You are on page 1of 4

Tình hình thế giới, khu vực là yếu tố khách quan có tác động lớn đến lợi ích

của mỗi quốc gia - dân tộc nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc nắm bắt
và nghiên cứu thấu đáo bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến Việt Nam là cần
thiết nhằm đề ra những sách lược sát, đúng, kịp thời, bảo đảm lợi ích quốc gia -
dân tộc. Thực tiễn tình hình quốc tế cho thấy, kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết
thúc cho tới một vài thập niên tới, thế giới đang trong quá trình hình thành cấu trúc
trật tự mới. Trật tự hiện nay không còn là đơn cực nhưng vẫn chưa phải đa cực (1).
Tuy sức mạnh của Mỹ trong tương quan so sánh với phần còn lại của thế giới
không còn cho phép Mỹ có khả năng áp đặt thế giới theo ý chí của riêng mình,
nhưng sự ra đời và tồn tại của các trung tâm quyền lực khác, như Trung Quốc,
Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU)... vẫn chưa đủ khả năng định
hình trật tự đa cực. Cấu trúc “nhất siêu, đa cường” vẫn tồn tại và ngôi thứ giữa các
nước lớn không có nhiều thay đổi, song khoảng cách so sánh lực lượng giữa các
nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, có sự thay đổi nhanh chóng.
Trong thời gian qua, thế giới chứng kiến các nước lớn có sự cạnh tranh chiến
lược gay gắt, phức tạp, đặc biệt cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc diễn ra một cách trực
tiếp, toàn diện, tác động đến hòa bình, ổn định và quan hệ quốc tế của nhiều nước.
Mỹ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, thúc đẩy nhanh và
mạnh mẽ hơn quá trình tập hợp lực lượng ở khu vực; tìm cách lôi kéo các đối tác
khác trong khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh lôi cuốn các
nước tham gia Sáng kiến “Vành đai, Con đường” nhằm mở rộng ảnh hưởng chính
trị, lợi ích của mình; ngăn chặn, phá thế bao vây, kiềm chế của Mỹ và các đồng
minh của Mỹ. Điều này tạo nên áp lực không nhỏ đối với các nước trong khu vực,
trong đó có Việt Nam.
Nhiều vấn đề có tính toàn cầu nổi lên, tác động mạnh tới nhận thức và quan
hệ của các nước nói chung, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam nói
riêng. Ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin... là những vấn đề mang
tính toàn cầu nổi lên và đây là những nhân tố tích cực thúc đẩy tiến bộ của thời đại.
Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở
ra một thời đại mới về phát triển lực lượng sản xuất, dẫn tới sự thay đổi nền tảng
trên mọi mặt của đời sống chính trị - xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh
chấp lãnh thổ, tài nguyên, can thiệp lật đổ, khủng bố tiếp diễn phức tạp; các điểm
nóng vẫn tồn tại và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, cộng đồng
quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh phi truyền
thống, như an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh
mạng, khủng bố vũ trang, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... đang tiếp tục diễn
biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.
Đây là những vấn đề không một quốc gia nào có thể tự giải quyết mà cần sự chung
tay của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự phối hợp của các quốc gia thành viên của
LHQ.
Tình hình khu vực cũng có nhiều biến đổi tác động đến quan hệ Việt Nam –
LHQ. Trong thời gian gần đây, vai trò, sức mạnh và ảnh hưởng của châu Á - Thái
Bình Dương đang ngày càng tăng lên khi các nền kinh tế trong khu vực có sự phục
hồi và phát triển tích cực mặc dù chịu tác động của đại dịch COVID-19. Châu Á -
Thái Bình Dương tập trung 3 trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an
LHQ, đồng thời là nơi hiện diện và tập trung nhiều lợi ích và ưu tiên chiến lược
của tất cả các nước lớn trên thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương thu hút
sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới và đóng vai trò ngày càng lớn đối với
các vấn đề chính trị toàn cầu (4). Tại khu vực đã xuất hiện một số sáng kiến liên kết
và thỏa thuận đa phương không chỉ có nội dung kinh tế - thương mại mà còn mang
ý nghĩa tập hợp lực lượng về chính trị, chiến lược và an ninh (5); các diễn đàn hợp
tác, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM) có xu hướng mở rộng nội dung hợp tác sang các vấn đề an
ninh, chính trị... Sự hiện diện của nhiều nước lớn thúc đẩy quan hệ hợp tác trong và
ngoài khu vực phát triển mạnh mẽ, hình thành các liên kết song phương và đa
phương, góp phần duy trì xu thế hòa bình, kiềm chế xung đột, ngăn ngừa chiến
tranh.Tập hợp lực lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng linh hoạt.
Mặc dù hòa bình, ổn định vẫn là xu thế chủ đạo tại châu Á - Thái Bình Dương,
song tình hình khu vực cũng có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó, mặc dù quan hệ
kinh tế ngày càng phát triển và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng nhưng quan
hệ chính trị giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là các cường quốc, vẫn chứa
đựng nhiều nhân tố bất ổn định và những mâu thuẫn có thể bùng phát thành xung
đột lớn bởi sự điều chỉnh chính sách của Mỹ, Trung Quốc và những chuyển động
trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc.
Ở khu vực Đông Nam Á, tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tiếp tục
được thúc đẩy đi vào chiều sâu, thể hiện ASEAN tiếp tục là khu vực phát triển
năng động, ngày càng phát huy vai trò trung tâm trong thúc đẩy liên kết khu vực
Đông Nam Á. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền biển, đảo giữa các nước lớn với
một số nước ASEAN, buộc các nước phải chú trọng nhiều hơn đến quốc phòng.
Bên cạnh đó, trình độ phát triển không đồng đều, sự khác biệt về lịch sử, văn hóa,
thậm chí vấn đề ý thức hệ vẫn còn nặng nề trong một số nước thành viên ASEAN.
Việt Nam có vị trí địa lý đặc thù, chịu tác động nặng nề từ các thách thức an
ninh phi truyền thống. Trước các xu hướng trên, Việt Nam vận dụng hiệu quả
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia -
dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi (2). Việt Nam là cầu nối giữa vùng
kinh tế biển và kinh tế lục địa ở châu Á. Biển Đông là nơi cạnh tranh gay gắt giữa
các nước lớn, cả trước mắt và lâu dài để bảo đảm an ninh, an toàn tự do hàng hải,
hàng không trên tuyến vận tải quốc tế; có vị trí quan trọng trong chiến lược của các
nước lớn. Do vậy, các nước lớn muốn lôi kéo Việt Nam trong thực hiện chiến lược
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Những chuyển động của khu vực châu Á - Thái
Bình Dương tạo cơ hội để Việt Nam mở rộng quan hệ và tận dụng nguồn lực từ
bên ngoài, góp phần nâng cao sức mạnh quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, những
nhân tố bất ổn như tình hình Biển Đông đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo và lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) quy định cơ sở
pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo, nhưng vẫn tồn
tại nhiều thách thức, tranh chấp về phân định các vùng biển chồng lấn, đòi hỏi phải
đấu tranh khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đối với tổ chức
ASEAN, Việt Nam cũng ngày càng đóng vai trò quan trọng, được các nước coi là
một đối tác cần tăng cường, là nhân tố góp phần kết nối quan hệ của các nước với
ASEAN(6).
Quan hệ Việt Nam- LHQ được thiết lập trong bối cảnh chịu tác động của
chiến tranh lạnh, trải qua nhiều giai đoạn. Dấu ấn của LHQ tại Việt Nam cũng như
Việt Nam đối với LHQ ngày càng rõ nét, đặc biệt trong giai đoạn 2012 đến 2021
với sự chi phối của nhiều nhân tố mới ở tầm quốc tế cũng như khu vực.

You might also like