You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH


HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày kiểm tra: 22 /4/ 2023
Thời gian: 28 giờ
Họ tên sinh viên: Bùi Ngọc An MÃ ĐỀ:10
Mã số sinh viên : 2221003971
Mã lớp học phần: :2311702047707
BÀI LÀM:
Phép biện chứng duy vật có nhiều nội dung, nó được khái quát qua hai nguyên
lý, hai nguyên lý được cụ thể hóa qua các quy luật (Quy luật cơ bản và quy luật
không cơ bản - Còn gọi là các cặp phạm trù ). Mỗi quy luật cơ bản của phép
biện chứng duy vật chỉ ra: Cách thức, phương thức của sự phát triển (quy luật
lượng - chất), Nguồn gốc, động lực của sự phát triển (mâu thẫu), khuynh
hướng của sự phát triển (phủ định của phủ định)
Trong bài thu hoạch này, tôi sẽ khái quát nội dung quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập cũng như các mối liên hệ giữa nó đối với kinh tế.
Câu 1:
a. Từ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập,anh/chị hãy xác
định các mặt đối lập trong nội dung trên?
- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được coi là một trong ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng, cốt lõi của phép biện chứng, bởi quy luật
này chỉ ra nguồn gốc, động lực và nguyên nhân sâu xa, nằm ngoài sự vận
động và phát triển.
- Mặt đối lập là những yếu tố, tính chất và khuynh hướng vận động đối lập và
loại trừ nhau trong sự vật hiện tượng, nhưng đồng thời là điều kiện, tiền đề của
sự tồn tại. Mặt đối lập không phải là mọi yếu tố, mọi xu hướng trái ngược nhau,
mà là tập hợp chỉnh thể của chúng trong một sự vật.
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu
tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hay giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau.

1
- Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình
vận dụng và tham gia xây dựng các chuẩn mực, pháp luật chung của cộng
đồng quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia.Nó là một quá trình có lịch sử phát
triển lâu đời và nguồn gốc, tính chất xã hội của công việc và sự phát triển văn
minh của quan hệ người với người.
- Theo tạp chí Tài Chính, các mặt đối lập trên nội dung trên:
 Nước phát triển được hưởng lợi nhiều, trong khi nước đang phát triển và kém
phát triển chịu thua thiệt tạo sự mâu thuẫn trong lợi nhuận
 Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế dẫn đến giảm bớt hoặc hạn chế sự độc lập
về kinh tế của các quốc gia tạo sự mâu thuẫn trong lãnh đạo
 Sự thao túng của các tập đoàn đa quốc gia trên nhiều mặt trận và hoạt động
hạn hẹp của các công ty nhỏ
 Việc tập trung vào các ngành, lĩnh vực có hiệu quả và lợi ích kinh tế cao dẫn
đến cơ cấu kinh tế mất cân bằng tạo mâu thuẫn trong cơ cấu sản xuất
 Bằng cách tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các nền kinh tế
trên toàn thế giới, hàng hóa giá rẻ từ các nền kinh tế phát triển hơn với năng
suất lao động cao hơn có thể “lấn át” các nền kinh tế đang phát triển.
 Với sự thống trị của tư bản và công nghệ hiện đại, nó đã biến toàn cầu hóa
kinh tế thành kế hoạch thôn tính kinh tế toàn cầu tạo mâu thuẫn tron quyền lợi
cũng như sự yếu thế của các nước nhỏ.
 Mâu thuẫn giữa kinh tế và chính trị: Một số quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng
với chỉ tiêu tăng trưởng bằng bất cứ giá nào, hậu quả là nền kinh tế bị phụ
thuộc vào nước khác, chẳng hạn như vay nợ để phát triển nhưng sử dụng
kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ. Mặt khác, có nước sẵn sàng chấp
nhận các điều khoản của bên cho vay do đó mất dần tính độc lập.
 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội: vật chất của một số
nước phát triển tăng, nhưng bên cạnh đó là tình trạng buôn lậu, nhập cư bất
hợp pháp, tội phạm xuyên quốc gia khủng bố quốc tế, dịch bệnh, di dân, phân
biệt giàu nghèo sâu sắc bản sắc văn hóa truyền thống bị hỗn tạp bởi văn hóa
nước khác.

2
• Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và điều kiện sản xuất: Điều kiện sản xuất
không đầy đủ trở thành yếu tố hạn chế của lực lượng sản xuất
b. Phân tích quá trình thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập ở nội
dung trên, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn
để Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội, vượt qua những khó khăn,
thách thức
- Thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, ràng buộc,không tách rời nhau,
quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau, sự tồn tại của mặt đối lập này phải lấy
mặt đối lập kia làm tiền đề. Thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự
“đồng nhất”, sự phù hợp, sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập thể hiện ở việc: các mặt đối lập cần đến nhau,
làm tiền đề cho nhau để tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia; các
mặt đối lập tác động ngang nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang và
cái cũ chưa mất hẳn; các mặt đối lập có sự tương đồng do trong các mặt đối
lập còn tồn tại các yếu tố giống nhau, do sự thương đồng này mà nhiều trường
hợp khi mâu thuẫn, nó chuyển hóa cho nhau. Đồng nhất không tách rời với sự
vật khác,với sự đối lập, hiện tượng vừa là bản thân nó vừa là sự đối lập với nó
nên trong đồng nhất đã có sự khác nhau.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ
định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó không tách rời sự khác nhau,
thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. Tính thống nhất chỉ có
tính tạm thời tương đối nó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của
sự vật hiện tượng; đấu tranh có tính tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định tương đối
dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng, điều này gắn với sự tự thân vận
động phát triển diễn ra không ngừng.
- Tính thống nhất được thể hiện qua tạo ra các thỏa thuận thương mại tự do
giữa các quốc gia, bao gồm việc tăng cường thương mại, đầu tư và dịch vụ:
Thỏa thuận thương mại ưu đãi ( ưu đãi ASEAN), khu vực mậu dịch tự do (Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU), hiệp định đối tác kinh tế, liên minh tiền
tệ… Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn về sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo
rằng các quốc gia đang tham gia có thể cạnh tranh công bằng,phát triển các
chính sách và các quy định về tài chính và ngân hàng để đảm bảo rằng các
3
hoạt động kinh tế được thực hiện một cách minh bạch và bảo vệ các bên liên
quan…
- Trong hội nhập kinh tế quốc tế, việc đấu tranh là tất yếu. Tùy thuộc vào việc
các quốc gia này có chia sẻ lợi ích chung hay không, xung đột có thể nảy sinh
giữa các quốc gia cũng như giữa các công ty và doanh nghiệp trong cùng
ngành. Các quốc gia cố gắng bảo vệ các sản phẩm trong nước thông qua
chủ nghĩa bảo hộ thương mại bằng cách giảm thuế nhập khẩu hoặc dựng lên
các rào cản thương mại khác, gây ra xung đột với các quốc gia khác, gây ra
tranh chấp và thậm chí dẫn đến một cuộc chiến thương mại mà do sự khác
biệt về lợi ích đơn giản.Kết quả của cuộc đấu tranh, những khác biệt này có
thể dần biến mất hoặc biến thành một cuộc xung đột bạo lực. Sự khác biệt về
lợi ích giảm đi khi có sự “thỏa hiệp” giữa chủ thể và chủ thể để tăng mức độ
hợp tác hoặc những bất đồng có thể leo thang thành xung đột. Khi xung đột
được giải quyết, một đơn vị mới sẽ xuất hiện, thay thế đơn vị hiện có và phá
vỡ sự hợp tác đã thiết lập
- Giải pháp để Việt Nam có thể hội nhập kinh tế quốc tế:
 Tuyên truyền sâu rộng về yêu cầu hội nhập quốc tế toàn đảng, toàn dân
 Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách hội nhập quốc tế trên cơ sở
Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và đường lối đối ngoại, chính sách của
Đảng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua đẩy mạnh hoàn thiện
“thể chế xã hội chủ nghĩa dựa trên nền kinh tế thị trường” Đẩy mạnh,tập trung
vào việc tạo ra một môi trường thuận lợi và bình đẳng cho tổ chức.
 phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây
dựng cơ chế, hướng dẫn khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư
nghiên cứu, đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
 Chủ động trong việc lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán với
từng đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Thực hiện có hiệu quả các nghĩa
vụ quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Củng cố, phát triển bộ máy, cơ cấu làm
công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế
 Tăng cường nâng cao trách nhiệm quản lý, xử phạt vi phạm. Chú trọng công
tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách hội nhập.

4
b. Góp phần thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, với vai trò là một người lao động trong tương lai, anh/chị hãy
đưa ra những định hướng và kế hoạch làm việc của bản thân
- Thanh niên Việt Nam phải có 3 nhóm phẩm chất: có trình độ và năng lực nghề
nghiệp cao, có đạo đức và lối sống trong sáng, có sức khỏe thể chất và tinh
thần tốt đáp ứng nhu cầu của thời kỳ đỉnh cao, công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thời kỳ kinh tế tri thức, thời kỳ hội nhập quốc tế. Những tiêu chí và đặc điểm
trên đòi hỏi sự tự giáo dục, tự rèn luyện và tự tu dưỡng của thanh niên. Chính
vì lẽ đó, tôi tự nhạnh thấy bản thân phải:
 Tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nuôi dưỡng lý tưởng cách
mạng trong sáng, có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nước, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tích
cực tham gia đại diện cho lợi ích của Đảng và Nhà nước.
 Chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, tiêu cực, tệ nạn
xã hội, tham nhũng...
 Học tập và tự giáo dục nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, khoa học kỹ
thuật và nghiệp vụ.
 Xây dựng xã hội lành mạnh, tạo thuận lợi cho thanh niên nâng cao đời sống
phát triển toàn diện văn hoá, tinh thần
 Xây dựng Môi trường Xã hội Lành mạnh, Môi trường Sinh thái Sạch đẹp:
Chống Ô nhiễm, Suy thoái Môi trường và Ứng phó với Biến đổi Khí hậu
 Tích cực tham gia các chương trình, dự án của địa phương; tình nguyện nhập
ngũ, tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
 tích cực hội nhập quốc tế; giải quyết các vấn đề toàn cầu; tăng cường ảnh
hưởng Việt Nam trên trường quốc tế: gìn giữ hòa bình, chống nguy cơ chiến
tranh, hạn chế bùng nổ dân số, ngăn chặn và đẩy lùi các dịch bệnh, chống
khủng bố, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, ...
Câu 2. a. Dựa vào quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng,anh/chị phân tích nội dung trên.
- Cơ sở hạ tầng là tập hợp những quan hệ sản xuất của một xã hội đang quá
trình vận động có hiệu quả của chúng tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.

5
Nói cách khác, cơ sở hạ tầng là cơ cấu kinh tế. Kết cấu của cơ sở hạ tầng bao
gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất
mầm mống.
- Kiến trúc thượng tầng gồm những quan điểm tư tưởng xã hội với những thiết
kế xã hội tương ứng cùng với quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên
một cơ sở hạ tầng nhất định. cốt lỗi của nó chính là Chính trị. Cấu trúc của kiến
thức thượng tầng bao gồm những quan điểm tư tưởng chính trị, pháp quyền,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, cùng với những thiết chế xã hội tương
ứng như nhà nước, giáo hội, các tổ chức xã hội khác. Đặc trưng của nó là sự
thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống trị do vậy bộ phận có quyền
lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là
nhà nước.
-Như vậy mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
thực chất là mối quan hệ của kinh tế và chính trị.
-Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Cứ mỗi cơ sở hạ tầng sẽ có
một kiến trúc thượng tầng tương ứng: giai cấp thống trị về kinh tế sẽ chiếm địa
vị thống trị về chính trị. Cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng cũng
phải thay đổi. Thay đổi cấu trúc thượng tầng rất phức tạp thông qua đấu tranh
giai cấp
-Kiến trúc thượng tầng tác động đến cơ sở hạ tầng theo hai cách: Nếu kiến trúc
thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì nó là động lực mạnh mẽ của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng không phù hợp với cơ sở hạ
tầng sẽ cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.Phản ứng này thể hiện chức năng
xã hội của nó là bảo vệ, củng cố, duy trì cơ sở hạ tầng đã tạo ra nó.
-Đảng ta đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
để nhận thức đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ. Nhận thức và điều tiết
đúng đắn mối quan hệ này là một bước đổi mới tư duy và cách làm của Đảng
để giải quyết vấn đề đổi mới. Trên cơ sở nhận thức này, đảng đã từng bước
hoàn thiện nhận thức về đổi mới, đổi mới kinh tế và chính trị. Thời kỳ đầu, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị:

6
 Như vậy, “phục hưng kinh tế” năm 1986 là sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế
sở hữu tập thể tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Đảng, Nhà nước
 Trong quan hệ sản xuất thống trị với các sở hữu: nhà nước, tập thể, tư nhân,
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ta có nhiều thành phần kinh tế
do có lực lượng sản xuất nhiều trình độ, nhiều quan hệ sản xuất, nhiều cơ sở
hạ tầng tạo nên nhiều cơ cấu không đồng đều;
 Chuyển từ nền kinh tế “đóng” sang “mở”; Hội nhập, gắn tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
 “Đổi mới chính trị” là chuyển biến tư tưởng chính trị theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ( sở hữu mầm mống chỉ có nhà
nước); trên hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng; nâng cao hiệu quả
quản lý bộ máy để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng hệ thống xã hội chủ
nghĩa ngày một vững mạnh; thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy
cao độ sức dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- về cơ sở hạ tầng quyết định cấu trúc thượng tầng:
 Trước 1986, Việt Nam chỉ có hai thành phần kinh tế: Nhà nước và tập thể. Về
kiến trúc thượng tầng: Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra các chiến lược chủ
trương, chỉ thừa nhận 2 thành phần kinh tế, không thừa nhận thành phần tư
nhân, không tôn trọng người thuộc thành phần này.Do quá nhiều bất cập vì
thế, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh mục tiêu và nhiệm vụ phát triển đất nước
trong 5 năm tới là: “đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù
hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”.Sau 1986, nước ta đã
có thêm nhiều thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân, thành phần kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài), thừa nhận và tôn trọng thành phần kinh tế tư
nhân
 Nền kinh tế thị trường hiệu quả ngày nay là nền kinh tế hỗn hợp với “bàn tay vô
hình” của cạnh tranh tự do và "bàn tay hữu hình" của chính phủ đóng vai trò
quyết định đối với sự vận hành và tăng trưởng của nền kinh tế, cơ chế và tác
động của chúng đan xen lẫn nhau, thúc đẩy và hạn chế ba thành tố: cạnh
tranh, độc quyền và điều tiết của nhà nước.

7
b.Anh/chị hãy cho biết trách nhiệm của bản thân đối với quá trình đổi mới
toàn diện cả kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay
Với quá trình đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay, trách
nhiệm của mỗi cá nhân là:
- Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường,
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, thông qua việc tìm kiếm
thêm thông tin và kinh nghiệm, hợp tác với đối tác quốc tế để phát triển kinh
doanh.
- Thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước, đóng góp tích cực vào
việc thực hiện đổi mới toàn diện.
- Tận dụng và phát huy thế mạnh
- Chuẩn bị và đương đầu với Cách mạng Công nghiệp 4.0 bằng cách nắm bắt
các cơ hội của nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới.
- Định hướng trong chọn ngành, học theo năng lực, sở trường, tránh tình trạng
thiếu chuyên nghiệp, lãng phí thời gian và nguồn lực
- cập nhật kiến thức và tư duy về vận hành và quản trị nền kinh tế số (ví dụ: các
vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp với các nền
tảng toàn cầu), sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tránh
vô tình vi phạm pháp luật do thiếu sót kiến thức
- Củng cố bản lĩnh chính trị trang bị kiến thức chống lại các luồng thông tin độc
hại, tránh bị lôi kéo, bị kích động đến những việc làm sai trái về đạo đức, tiêu
cực, xấu xa hoặc bị lợi dụng, xúi giục tham gia vào các hoạt động phá hoại, vi
phạm pháp luật. các hoạt động.
- Nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, tinh thần; trang bị kỹ năng sống, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu,
bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không dụng chất gây nghiện, chất kích thích
- Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là hạt nhân chính
trị quan trọng để tập hợp, đoàn kết, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát
triển toàn diện.
- Bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.
8
* Tài liệu tham khảo cho bài:
- Giáo trình Triết học Mác Lênin, NXB CTQG, 2007
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB CTQG, 2006
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB CTQG (dành cho bậc đại học hệ
không chuyên ký luận chính trị)
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
https://tcnn.vn/news/detail/41518/Mot-so-giai-phap-thuc-day-hoi-nhap-quoc-te-
toan-dien-cua-Viet-Nam.html
https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/thanh-nien-viet-nam-trong-thoi-ki-day-manh-
cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-va-hoi
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-dai-hoc-quoc-
gia-ha-noi/lich-su-dang/nam-vung-hai-mat-hop-tac-va-dau-tranh-trong-quan-he-
quoc-te/30149421
https://moj.gov.vn/ddt/tintuc/Pages/bao-ve-nen-tang-tu-tuong.aspx?ItemID=10
https://luatduonggia.vn/bien-chung-duy-vat-la-gi-noi-dung-phep-bien-chung-duy-
vat/
https://www.slideshare.net/shareslide18/de-tai-quy-luat-mau-thuan-va-y-nghia-
cua-no-doi-voi-nhan-thuc-mau-thuan
https://www.studocu.com/vn/document/van-lang-university/triet-hoc/giao-trinh-
chuong-3-triet-hoc-chuong-3/21100983
https://www.studocu.com/vn/document/van-lang-university/thiet-ke-do-hoa/giao-
trinh-chuong-3-triet-hoc-mac-lenin-k27/17443905
https://moj.gov.vn/ddt/tintuc/Pages/dua-nghi-quyet-cua-dang.aspx?ItemID=69
https://moj.gov.vn/ddt/tintuc/Pages/bao-ve-nen-tang-tu-tuong.aspx?ItemID=10

Chữ ký của sinh viên


An
Bùi Ngọc An

You might also like