You are on page 1of 7

NƯỚC LỚN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH NÂNG CAO VỊ THẾ

Giải thích vị thế là gì

Chính sách (Khác gì so với các nước nhỏ nâng cao vị thế)

+ Các biện pháp các nước lớn thực hiện ở tổ chức quốc tế (Cách các nước tham
gia…)
+ Sự thừa nhận của các nước xung quanh về vị thế nước lớn
+ Vấn đề tập hợp lực lượng
+ Cạnh tranh các nước lớn
+ Tạo ra luật chơi

BỐI CẢNH CHUNG: THUẬN LỢI VÀ HẠN CHẾ TRONG KHU VỰC/THẾ GIỚI

BỐI CẢNH ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

- Từ 1991 - 2012: Tiếp tục chính sách “giấu mình chờ thời”, cải cách mở cửa,
xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN
- Từ 2012 - nay: TQ đẩy mạnh kế hoạch cải cách kinh tế, hiện đại hóa cấu trúc
chỉ huy và mạnh tay đầu tư hiện đại hóa quân đội; đạt được nhiều thành tựu lớn
về kinh tế (thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới năm
2009….)

(Nói đến đấy thôi, bỏ phần sau)

- Tiếp tục chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình từ năm 1990
+ Hệ thống các nước XHCN sụp đổ, TQ là một trong số ít các quốc gia
XHCN còn lại trên thế giới.
+ Sự nghiệp cải cách, mở cửa đối mặt với nhiều thách thức to lớn: Bắt đầu
xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường và xây dựng thể chế kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa.
+ 2001 gia nhập WTO.
- Từ 2012, đẩy mạnh kế hoạch cải cách, hiện đại hóa cấu trúc chỉ huy và mạnh
tay đầu tư hiện đại hóa quân đội.
+ Tập Cận Bình - Giấc mộng Trung Hoa

CHÍNH SÁCH NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA TQ

1. Chính sách ngoại giao nước lớn


a. CSĐN TQ với Mỹ

- Tăng cường đối thoại trên các kênh chính trị kinh tế

- Coi ổn định trong quan hệ với Mỹ là điểm quan trọng nhất (tránh đối đầu)

- Tăng sự liên kết ràng buộc lợi ích

b. CSĐN TQ với Nga “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”

Nga vừa là nước lớn vừa là nước láng giềng, có lợi ích toàn cầu, đa phương, song
phương

- Coi quan hệ Trung - Nga có ý nghĩa chiến lược, đối thoại thông qua các cơ chế
SCO, BRIC, T-Â-N (Hiệp ước láng giềng hữu nghị 2001
- Triển khai hợp tác tài chính, năng lượng (VSTO)
- An ninh: SCO, đường dây nóng
- Hợp tác quốc tế, tạo thế đối trọng với Mỹ, NATO
c. CSĐN TQ với Nhật
- Cơ chế trao đổi “đường dây nóng” giữa lãnh đạo cấp cao; tăng cường giao lưu
đối thoại giữa Chính phủ, Nghị viện, chính đảng
- Tuy nhiên, vẫn còn những bất đồng liên quan tới lãnh thổ, lịch sử, cạnh tranh vị
thế lãnh đạo tại khu vực
d. CSĐN TQ với EU
- Thúc đẩy đối tác chiến lược toàn diện với EU
- Chính sách thực dụng, lấy lợi ích kinh tế và lợi ích chung trong việc thúc đẩy
xu thế đa cực hóa
+ Tăng cường đối thoại về chính trị
+ Thúc đẩy đàm phán hiệp định đối tác hợp tác TQ-EU
+ Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, KHKT, nông nghiệp, giáo
dục
e. CSĐN TQ với Ấn Độ (vừa là đối tác quan trọng vừa là đối thủ tiềm
năng ở Châu Á)
- TQ tăng cường phối hợp thúc đẩy xu thế đa cực hoá nhằm giảm sức ép từ phía
Tây

=> Đánh giá:

- Mức độ nhìn nhận của TQ trong quan hệ với các nước lớn có khác nhau
- Hình thành các cơ chế gặp gỡ cấp cao thường xuyên
- Mở rộng ảnh hưởng
- Tranh thủ vị thế nước lớn để tìm kiếm lợi ích nhiều hơn cho bản thân
2. Chính sách ngoại giao láng giềng

Tập trung vào các vấn đề an ninh (biên giới lãnh thổ, chủ quyền, ….)

Trước CTL, TQ tập trung quan hệ với LX, Mỹ -> Sau CTL, TQ chuyển hướng sang
các nước láng giềng

- Từ những năm 90, tham gia nhiều tổ chức khu vực hoặc hình thành các tổ chức
khu vực để lôi kéo các nước vào tổ chức do TQ thành lập (SCO, ASEAN+1,
ARF, Diễn đàn Bác Ngao)
- Đề ra chính sách “mục lân, an lân, phú lân” (thân thiện với láng giềng, ổn định
với láng giềng và cùng làm giàu với láng giềng)
- Mở rộng hợp tác từ góc độ kinh tế, chính trị sang văn hoá (học bổng giáo dục,
trung tâm hán ngữ, an ninh DOC SCO, quân sự - tập trận chung, viện trợ quân
sự)
- Chuyển từ giấu mình chờ thời sang chủ động đề xuất hướng hợp tác các lĩnh
vực khác nhau
- Đối với từng khu vực cụ thể
+ ĐBA: tăng cường thúc đẩy trao đổi kinh tế, thương mại, phá thế bao
vây, liên minh Mỹ Nhật Hàn, nâng vị thế TQ thông qua đàm phán 6 bên
(VĐ Triều Tiên)
+ ĐNA: cạnh tranh ảnh hưởng với nước lớn khác; tích cực thể hiện hình
ảnh nước lớn, thân thiện + chủ động tham gia hầu hết các cơ chế đa
phương
+ Trung Á: hợp tác với Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, an ninh
khu vực (SCO)
+ Nam Á: thúc đẩy quan hệ với Pakistan, cạnh tranh quan hệ với Ấn Độ
3. Sáng kiến Vành Đai và Con đường của Trung Quốc
- Được khởi xướng bởi chủ tịch Tập Cận Bình với tham vọng tạo ra cộng
đồng chung kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu
- BRI trở thành chiến lược quốc gia hàng đầu của Trung Quốc khi thể
hiện quyết tâm trong việc xây dựng một mạng lưới các thỏa thuận, dự án
và thể chế do Trung Quốc chi phối, giúp Trung Quốc có thực lực trong
cuộc cạnh tranh với Mỹ
- Sáng kiến minh chứng rõ việc Trung Quốc coi trọng kinh tế từ đó phát
triển an ninh, quân sự. Trong khuôn khổ BRI, Trung Quốc mở rộng cách
tiếp cận bằng việc thành lập và vận hành các tổ chức tài chính đa
phương, qua đó tập hợp các nguồn lực, đồng thời thiết lập sự hiện diện ở
nơi từng được coi là khu vực độc quyền của các nước phát triển giàu có.
Ngân hàng Đầu tư và Hạ tầng Châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển Mới
BRICS (NDB) và Quỹ Con đường Tơ lụa là những ví dụ điển hình về
những cái mới trong chính sách đối ngoại Tập Cận Bình.
4. Tăng cường hiện diện ở các khu vực
- Trong quá trình điều chỉnh chiến lược của mình, Trung Quốc rất coi
trọng khu vực Châu Á - TBD và Đông Nam Á
- Tại Hội nghị hợp tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) vài tháng
qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên công bố khái niệm
“An ninh mới ở châu Á”
- Có thể lấy ví dụ mới đây của TQ tại Solomon và các quần đảo thuộc
Thái Bình Dương cho thấy nỗ lực không ngừng của TQ trong việc gia
tăng ảnh hưởng tại khu vực này
-
THÔNG TIN BỔ TRỢ: Các nhân tố ảnh hưởng đến TQ

1. Địa vị chiến lược toàn cầu của Mỹ Với sức mạnh và sự phát triển hiện tại, trong
tương lai 10 năm tới, địa vị siêu cường của Mỹ sẽ rất khó lung lay. Vì thế, chiến lược
an ninh của Mỹ - nước được coi là nguồn cung kỹ thuật quan trọng, đối tác kinh tế, thị
trường quan trọng của Trung Quốc - sẽ vẫn là một trong những nhân tố quan trọng
nhất ảnh hưởng đến an ninh tổng thể của Trung Quốc.

2. Chiến lược quốc tế lâu dài của Nga: Nga đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây
dựng lại hình ảnh của một cường quốc với thực lực ngày càng mạnh lên. Tuy nhiên
mục tiêu mang tính giai đoạn trước mắt của Nga không mưu cầu trở thành một lực
lượng chủ đạo toàn cầu, mà chỉ xây dựng thành một nước lớn quan trọng, có ảnh
hưởng sâu sắc tại khu vực. Với mục tiêu như vậy, Nga chủ động cải thiện quan hệ với
các nước láng giềng, tìm kiếm hợp tác. Do đó, quan hệ Trung - Nga đã và đang có một
điều kiện tốt để phát triển, nhưng đều có giới hạn trong cả quan hệ song phương láng
giềng và trên bình diện toàn cầu.

3. Chiến lược của Ấn Độ: Truyền thống an ninh, ngoại giao (hoặc văn hóa) tương đối
độc lập của Ấn Độ, cũng như việc theo đuổi địa vị của một nước lớn độc lập đã quyết
định Ấn Độ sẽ không cam chịu suốt đời làm đối tác nhỏ của Mỹ, Nga. Đồng thời, Ấn
Độ cũng nhận thức được, nếu như Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, áp dụng chiến
lược hoàn toàn đối địch với Trung Quốc sẽ không phù hợp với lợi ích của Ấn Độ. Sự
bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ ngày càng mãnh liệt cũng dẫn đến nguy cơ
làn sóng này tràn vào Trung Quốc, căng thẳng về vấn đề biên giới làm cho sự bảo đảm
an ninh ở biên đường biên giới dài phía Tây của Trung Quốc, với láng giềng lớn Ấn
Độ có nhiều khó khăn.

4. Nhân tố khó lường Nhật Bản Trong tất cả các nước xung quanh Trung Quốc,
tương lai Nhật Bản là nhân tố khó xác định nhất. Nhật Bản vẫn là một quốc gia có
khả năng hiện thực và tiềm tàng to lớn, trình độ khoa học công nghệ và các doanh
nghiệp, các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới mà Nhật Bản nắm trong tay đã
tạo nên tiềm lực khó suy chuyển. Điều chắc chắn là, vì lợi ích chiến lược của mình,
Nhật Bản sẽ ngày càng gắn kết với Mỹ chặt chẽ hơn, giống như Anh gắn bó với Mỹ.
Có điều Nhật Bản bên cạnh là một Trung Quốc đang trỗi dậy với đầy đủ tham vọng
của một cường quốc, những vấn đề lịch sử và diễn biến hiện tại làm cho Nhật Bản và
Trung Quốc còn tồn tại những mâu thuẫn lớn, mối nghi ngờ chắc chắn vẫn còn tồn tại
dai dẳng.

Nguồn: Sách Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc- Sở Thụy Long-
Kim Uy- NXB chính trị quốc gia

- Status - Vị thế: thứ tự trong hệ thống cấp bậc trong QHQT


- Tại sao các nước lại đặt nặng vấn đề nâng cao vị thế?
+ Trước đây, sử dụng vũ lực để nâng cao sức mạnh, vị trí; đóng khuôn
trong quyền lực cứng.
- Thể hiện như thế nào?
+ Vị thế của quốc gia đó trong các tổ chức quốc tế được thể hiện như thế
nào?
● Tham gia như thế nào?
● Tạo ra như thế nào?
+ Các vấn đề về an ninh quốc tế được thể hiện như thế nào?
+ Nhìn vào sự thừa nhận của các nước xung quanh (VN phải mất thời gian
rất lâu mới công nhận TQ là nước lớn)
● Bất bình về vị thế của mình, không được công nhận
- Tập hợp lực lượng: Tại sao nước lớn lại cần các nước nhỏ vây quanh mình?
- Cạnh tranh quyền lực: Tại sao? Để làm gì?
- Social-creativity: tạo ra luật chơi

You might also like