You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM TRƯỜNG

CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 02 NĂM HỌC 2022-2023


Môn thi: Lịch sử.
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1.( 2 điểm)


Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước
thuộc địa? Anh (chị) thử liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 2.(3 điểm)
So sánh phong trào Cần vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô phong trào và phương thức đấu
tranh. Vì sao nói khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương?
Câu 3.(2 điểm)
Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Á, Phi, Mỹ Latinh ảnh hưởng như thế nào
đến sự phát triển của xã hội loài người ?
Câu 4.( 3 điểm)
Trình bày những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong quá trình phát triển kinh tế
giai đoạn 1952- 2000. “Nhân tố Mỹ” là một trong những nguyên nhân thúc đấy sự phát triển
“thần kì” của kinh tế Nhật. Theo Anh (chị), Việt Nam có nên tận dụng “nhân tố Mỹ” trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay không? Giải thích.
Câu 5.( 2,5 điểm)
Nội dung lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất đến đầu năm 1930 là gì? Nội dung đó do những yếu tố nào qui định?
Câu 6.(2,5 điểm)
Hãy phân tích thái độ chính trị của mỗi thế lực đế quốc để xác định kẻ thù chính của
nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công?
Câu 7.(2,5 điểm)
Trình bày những hiểu biết của Anh (Chị ) về tổ chức được xem là tiền thân của Đảng
Công sản Việt Nam. Vai trò của tổ chức này đối với sự ra đời của Đảng Công sản Việt Nam.
Câu 8.( 2,5 điểm)
Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đến chiến thắng Biên
giới thu – đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến ?
---------------- HẾT -----------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!


Họ và tên thí sinh: ...................................... .....................Số báo danh: ................
Chữ ký giám thị coi thi số 1: Chữ ký giám thị coi thi số 2:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM TRƯỜNG
CỤM CHUYÊN MÔN SỐ 02 NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi: Lịch sử.
ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN


Môn: LỊCH SỬ
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc,…tuỳ mức độ để cho điểm cho phù
hợp.
2. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
CÂU 1 Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số 2,0
phận một nước thuộc địa? Anh (chị) thử liên hệ với tình hình Trung Quốc
và Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX.
* Bối cảnh: Chế độ phong kiến lâm vào cuộc khủng hoảng, suy yếu nghiêm
trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Đứng trước áp lực quân sự
đòi Nhật Bản “mở cửa”, Mạc phủ đã kí những hiệp ước bất bình đẳng-> Mâu 0,25
thuẫn xã hội càng gay gắt.Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn….

* Cuộc Duy tân Minh Trị


Cuối năm 1867 – đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh
trị sau lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
- Chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc tư sản, ban hành Hiến Pháp
1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến… 0,25x 4
- Kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ , phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở ý
nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống….
- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự, phát triển công nghệp quốc phòng.
- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học
kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học phương Tây.
*Ý nghĩa, vai trò cải cách:
Tạo nên những biến đổi sâu rộng trên mọi lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc 0,25
cách mạng tư sản. Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, nhờ đó Nhật
Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và vươn lên trở thành nước đế quốc.
*Liên hệ: Trong khi đó, khác với Nhật Bản:
- Ở Trung Quốc: cuộc vận động Duy tân do KHV và LKS khởi xướng đã bị thế 0,25
lực thủ cựu đứng đầu là Từ Hi thái hậu ngăn cản.
- Ở Việt Nam: Triều Nguyễn khước từ các đề nghị cải cách. 0,25

Câu 2 So sánh phong trào Cần vương (1885-1896) với khởi nghĩa Yên Thế 3,0
(1884-1913) trên các mặt: mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, qui mô
phong trào và phương thức đấu tranh. Vì sao nói khởi nghĩa Yên Thế
không thuộc phong trào Cần vương?
-Mục tiêu: 1,0
+PT Cần vương: Giúp vua chống P giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến
+Kn Yên Thế: Chống Pháp, bảo vệ cuộc sống
-Lãnh đạo: 0,5
+PT Cần vương: Sĩ phu, văn thân yêu nước
+Kn Yên Thế: Nông dân
-Qui mô 0,5
+PT Cần vương: Trên cả nước nhưng sôi nổi ở Bắc Kì, Trung Kì
+Kn Yên Thế: Chủ yếu ở vùng Yên Thế (BG)

-Phương thức đt: 0,5


+PT Cần vương: đấu tranh vũ trang
+Kn Yên Thế: đấu tranh vũ trang, có giai đoạn hòa hoãn
Giải thích: Dựa vào mục tiêu 0,5
CÂU 3 2,0
Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Á, Phi, Mỹ Latinh
ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội loài người ?
-Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trở thành một 0,5x 4 ý
bộ phận quan trọng của lực lượng cách mạng trong cuộc đấu tranh chống lại lực
lượng phản cách mạng từ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc – một trong nhưng cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, góp
phần phá vỡ trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc: Hơn 100
quốc gia độc lập ra đời và bước lên vũ đài lịch sử với tư thế độc lập, tự chủ, tham
gia ngày càng tích cực và giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
-Sau khi giành độc lập nhiều nước Á, Phi, Mỹ Latinh đã đạt được những thành
tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có những nước vươn lên
trở thành những nước công nghiệp mới, rút ngắn khoảng cách so với các nước
phát triển.
CÂU 4 3,0
Trình bày những thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong quá
trình phát triển kinh tế giai đoạn 1952- 2000. “Nhân tố Mỹ” là một
trong những nguyên nhân thúc đấy sự phát triển “thần kì” của kinh
tế Nhật. Theo em, Việt Nam có nên tận dụng “nhân tố Mỹ” trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay không? Giải thích.
a. Thành tựu mà Nhật Bản đạt được trong quá trình phát triển kinh tế giai
đoạn 1952- 2000.
-Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật có bước phát triển nhanh, nhất là từ 0,5
năm 1960 đến 1973 thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.Kinh tế
Nhật có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới 2 con số (1960 – 1969
là 10,8%)
- Tới năm 1968, vươn lên là cường quốc kinh tế tư bản đứng hàng thứ 2 TG sau 0,25
Mĩ .
-Từ đầu những năm 70 trở đi, NB trở thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài 0,25
chính lớn của TG
-Từ nửa sau những năm 80, vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 TG 0,25
-Từ đầu thập niên 90, Nhật vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế 0,25
giới, hiện nay nền kinh tế Nhật đứng thứ ba thế giới.
“Nhân tố Mỹ” là một trong những nguyên nhân thúc đấy sự
phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật. Theo em, Việt Nam có nên tận
dụng “nhân tố Mỹ” trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
không? Giải thích.
-Nên tận dụng 0,25
-Vì:
+Hiện nay, VN có nền kinh tế và khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế 0,25
+Trong khi xu thế phát triển của TG sau CTL là tập trung phát triển kinh tế để 0,25
xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
+Mĩ là nước có nền KT và KHKT phát triển, hiện đại bậc nhất. 0,25
+Tận dụng “nhân tố Mỹ”, VN sẽ có cơ hội tiếp thu những thành tựu KHKT 0,5
tiên tiến, kinh nghiệm quản lí, nguồn vốn đầu tư…Phát triển kinh tế, rút
ngắn khoảng cách.
CÂU 5 2,5
Nội dung lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì? Nội dung đó do
những yếu tố nào qui định?
Nội dung lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì?
Phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm
1930:
-Tồn tại song song hai khuynh hướng: Dân chủ tư sản và vô sản. 0,25
-Hai khuynh hướng trên diễn ra cuộc đấu tranh nhằm giành quyền lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. 0,25
-Kết quả: khuynh hướng DCTS bị thất bại với sự tan rã của của VNQDĐ sau
cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đầu năm 1930). Khuynh hướng vô sản đi đến thành 0,25
lập ĐCSVN vào đầu năm 1930, nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

Nội dung đó do những yếu tố nào qui định?


-Về kinh tế: cuộc KTTĐ 2 làm cho kinh tế VN có chuyển biến 0,25
- Về xã hội:
XHVN tiếp tục bị phân hóa sâu sắc: Nêu ngắn gọn những gc trong xã hội VN… 0,25
lúc này.
Mỗi gc có quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị khác nhau-> có thái độ chính trị 0,5
và khả năng CM khác nhau. Sự xuất hiện các gc mới, sự lớn mạnh của công
nhân là cơ sở xã hội để hình thành khuynh hướng VS và DCTS
-Về tư tưởng:
+Sau khi tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc VN, qua nghiên cứu CN Mác- 0,25
Lê nin và khảo sát thực tế, NAQ đã từng bước xây dựng lí luận CMGPDT
+ Lí luận CMGPDT trên được truyền bá vào trong phong trào công nhân và 0,25
phong trào yêu nước ở VN trong những năm 20-> hình thành khuynh hướng vô
sản.
+Sau CTTG1, tư tưởng DCTS, nhất là chủ nghĩa Tam dân của TTS được tư sản 0,25
và tiểu tư sản tiếp thu-> hình thành khuynh hướng DCTS
CÂU 6 Hãy phân tích thái độ chính trị của mỗi thế lực ngoại xâm để xác định kẻ 2,5
thù chính của nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945
thành công?

Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, trên đất nước Việt Nam có 0,5
nhiều thế lực ngoại xâm: ngoài quân Pháp và Nhật đã có mặt từ trước, quân Anh
kéo vào phía Nam, quân Trung Hoa Dân quốc tràn vào phía Bắc , THDQ có hậu
thuẫn là đế quốc Mĩ.
- Quân đội Nhật Bản là quân đội bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chờ 0,25
quân Đồng minh giải giáp để hồi hương. Mặc dù quân Nhật còn có những hành
động chống phá cách mạng Việt Nam, nhưng không còn là kẻ thù trực tiếp của
cách mạng Việt Nam như trong Cách mạng tháng Tám.

- Anh vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp phát 0,25
xít Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Do phải đối phó với phong trào giải phóng dân
tộc đang dâng cao trong các thuộc địa của Anh, nên họ không có khả năng ở lại
Đông Dương lâu dài. Họ chỉ giúp Pháp trở lại Đông Dương.

- Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh làm 0,5
nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Nhưng họ phải lo đối
phó với lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang
ngày càng phát triển mạnh, nên sớm muộn gì cũng phải rút quân về nước.

- Mĩ có chiến lược toàn cầu, nhưng đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của Chủ
nghĩa cộng sản ở Tây Âu, đồng thời giúp Trung Hoa Dân quốc ở Trung Quốc 0,25
nên chưa có khả năng can thiệp trực tiếp vào Việt Nam.

- Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. 0,5
Hành động:
Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, chính phủ Đờgôn quyết định thành
lập ngay đội quân viễn chinh trở lại xâm lược Đông Dương.
Ngày 2/9/1945, quân Pháp xả súng bắn vào dân chúng ở Sài Gòn- Chợ lớn đang
dự mít tinh chào mừng “Ngày độc lập”.
Ngày 23/9/1945, chúng nổ súng tiến công ở Sài Gòn, rồi ngày càng mở rộng địa
bàn chiếm đóng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
Thực dân Pháp bộc lộ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vì thế, kẻ thù chính của cách 0,25
mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lăng, cần tập trung ngọn lửa đấu tranh vào
chúng.
Câu 7 Trình bày những hiểu biết của Anh (Chị ) về tổ chức được xem là tiền thân của 2,5
Đảng Công sản Việt Nam. Vai trò của tổ chức này đối với sự ra đời của Đảng
Công sản Việt Nam.
(Tổ chức được xem là tiền thân của Đảng Công sản Việt Nam là Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên. )
Sự thành lập:
- 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, liên lạc với những 0,25x10
người VN yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực ý
trong Tâm tâm xã và lập ra tổ chức “Cộng sản đoàn” (2/1925)
- 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm
tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc và tay sai. Cơ quan
cao nhất của Hội là Tổng bộ, trụ sở đặt tại Quảng Châu.
Hoạt động:
- Mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ, rồi bí mật đưa họ về nước “truyền bá lí
luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”.
- Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách
“Đường Kách mệnh”,
- Báo thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách
mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam..
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào “Vô sản
hoá” đưa hội viên thâm nhập vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền..., tiến hành
tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin đã khiến cho phong trào công nhân Việt
Nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự
ra đời của ba tổ chức cộng sản ở VN năm 1929.
Vai trò:
- Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về
trong nước.
- Thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước trưởng thành , phát
triển.
- Là bước chuẩn bị về chính trị, tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của tổ
chức Đảng.
Câu 8 2,5đ
Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đến
chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 là một bước phát triển của cuộc
kháng chiến ?
Trước hết, chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 là chiến dịch mà :
+ Địch chủ động tấn công lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não kháng 0,5
chiến của ta, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta nhằm giành thắng lợi quyết định về
quân sự đi đến kết thúc chiến tranh. Còn ta chủ động phản công địch để “phá tan
cuộc tấn công vào mùa đông của giặc Pháp lên Việt Bắc.”
+ Trong chiến dịch này ta thực hiện kiểu chiến tranh du kích ngắn ngày, 0,5
bao vây cô lập và chặn đánh các cuộc hành quân của địch.
+ Qua chiến dịch Việt Bắc, ta đã đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng
nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. 0,25
- Tiếp đến, chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, là chiến dịch :
+ Ta chủ động tấn công địch nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên
giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thuận lợi mới thúc đẩy 0,5
kháng chiến tiến lên.
+ Trong chiến dịch Biên giới, ta thực hiện cánh đánh công kiên kết hợp với 0,5
vận động dài ngày.
+ Qua chiến dịch Biên giới, ta giành được quyền chủ động về chiến lược 0,25
trên chiến trường chính (Bắc Bộ), địch bị đẩy vào thế bị động đối phó.
Từ đó, có thể khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc (1947) đến chiến thắng
Biên giới (1950) là một bước phát triển của cuộc kháng chiến.

---------------HẾT--------------

You might also like