You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HỌC SINH

HÀ TĨNH GIỎI TỈNH


NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9


(Hướng dẫn chấm gồm 04 câu, 04 trang)
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản như
trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như quy định.
2. Tổng điểm toàn bài: 20 điểm

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


1 Trình bày suy nghĩ của em về sự thất bại của triều đình nhà 4.0
Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược nửa sau thế kỉ XIX. Từ thất bại của triều đình nhà
Nguyễn, em hãy rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận
dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Yêu cầu thí sinh cần bày tỏ những suy nghĩ cá nhân, nhưng trên
quan điểm nhìn nhận, đánh giá sự kiện một cách khách quan, phù
hợp bối cảnh và qui luật phát triển của lịch sử.
Thí sinh cần nêu được những vấn đề chính như sau:
1. Trình bày những nhận thức về nguyên nhân thất bại của 2.0
triều đình nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX.
Một số ví dụ tham khảo
- Triều đình nhà Nguyễn thiếu một cơ sở tiềm lực đủ mạnh để tổ 0.5
chức kháng chiến chống thực dân Pháp...
- Triều đình nhà Nguyễn thiếu đường lối kháng chiến đúng đắn, 0.75
không quyết tâm cao trong đánh Pháp, không quy tụ được phong
trào chống Pháp của nhân dân thậm chí can thiệp vào phong trào
nhân dân chống Pháp...
- Triều đình nhà Nguyễn đã không nhận thức được vai trò quan 0.25
trọng của canh tân cùng với việc thi hành chính sách ngoại giao
đơn phương đã làm cho triều đình bị cô lập trong cuộc chiến...
- Triều đình nhà Nguyễn phải đối phó với một kẻ thù quá mạnh, 0.5
vượt hẳn về trình độ phát triển ...
2. Đưa ra những đánh giá về sự thất bại và trách nhiệm của 1.0
nhà Nguyễn.
Một số ví dụ tham khảo
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của triều nhà 0.5
Nguyễn nửa sau thế kỉ XIX thất bại là một tất yếu. Thất bại đó đã
đưa đến hậu quả là nước ta trở thuộc địa của thực dân Pháp.
- Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc 0.5

1
để nước ta rơi vào tay Pháp ở nửa sau thế kỉ XIX
3. Rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thất bại của nhà 1.0
Nguyễn.
- Cần phát triển sức mạnh tổng hợp của đất nước bao gồm kinh tế, 0.25
chính trị, an ninh - quốc phòng để đủ sức bảo vệ độc lập dân tộc.
- Cần quy tụ được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đoàn kết dân 0.25
tộc, đoàn kết quốc tế...
- Cần có đường lối đúng đắn, linh hoạt trước mọi biến động của 0.25
tình hình thế giới.
- Luôn có tư duy đổi mới, canh tân đất nước, chủ động mở cửa và 0.25
hội nhập...
2 Hãy làm rõ những điểm mới trong hành trình tìm đường cứu 4.0
nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918.
- Hướng đi mới: 1.5
+ Người không đi sang phương Đông như các vị tiền bối mà sang 0.5
phương Tây
+ Người đi ra nước ngoài không phải để tìm sự giúp đỡ của các 0.5
nước lớn mà tự học hỏi rồi về giúp đồng bào mình.
+ Người ra đi tìm con đường không chỉ để giải phóng dân tộc mà 0.5
giải phóng dân tộc gắn với giải phóng nhân dân, đồng bào.
- Cách đi mới: 1.0
+ Người ra đi với tư cách là một người lao động bình thường, chứ 0.5
không phải ra đi với tư cách là những thượng khách, 1 nhà hoạt
động chính trị
+ Hành trình cứu nước của Người là một quá trình khảo sát, kiểm 0.5
nghiệm xem con đường nào đúng hay sai rồi mới lựa chọn, xác
định đi theo
- Nhận thức mới: 1.5
+ Từ lòng yêu nước, đồng cảm với đồng bào mình, Người đã đi 0.5
đến đồng cảm với nhân dân lao động thế giới
+ Người có những nhận thức sâu sắc về kẻ thù cũng như tìm bạn 0.5
đồng minh...
+ Người định hướng đúng khi kết luận cách mạng Pháp, Mĩ là 0.5
những cuộc cách mạng chưa tới nơi…cách mạng tới nơi mà
Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng mà giải phóng dân
tộc đồng thời giải phóng nhân dân lao động.
3 Phân tích tình hình phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam 6.0
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ý nghĩa của sự phân hóa
đó đối với phong trào cách mạng Việt Nam.
1. Sự phân hóa giai cấp 4.5
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động chương trình 0.5
khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương, sự phân
hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam diễn ra ngày càng sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hoá. Một bộ phận đại 0.75
2
địa chủ làm tay sai cho Pháp, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ, có
tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước
khi có điều kiện.
- Giai cấp nông dân bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng 0.75
nề, bị bần cùng hóa và phá sản trên qui mô lớn, là lực lượng hăng
hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, bị chèn ép, bạc 0.75
đãi, kinh rẻ. Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp xúc với các trào
lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng
và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở
nước ta.
- Giai cấp tư sản phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản có 0.75
quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tư sản
dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh
hướng dân tộc và dân chủ, nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa
hiệp.
- Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng, có những đặc điểm 1.0
riêng …đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong
trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của
thời đại và có khả năng nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
2. Ý nghĩa 1.5
- Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc 0.75
hơn. Trừ bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản, còn các giai cấp
ở mức độ khác nhau đều có tinh thần yêu nước và khả năng cách
mạng. Xã hội Việt Nam lúc này có đầy đủ các giai cấp của một xã
hội hiện đại, là cơ sở cho việc tiếp thu những tư tưởng mới vào
Việt Nam.
- Những giai cấp mới cùng hệ tư tưởng mới dẫn đến sự hình thành 0.75
2 khuynh hướng cách mạng khác nhau trong phong trào dân tộc
dân chủ ở Việt Nam: tư sản và vô sản. Phong trào cách mạng Việt
Nam giai đoạn này mang những màu sắc mới mà các phong trào
yêu nước trước kia không thể có được
4 Chứng minh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học - kĩ 6.0
thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó,
em có suy nghĩ gì về tác động của khoa học - kĩ thuật đối với
sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
1. Chứng minh sự phát triển 2.5
* Về kinh tế
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu thập niên 70 của 0.5
thế kỉ XX, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới,
chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt.
+ Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới 0.5
+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 0.5
của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
3
+ Mĩ nắm trong tay 3/4 dự trữ vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất
trên thế giới. 0.5
- Trong những thập niên tiếp sau tuy kinh tế Mĩ không còn giữ ưu 0.5
thế tuyệt đối như trước nhưng Mĩ vẫn đứng đấu thế giới về nhiều
mặt.
* Về khoa học - kĩ thuật 1.5
- Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện 0.5
đại
- Mĩ là nước đi đầu về khoa học - kĩ thuật và công nghệ trên thế 0.5
giới, đã thu được nhiều thành tựu...
- Mĩ có đội ngũ chuyên gia về khoa học - kĩ thuật đông nhất trên 0.5
thế giới, chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh, sáng chế của
toàn thế giới...
2. Nêu suy nghĩ của em về tác động của khoa học - kĩ thuật đối 2.0
với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
- Khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật là nhân 0.5
tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia.
- Vận dụng triệt để thành tựu khoa học - kĩ thuật để phát kinh tế, 0.5
đó là sự phát triển bền vững, lâu dài. Vì nhờ áp dụng khoa học -
kĩ thuật nên tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và có khả năng
cạnh tranh, mở rộng thị trường.
- Ngày nay những nước nào nắm được khoa học - kĩ thuật và 0.5
công nghệ, làm chủ khoa học thì nước đó vươn lên, những nước
ngược lại thì sẽ tụt hậu.
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật bên cạnh những tác động 0.5
tích cực cũng mang lại những hậu quả tiêu cực...các quốc gia phải
có chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp để hạn chế đến mức
thấp nhất những hậu quả tiêu cực đó.
Tổng 20.0
điểm

You might also like