You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI CHÍNH THỨC PHẦN THI CÁ NHÂN


Môn: LỊCH SỬ
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 07/01/2020

Câu 1 (4,0 điểm)


Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Theo
anh/chị hãy để tiến hành một cuộc cải cách thành công cần những điều kiện gì?
Câu 2 (4,0 điểm)
Nêu những điểm mới của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX so với phong
trào cuối thế kỷ XIX và chỉ rõ yếu tố quyết định khuynh hướng của mỗi phong trào.
Câu 3 (6,0 điểm)
Tóm tắt và nhận xét hoạt động của tư sản, tiểu tư sản Việt Nam trong nửa đầu những năm 20
của thế kỉ XX.
Câu 4 (6,0 điểm)
Trình bày sự thành lập và vai trò của Liên hợp quốc.
Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về việc Việt Nam được bầu vào vị trí ủy viên không thường
trực của hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020-2021.

…………………………..HẾT………………………….

 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2019 - 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN THI CÁ NHÂN


Môn: LỊCH SỬ
Ngày thi: 07/01/2020

I. Hướng dẫn chung:


1) Cán bộ chấm thi chấm đúng như hướng dẫn, đáp án, thang điểm của Sở giáo dục và đào
tạo.
2) Thí sinh có cách trình bày khác với hướng dẫn chấm nhưng đúng, thì vẫn cho đủ điểm của
ý, câu đó theo thang điểm.
3) Cán bộ chấm thi không quy tròn điểm của từng câu và của toàn bài thi.
II. Hướng dẫn chấm chi tiết (đáp án – tháng điểm):
Câu Đáp án và hướng dẫn chấm Điểm
Câu 1 Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
(4,0 Theo anh/chị hãy để tiến hành một cuộc cải cách thành công cần những điều
điểm) kiện gì?

1- Khái quát về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 0,50
XIX.
2 – Nguyên nhân thất bại:
+ Các đề nghị cải cách duy tân ra đời trong bối cảnh, thực dân Pháp ráo riết 0,50
mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm
cả nước ta. Sự kiểm soát chặt chẽ của thực dân Pháp khiến các đề nghị cải
cách khó được thực hiện. Các hiệp ước mà triều đình Huế kí với Pháp ngày
càng trói buộc nhà Nguyễn trong mối quan hệ với Pháp.
+ Triều đình Huế tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị ngoại giao lỗi thời, 0,50
lạc hậu, khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm
trọng. Tiềm lực kinh tế, tài chính yếu khó có thể đủ cung ứng tài lực để triều
đình thực hiện cải cách.
+ Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ cố chấp, bất lực trong việc thích ứng với 0,50
hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải
cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Đây là nguyên
nhân cơ bản nhất.
+ Lực lượng canh tân chưa đủ mạnh để gây sức ép đối với triều đình với nhà 0,50
vua để buộc nhà vua, triều đình thực hiện canh tân đất nước; không có hậu
thuẫn từ quần chúng.
3- Điều kiện để cải cách thành công
- Thí sinh có thể nêu một số điều kiện khác nhau, kể cả điều kiện chủ quan 1,50
và khách quan nhưng phải khẳng định điều kiện chủ quan để tiến hành cải
cách thành công. Đề xuất 1 điều kiện 0,5 điểm; từ 3 điều kiện 1,50 điểm.
- Một số ví dụ để tham khảo:
1- Người đứng đầu (bộ máy lãnh đạo) cần đổi mới tư duy, có tầm nhìn xa
trông rộng, quyết đoán, đi tắt đón đầu, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.
2- Cần tạo ra một môi trường an ninh- chính trị hòa bình, ổn định để tiến
hành cải cách, duy tân...
3- Cần xây dựng cơ sở kinh tế-xã hội vững mạnhtiến hành cải cách: phát
huy tốt nội lực; sử dụng hiệu quả, sáng tạo những thành tựu của cách mạng
khoa học công nghệ; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc
4- Cần xây dựng một chương trình, đường lối cải cách, đổi mới phù hợp với
thực tiễn của đất nước chứ không sao chép từ bên ngoài...
Câu 2 Nêu những điểm mới của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX so với
(4,0 phong trào cuối thế kỷ XIX và chỉ rõ yếu tố quyết định khuynh hướng của mỗi
điểm) phong trào.
1- Nêu những điểm mới
- Tư tưởng tư sản (phong trào cuối TK XIX: tư tưởng phong kiến). 0,50
- Mục tiêu: cứu nước gắn với canh tân đất nước theo xu hướng tiến bộ (cuối 0,50
TK XIX: gắn với khôi phục chế độ phong kiến)
- Lãnh đạo là trí thức nho học tư sản hóa (cuối TK XIX: là trí thức nho học 0,50
mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc).
- Lực lượng: nhiều tầng lớp xã hội (cuối TK XIX: nông dân). 0,50
- Hình thức: phong phú (cuối TK XIX: chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang) 0,50
- Địa bàn: cả thành thị và nông thôn, cả trong và ngoài nước (cuối TK XIX: 0,50
ở những nơi dễ lập căn cứ địa).
2- Yếu tố quyết định khuynh hướng của phong trào:
- Tư tưởng là yếu tố quyết định khuynh hướng của mỗi phong trào. 0,50
- Tư tưởng chi phối lãnh đạo phong trào cũng như quyết định phương hướng 0,50
tiến lên sau khi giành độc lập sẽ phát triển theo con đường phong kiến hay
tư bản.
Câu 3 Tóm tắt và nhận xét hoạt động của tư sản, tiểu tư sản Việt Nam trong nửa đầu
(6,0 những năm 20 của thế kỉ XX.
điểm)
1- Hoạt động của tư sản
a) Hoạt động
- Năm 1919, phát động phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. 0,50
- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất 0,50
cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp
- Giai cấp tư sản dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình 0,50
- Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập hiến đưa ra 0,50
một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ.
b) Nhận xét
- Mục tiêu đấu tranh: không giành độc lập dân tộc, không đòi xóa bỏ chế độ 0,25
cũ, chỉ đòi thay đổi 1 số chính sách trong khuôn khổ của chế độ ấy.Nhìn
chung mục tiêu hạn hẹp, chỉ đòi quyền lợi giai cấp trong khuôn khổ chế độ
thuộc địa, khi được nhượng bộ một số quyền lợi dễ dàng thỏa hiệp.
- Lực lượng:chủ yếu tập hợp tư sản và các tầng lớp trên để đấu tranh đòi 0,25
quyền lợi cho chính họ chứ không phải là lực lượng quần chúng đông đảo
nhất là công nhân và nông dân.
- Hình thức đấu tranh:chỉ đấu tranh bằng hình thức công khai hợp 0,25
pháp,không chủ trương dùng bạo động, không tiến tới dùng bạo lực để giành
chính quyền.
- Tính chất: Phong trào này mang nặng tính cải lương. 0,25
2- Hoạt động của tiểu tư sản
a) Hoạt động
- Thành lập nhiều tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục 0,50
Việt, Đảng Thanh niên,... với nhiều hoạt động sôi nổi như mít tinh, biểu
tình, bãi khoá,...
- Ra nhiều tờ báo tiến bộ như An Nam trẻ, Người nhà quê, Chuông rè,...- 0,50
Lập một số nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã ở Hà Nội, Cường
học thư xã ở Sài Gòn, Quan hải tùng thư ở Huế,...
- Tháng 6 -1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng 0,50
Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn cho
thời đại đấu tranh mới của dân tộc.
- Tiến hành một số phong trào đấu tranh chính trị, nổi bật là cuộc đấu 0,50
tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang
Phan Châu Trinh (1926)
b) Nhận xét
– Mục tiêu đấu tranh: đòi các quyền tự do dân chủ, khích lệ lòng yêu 0,25
nước và ý thức dân tộc.
– Lực lượng nòng cốt: là tầng lớp tiểu tư sản trí thức, dễ dàng tiếp thu 0,25
những tư tưởng dân chủ tiến bộ.
– Hình thức đấu tranh: phong phú, như mít tinh, biểu tình, bãi thị, bãi 0,25
khoá, thành lập các tổ chức chính trị, ra báo chí, lập nhà xuất bản, tuyên
truyền văn hoá tiến bộ,...
– Tính chất: là phong trào yêu nước mang tính chất dân chủ công khai 0,25
Câu 4 Trình bày sự thành lập và vai trò của Liên hợp quốc.
(6,0 Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về việc Việt Nam được bầu vào vị trí ủy viên
điểm) không thường trực của hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020-2021.
1 – Sự thành lập và vai trò của Liên hợp quốc
a) Sự thành lập
- Thực hiện quyết định của Hội nghị I-an-ta là thành lập một tổ chức quốc tế 0,50
mới.
- Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân tiến bộ thế giới là gìn giữ hoà bình, 0,50
ngăn chặn chiến tranh thế giới.
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) 0,50
thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
Ngày 24/10/1945, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
- Mục đích thành lập: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối 0,50
quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền
của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và
nhân đạo.
b) Vai trò
- Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh 0,50
thế giới.
- Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân 0,50
và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Liên hợp quốc có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc giải trừ quân bị, hạn 0,50
chế chạy đua vũ tranggiữa các cường quốc, hạn chế sản xuất vũ khí hạt
nhân, hướng đến 1 thế giới phi hạt nhân.
- Liên hợp quốc là 1 lực lượng trung gian để giàn xếp, giải quyết những mâu 0,50
thuẫn giữa các cường, hòa giải những cuộc xung đột mâu thuẫn về mặt biên
giới, chủ quyền biển đảo, về mặt sắc tộc, tôn giáo để ngăn chặn những cuộc
chiến tranh mang tính cục bộ cũng như ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế
giới thứ ba đã có thể xảy ra.
- Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các nước phát triển 0,50
kinh tế, văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh; có đóng góp
không nhỏ trong việc khắc phục những hậu quả của thiên tai, lũ lụt bệnh
dịch thông qua hoạt động hiệu quả của các cơ quan chuyên môn.
c) Phát biểu suy nghĩ
Yêu cầu thí sinh cần bày tỏ những suy nghĩ cá nhân, nhưng phải khẳng định 1,50
được uy tín, vị thế và trách nhiệm của Việt Nam trong Liên hợp quốc, vị thế
đó xuất phát từ nội lực đất nước chứ không phải từ chức vụ tạm thời, tuy
nhiên chức vụ sẽ củng cố thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế.Nêu 1
ý 0,5 điểm; từ 3 ý: 1,50 điểm.
- Một số ví dụ để tham khảo:
1- Việt Nam từng là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
nhiệm kỳ 2008-2009; Việt Nam lại trúng cử với số phiếu 192/193 cho nhiệm
kỳ 2020-2021 chứng tỏ sự ghi nhận của các thành viên tổ chức đối với
những đóng góp của Việt Nam, khẳng định uy tín, tầm quan trọng của Việt
Nam trong khu vực đã tăng tiến.
2- Việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ hội để Việt Nam
nâng cao vị thế trên trường quốc tế và đề xuất, tham gia quyết định các vấn
đề quan trọng liên quan đến khu vực và thế giới.
3- Khi là thành viên của cơ quan có thực quyền nhất LHQ, Việt Nam sẽ
đóng góp vào việc ra quyết định về các vấn đề quan trọng của thế giới, đặc
biệt là sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa xung đột
trên thế giới.

----------------------------------------HẾT------------------------------------

You might also like