You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

HÀ NỘI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn thi: LỊCH SỬ


ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 29 tháng 9 năm 2020
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)


Có ý kiến cho rằng: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1858-1884), triều đình nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội đánh đuổi thực
dân Pháp xâm lược.
Bằng kiến thức lịch sử đã học về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của Nhân dân ta (1858-1884), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 2 (3,0 điểm)
Tóm lược diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp
cuối thế kỉ XIX. Qua đó rút ra đặc điểm của phong trào Cần vương và những nét
khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn đó.
Câu 3 (3,0 điểm)
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp,
kinh tế và xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì?
Câu 4 (5,0 điểm)
Nêu những thành tựu cơ bản của Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những
năm 70 của thế kỉ XX. Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó.
Câu 5 (5,0 điểm)
Khái quát các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào
từ năm 1945 đến năm 1975. Chỉ ra những nét tương đồng giữa cách mạng Lào và
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.
……………….Hết……………..

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ và tên thí sinh :………………………… .Số báo danh :
……………………………..
Chữ kí cán bộ coi thi số 1:………………….Chữ kí cán bộ coi thi số 2:
……………...

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2020-2021
HÀ HỘI HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ

Câu Nội dung Điểm


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1858-1884) triều đình 4 điểm
nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
*Tại mặt trận Đà Nẵng : 1,5
- Ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, chính thức xâm lược VN .
Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy mặt trận Đà Nẵng. Ông huy động nhân dân đắp
chiến lũy nhằm ngăn chặn không cho địch tiến sâu vào đất liền, tổ chức nhân dân thực
hiện kế sách “vườn không nhà trống”. 0,5Đ
- Kết quả khiến Pháp bị sa lầy tại Đà Nẵng trong 5 tháng (từ 9/1858 đến 2/1859) và lâm
vào tình thế khó khăn, chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bị thất bại, đây là cơ
hội để triều đình lãnh đạo nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Đã Nẵng. 0.5đ
Câu 1 - Tuy nhiên, do đường lối chiến thuật nặng về phòng thủ và thái độ thiếu quyết tâm, triều
(4 điểm) đình phong kiến đã bỏ lỡ cơ hội đầu tiên đánh đuổi Pháp khỏi bờ cõi. 0,5đ
*Tại mặt trận Gia Định: 1,25
- Năm 1859, Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Quân triều đình do Nguyễn Tri
Phương chỉ huy gấp rút xây dựng đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.0,5đ
- Đầu năm 1860, cục diện chiến trường Gia Định có nhiều thay đổi. Pháp bị sa lầy ở chiến
trường Trung Quốc và Italia nên phải chia sẻ lực lượng.... số quân Pháp ở Gia định chỉ
còn 1000 tên trên 1 chiến tuyến dài 10 km. Trong khi đó binh lính triều đình cùng dân
binh đông hàng vạn người, đây là cơ hội thứ hai để quân ta tấn công tiêu diệt đẩy lùi quân
Pháp khỏi Gia định.0.5đ
- Tuy nhiên, khi đó do thiếu sự chủ động, quân ta chỉ thủ hiểm trong đại đồn Chí Hòa đồ
sộ, không chủ động tấn công đánh bật địch khỏi Gia Định, bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi thực
dân Pháp. Đến khi khó khăn của Pháp qua đi, Pháp đã kéo lực lượng tấn công đại đồn Chí
Hòa (23/2/1861) và nhanh chóng chiếm được thành. Thừa thắng Pháp chiếm luôn Định
Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.0,25đ
*Khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873: 1,25
- Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Do chênh lệch về lực lượng, thành
Hà Nội bị giặc chiếm nhưng nhân dân vẫn anh dũng chiến đấu. Ngày 21/12/1873, đội
quân do Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm chỉ huy đã phục kích tại Cầu Giấy, giết chết
quân Pháp trong đó có cả Gác- ni- ê 0.5đ
- Chiến thắng Cầu Giấy khiến nhân dân ta vô cùng phấn khởi ....ngược lại làm Pháp hoang
mang lo sợ tìm cách thương lượng với triều đình.0.5đ
- Đây là cơ hội để quan quân triều đình phối hợp cùng nhân dân phản công đánh bật Pháp
ra khỏi Bắc Kì, song triều đình thay vì tấn công quân sự đã kí Hiệp ước Giáp Tuất năm
1874 bỏ lỡ cơ hội cùng nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp.0,25đ

Câu 2 Nội dung Điểm


*Tóm lược diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX. 1,0 điểm
- Giai đoạn 1 : từ tháng 7 - 1885 đến tháng 11 - 1888 : Giai đoạn này phong trào diễn ra 0,5
dưới sự lãnh đạo của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, phong trào nổ ra và lan rộng khắp cả
nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- Giai đoạn 2 : từ cuối năm 1888 đến năm 1896 : sau khi Hàm Nghi bị bắt, phong trào 0,5
vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức
cao. Trước những cuộc hành quân càn quét của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng
bằng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi.
Câu 2 - Phong trào Cần vương thất bại khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê bị dập tắt.
(3 điểm) * Về đặc điểm chung của phong trào : 1,0 điểm
+ Lãnh đạo : chủ yếu là các sĩ phu, văn thân (những người theo Hán học, chịu ảnh hưởng
của tư tưởng trung quân ái quốc).0,25đ
+ Về mục tiêu : chống Pháp, giành độc lập, khôi phục lại trật tự phong kiến cũ.0,25đ
+ Lực lượng tham gia : chủ yếu là văn thân, sĩ phu và nông dân.0,25đ
+ Tuy diễn ra dưới khẩu hiệu "Cần vương", nhưng thực chất đây là phong trào chống Pháp
với mục tiêu giành độc lập, đưa dân tộc thoát khỏi ách ngoại xâm. Yếu tố yêu nước là chính,
"Cần vương" chỉ là phụ.0,25đ
* Nét khác nhau giữa hai giai đoạn. 1,0 điểm
- Về lãnh đạo: Giai đoạn 1 có sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết (Cần 0,5
vương có vua). Giai đoạn 2 vua và Tôn Thất Thuyết bị bắt lưu đày, phong trào do văn thân,
sỹ phu yêu nước lãnh đạo (Cần vương không vua)
- Phạm vi hoạt động: Giai đoạn 1 phong trào diễn ra sôi nổi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và 0,5
Trung Kì. Giai đoạn 2, phong trào thu hẹp dần quy tụ thành các trung tâm lớn, chuyển lên
trung du và miền núi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê.

Nội dung điểm


Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp kinh tế và xã 3,0
hội Việt Nam có những chuyển biến gì? điểm
Năm 1897, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam với quy mô 0,25
lớn. Nhiều cơ sở và thiết bị khai thác được xây dựng. Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi :
+ Về giao thông vận tải, Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ khá 0,25
hiện đại.
+ Trong công nghiệp, tập trung khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp 0,25
chế biến, công nghiệp chế tạo vật liệu xây dựng và dịch vụ ra đời.
+ Trong nông nghiệp, đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, cà phê, 0,25
cao su,...
+ Nhận xét: Kinh tế Việt Nam từng bước hoà nhập vào thị trường thế giới và khu vực ; 0,5
Câu 3 phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc duy
(3 điểm) trì phương thức bóc lột phong kiến trong quá trình thống trị của thực dân Pháp ở Việt
Nam khiến cho nền kinh tế đất nước vẫn trì trệ, sự phân hoá giai cấp diễn ra chậm chạp.
+ Một bộ phận nhỏ giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt 0,25
ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên ít nhiều
có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề và bị cướp 0,25
ruộng đất, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu
tranh giành độc lập.
+ Giai cấp công nhân, tuyệt đại đa số xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, 0,25
nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh chống giới
chủ nhằm cải thiện đời sống.
+ Tầng lớp tư sản, vốn là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng 0,25
buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên 0,25
chức cấp thấp và những người làm nghề tự do,...
+ Tầng lớp sĩ phu thức thời có những chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị 0,25
Những chuyển biến trên đây, nhất là sự xuất hiện của những lực lượng xã hội mới là cơ sở
quan trọng cho phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

Nội dung Điểm


Nêu thành tựu cơ bản của Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. 3,0 điểm
+ Trong thời kì khôi phục kinh tế 1945-1950: Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân 1,0
Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trước thời hạn 9
tháng. Tới năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73% và sản lượng nông nghiệp đạt
mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ
thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
Từ năm 1950 đến giữa những năm 70 : 0,5
+ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ ; đi đầu
trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng và đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong nhiều
Câu 4 lĩnh vực khoa học – kĩ thuật.
(5 điểm) + Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957) và đưa con tàu vũ 0,5
trụ bay vòng quanh Trái Đất (1961 – I. Gagarin), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ
của loài người.
+ Về xã hội, tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước, trình độ 0,5
học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.

+ Về đối ngoại, Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, ủng hộ phong trào 0,5
giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
* Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó. 2,0 điểm

Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Liên Xô trên 0,5
trường quốc tế.
Khẳng định vị thế của Liên Xô, đứng đầu trong hệ thống XHCN, giữ vai trò dẫn dắt các 0,5
nước XHCN.
Với tiềm lực kinh tế quốc phòng Liên Xô giúp đỡ các nước trong phe XHCN và phong 0,5
trào giải phóng dân tộc trên thế giới, góp phần giữ gìn hòa bình thế giới, là thành trì của
hòa bình thế giới.
Tạo được thế cân bằng giữa hai phe, trở thành đối trọng của Mĩ. 0,5
* Khái quát các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 3,0 điểm
1945 đến năm 1975.
Từ 1945 đến 1954
+ Ngày 12-10-1945, nắm bắt thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân thủ đô Viêng 0,75
Chăn khởi nghĩa thắng lợi, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập.
+ Tháng 3 năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào từ đầu năm 1946 đến năm 0,75
1954, nhân dân Lào đã buộc phải cầm súng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Hiệp định Giơ ne vơ được kí kết (7-1954) đã công nhận độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Lào.
Câu 5 Từ 1954 đến 1975
(5 điểm)
+Ngay sau Hiệp định Giơ ne vơ, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Lào. Từ 1954 đến 0,75
1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Lào cuộc đấu tranh chống Mĩ được triển khai
trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Tháng 2-1973, Hiệp định Viêng Chăn về
lập lại hoà bình và hoà hợp dân tộc ở Lào được kí kết.
+ Ngày 2-12-1975, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập, mở ra kỉ 0,75
nguyên xây dựng và phát triển của đất nước Triệu Voi.
* Những nét tương đồng của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam giai đoạn này. 2,0 điểm
- Do vị trí địa lý Việt Nam và Lào cùng nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét 0,5
tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như lịch sử văn hóa.
- Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc 1945-1975 Việt Nam và 0,5
Lào có cùng chung kẻ thù thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
- Cuộc đấu tranh chống Pháp và Mĩ của nhân dân Việt Nam và Lào đều diễn ra dưới sự 0,5
lãnh đạo đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương sau đó là Đảng nhân dân Lào và
Đảng Lao động Việt Nam.
- Tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung Việt Nam, Lào có chung 0,5
những thắng lợi quyết định...

You might also like