You are on page 1of 3

BIẾN CỐ - XÁC SUẤT (Buổi 1)

 BIẾN CỐ
I/LÝ THUYẾT

❖ Không gian mẫu (  ) : Là tập hợp các kết quả có thể xảy ra khi ta làm một phép thử
❖ Biến cố (Kí hiệu chữ cái in hoa) : Là một tập con của không gian mẫu ( Đại loại là
một phần nhỏ trong tất cả các trường hợp có thể xảy ra). Trong bài tập về xác suất nó
chính là phần câu hỏi.
 Biến cố không: 
 Biến cố chắc chắn: 
 Biến cố đối của A: A =  \ A
 Hợp hai biến cố: A  B
 Giao hai biến cố: A  B (hoặc A.B)
 Hai biến cố xung khắc: A  B = 
 Hai biến cố độc lập: nếu việc xảy ra biến cố này không ảnh hưởng đến việc xảy
ra biến cố kia.

II/BÀI TẬP
PHẦN 1: PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
Câu 1: Gieo một con súc sắc cân đối , đồng chất và quan sát số chấm trên con súc sắc
a) Mô tả không gian mẫu
b) Xác định các biến cố sau :
A: “ Xuất hiện mặt chẵn chấm”
B: “ Xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 3”
c) Trong 3 biến cố trên , đâu là biến cố xung khắc

Câu 2: Gieo một đồng tiền có hai mặt ( Gọi là mặt Sấp , mặt Ngửa ) hai lần liên tiếp
a) Miêu tả không gian mẫu của phép thử
b) Miêu tả các biến cố sau :
A: ”Kết quả của hai lần gieo là như nhau”
B: ”Có ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp”
C: ”Lần đầu xuất hiện mặt sấp”
 XÁC SUẤT
I/ LÝ THUYẾT

n( A)
• Xác suất của biến cố: P(A) =
n ()
• 0  P(A)  1; P() = 1; P() = 0
• Qui tắc cộng: Nếu A  B =  thì P(A  B) = P(A) + P(B)
Mở rộng: A, B bất kì: P(A  B) = P(A) + P(B) – P(A.B)
• P( A ) = 1 – P(A)
• Qui tắc nhân: Nếu A, B độc lập thì P(A.B) = P(A). P(B)

II/ BÀI TẬP


DẠNG 1: XÁC SUẤT LIỆT KÊ
Câu 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất . Tính xác suất của các biến cố sau :
a) Mặt chẵn xuất hiện.
b) Xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3
Câu 2: Gieo ngẫu nhiên một đồng tiền cân đối và đồng chất hai lần . Tính xác suất để
a) Mặt sấp xuất hiện đúng một lần
b) Mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần
Câu 3: Gieo ba đồng xu cùng lúc . Tính xác suất để không có đồng xu nào sấp.
Câu 4: Gieo một con súc sắc cân đối đồng chất. Giả sử con súc sắc xuất hiện mặt b chấm. Xét phương trình
x 2 + bx + 2 = 0 . Tính xác suất sao cho :
a) Phương trình có nghiệm
b) Phương trình vô nghiệm

DẠNG 2: XÁC SUẤT TỔ HỢP


Câu 1: (Đề khối B -2014): Để kiểm tra chất lượng sản phẩm từ một công ty sữa, người ta đã gửi đến bộ phận
kiểm nghiệm 5 hộp sữa cam, 4 hộp sữa dâu và 3 hộp sữa nho. Bộ phận kiểm nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 hộp
sữa để phân tích mẫu. Tính xác suất để 3 hộp sữa được chọn có cả 3 loại.
Câu 2: Trong một chiếc hộp có 5 chiếc tất đỏ , 4 chiếc tất vàng . Người ta lấy ra 3 chiếc. Tính xác suất để :
a) Lấy được 2 chiếc tất đỏ
b) Lấy được các chiếc tất cùng màu
Câu 3: Trong một lớp học gồm 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ . Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 học sinh
lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để 4 học sinh được gọi có cả nam và nữ.
Câu 4: (Đề khối A – 2014) : Từ một hộp chứa 16 thẻ được đánh số từ 1 đến 16, chọn ngẫu nhiên 4 thẻ.
Tính xác suất để 4 thẻ được chọn đều được đánh số chẵn.
Câu 5: Một đề thi gồm 4 câu được lấy ra ngẫu nhiên từ 15 câu hỏi trong một ngân hàng đề thi gồm 15 câu.
Bạn Thủy đã học thuộc 8 câu trong ngân hàng đề thi. Tính xác suất để bạn Thủy rút ngẫu nhiên được 1 đề
thi có ít nhất 2 câu đã thuộc.
Câu 6: Trong cặp sách bạn A có 5 quyển sách Toán, 6 quyển sách Văn, 4 quyển sách Lý. Bạn A vô tình
mở cặp lấy ra bất kỳ 4 quyển sách. Tính xác suất để trong 4 quyển lấy ra:
a) Có đủ cả 3 môn
b) Chỉ có 2 môn
c) Có ít nhất 1 quyển sách Văn
Câu 7: Một hộp đựng 5 viên bi đỏ, 6 viên bi trắng, 7 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 4 viên từ hộp đó.
Tính xác suất để trong số bi được chọn không có đủ cả 3 màu?
Câu 8: Cho 100 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 100, chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Tính xác suất để tổng các số trên 3 thẻ
đó là một số chia hết cho 2?
Câu 9: Gọi X là tập hợp các số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau được tạo thành từ dãy số
1,2,3,4,5,6,7,8,9. Chọn ngẫu nhiên 1 số từ X. Tính xác suất để số được chọn có tổng các chữ số là 1 số lẻ.
Câu 10: Một đội ngũ cán bộ khoa học gồm 8 nhà Toán Học nam, 5 nhà Vật Lý nữ và 3 nhà Hóa Học nữ.
Chọn ngẫu nhiên ra 4 người. Tính xác suất để trong 4 người phải có nữ và có đủ cả 3 bộ môn.
Câu 11: Một chiếc hộp đựng 7 viên bi màu xanh, 6 viên bi màu đen, 5 viên bi màu đỏ, 4 viên bi màu trắng.
Chọn ngẫu nhiên ra 4 viên bi, tính xác suất để lấy được ít nhất 2 viên bi cùng màu
Câu 12: Trong 1 ngôi nhà nhỏ có 2 chiếc hộp. Trong chiếc hộp 1 có 4 viên bi xanh, 5 viên bi vàng.
Trong chiếc hộp 2 có 3 viên bi xanh, 4 viên bi vàng. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 viên.
a) Tính xác suất để 2 viên này cùng màu xanh?
5 2 4 6
A. B. C. D.
21 21 21 21
b) Tính xác suất để 2 viên này khác màu?
31 32 30 5
A. B. C. D.
63 63 63 63
Câu 13: Có 2 hộp chứa bi. Hộp thứ nhất chứa 4 bi đỏ và 3 bi trắng. Hộp thứ 2 chứa 2 bi đỏ và 4 bi trắng.
Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp 1 viên. Tính xác suất để 2 viên lấy được có cùng màu.
10 20 5 9
A. B. C. D.
21 21 21 21
Câu 14: Hai thí sinh A và B thi vấn đáp. Cán bộ đưa cho mỗi thí sinh một bộ đề gồm 10 câu hỏi khác nhau,
được đựng trong 10 phong bì dán tem cẩn thận, mỗi phong bì đựng 1 câu. Thí sinh chọn ra 3 câu hỏi trong
đó để trả lời. Biết rằng 10 câu hỏi cho mỗi thí sinh là như nhau. Tính xác suất để 3 câu hỏi người A chọn
giống với 3 câu hỏi người B chọn
1 1 1 1
A. B. C. D.
120 100 90 60

You might also like