mạnh của lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, tổ
tiên ta đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
để đánh vào kẻ thù xâm lược, vạch trần tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù, làm
cho chúng phân tán tư tưởng, giao động, chủ quan kiêu ngạo, tạo cơ sở cho mặt
trận quân sự giành thắng lợi.
Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận trong chiến tranh
là nét độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta.
g. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.

14
Để đánh tam mưu đồ xâm lược của kẻ thù, trong các triều đại phong kiến cha
ông ta đã tổ chức và tiến hành các trận đánh lớn, có tính quyết định, làm thay đổi
cục diện trên chiến trường, buộc địch phải thất bại rút quân về nước. Các trận đánh
lớn như : Bạch Đằng (3 lần), Như Nguyệt, Chi Lăng, Đông Quan, Đống Đa, Rạch
Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi, Thăng Long…
Từ các trận đánh lớn trên có thể rút ra những nét độc đáo trong nghệ thuật
thực hành các trân đánh lớn là:
+ Về lựa chọn địa điểm (không gian) tác chiến: Cha ông ta luôn chọn địa
điển có lợi cho ta, bất lợi cho địch, ta luôn làm chủ được không gian, địa hình, thời
tiết,
+ Về thời gian ta luôn chủ động chọn thời điểm phù hợp, khi quân địch chủ
quan, mệt mỏi suy yếu (thường đánh vào mùa Xuân lúc này ta mạnh, địch yếu).
+ Về chuẩn bị, tổ chức lực lượng: ở các trận đánh lớn cha ông ta đã tiến hành
tốt công tác chuẩn bị, đảm bảo chắc thắng, từ lực lượng nghi binh lừa địch, lực
lượng trên các hướng mũi tiến công, lực lượng toàn dân giam chân, dàn mỏng lực
lượng địch; công tác bảo đảm hậu cần.
+ Về cách đánh: Chủ động đánh theo cách đánh của ta, đánh vào tư tưởng
đánh nhanh thắng nhanh của địch bằng cách đánh chắc tiến chắc (theo binh pháp
Tôn Tử khi đi xâm lược nước khác phải đánh nhanh tháng nhanh), đánh vào lương
thảo của địch băng cách “tiêu thổ”, “thanh dã” thực hiện “vườn không, nhà trống”,
đánh vào đội quân tiếp viện của địch (trận Vân Đồn), (theo binh pháp Tôn Tử khi
đi xâm lược nước khác lương thảo thường cướp ở những nơi đã chiếm); Lừa dụ
địch vào thế bất lợi, bí mật tiến công, vào nơi sơ hở, mỏng yếu làm địch trở tay
không kịp.
Những trận đánh lớn được cha ông ta tiến hành trong lịch sử vẫn còn vang
vọng mãi ngàn đời, đó là những mốc son chói lọi trong lịch sử đan tộc ta.

15
II- Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo.
- Khái niệm nghệ thuật quân sự (NTQS).
NTQS là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là
đấu tranh vũ trang, gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.
+ Lý luận NTQS là bộ phận chủ yếu của khoa học quân sự, nghiên cứu các
quy luật và tính chất, đặc điểm chiến tranh, xác định những nguyên tắc và phương
thức tiến hành đấu tranh vũ trang.
+ Thực tiễn NTQS chỉ đạo và thực hành đấu tranh vũ trang ở mọi quy mô.
+ NTQS Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành, ba bộ phận đó thống nhất,
liên hệ chặt chẽ, tác động bổ sung cho nhau, trong đó CLQS giữ vai trò quyết định,
chi phối NTCD và chiến thuật. NTCD và chiến thuật trở thành phương tiện thực
hiện những nhiệm vụ do chiến lược đặt ra, nhưng có tác động to lớn trở lại với
CLQS.
1. Cơ sở hình thành NTQS Việt Nam.
* Truyền thống kinh nghiệm NTĐG của tổ tiên.
Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã sáng tạo, đúc
kết, kinh nghiệm đánh giặc, xây dựng nền nghệ thuật quân sự độc đáo, hết sức quý
báu, những bài học vô giá về tổ chức lực lượng, tổ chức thế trận, tiến hành các trận
đánh cụ thể ... Những truyền thống kinh nghiệm đó là cơ sở để Đảng ta vận dụng
trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh.
* Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận khoa học và cách mạng nhất là về
cách mạng XHCN, về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng tư tưởng
để Đảng ta vận dụng đề ra đường lối lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, trong đó việc
đề ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng ở Việt
Nam.
* Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.

16
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác
Lênin về chiến tranh quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Là sự kế thừa và phát huy truyền
thống đánh giặc của tổ tiên, là sự tiếp thu những kinh nghiệm quân sự trên thế giới.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trở thành hệ thống quan điểm tư tưởng về quân sự,
đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển NTQS Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
Thông qua phân tích, tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm quân sự của các
nước trên thế giới, vận dụng vào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta.

2. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có đảng lãnh đạo.
a. Chiến lược quân sự (CLQS)
* Khái niệm.
CLQS là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định
để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng lợi; bộ
phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
*Nội dung chủ yếu của CLQS.
- Xác định đúng kẻ thù và đối tượng tác chiến.
Đây là chiến lược quan trọng của CLQS bởi vì nếu xác định đúng đối tượng
của quân và dân ta, chúng ta mới có phương án đánh trả hiệu quả nhất.
Khi thực dân pháp, đế quốc mĩ sang xâm lược nước ta, chúng đều núp dưới
chiêu bài: “bảo hộ”, “khai hóa văn minh”, “Bảo vệ thế giới tự do”, nhằm lừa bịp
nhân dân ta và dư luận thế giới. Ta phải chỉ rõ chúng là kẻ thù của dân tộc ta.
Sau cách mạng tháng tám 1945 nước ta có nhiều kẻ thù: Tưởng, Anh - ấn,
Nhật, Pháp nếu không xác định đúng đối tượng tác chiến ta khó có thể giành chiến
thắng. Trước tình hình đó Đảng, Bác đã xác định Pháp là kẻ thù số một, nguy hiểm
và trực tiếp của cách mạng việt nam.
Tháng 9/1954 Đảng ta chỉ rõ “Đế quốc Mỹ đang dần trở thành kẻ thù trực
tiếp, nguy hiểm của dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia”.

17
Nhờ xác định đúng kẻ thù, nên ta đã chủ động trong chiến tranh giành thắng
lợi to lớn.
- Đánh giá đúng kẻ thù.
Đây là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở để ta chuẩn bị mọi mặt cho kháng
chiến, bảo đảm đủ điều kiện đánh thắng địch, bởi vì “Biết địch biết ta, trăm trận
trăm thắng”.
Đối với thực dân pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ví “Như mặt trời lúc hoàng
hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ”.
Đối với Mỹ ta nhận định: “Mỹ giầu nhưng không mạnh”.
Chính vì thế mà ta giám đánh Pháp, Mỹ, biết đánh và đánh thắng.
- Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc.
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề mang tính nghệ thuật
cao trong chiến tranh của Đảng ta. Xác định thời điểm mở đầu và kết thúc chiến
tranh đúng lúc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thời cơ, thế trận của
chiến tranh. Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc, là nghệ thuật nắm bắt thời cơ.
+ Thời điểm mở đầu chiến tranh là những thời điểm thỏa mãn hoàn cảch lịch
sử, có sức lôi cuốn toàn dân tộc đứng lên đánh giặc cứu nước và có sức thuyết phục
mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Nếu mở đầu chiến tranh sớm, ta không tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế,
chưa huy động được toàn dân, chưa làm tốt công tác chuẩn bị, nên gặp nhiều khó
khăn, thậm chí sẽ dẫn đến thất bại.
Nếu mở đầu chiến tranh muộn hơn kẻ thù sẽ đánh ta trước, ta mất thế chủ
động, thương vong tổn thất nhiều, khó có thể tác chiến theo phương án của ta. Chỉ
có mở đầu chiến tranh đúng lúc ta mới có nhiều thuận lợi.
+ Xác định thời điểm kết thúc chiến tranh là những thời điểm thế và lực của
cách mạng đều mạnh, ta có điều kiện đánh đòn quyết định, giành thắng lợi hoàn
toàn.

18
Xác định đúng thời điểm kết thúc chiến tranh sẽ giảm thiểu tối đa thương
vong tổn thất, giành thắng lợi mau chóng.
- Phương châm tiến hành chiến tranh.
“Là phương hướng cơ bản chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong toàn bộ cuộc
chiến tranh hoặc từng giai đoạn của chiến tranh.
ở Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam đã nắm vững các quy luật của chiến
tranh, phân tích khoa học những điều kiện chủ quan và khách quan của từng cuộc
chiến tranh, đề ra những phương châm chiến lược làm phương hướng hành động
đúng đắn cho quân và dân ta nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của chiến
tranh nhân dân Việt Nam đánh bại chiến tranh xâm lược của kẻ thù”.
“Một số phương châm chỉ đạo chiến lược cơ bản là: Chiến tranh toàn dân,
toàn diện; tư tưởng chiến lược tiến công; đánh lâu dài, dựa vào sức mình là
chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế; đấu tranh quân sự kết hợp với
đấu tranh chính trị; kết hợp đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: nông thôn
rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị.
Đây là vấn đề có tính tất yếu, phản ánh quy luật chiến tranh của nước nhỏ
chống lại kẻ thù lớn.
+ Đánh lâu dài là lấy thời gian làm lực lượng, chuyển hóa sức mạnh trong
chiến tranh, tạo thế, nắm thời cơ, đánh đòn quyết định.
+ Đánh lâu dài không đồng nghĩa với việc kéo dài chiến tranh vô thời hạn,
mà phải biết chọn thời điểm để kết thúc chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng
tốt.
+ Đánh lâu dài chính là đánh vào chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của kẻ
thù, chúng rất sợ sa lầy vào chiến tranh.
Ví dụ:
Kháng chiến chống Pháp ta chủ trương “Trường kỳ kháng chiến” sau 9 năm
nỗ lực chiến đấu ta đã giành thắng lợi.

19
Cuộc kháng chiến chống Mỹ ta xác định chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, năm 1975 ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.
- Phương thức tiến hành chiến tranh.
Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược nước ta là cuộc chiến tranh cách
mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó Đảng ta chỉ đạo phương thức tiến hành
chiến tranh là:
Tiến hành chiến tranh nhân dân, kết hợp tác chiến giữa LLVT địa phương
với các binh đoàn chủ lực; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch
để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch. Đánh địch bằng hai
lực lượng (quân sự và chính trị), trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng
bằng và thành thị), bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận) làm cho kẻ
thù lúng túng trong đối phó dẫn đến vỡ về chiến lược, sa lầy về chiến thuật, đi đến
thất bại.
Kết luận: CLQS Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ đã phát triển cao, giải quyết thành công nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn
chiến tranh, thực sự trở thành bộ phận chủ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam,
góp phần to lớn đưa hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Nội dung của CLQS trong
hai cuộc kháng chiến còn nguyên giá trị cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay
b. Nghệ thuật chiến dịch.
* Khái niệm:
Nghệ thuật chiến dịch là lý luận và thực tiễn chuẩn bị, thực hành chiến
dịch và các hoạt động tác chiến tương đương, là bộ phận hợp thành của NTQS,
khâu nối liền CLQS với chiến thuật.
+ Lý luận nghệ thuật chiến dịch nghiên cứu các quy luật, nội dung và tính
chất của loại chiến dịch (và hoạt động tác chiến tương đương); xác định các nguyên
tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến dịch; cách thức và phương pháp tổ

20
chức hiệp đồng, bảo đảm cho chiên dịch và chỉ huy bộ đội trong chiến dịch; đề ra
những yêu cầu về tổ chức chuẩn bị chiến trường; nghiên cứu đối tượng tác chiến.
+ Thực tiễn nghệ thuật chiến dịch là mọi hoạt động chuẩn bị và thực hành
chiến dịch và các hoạt động tác chiến khác của liên binh đoàn chiến dịch và tương
đương, của tư lệnh, các cơ quan và lực lượng tác chiến.
+ Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu (trong đó có những trận chiến đấu
then chốt), có tác động liên quan đến nhau chặt chẽ, diễn ra trong một không gian,
thời gian nhất định nhằm hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược đặt ra.
+ Chiến dịch Việt Nam xuất hiện trong kháng chiến chống Pháp, được đánh
dấu bằng chiến dịch phản công Việt Bắc thu đông năm 1947. Trong kháng chiến
chống Pháp ta tiến hành hơn 40 CD, kháng chién chống Mỹ ta tiến hành hơn 50
chiến dịch với quy mô khác nhau.
Sự hình thành và phát triển của chiến dịch Việt Nam thể hiện ở các nội
dung sau.
- Loại hình chiến dịch.
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của CLQS, NTCD Việt Nam đã không ngừng phát
triển. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta đã tổ chức
nhiều loại hình chiến dịch như:
CD tiến công:
Là chiến dịch được tiến hành nhằm tiêu diệt quân địch phòng ngự, giải
phóng (đánh chiếm) khu vực lãnh thổ, thực hiện nhiệm vụ chiến dịch hoặc
chiến lược.
Là chiến dịch được tiến hành nhằm tiêu diệt và đánh bại quân địch đang tiến
công, bảo vệ hoặc khôi phục mục tiêu, địa bàn trọng yếu, giành chủ động chiến
lược, chiến dịch. Chiến dịch phản công có thể tiến hành trong quá trình chiến dịch
phòng ngự hoặc kế tiếp thắng lợi của chiến dịch đó. Chiến dịch phản công thường
được mở khi quân địch tiến công đã bị tổn thất nặng, bị chặn lại nhưng chưa kịp

21
chuyển vào phòng ngự, lực lượng dự bị chiến lược của chúng cơ bản đã đưa vào sử
dụng, ta có thế trận để tiến hành phản công.
CD phòng ngự:
Là chiến dịch đánh trả quân địch tiến công có lực lượng ưu thế nhằm giữ
vững các khu vực trọng yếu làm thiệt hại nặng lực lượng tiến công và đánh bại tiến
công của địch, tạo thế, tạo thời cơ, điều kiện chuyển sang phản công hoặc tiến
công.
CD phòng không
CD phòng không là chiến dịch do các binh đoàn, (liên binh đoàn) phòng
không hiệp đồng với không quân, các lực lượng phòng không và các lực lượng vũ
trang khác tiến hành nhằm đánh bại chiến dịch đường không (tập kích đường
không) của địch.
Ví dụ: CD phòng không Hà Nội Hải Phòng 1972
Chiến dịch tiến công tổng hợp
Ví dụ: Chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8 (chiến dịch Đồng bằng sông Cửu
Long (10.6 – 10.9.1972).
Trong đó CD tiến công là chủ yếu.
- Quy mô chiến dịch
Trong hai cuộc kháng chiến, phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả về
quân số và VKTB.
+ Về số lượng:
CD Việt Bắc 1947 lực lượng khoảng 30 đại đội (chủ yếu là bộ binh).
CD Điện Biên Phủ (1945) lực lượng có 5 đại đoàn, có các đơn vị: PK, PB,
KQ.
CD Hồ Chí Minh lực lượng gồm 5 quân đoàn chủ lực và các quân binh
chủng cùng lực lượng của quần chúng nhân dân.
- Về địa bàn:

22
Trong kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu chống Mỹ, các chiến dịch
diễn ra ở địa bàn rừng núi là chủ yếu.
Giai đoạn cuối của kháng chiến chống Mỹ, các CD diễn ra ở địa bàn rừng
núi, trung du, đồng bằng và thành thị.
- Nghệ thuật và cách đánh chiến dịch:
Cách đánh CD của ta là cách đánh CD CTND phát triển cao, là vận dụng
cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức, quy mô tác chiến, trong
đó tác chiến hợp đồng giữ vai trò chủ yếu.
+ Thời kỳ đầu chiến tranh, so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch, bộ
đội ta mới có kinh nghiệm chiến đấu những trận đơn lẻ, cách đánh CD chủ yếu là
đánh du kích, đánh vận động tiêu diệt địch ngoài công sự là chính, đồng thời đánh
địch trong cứ diểm và cụm cứ điểm, bởi vì so sánh lực lượng của ta và địch có
nhiều chênh lệch, đặc biệt là VKTB. Mục đích CD là tiêu diệt nhiều sinh lực địch
là chính.
+ Thời kỳ cuối của chiến tranh chống Pháp, cách đánh chiến dịch của ta phát
triển đánh địch trong tập đoàn cứ điểm, hệ thống phòng ngự vững chắc ở cả rừng
núi, nông thôn và thành thị. Bởi vì so sánh lực lượng lúc này đã thay đổi, có lợi cho
ta. Các binh đoàn chủ lực đã phát triển lớn mạnh. Nghệ thuật chiến dịch đã có bước
phát triển vượt bậc như: nghệ thuật lựa chọn khu vực tác chiến chủ yếu, nghệ thuật
chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ưu thế lực lượng đảm bảo đánh
chắc thắng trận mở mạng chiến dịch, nghệ thuật xử trí chính xác các tình huống
trong tác chiến chiến dịch.
Ví dụ: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, NTCD đã có bước phát triển vượt
bậc, đó là: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, việc thay đổi phương
châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” thể hiện
sự phân tích khoa học, chính xác tình hình địch, ta, địa hình thời tiết…từ đó có
quyết định chính xác. Việc xây dựng thế trận, tiến hành hiệp đồng các quân binh

23
chủng, các mũi hướng tiến công theo phương thức tác chiến “vây , lấn, tấn, triệt,
diệt”, tạo thời cơ tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Trong kháng chiến chống Mỹ nghệ thuật chiến dịch đã nâng lên một tầm cao
mới, đó là: nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch (vận dụng hai cách
đánh lần lượt và đồng loạt). Nghệ thuật phát huy sức mạnh của các binh chủng,
quân chủng trong tác chiến hợp đồng quy mô lớn. Nghệ thuật tiến công với nỏi dậy,
phối hợp tác chién ba thứ quân, lấy đòn đánh lớn của chủ lực làm trung tâm phối
hợp. Nghệ thuật chỉ đạo vận dụng chiến thuật sáng tạo để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chiến dịch. Nghệ thuật khuếch trương kết quả của trận then chốt trước với trận
then chốt sau trong chiến dịch tiến công.
Kết luận: Thực tế hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chứng
minh CD đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do chiến lược đặt ra, tạo sự chuyển hóa chiến
lược to lớn, góp phần quyết định thắng lợi trong chiến tranh, NTCD qua hai cuộc
kháng chiến đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, làm cơ sở để chúng ta vận
dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
c. Chiến thuật.
* Khái niệm:
Chiến thuật là lý luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành chiến đấu của
phân đội, binh đội và binh đoàn của LLVT, CT là bộ phận hợp thành của NTQS
Việt Nam.
+ Lý luận chiến thuật nghiên cứu tính chất, quy luật và nội dung trận chiến
đấu; chức năng nhiệm vụ và khả năng chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn,
đề ra nguyên tắc, phương pháp chuẩn bị và thực hành chiến đấu.
+ Thực tiễn chiến thuật bao gồm mọi hoạt động của người chỉ huy, cơ quan
và bộ đội về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu: quán triệt nhiệm vụ, đánh giá
tình hình; hạ quyết tâm; lập kế hoạch; giao nhiệm vụ và tổ chức hiệp đồng; chuẩn

24
bị và thực hành trận chiến đấu; chỉ huy bộ đội; bảo đảm các mặt cho trận chiến
đấu…
- Phân đội là tên gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang từ cấp tiểu đội đến
cấp tiểu đoàn và tương đương.
- Binh đội là tên gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang cỡ trung đoàn, tiểu
đoàn độc lập và tương đương. Binh đoàn có hệ thống quản lý kinh tế tài chính,
hành chính độc lập.
- Binh đoàn là tên gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang cỡ sư đoàn, lữ
đoàn và tương đương, thường gồm một số binh đội thuộc các binh chủng khác nhau
trong cùng một quân chủng, các phân đội chuyên môn…
*Quá trình hình thành và phát triển của chiến thuật gắn với lịch sử xây
dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta.
Sự phát triển của chiến thuật là kết quả của nghệ thuật chỉ đạo, chiến lược,
chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hiện các trận chiến đấu thông qua việc vận
dụng các hình thức chiến thuật của người chỉ huy vào từng đối tượng, địa hình, thời
gian cụ thể.
* Sự phát triển của chiến thuật qua hai cuộc kháng chiến thể hiện ở các
nội dung sau.
- Vận dụng hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu.
+ Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến, chiến thuật thường vận dụng là
phục kích, tập kích, vận động, tiến công, trong đó phục kích là chủ yếu. Bởi vì CL
chỉ đạo tác chiến của ta lúc này là: “quán triệt tư tưởng tiến công triệt để, dùng du
kích chiến, vận động tiến công địch”.Mặt khác do VKTB, lực lượng của ta còn hạn
chế.
+ Giai đoạn sau của hai cuộc kháng chiến, chiến thuật ta vận dụng là: công
kiên, vây lấn tiến công, bởi vì sự chỉ đạo của chiến dịch của chiến dịch là: tiêu diệt

25
địch trong công sự, giải phóng đất đai, giải phóng dân. Mặt khác do ta được tăng
cường VKTB, khả năng tác chiến được nâng cao.
+ Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chúng ta vận dụng chiến đấu phòng
ngự, bởi vì yêu cầu của chiến thuật lúc này là đánh bại các cuộc hành quân lấn
chiếm của địch giữ vững vùng giải phóng.
+ Ngoài các hình thức chiến thuật trên, trong hai cuộc kháng chiến, các đơn
vị quân đội ta còn vận dụng chiến thuật, tao ngộ, truy kích, tiến công hành tiến,
đánh địch đổ bộ đường không vào các trận cụ thể, để hoàn thành nhiệm vụ mà
chiến dịch giao cho.
- Quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu.
+ Giai đoạn đầu kháng chiến.
Lực lượng tham gia các trận chiến đấu chủ yếu trong biên chế, được tăng
cường một số ít hỏa lực súng cối 82, ĐKZ (1946-1950). Dần dần lực lượng tham
gia chiến đấu ngày càng lớn, có nhiều trận đánh hiệp đồng binh chủng (bộ binh,
pháo binh, công binh), hiệp đồng chiến đấu giữa các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân quân du kích ngày càng phát triển.
+ Giai đoạn cuối hai cuộc chiến.
Lực lượng tham gia trong một trận chiến đấu ngày càng lớn, tập trung ưu thế
lực lượng ngày càng cao, có thể đồng thời hoặc kế tiếp vận dụng các hình thức
chiến thuật vào một trận chiến đấu.
- Cách đánh:
Là nội dung quan trọng nhất của lý luận chiến thuật. Mỗi hình thức có cách
đánh cụ thể, phù hợp với đối tượng và địa hình tác chiến. Nghiên cứu cách đánh
chiến thuật trong hai cuộc kháng chiến cho thấy:
+ Cách đánh chiến thuật luôn phát triển, từ đánh bằng bộ binh là chủ yếu đến
đánh hiệp đồng binh chủng, được thể hiện trong các hình thức chiến thuật: công
kiên, vây lấn tiến công, vận động tiến công, đánh quân đổ bộ đường không.

26
+ Cách đánh chiến thuật thể hiện tính tích cực, chủ động tiến công, bám thắt
lưng địch, chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt. Trong một trận chiến đấu
chúng ta đã thực hiện chia cắt giữa bộ binh và xe tăng địch, giữa địch mặt đất và
địch trên không, giữa địch trong trận địa với địch ngoài trận địa và địch từ nơi khác
đến chi viện.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự của bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ trong thế trận của cấp trên để hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
Kết luận: Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho thấy
chiến thuật đã phát triển rất phong phú, đa dạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ do CL và
CD đặt ra, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị thực tiễn lớn, làm cơ sở để
chúng ta vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
III. Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự
vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới và trách nhiệm của
sinh viên.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã hình thành, phát triển trong quá trình dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, nghệ thuật quân sự ngày càng phát triển, đó là nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh. Những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự vẫn con giữ nguyên giá
trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ mới.
a. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.
Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, nghệ thuật quân sự của cha ông ta trước
đây luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công. Ngày nay, với sức
mạnh của cả nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự của

27
ta càng có điều kiện phát huy giá trị của nó. Do đó phải “kiên quyết không ngừng
thế tiến công” khoét sâu vào chỗ yếu của địch đánh thắng trong mọi hoàn cảnh.
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, nếu chiến tranh nổ ra, sẽ là cuộc
chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, phương châm, phương thức chiến
tranh có thay đổi, nhưng địch vẫn có những điểm yếu chí mạng của nó, ta phảI
không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy lòng dũng cảm, trí thông
minh của người Việt Nam, sáng tạo trong chiến đấu, đập tan âm mưu xâm lược của
kẻ thù.
b. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc
Đây là quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc
ta. Ngày nay trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao (nếu sảy ra) ta phải kế thừa
và phát huy nghệ thuật này lên một tầm cao mới.
Thực hiện toàn dân đánh giặc đảm bảo có lực lượng đánh địch trên mọi miền
của Tổ quốc, trong mọi không gian thời gian, luôn giành thế chủ động, dù địch có
vũ khí trang bị hiện đại, sức cơ động nhanh đến mấy đi chăng nữa.
Toàn dân đánh giặc sẽ đảm bảo cho ta đánh được dài ngày, tạo thế, nắm thời
cơ, khoét sâu vào điểm yếu của địch, buộc địch phải phân tán, dàn mỏng khiến
chúng đông mà hoá ít, mạnh mà hoá yếu, luôn bị động đối phó, để ta đánh đòn
quyết định, giành thắng lợi.
C. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời và mưu kế
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cha ông ta luôn phải đối mặt với các thế lực
có tiềm lực lớn mạnh hơn mình nhiều lần. Ta tháng được là bởi đã biết kết hợp chặt
chẽ các yếu tố: lực, thế, thời, dùng mưu trí bầy binh bố trận để “sức dùng một nửa
mà công được gấp đôi”.
Ngày nay trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc càng phải phát huy trí tuệ, xây
dựng lực lượng mạnh, thiết lập thế trận trong thời bình, có phương án cụ thể trong

28
thời chiến, biết tạo, nắm bắt thời cơ, tinh khôn mưu mẹo đánh tháng kẻ thù trong
mọi hoàn cảnh.
d. Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng
cần thiết để đánh thắng địch.
Nước ta hiện nay kinh tế vẫn còn nghèo, cơ sở vật chất cung cấp cho quốc
phòng, an ninh còn hạn chế, mọi điều kiện còn có những khó khăn nhất địnhNgày
nay nếu chiến tranh xảy ra.
kết luận bài

- NTĐG của tổ tiên hình thành và phát triển gắn liền với các yếu tố địa lý,
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước
NTĐG của tổ tiên đã phát triển một cách đặc sắc, được thể hiện ở tư tưởng và kế
sách đánh giặc, biểu hiện ở tư tưởng tiến công, thực hiện toàn dân đánh giặc, thực
hiện lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều,nghệ thuật đấu tranh trên các mặt trận QS,
CT, NG, BV. Bằng NTĐG độc đáo tổ tiên ta đã đập tan âm mưu xâm lược của các
thế lực kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đồng thời để lại những kinh nghiệm,
truyền thống quý báu cho dân tộc ta.
- NTQS Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc
của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận CLQS, NTCD, CT, góp phần
quyết định vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng
thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu bổ sung cho kho tàng truyền thống
quân sự Việt Nam, để chúng ta vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Sinh viên cần học tập nắm được nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, NTQS
Việt Nam rất sáng tạo và độc đáo, từ đó tin tưởng vào thắng lợi và tích cực góp
phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

29
30

You might also like