You are on page 1of 11

Câu 1 (3.

0 điểm)
Trình bày đặc điểm của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam
cuối thế kỉ XIX. Vì sao các phong trào yêu nước này cuối cùng đều thất bại?
Câu Nội dung Điểm
1 Trình bày đặc điểm của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Vì sao các phong trào yêu nước này cuối cùng đều thất 3.0
bại?
* Đặc điểm của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX 1.75
- Về bối cảnh: phong trào diễn ra khi triều Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
Pháp đã căn bản hoàn thành xong quá trình xâm chiếm Việt Nam và Việt Nam là thuộc địa 0.25
của Pháp.
- Về tư tưởng: phong trào chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến với quan niệm “trung
quân ái quốc” được thể hiện rõ nét trong phong trào Cần vương, còn phong trào nông dân
0.25
Yên Thế và các phong trào của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với cách thức tổ chức
kiểu phong kiến.
- Về mục tiêu: phong trào diễn ra nhằm bảo vệ làng xóm, quê hương rồi rộng ra là bảo vệ
0.25
đất nước, giúp vua đánh đuổi thực dân là cứu nước.
- Về lãnh đạo: phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX do các văn thân, sĩ phu yêu nước
hưởng ứng chiếu Cần vương lãnh đạo hoặc những người nông dân thuần túy tổ chức chiến 0.25
đấu để bảo vệ cuộc sống bình yên.
- Về quy mô: phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt và rộng khắp trong cả nước; đặc biệt là
ở miền Trung và miền Bắc với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Ba Đình, Bãi 0.25
Sậy, Hương Khê và phong trào nông dân Yên Thế.
- Về hình thức: phong trào diễn ra chủ yếu dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, bạo động
0.25
vũ trang.
- Về kết quả: trước sự đàn áp của thực dân Pháp cộng thêm việc triều đình Nguyễn đầu
0.25
hàng nên các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại.
* Nguyên nhân thất bại 1.25
- Chủ quan:
+ Do phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX thiếu một đường lối, hệ tư tưởng đúng 0.25
đắn để lãnh đạo phong trào. Hệ tư tưởng phong kiến lúc này đã trở nên lỗi thời, không đủ
sức thu hút, đoàn kết tập lực lượng toàn dân.. Độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ
phong kiến.
+ Do lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu và nông dân mặc dù rất yêu nước
nhưng không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, lại chịu ảnh hưởng nặng nề
của tư tưởng trung quân ái quốc; bên cạnh đó giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng
riêng. 0.25
+ Do các phong trào đấu tranh thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu sự phối hợp giữa 0.25
các cuộc khởi nghĩa nên rơi vào tình trạng chiến đấu đơn độc, dễ bị đàn áp.

- Khách quan: 0.25


+ Do thực dân Pháp vượt trội hơn ta về sức mạnh kinh tế, quân sự lại có nhiều kinh
nghiệm đi xâm lược, đàn áp các thuộc địa nên dễ dàng đàn áp các cuộc đấu tranh.
+ Do triều đình Nguyền đa đầu hàng thực dân Pháp, chấp nhận trở thành tay sai và
công cụ đàn áp của thực dân Pháp. 0.25

Câu 3. Trong chiếu Cần Vương có đoạn: “...Biết thì phải tham gia công việc, nghiến
răng, dựng tóc thề giết hết giặc, nào ai là không có cái lòng như thế?...”. Qua nội dung chiếu
Cần Vương, hãy phân tích thái độ của các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhân dân đối với
chiếu Cần Vương? Vì sao phong trào Cần Vương thất bại?
Câu Nội dung Điểm
* Sơ lược hoàn cảnh ra đời chiếu Cần vương.
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (7/1885) 0,25đ
thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng ..... lên căn cứ...Ngày .... ra
chiếu Cần vương
* Nội dung cơ bản về ý nghĩa của chiếu Cần vương:
- Trong CCV có đoạn “....Biết thì ....nào ai không có lòng như thế...” Chiếu 0,25đ
Cần vương tố cáo âm mưu xâm lược, thái độ ngạo mạn của sứ giả Pháp...; Kêu
gọi sĩ phu văn thân, nhân dân cả nước đứng lên quyết tâm kháng chiến chống
Pháp, khôi phục.... 0,25đ
- Chiếu CV đáp ứng được nguyện vọng....thúc đẩy và cổ vũ phong trào kháng
chiến ... Làm dấy lên phong trào Cần Vương với nhiều cuộc khởi nghĩa, diễn
ra trên quy mô....thu hút nhiều lực lượng....gây cho Pháp tổn thất ....
* Thái độ của văn thân, sĩ phu và nhân dân...
- Đối với văn thân, sĩ phu
+ VT,SP là quan lại, trí thức trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc đó. Họ bị 0,5đ
chi phối nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”. Đối
với họ, trung quân là yêu nước và ngược lại yêu nước là trung thành với
vua....Nên khi triều đình đầu hàng, nhiều VTSP chọn cách cáo quan về quê,
nhiều người lại chọn cái chết như Ph.T.Giản(1867), sự tuẫn tiết như
N.Tr.Phương (1873), Hoàng Diệu (1883)....
+ Năm 1885, Chiếu CV ban ra đã đáp ứng tư tưởng trung quân, ái quốc của 0,5đ
họ.... Vì vậy, nhiều VTSP đã chiêu mộ nghĩa binh, nhân dân xây dựng căn cứ,
đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên địa bàn rộng lớn ở Bắc Kì 0,5đ
và Trung Kì. Hàng trăm các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ bùng nổ do các sĩ phu
lãnh đạo..... 0,25đ
- Đối với nhân dân
+ Trước tiên là nông dân là những người ít chịu ràng buộc bởi tư tưởng trung
quân ái quốc ....nên khi Pháp xâm lược gánh nặng sưu thuế, lao dịch ngày càng
nặng nề hơn ..... nhân dân vẫn luôn đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước,
thậm chí có nhiều cuộc đấu tranh “chống cả triều lẫn tây” nổ ra.
+ Khi chiếu CV ban ra ở một chừng mực quyền lợi của nông dân được gắn với
quyền lợi của triều đình và dân tộc. Điều đó, thổi bùng lên ngọn lửa yêu của
nhân dân .....tạo ra cho thực dân Pháp nhiều khó khăn, tổn thất, cản trở công
cuộc bình định của chúng ...
* Nguyên nhân phong trào Cần Vương thất bại:
- Về chủ quan: Phong trào thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu một giai cấp 0,25đ
tiên tiến lãnh đạo tiên tiến nên các cuộc khởi nghĩa không phối hợp với
nhau.....Bao trùm lúc bấy giờ là tiềm lực đất nước suy kiệt, tư tưởng phong
kiến không còn hấp dẫn trở nên lỗi thời.... 0,25đ
- Về khác quan: kẻ thù là TDP mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự ...

Câu 5. Trình bày những đặc điểm của phong trào vũ trang chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ
XIX (1885 – 1896). Theo em, tính chất cơ bản chi phối phong trào đấu tranh chống Pháp ở gđoạn
này là gì? Tại sao các phong trào lại thất bại?
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Trình bày những đặc điểm của phong trào vũ trang chống Pháp ở VN (1885
(3 điểm) – 1896). Theo em, tính chất cơ bản chi phối phong trào đấu tranh chống
Pháp ở giai đoạn này là gì? Tại sao các phong trào lại thất bại?
- Từ 1884, khi thực dân Pháp áp đặt nền bảo bộ trên đất nước ta, phong trào vũ 0,25
trang chống Pháp tiếp tục nổ ra và kéo dài hơn 10 năm, làm chậm quá trình bình
định và khai thác thuộc địa của Pháp. Phong trào vũ trang chống Pháp ở Việt Nam
cuối thế kỉ XIX bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến. Tiêu biểu nhất là các cuộc
khởi nghĩa Cần Vương. Ngoài ra còn có phong trào kháng Pháp của đồng bào các
dân tộc thiểu số, phong trào nông dân Yên Thế… Tuy nhiên, tính chất bao trùm
của phong trào là yêu nước, chống Pháp.
- Kết luận như vậy là vì PTCV nổ ra tuy có sự tham gia của 1 số văn thân, sĩ phu 2,0
yếu nước nhưng lực lượng chủ chốt của phong trào là quần chúng nhân dân. Ngay
cả những người được coi là có trọng trách của PTCV như Tôn Thất Thuyết,
Nguyễn Thiện Thuật, Trần Xuân Soạn… cũng sớm bỏ hàng ngũ (giữa năm 1886).
Nhưng phong trào vẫn tiếp tục bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, hầu như ở tỉnh
thành nào cũng có PTCV. Điều đó chứng tỏ tính chất yêu nước của quần chúng là
chính và tính chất Cần vương chỉ là phụ.
+ Cần vương là giúp vua chống Pháp, khôi phục chế độ cũ. Ở đây, ý nghĩa Cần
vương thực ra chỉ là cơ hội cho quần chúng nhân dân thể hiện lòng yêu nước của
mình, chứ bản thân họ ko có quyền lợi gắn với chế độ phong kiến. Bên cạnh đó,
việc triều đình lưu vong phát động PTCV nhằm lập lại chế độ phong kiến có vua
hiền tôi giỏi hoàn toàn chỉ là ảo tưởng.
+ Tiền đồ, tương lai của triều đình hết sức mờ mịt, song ko vì lí do đó mà nó cản
trở mọi người tham gia kháng chiến. Sự tham gia của nông dân, của 1 số tướng
lĩnh xuất thân từ nông dân (Cao Thắng, Đinh Công Tráng…) đã chứng tỏ điều đó.
- 1 sự kiện chứng tỏ yêu nước là chính còn yếu tố cần vương là phụ: Ngay sau khi
Hàm Nghi rời kinh thành, thực dân Pháp đã dựng lên 1 chính quyền bù nhìn thân
Pháp. Như vậy, lúc này trên đất nước ta tồn tại 2 triều đình: 1 triều đình lưu vong
của Hàm Nghi và 1 triều đình bù nhìn của Đồng Khánh, trong đó, quần chúng
nhân dân lại ủng hộ triều đình của Hàm Nghi và chống lại triều đình bù nhìn của
Đồng Khánh và thực dân Pháp đã chứng tỏ tính chất yêu nước, tính dân tộc của
phong trào.
- Cuối cùng, 1888, khi vua Hàm Nghi bị bắt, triều đình lưu vong không còn. Tuy
nhiên, PTCV ko kết thúc mà các cuộc khởi nghĩa Cần vương lại chuyển sang 1
giai đoạn phát triển cao hơn từ 1888 – 1896. Điều này càng chứng tỏ yếu tố Cần
vương chỉ là phụ.
- Cung trong gđoạn lịch sử này, ta thấy xuất hiện nhiều phong trào, nhiều cuộc
khởi nghĩa chống Pháp nhưng không bị chi phối bởi phong trào Cần vương tiêu
biểu như phong trào nông dân Yên Thế, hay cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, Trần
Cao Vân ở Phú Yên… Đó là những cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân, mượn
hình thức tôn giáo để biểu hiện.
 Tổng hợp lại phong trào vũ trang chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX, đều có tính
chất nổi bật là phong trào yêu nước chống Pháp, mang tính dân tộc sâu sắc. Phong
trào ít nhiều còn bị chi phối bởi tư tưởng trung quân ái quốc, nhưng tính chất đó
chỉ là phụ. Phong trào đã tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước của quần chúng nhân
dân và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ở những giai đoạn
sau
. - Các phong trào thời kì này thất bại là do các nguyên nhân sau: 0,75
+ Hệ tư tưởng phong kiến không còn đủ sức để giương cao ngọn cờ cứu nước,
không còn khả năng để tập hợp lực lượng, vì thế phong trào bị chia rẽ dẫn đến thất
bại.
+ Sự yếu kém của bản thân những người lãnh đạo, thiếu sự chỉ huy thống nhất,
các cuộc khởi nghĩa thường mang tính chất thủ hiểm đơn độc, thiếu liên kết, chiến
lược, chiến thuật chưa phù hợp…
 Những khiếm khuyết đó chỉ có thể khắc phục khi có 1 giai cấp có đủ năng lực
lãnh đạo. Tất cả những điều trên đây đặt ra cho các sĩ phu yêu nước Đầu thế kỉ
XX phải tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới để thay thế cho con đường cứu
nước mới thất bại trước đó.
Câu 9. Từ phân tích tầng lớp lãnh đạo, mục tiêu của phong trào Cần vương và phong trào
nông dân Yên Thế trong phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, hãy làm rõ tính
chất của hai phong trào nói trên
Câu Nội dung Thang
điểm

Câu 1 Từ phân tích tầng lớp lãnh đạo, mục tiêu của phong trào Cần vương và phong 3.0
trào nông dân Yên Thế trong phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX điểm
hãy làm rõ tính chất của hai phong trào nói trên

- Để đánh giá tính chất của một cuộc cách mạng, 1 cuộc chiến tranh hay 1 phong 0,25 đ
trào yêu nước, bao giờ cũng phải căn cứ vào lực lượng lãnh đạo và mục tiêu của
phong trào đó

* Ở phong trào Cần vương:

- Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu theo hệ tư tưởng phong kiến. Họ là 0,5 đ
những quan lại, trí thức có học, họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo
“Trung quân ái quốc”…Khi chiếu Cần vương ban ra họ đã hưởng ứng và chiêu mộ
binh sĩ tiến hành kháng chiến chống Pháp như Phan Đình Phùng, Phạm Bành, Đinh
Công Tráng…

- Mục tiêu: giúp vua đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến độc 0,5 đ
lập ở nước ta

Tính chất phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp theo hệ tư 0.5 đ
tưởng phong kiến

* Phong trào nông dân Yên thế

- Lãnh đạo: là những người nông dân yêu nước như Đề Thám, Cả Dinh, Cả 0.25 đ
Huỳnh…Khi “vùng trời sống” của người dân bị thực dân Pháp xâm phạm thì họ đã
tự vùng dậy, đoàn kết đấu tranh

- Mục tiêu: đánh đuổi Pháp, bảo vệ quê hương, bảo vệ cuộc sống bình yên của 0.5đ
những người nông dân. Những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu và những người
đồng chí của ông không ít lần lên vùng Yên Thế để liên kết phong trào tiến hành
cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhưng những đề nghị này không được các
nhà lãnh đạo Yên Thế hợp tác vì mục tiêu ban đầu của họ không thay đổi

Tính chất: Phong trào yêu nước chống Pháp tự phát của nông dân, 0.5 đ

Câu 11. Phong trào nông dân Yên Thế có thuộc phạm trù Cần Vương hay không?
Vì sao? Tại sao phong trào nông dân Yên Thế lại có thể tồn tại lâu dài lên tới gần 30 năm?
Câu Nội dung cần đạt Điểm
Phong trào nông dân Yên Thế có thuộc phạm trù Cần Vương hay không? Vì 3,0
sao? Tại sao phong trào nông dân Yên Thế lại có thể tồn tại lâu dài lên tới gần 30
năm?
a/ Phong trào nông dân Yên Thế không thuộc phạm trù Cần Vương. Vì: 0,25
- Mục tiêu của Cần vương là giúp vua cứu nước, đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập 0,25
dân tộc, khôi phục vương quyền. Còn mục tiêu của Yên Thế là bảo vệ cuộc sống của
những người dân ở Yên Thế, bảo vệ quê hương đất nước.
- Lãnh đạo của Cần vương là vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân, sĩ 0,25
phu yêu nước. Còn lãnh đạo của Yên Thế là nông dân, tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám.
- Phạm vi của Cần vương chủ yếu ở Bắc kỳ và Trung kỳ còn Yên Thế diễn ra chủ yếu 0,25
ở vùng Yên Thế, Bắc Giang.
- Về tính chất, Cần vương là phong trào yêu nước mang ý thức hệ phong kiến còn 0,25
Yên Thế là cuộc đấu tranh vũ trang tự vệ của nhân dân.
-> Với những điểm khác biệt nói trên, phong trào nông dân Yên Thế không thuộc
phạm trù Cần vương.
1 b/ Phong trào nông dân Yên Thế có thể tồn tại gần 30 năm vì
* Chủ quan
- Sự mưu trí tài giỏi của chỉ huy, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám… 0,25
- Nghĩa quân đã đề ra đường lối, chiến thuật tác chiến tài giỏi
+ Biết khai thác tốt địa hình, địa vật hiểm trở của vùng bán sơn địa Yên Thế và một số 0,25
vùng lân cận… Đặc biệt, biết chọn địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, nghĩa
quân không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần sẽ di chuyển trên
địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập
kích phục kích làm tiêu hoa sinh lực địch.
+ Có sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng giảng hòa với Pháp tranh thủ thời 0,25
gian để củng cố dần lực lượng, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
+ Nghĩa quân biết dựa vào dân để chuẩn bị và tiến hành một cuộc chiến đấu lâu dài. 0,25
+ Cách đánh giặc độc đáo bí mật, cơ động, bất ngờ, đạt hiệu quả cao. 0,25
-Tinh thần chiến đấu ngoan cường bất khuất của nghĩa quân cộng với sự ủng hộ của 0,25
nhân dân.
* Khách quan: Thực dân Pháp phải đối phó với nhiều phong trào đấu tranh trong 0,25
cùng một khoảng thời gian như các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
(1885 - 1896)
Câu 12. Khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào yêu nước ở Việt
Nam từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, con đường cứu nước
phong kiến không còn là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc?
Câu 1 (3 điểm). Khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm
1885 đến cuối thế kỉ XIX. Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, con đường cứu nước phong kiến không còn là sự
lựa chọn của lịch sử dân tộc?

* Khái quát những sự kiện chính trong phong trào yêu nước ở Việt Nam từ năm 1885 đến cuối
thế kỉ XIX.

- Phong trào Cần vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động (1885 – 1896) với 3 cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê - được coi là đỉnh cao của phong trào yêu 0.5
nước chống Pháp cuối XIX…

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, bùng nổ và kéo dài suốt những
năm cuối XIX đến năm 1913. Đây là cuộc đấu tranh lớn nhất, tiêu biểu nhất của nông dân,
cũng là tiêu biểu cho phong trào đấu tranh tự vệ cuối XIX… 0.5

- Ngoài ra còn có các cuộc đấu tranh của đồng bào miền núi và các dân tộc thiểu số, tiêu biểu:
cuộc đấu tranh của đồng bào Mường (Thanh Hoá) dưới sự chỉ huy của Cầm bá Thước; khởi
nghĩa của đồng bào Mnông (Tây Nguyên) dưới sự lãnh đạo của N' Trang Lơng …)
0.25
* Từ cuối thế kỉ XIX, con đường phong kiến đã không còn là sự lựa chọn của sự nghiệp giải
phóng dân tộc, vì:

- Trên thế giới, cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến đã trở nên lỗi thời. Đây cũng là thời kì chủ
nghĩa tư bản đang lên, đang thắng thế, là sự lựa chọn hợp thời, hợp xu thế … Ở châu Á, một số
quốc gia đã không lựa chọn con đường cứu nước phong kiến, mà chọn con đường dân chủ tư
sản (điển hình là Nhật, Xiêm) để bảo vệ độc lập và phát triển đất nước…

- Trong thời gian cai trị đất nước, triều Nguyễn duy trì các chính sách bảo thủ, thiển cận khiến
0.25
đất nước suy yếu; thực hiện đường lối chiến lược chiến thuật sai lầm, từng bước đầu hàng để
mất nước ta vào tay Pháp… -> các văn thân sĩ phu và nhân dân cho rằng phong kiến là sâu
mọt, là nguyên nhân dẫn đến mất nước. Họ mất niềm tin vào chế độ phong kiến, nhận thấy
công cuộc giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân đất nước và thay đổi chế độ xã hội
hiện tại… 0.5
- Cuối thế kỉ XIX, những cố gắng cuối cùng để cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường 0.5
phong kiến của các văn thân sĩ phu đều thất bại … Những thất bại đó chứng tỏ sự bất lực của
hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vì thế không còn khả năng lôi cuốn 0.5
những người yêu nước, yêu cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới…

- Đầu thế kỉ XX, những ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản đã dội mạnh mẽ vào nước ta
(cải cách Minh Trị và sự cường thịnh của Nhật sau 30 năm cải cách; phong trào cải cách chính
trị - văn hóa cuối XIX và cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc; tư tưởng của cách mạng
Pháp với các tác phẩm của Ru-xô, Môngtexkiơ được dịch sang tiếng Hán cổ động cho tư tưởng
dân chủ tư sản) … làm thay đổi nhận thức, tư tưởng của những người yêu nước, khiến họ đoạn
tuyệt với con đường phong kiến và hướng tới ngọn cờ tư tưởng mới (dân chủ tư sản) …

Câu 14. Chứng minh rằng: phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân ta đứng trên lập trường tư tưởng phong kiến?
- phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước của nhân dân ta:
+ phong trào nổ ra là do mâu thuẫn dân tộc vô cùng sâu sắc giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với 0,25
thực dân Pháp 0.25
+ Chiếu Cần Vương là chất xúc tác thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ cháy trong
quần chúng nhân dân: 0,25
Phong trào Cần Vương chia làm hai giai đoạn: gđ1: 1885 – 1888: Đặc điểm lớn nhất của phong
trào trong giai đoạn này là ở một mức độ nhất định phong trào đặt dưới sự lãnh đạo của triều 0,25
đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi.
Tuy nhiên đến năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay thực dân Pháp. Theo lẽ thường, khi người
chỉ huy bị bắt, phong trào sẽ lắng xuống và thất bại . Nhưng từ năm 1888 – 1896, phong trào vẫn
phát triển, địa bàn chuyển dần lên trung du, miền núi quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như 0,25
khởi nghĩa Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê ... từ đây, phong trào Cần Vương mang nội dung 0,25
mới: Giúp dân cứu nước
- phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đứng trên lập 0,25
trường tư tưởng phong kiến.
+ Mục tiêu đấu tranh của phong trào là chống Pháp giành độc lập dân tộc rồi xây dựng chế độ 0,25
phong kiến có vua hiền, tôi giỏi. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phong trào vẫn là hướng tới
chế độ phong kiến, xây dựng lại chế dộ phong kiến.
+ Giai cấp lãnh đạo phong trào là vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu đứng 0,25
trên lập trường phong kiến, họ sử dụng hệ tư tưởng phong kiến làm vũ khí chống Pháp. 0,25
+ lực lượng của phong trào là các văn thân, sĩ phu, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác đều
chịu tác động của hệ tư tưởng phong kiến. 0,25
+ Phương pháp đấu tranh vũ trang bạo động kết hợp với các hình thức đấu tranh phong phú 0,25
khác. Đây là hình thức đấu tranh đặc trưng của nước ta dưới thời phong kiến.
+ Quy mô: mang tính địa phương không liên kết thành một phong trào chung.
Tóm lại, tính chất cn chỉ là danh nghĩa. Thực chất đây là phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân ta đứng trên lập trường phong kiến

Câu 1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến việc mất nước ta từ nửa sau TK 19, từ
đó hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn?

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá
trình xâm lược nước ta, ngay từ lúc bấy giờ nhân dân Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo
của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến bước đầu đánh bại kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của thực dân pháp, buộc chúng phải quay trở lại đánh chiếm Sài
gòn – Gia Định, phải mất gần 30 năm sau đến năm 1884, thực dân Pháp mới thôn
tính được nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Nguyên nhân của tình
hình đó thì có nhiều, nhưng cơ bản nhất là:

Thứ nhất, cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta lúc này không có
đường lối kháng chiến đúng đắn, ko thực hiện bằng một chiến tranh nhân dân, toàn
dân đánh giặc (thiếu đường lối)

Thứ hai, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta lúc này
không tiến hành đánh địch trên tất cả các mặt trận, không biết kết hợp giữa đấu
tranh quân sự, đấu tranh kinh tế với đấu tranh ngoại giao, nói một cách khác, không
kháng chiến một cách toàn diện trên tất cả các mặt trận.

Thứ ba, không phát huy được cuộc kháng chiến của nhân dân ta lúc này, tinh
thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của cả dân tộc

Thứ tư, cuộc kháng chiến quá chênh lệch về so sánh lực lượng. Pháp xâm
lược nước ta bằng một nền văn minh Công nghiệp, quân đội và vũ khí hiện đại nhất
lúc bấy giờ, ngược lại cuộc K/c chống pháp của nhân dân ta bằng nền nông nghiệp
lạc hậu. Và đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nước ta thất bại

Từ những nguyên nhân mất nước nói trên, chúng ta có thể khẳng định rằng
triều đình nhà Nguyễn, vua Tự Đức phải chịu trách nhiệm chính. Triều đình nhà
Nguyễn là một vương triều chính thống trong lichj sử dân tộc ta, ra đời đầu thế kỷ
XIX, có trách nhiệm điều hành, tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân ta. Tiếc rằng, triều đình đứng đầu là Tự Đức đã ko làm tròn sứ
mệnh lịch sử của mình, không đứng hẳn về phía dân tộc, không đại diện cho quyền
lợi giai cấp để tổ chức kháng chiến chống Pháp, không những vậy, nhà Nguyễn chỉ
lo bảo vệ quyền lợi ích kỷ của dòng họ mình đi từ chủ chiến đến chủ hòa rồi từng
bước đầu hàng thực dân pháp. Thái độ nhu nhược đó của nhà Nguyễn, đã không tập
hợp phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Triều đình nhà Nguyễn cúng
ko khoan thư sức dân, không tiến hành canh tân cải cách, thậm chí còn tiếp tục áp
bức, bóc lột nhân dân ta, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân. Nhà nguyễn không có
đường lối đúng đắn, nghệ thuật quân sự, không tiến hành cuộc k/c toàn diện nên
thất bại cũng là ko tránh khỏi mặc dù tuyệt đại da số quần chúng n nhân dân yêu
nước sẵn sàng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hình ảnh Phạm
Phú Thứ, một nhà nho yêu nước thức thời ở phía Bắc chiêu mộ binh sĩ vào Nam
tham gia kháng chiến nhưng đã bị triều đình nhà Nguyễn ngăn cản đã phản ánh
sinh động hai thái độ hai thái độ của nhà Nguyễn với quần chúng nhân dân trong
cuộc k/c chống pháp của nhân dân ta lúc này.

Câu 2. Chiếu Cần Vương của Hàm nghi và Tôn Thất Thuyết đã tác động và
ảnh hưởng như thế nào đến các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhân dân?

Tháng 7/1885, sau cuộc phản công kinh thành Huế bất thành, vua Hàm Nghi
và Tôn Thất Thuyết phải ra sơn phòng Tân Sở, Quảng Trị .Tại đây, hai ông đã ra
chiếu Cần vương kêu gọi các văn thân sĩ phu và quần chúng nhân dân giúp vua
chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở nước ta. Chiếu Cần Vương
đó đã tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến các văn thân sĩ phu và quần chúng nhân
dân. Đối với các van thân sĩ phu, họ là những quan lại, trí thức, những người có học
trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ, họ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư
tưởng nho giáo, tư tưởng trung quân ái quốc, đối với họ yêu nước tức là phải trung
thành với nhà Vua và ngược lại trung thành với nhà Vua tức là yêu nước. Trong
suốt một thời kỳ khá dài kể từ khi thực dân pháp xâm lược nước ta năm 1858 đến
trước khi có chiếu cần Vương, họ luôn chần chừ, do dự không biết lựa chọn con
đường nào giữa vua và nước. Nếu kháng chiến chống Pháp thể hiện tinh thần yêu
nước thì…..bởi Tự Đức đã kêu gọi họ bãi binh, ngược lại theo lệnh vua mà bãi binh
thì có tội với nước. Vì vậy, chiếu cần vương đã đáp ứng được tư tưởng trung quân
ái quốc của họ, ngay lập tức các văn thân sĩ phu cả nước hưởng ứng chiếu cần
vương, chiêu mộ binh sĩ tiến hành các cuộc khởi nghĩa chống Pháp.

Đối với quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân, họ không chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi tư tưởng nho giáo. Ở họ chỉ có lòng yêu nước, khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta, dù triều đình nhà Nguyễn có tổ chức họ kháng chiến hay
kêu gọi bãi binh thì họ vẫn cứ tự động tiến hành kháng chiến chống Pháp. Tuy
nhiên, trong suốt một thời kỳ khá dài gần 30 năm (1858 – 1885), họ tham gia vào
cuộc kháng chiến chống pháp chủ yếu là tự phát, lẻ tẻ thiếu tổ chức. Khi chiếu cần
vương ban ra, họ được các văn thân sĩ phu tuyên truyền tập hợp, giáo dục, động
viên và do đó họ đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu cần vương
một cách tự giác, không có sự tham gia đông đảo của nông dân thì ko có các cuộc
k/n tiêu biểu như ở Nga sơn (Thanh hóa), không có cuộc k/n tiêu biểu Hương Khê
(1885 – 1896).

Câu 3. Từ phân tích tầng lớp lãnh đạo, mục tiêu của phong trào cần vương và
phong trào Yên Thế, hãy làm rõ tính chất của hai phong trào nói trên ?
Câu 4. So với phong trào yêu nước cuối TK 19, phong trào yêu nước ở nước ta
từ đầu thế kỷ XX có những điểm gì mới, vì sao có những điều mới đó?

a. Điểm mới:

- Lãnh đạo phong trào không phải là các văn thân sĩ phu theo hệ tư tưởng phong
kiến mà là các văn thân sĩ phu tiến bộ theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Lực lượng tham gia bao gồm đông đảo các giai cấp tầng lớp trong xã hội, nếu
phong trào yêu nước cuối TK XIX, lực lượng đấu tranh là các văn thân sĩ phu và
nông dân thì phong tròa yêu nước Tk XX không chỉ văn thân mà xuất hiện nhiều
giai cấp tầng lớp mới như Công nhân, tiểu tư sản, học sinh, sinh viên

- Mục tiêu đấu tranh: không phải chỉ đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ
phong kiến độc lập ở nước ta mà đã có những mục tiêu đấu tranh mới như canh tân
cải cách, mở trường học, mittinh với mục tiêu phát triển xã hội đánh đổ chế độ
phong kiến xây dựng nước VN cộng hòa, hay xây dựng lại chế độ PK theo nền
quân chủ lập hiến (PBC).

- Hình thức và phương pháp đấu tranh mới: Nếu cuối TK XIX chỉ có khởi nghĩa vũ
trang, thì sang đầu TK XX đã xuất hiện nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh
mới như cầu viện nước ngoài, cử người ra nước ngoài học hỏi để cứu nguy cho tổ
quốc, khởi nghĩa vũ trang bạo động, canh tân cải cách, xây dựng trường học mới,
mittinh biểu tình,…

b. Giải thích Vì sao?

- Hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời, không thể tiếp tục được nữa

- Phong trào yêu nước diễn ra trong bối cảnh công cuộc khai thác thuộc địa I làm
cho xã hội phân hóa. Xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới,…

- Ảnh hưởng của các xu hướng cứu nước mới trên thế giới và khu vực lúc bấy giờ
như Minh trị (1868), Duy Tân Mậu tuất (KHV-LKS), Trào lưu triết học ánh sáng,..

You might also like