You are on page 1of 14

THI - TRẮC NGHIỆM QPAN4

BÀI 01: KỸ THUÂT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK.


Câu 1: Tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK bắn máy bay quân dù trong vòng
bao nhiêu mét?
A. 600 m                          B. 400 m                          C. 500 m                          D. 300 m

Câu 2: Súng tiểu liên AK  trang bị cho bao nhiêu người sử dụng?
A. Súng tiểu liên AK,  trang bị cho 1 tổ sử dụng.
B. Súng tiểu liên AK,  trang bị cho 3 người sử dụng.
C. Súng tiểu liên AK,  trang bị cho 2 người sử dụng.
D. Súng tiểu liên AK  trang bị cho 1 người sử dụng.

Câu 3: Đường ngắm đúng là gì?


A. Là điểm định bắn trên mục tiêu với điều kiện  mặt súng không nghiêng.
B. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng
thăng bằng.
C. Là đường ngắm đúng khi  đưa đường ngắm cơ bản đến điểm định bắn trên mục tiêu.
D. Là đường ngắm cơ bản được xác định trước khi bắn với điều kiện mặt súng thăng
bằng.

Câu 4: Tốc độ bắn lý thuyết của súng  tiểu liên AK khoảng bao nhiêu phát/phút?
A. 650 phát/phút.            B. 600 phát/phút.             C. 500 phát/phút.            D. 400
phát/phút.

Câu 5: Súng tiểu liên AK bắn mục tiêu  cao 0,5m với tầm bắn thẳng  ở cự ly nào?
A. 330m.                          B. 365m.                          C. 350m.                          D. 360m.

Câu 6: Điểm ngắm đúng là gì?


A. Là điểm được xác định trước trên súng sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo
đường đạn đi qua điểm định bắn.
B. Là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo của đường
đạn  đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
C. Là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định với điều kiện mặt súng
thăng bằng.
D. Là điểm định bắn được xác định trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thì quỹ đạo
đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.

Câu 7: Đường ngắm cơ bản là gì?


A. Là đường thẳng được tính từ đỉnh đầu ngắm, sao cho đỉnh đầu ngắm thẳng với điểm
định bắn trên mục tiêu.
B. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên đầu ngắm đến điểm ngắm
đúng trên mục tiêu.
C. Là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên của khe thước ngắm đến
điểm chính giữa mép trên đầu ngắm.
D. Là đường thẳng từ mắt người ngắm đi qua chính giữa mép trên khe thước ngắm đến
điểm định bắn trên mục tiêu.

Câu 8: Định nghĩa về ngắm bắn?


A. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi qua điểm định bắn trên
mục tiêu.
B. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi đến mục tiêu với điều
kiện mặt súng thăng bằng.
C. Là xác đường ngắm cho súng để đường đạn đi đến mục tiêu với điều kiện mặt súng
không nghiêng.
D. Là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đường đạn đi qua điểm ngắm đúng 
trên mục tiêu.

Câu 9: Khối lượng của súng tiểu liên AK khi chưa có đạn là bao nhiêu kg?
A. 3,2 kg.                         B. 3,3 kg.                         C. 3,7 kg.                         D. 3,8 kg.

Câu 10: Hộp tiếp đạn của súng  tiểu liên AK chứa được bao nhiêu viên đạn?
A. 100 viên.              B. 30 viên.                  C. 75 viên.                   D. 40 viên.

Câu 11: Súng tiểu liên AK bắn  mục tiêu cao 1,5m, tầm bắn thẳng là bao nhiêu mét?
A. 550m.                 B. 525m.                    C. 555m.                    D. 560m.

Câu 12: Bắn súng tiểu liên AK: mục tiêu bia số 4; cự ly 100 mét; thước ngắm 3;
người ta xác định điểm ngắm ở đâu?
A. Trên mép dưới mục tiêu;                                    B. Chính giữa vòng 10 điểm.
C. Chính giữa mép dưới mục tiêu.                          D. Chính giữa mục tiêu;
Câu 13: Cấu tạo của đạn dùng cho súng tiểu liên AK gồm những bộ phận chính
nào?
A. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn.                       
B. Vỏ đạn, thuốc phóng, đầu đạn, vỏ đầu đạn.
C. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc cháy, đầu đạn.              
D. Vỏ đạn, hạt lửa, thuốc phóng, đầu đạn, đai đạn.

Câu 14: Động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK được chia làm mấy cử động?
A. 3 cử động;            B. 2 cử động;              C. 5 cử động;          D. 4 cử động;

Câu 15: Khi bắn súng tiểu liên AK,  mặt súng bị nghiêng sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến kết quả bắn?
A. Làm cho đường đạn chệch hướng mục tiêu.
B. Đạn sẽ bay cao hơn điểm định bắn.
C. Mặt súng nghiêng về bên nào thì đạn lệch về bên đó và thấp xuống.
D. Đạn sẽ lệch về hướng ngược lại chiều nghiêng.

BÀI 02:
TÍNH NĂNG, CẤU TAOVÀ CÁCH SỬ DUNG MÔT SỐ LƯU
ĐAN THƯỜNG DÙNG. NÉM LƯU ĐAN BÀI 1
Câu 01: Lựu đạn là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gì?

A. Tiêu diệt các phương tiện ở sâu dưới nước

B. Dùng để tiêu diệt các phương tiện trên không

C. Hủy diệt lớn sinh lực đối phương

D. Sát thương sinh lực đối phương

Câu 02: Lựu đạn Φ1 Việt Nam, khi sử dụng chủ yếu sát thương sinh lực địch
bằng gì?
A. Hơi thuốc nổ

B. Các viên bi nhỏ


C. Mảnh gang vụn
D. Mảnh sắt vụn

Câu 03: Bán kính sát thương của lựu đạn Φ1 là bao nhiêu m?
A. 4m

B. 5m
C. 6m

D. 7m

Câu 04: Khối lượng toàn bộ của lựu đạn Φ1 Việt Nam là bao nhiêu gam?
A. 440 gam

B. 450 gam
C. 460 gam

D. 470 gam

Câu 05: Cấu tạo lựu đạn Φ1 Việt Nam gồm những bộ phận nào?
A. Thân lựu đạn, bộ phận gây nổ lắp vào thân và hạt nổ

B. Thân lựu đạn, cán lựu đạn và bộ phận gây nổ lắp vào thân

C. Thân lựu đạn và bộ phận gây nổ lắp vào thân


D. Thân, bộ phận gây nổ lắp vào thân và đuôi lựu đạn

Câu 06: Vỏ lựu đạn Φ1 Việt Nam làm bằng chất liệu gì?
A. Sắt

B. Gang
C. Thép

D. Nhựa tổng hợp   

Câu 07: Lúc bình thường, mỏ vịt của lựu đạn Φ1 như thế nào?
A. Không có chốt an toàn, mỏ vịt bật lên

B. Chốt an toàn giữ không cho mỏ vịt bật lên


C. Bật lên nhưng được tay người ném giữ lại

D. Mỏ vịt ở vị trí không an toàn


Câu 08: Khi sử dụng, nếu rút chốt an toàn thì mỏ vịt của lựu đạn Φ1 như thế
nào?
A. Không có chốt giữ, mỏ vịt bật lên
B. Muốn mỏ vịt bật lên, phải tiếp tục rút chốt an toàn phụ

C. Mỏ vịt vẫn ở trạng thái an toàn

D. Không thay đổi, giữ nguyên như cũ   

Câu 09: Lựu đạn cần 97 Việt Nam, thời gian thuốc cháy chậm cháy bao nhiêu
giây?
A. Từ 2,9 - 3,9s

B. Từ 3,0 - 4,0s

C. Từ 3,1 - 4,1s

D. Từ 3,2 - 4,2s
Câu 10: Lựu đạn cần 97 Việt Nam có đường kính thân là bao nhiêu mm?
A. 40mm

B. 50mm
C. 60mm

D. 70mm

Câu 11: Lựu đạn cần 97 Việt Nam có khối lượng toàn bộ là bao nhiêu gam?
A. 440 gam

B. 450 gam
C. 460 gam

D. 470 gam

Câu 12: Quy tắc sử dụng lựu đạn thật có một nội dung nào sau đây?
A. Biết cách ném trong kiểm tra ném lựu đạn trúng đích

B. Nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo và thành thạo động tác sử dụng lựu
đạn
C. Biết cách rút chốt an toàn làm cho lựu đạn nổ

D. Nắm chắc cách đánh giá thành tích trong ném lựu đạn trúng đích

Câu 13: Chỉ sử dụng lựu đạn thật trong trường hợp nào?
A. Khi luyện tập chiến thuật

B. Khi người sử dụng thấy cần thiết

C. Khi có lệnh của người chỉ huy


D. Khi học tập về nội dung lựu đạn  

Câu 14:. Trong quy tắc giữ gìn và sử dụng lựu đạn, cần lưu ý gì với chốt an
toàn?
A. Phải cẩn thận khi rút chốt an toàn để kiểm tra

B. Nếu rút chốt an toàn phải thay chốt an toàn khác

C. Khi chưa dùng không được rút chốt an toàn


D. Nếu rút chốt an toàn phải hủy lựu đạn ngay

Câu 15. Tại sao lựu đạn vỏ làm bằng gang?


A. Gang nhẹ hơn sắt nên khi ném được xa hơn

B. Gang có giá thành rẻ hơn sắt, thép

C. Gang giòn, khi lựu đạn nổ phá vụn thành nhiều mảnh sắc
D. Gang có độ bền và không bị han rỉ như sắt, thép

BÀI 3
TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU TIẾN CÔNG

Câu 1: Trong tiến công nhiệm vụ của từng người cùng với tổ có thể đánh
chiếm các mục tiêu nào?
A. Địch trong ụ súng, lô cốt, chiến hào giao thông hào, căn nhà.
B.  Xe tăng, xe bọc thép địch.

C. Tên địch tốp địch ngoài công sự.


D. Cả A,B và C đều đúng

Câu 2: Yêu cầu chiến thuật từng người trong chiến đấu tiến công ?
A. Bí mật, bất ngờ, tinh khôn mưu mẹo,Dũng cảm linh hoạt kịp thời.

B. Phát hiện lợi dụng sơ hở, điểm yếu của địch, vận động chiến thuật, tiếp cận đến
gần tiêu diệt địch, Độc lập, liên tục chiến đấu, chủ động hợp đồng.

C. Phát huy cao độ hiệu quả của vũ khí, trang bị, tiêu diệt địch, Đánh nhanh, sục
sạo kỹ, vừa đánh vừa địch vận.

D. Cả A,B và C đều đúng


Câu 3: Hành động của chiến sĩ khi nhận nhiệm vụ?
A. Sauk hi nhận nhiệm vụ về đơn vị lấy ý kiến tập thể.
B. Gặp cấp cao hơn để xin ý kiến rùi đưa ra quyết định.
C. Khi nhận nhiệm vụ, chiến sĩ phải kết hợp nghe, nhìn, nhận đầy đủ, chính xác.
Nếu nội dung nhiệm vụ chưa rõ phải hỏi lại, để người chỉ huy bổ sung cho đầy đủ.
D. Cả A,B và C đều sai

Câu 4: Trong chiến đấu tiến công, nội dung làm công tác chuẩn bị từng người
bao gồm?

A. Xác định tư tưởng, ý chí, quyết tâm chiến đấu.

B. Xuống kho vũ khí xin cấp nhiều loại vũ khí để đảm bảo đánh thắng địch
C. Nhận bổ sung vũ khí, trang bị, thuốc quân y, gói buộc lượng nổ …
D. Cả A và C đều đúng

Câu 5: Trong chiến đấu tiến công hành độngcủa chiến sĩ khi làm công tác
chuẩn bị?
A. Căn cứ vào ý định của chỉ huy, nhiệm vụ được phân công, Thời gian làm công
tác chuẩn bi bảo đảm nhanh gọn, đầy đủ, chính xác.
B. Sau khi làm công tác chuẩn bị phải kiểm tra lại vũ khí, trang bị, như súng, đạn,
thủ pháo, thuốc nổ… những trang bị cần thiết cho chiến đấu, cách mang, đeo… và
báo cáo với người chỉ huy.
C. Hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội làm công tác chuẩn bị.
D.  Cả A,B và C đều đúng
Câu 6: Trong chiến đấu tiến công hành độngcủa chiến sĩ khi làm công tác
chuẩn bị?
A. Làm theo ý định của chỉ huy phân công nếu có sai sót thì chỉ huy chịu trách
nhiệm
B. Sau khi làm công tác chuẩn bị phải kiểm tra lại vũ khí, trang bị, như súng, đạn,
thủ pháo, thuốc nổ… những trang bị cần thiết cho chiến đấu, cách mang, đeo… và
báo cáo với người chỉ huy.
C. Việc của ai nấy làm, tuyệt đối không làm thay hoặc hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội
làm công tác chuẩn bị.
D.  Cả A và C đều đúng

Câu 7: Trong chiến đấu tiến công, trước khi vận động người chiến sĩ làm gì?

A. Quan sát tình hình địch, xem xét địa hình, thời tiết cụ thể trong phạm vi chiến
đấu, chọn đường tiến, đường vận động.

B.  Vận động theo ý của mình: đường nào, đến đâu, thời cơ, động tác chiến thuật
trong vận động, vận đông trong từng đoạn, vị trí tạm dừng, cách nghi binh, đánh
lừa địch.
C. Việc của ai nấy làm, tuyệt đối không làm thay hoặc hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội
làm công tác chuẩn bị.
D. Làm theo ý định của chỉ huy phân công nếu có sai sót thì chỉ huy chịu trách
nhiệm

Câu 8: Trong chiến đấu tiến công người chiến sĩ khi vận động?
A. Phải luôn luôn quan sát nắm chắc tình hình địch, Triệt để lợi dụng địa hình, địa
vật, thời tiết, ánh sáng, tiếng động, Vận động với tư thế, động tác chiến thuật cho
phù hợp.

B. Đảm bảo nhanh, bí mật, an toàn, đến vị trí đúng thời gian quy định, Qúa trình
vận động phải giữ vững đường tiến, hướng tiến, sẵn sàng chiến đấu, tìm mọi cách
đến sát mục tiêu được phân công.
C. Khi đến đúng vị trí quy định phải nhanh chóng chuẩn bị súng, đạn, lựu đạn
thuốc nổ, Quan sát nắm chắc địch, hành động của đồng đội sẵn sàng tiêu diệt mục
tiêu. Nắm vững thời cơ để xung phong tiêu diệt địch, chiếm mục tiêu.

D.  Cả A,B và C đều đúng

Câu 9: khi đánh địch trong ụ súng, Đặc điểm mục tiêu?
A. Ụ súng địch làm bằng sắt, nhôm hoặc đồng thau nửa chìm nửa nổi, có lỗ bắn
các hướng, cửa ra vào quay vào phía trong, thông ra hào giao thông.
B. Ụ súng địch có nắp hoặc không có nắp làm bằng gỗ đất hoặc bê tông cốt thép,
nửa chìm nửa nổi, không có lỗ bắn ra các hướng, nhiều cửa ra vào quay về nhiều
phía, thông thoáng thuận lợi cho việc ra vào Ụ súng.
C. Ụ súng địch có nắp hoặc không có nắp làm bằng gỗ đất hoặc bê tông cốt thép,
nửa chìm nửa nổi, có lỗ bắn các hướng, cửa ra vào quay vào phía trong, thông ra
hào giao thông.
D.  Cả A,B và C đều đúng

Câu 10: khi đánh địch trong ụ súng, Đặc điểm mục tiêu?                     
A. Lô cốt địch có nắp hoặc không có nắp làm bằng gỗ đất hoặc bê tông cốt
thép, nửa chìm nửa nổi, có lỗ bắn các hướng, cửa ra vào quay vào phía
trong, thông ra hào giao thông.
B. Lô cốt địch có nắp hoặc không có nắp làm bằng gỗ đất hoặc bê tông cốt
thép, nửa chìm nửa nổi, không có lỗ bắn ra các hướng, nhiều cửa ra vào
quay về nhiều phía, thông thoáng thuận lợi cho việc ra vào Ụ súng.
C. . Lô cốt xây dựng bằng tre, trúc, chiếu cói, có nhiều ngăn, có phần nổi phần
chìm, có thể có nhiều tầng. Phần nổi có thể có một, hai tầng, cấu trúc theo
lăng trụ. Các hướng đều có lỗ bắn bố trí cao thấp khác nhau, bên ngoài, trên
nắp thường đắp đất hoặc xếp bao cát.
   D. Lô cốt xây dựng bằng bê tông cốt thép, gạch đá, có nhiều ngăn, có phần nổi
phần chìm, có thể có nhiều tầng. Phần nổi có thể có một, hai tầng, cấu trúc theo
lăng trụ. Các hướng đều có lỗ bắn bố trí cao thấp khác nhau, bên ngoài, trên nắp
thường đắp đất hoặc xếp bao cát

Câu 11: Khi chưa bị tiến công, địch thường làm gì?
A. Vào trong làng, bản, thôn, xóm nghe ngóng tình hình và thu thập thong tin
tình báo.
B.  lợi dụng ụ súng, lô cốt kết hợp mắt thường với sử dụng các phương tiện
quan sát như ống nhòm, kính nhìn đêm…để quan sát phát hiện đối phương.
C. Vào trong làng, bản, thôn, xóm nghe ngóng tình hình, càn quét, vơ vét của
cải, bóc lột nhân dân ta
D. Nghỉ ngơi, ăn uống đảm bảo sức khỏe để chiến đấu lâu dài.

Câu 12: Khi nguy cơ bị tiêu diệt, địch thường làm gì?
A. Gọi điện cứu viện, lợi dụng ụ súng, lô cốt cố thủ chờ lực lượng từ mục tiêu
khác đến, phối hợp cùng phản kích  

 B. lợi dụng ụ súng, lô cốt cố thủ chờ lực lượng từ mục tiêu khác đến, phối hợp
cùng phản kích hoặc cũng có thể lợi dụng địa hình ,địa vật rút chạy về phía sau.
C. Đầu hàng hoặc tháo chạy  về phía sau             
D. Gọi điện cho máy bay đến đón nếu không được thì lợi dụng địa hình ,địa
vật rút chạy về phía sau.
BÀI 4

TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU PHÒNG NGỰ

Câu 01: Trước khi tiến công ta, địch thường làm gì?

A. Địch sử dụng các lực lượng, phương tiện trinh sát từ trên không là chủ yếu
B. Địch trinh sát từ trên không, kết hợp với, biệt kích, thám báo, bọn phản động
nội địa ở mặt đất để phát hiện ta.
C. Sử dụng hoả lực của máy bay, pháo binh đánh phá mãnh liệt, cường độ cao, liên
tục dài ngày vào trận địa phòng ngự của ta.
D. Cả B và C đều đúng

Câu 02: Khi tiến công các loại hỏa lực của địch thường bắn vào phía nào trận
địa của ta?
A. Phía trước

B. Phía sau

C. Bên trái

D. Bên phải

Câu 03: Yêu cầu chiến thuật của chiến sĩ trong chiến đấu phòng ngự?
A. Có quyết tâm chiến đấu cao. Chuẩn bị mọi mặt chu đáo, có kế hoạch đánh địch
dài ngày, Xây dựng hệ thống công sự chiến đấu kiên cố vững chắc, ngụy trang bí
mật
B. Thiết bị bắn chu đáo, phát huy được hỏa lực ngăn chặn và tiêu diệt địch trên các
hướng.

C. Hiệp đồng chặt chẽ với đồng đội tạo thành thế liên hoàn đánh địch, Kiên cường,
mưu trí, dũng cảm, chủ động kiên quyết giữ vững trận địa đến cùng.
D.  Cả A,B và C đều đúng

Câu 04: Hành động của từng người sau khi nhận nhiệm vụ?
A. Khi nhận nhiệm vụ phải kết hợp nhìn nghe để nhớ kỹ, rùi đi hỏi ý kiến của cấp
cao hơn

B. Khi nhận nhiệm vụ phải kết hợp nhìn nghe để nhớ kỹ và ghi âm lại. Nếu chưa rõ
phải về nhà mở ghi âm lại cho hoàn chỉnh.

C. Khi nhận nhiệm vụ phải kết hợp nhìn nghe để nhớ kỹ. Nếu chưa rõ phải hỏi lại
để cấp trên bổ sung cho hoàn chỉnh.

D. Chỉ nhận nhiệm vụ bằng văn bản có chữ ký và đóng dấu của chỉ huy

Câu 05: trong chiến đấu phòng ngự, chiến sĩ làm công tác chuẩn bị gồm?
A. Bố trí vũ khí

B. Công sự và đường cơ động

C. Vật cản

D.  Cả A,B và C đều đúng

Câu 06: Chuẩn bị vật chất bảo đảm chiến đấu phòng ngự của người chiến sĩ ?
A. vũ khí, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng công sự, các dụng cụ,…
B. Xây dựng công sự chiến đấu phải có công sự chính, công sự phụ, có đủ thiết bị
bắn ban ngày, bắn ban đêm

C. Vũ khí diệt tăng: B40, B41


D. Bao gồm chông, mìn các loại, cạm bẫy, cửa sập, củ ấu,…

Câu 07: Trong chiến đấu phòng ngự bảo đảm vật chất bao gồm?

A. Chuẩn bị vật chất: vũ khí, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng công sự,
các dụng cụ,…

B. Chuẩn bị vật chất phải đủ để bảo đảm chiến đấu liên tục dài ngày, Phải có lượng
dự trữ cần thiết tùy thuộc vào nhiệm vụ được giao.

C. Các loại dụng cụ và vật liệu xây dựng công sự như: xẻng, cuốc, tre, gỗ để ngụy
trang, phải được chuẩn bị trước khi chiếm lĩnh xây dựng trận địa, đảm bảo hết sức
đầy đủ chu đáo.

D.  Cả A,B và C đều đúng


Câu 08: Địch thường dùng các phương tiện trinh sát từ trên không và từ mặt
đất như máy bay, biệt kích, bọn phản động nội địa để phát hiện trận địa của
ta vì vậy chúng ta cần phải?
A. Tuyệt đối giữ bí mật trận địa, không để địch phát hiện.

B. Chấp hành nghiêm túc quy định ở trận địa, sẵn sàng chiến đấu cả ban ngày lẫn
ban đêm.

C. Khi địch dùng hỏa lực của máy bay, pháo binh, tên lửa bắn phá trận địa phải
triệt để lợi dụng công sự, địa hình, địa vật để ẩn nấp, tránh sát thương

D.  Cả A,B và C đều đúng

BÀI 5: TỪNG NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ CANH GÁC (CẢNH


GIỚI)

Câu 1: Đội canh gác (cảnh giới) là phân đội vũ trang được chỉ định để làm gi?

a. Đánh vào đồn địch khi địch nghỉ ngơi.


b. Bảo vệ an toàn cho nhân dân.
c. Bảo vệ thế trận.
d. bảo vệ an toàn nơi đóng quân và những mục tiêu được giao.
Câu 2: Hành động của chiến sỹ sau khi nhận nhiệm vụ là gi?

a. Triển khai thế trận.


b. Triển khai chiến thuật
c. Đánh bất ngờ
d. Hiểu rõ nhiệm vụ và chuẩn bị canh gác.
Câu 3: Hành động của chiến sỹ thực hành canh gác(cảnh giới)?
a. Đánh nhanh thắng nhanh.
b. Sẵn sàng chiến đấu,mưu mẹo tinh khôn, biết lợi dụng địa hình địa vật…
c. Đánh úp bất ngờ.
d. Gây nhiểu trinh sát địch.
Câu 4: Hành động của chiến sỹ khi hoàn thành nhiệm vụ?

a. Hết ca gác tự ý đi về.


b. Nổ súng đánh đich
c. Phải chờ người thay thế và báo cáo tình hình địch.
d. Đi về nghỉ không báo cáo.
Câu 5: Chọn vị trí canh gác(cảnh giới) cần nhửng yếu tố nào?

a. Nơi thấp dể nấp khi nổ súng.


b. Các hầm hố và nơi hiểm trở
c. Phải quan sát được địch xa và rộng, trong phạm vi được giao…
d. Phải quan sát gần và hẹp.

You might also like