You are on page 1of 29

XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Giảng viên: Th.S Nguyễn Phát Đạt


Chương 1: Không gian xác suất
Nội dung chương 1:

1.1 Biến cố ngẫu nhiên và cấu trúc đại số

1.2 Các định nghĩa xác suất

1.3 Xác suất có điều kiện


1.1 Biến cố ngẫu nhiên và cấu trúc đại số
1.1.1 Phép thử và biến cố ngẫu nhiên:
Định nghĩa phép thử ngẫu nhiên: là phép thử mà kết quả
không thể biết trước được.

Gọi  là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra. Khi đó 
được gọi là không gian các biến cố sơ cấp. Các tập con của
 có đúng một phần tử    được gọi là các biến cố sơ
cấp. A là một tập con của , A   , thì A được gọi biến cố.
Lưu ý:
▪ Biến cố luôn luôn không thể xảy ra khi thực hiện phép thử, ta gọi
là biến cố không thể, ký hiệu là .
▪ Biến cố luôn luôn xảy ra khi thực hiện phép thử, được gọi là biến
cố chắc chắn, ký hiệu là .
▪ Một biến cố có thể được biểu diễn dưới dạng một tập hợp con nào
đó của tập hợp tất cả các kết quả của phép thử.
▪ Những biến cố có thể xảy ra hoặc cũng có thể không xảy ra trong
phép thử, không dự đoán chính xác, được gọi là biến cố ngẫu nhiên
(gọi tắt là biến cố).
Ví dụ 1: Tung một con xúc xắc và xem số chấm trên các mặt
xuất hiện. Đây là phép thử ngẫu nhiên với  = 1; 2;3; 4;5; 6 và:

▪ 1   : 1 là biến cố sơ cấp.


▪ Gọi A là mặt xuất hiện số chấm chẵn: A = 2; 4; 6 thì A là
biến cố ngẫu nhiên.
Ví dụ 2: Rút 1 lá bài từ bộ bài tú lơ khơ 52 lá. Như vậy có
tất cả 52 khả năng nhận được hay ta nói không gian mẫu là
tập hợp 52 phần tử. Khi đó:
▪ 2 cơ, 5 bích, K rô, A chuồn,… được gọi là các biến cố sơ
cấp. Có tất cả 52 biến cố sơ cấp.
▪ “Rút lá bài và nhận được quân K” là biến cố ngẫu nhiên.
Biến cố này là một tập hợp có 4 phần tử (K cơ, K rô, K
chuồn và K bích).
▪ “Rút lá bài và nhận được quân 2, 3 hoặc 4” là biến cố
ngẫu nhiên.
▪ “Rút lá bài và nhận được quân 11” là biến cố không thể.
1.1.2 Quan hệ giữa các biến cố:
a) Quan hệ kéo theo
Ta nói biến cố A thuận lợi cho B khi và chỉ khi biến cố A xảy
ra thì biến cố B xảy ra, ký hiệu A  B .

Ví dụ 3: Một người mua một tờ vé số. Đặt các biến cố:


A = {người này trúng độc đắc}
B = {người này trúng số}
Ta thấy trúng độc đắc suy ra trúng thưởng. Do đó biến cố A
xảy ra thì biến cố B cũng xảy ra hay A  B.
b) Quan hệ tương đương
Hai biến cố A và B được gọi là bằng nhau (hay tương đương
nhau) khi và chỉ khi A  B và B  A. Ta ký hiệu A = B.

Ví dụ 4: Tung 2 con xúc xắc. Đặt các biến cố:

A = {tổng số chấm trên 2 xúc xắc là số chẵn}


B = {số chấm trên 2 mặt xúc xắc cùng chẵn hoặc cùng lẻ}

Dễ thấy rằng A = B.
c) Tổng của hai biến cố
Tổng của hai biến cố A và B là biến cố có ít nhất một trong hai
biến cố A hoặc B xảy ra, ký hiệu là A + B .

Ví dụ 5: Hai sinh viên thi cùng một môn học. Đặt các biến cố:
A = {sinh viên thứ nhất đậu môn học}
B = {sinh viên thứ hai đậu môn học}
C = {có ít nhất 1 sinh viên đậu môn học}

Khi đó: C = A + B.
d) Tích của hai biến cố
Tích của hai biến cố A và B là biến cố mà cả hai biến cố A và
B cùng xảy ra, ký hiệu là AB.

Ví dụ 5: Chọn ngẫu nhiên 1 người và ta khảo sát:


A = {người này nói được tiếng Anh}
B = {người này nói được tiếng Pháp}
C = {người này nói được tiếng Anh và tiếng Pháp}

Khi đó: C = AB.


e) Biến cố xung khắc
Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nếu hai biến cố
này không thể cùng xảy ra hay AB = .

Ví dụ 6: Từ một hộp phấn có 10 viên trắng, 5 viên đỏ và 3


viên xanh. Chọn ngẫu nhiên 1 viên. Ta đặt
T = {chọn được viên phấn trắng}
Đ = {chọn được viên phấn đỏ}
Ta thấy rằng T và Đ là hai biến cố xung khắc vì chúng
không đồng thời xảy ra hay TĐ = .
f) Hiệu của hai biến cố
Hiệu của hai biến cố A và B là biến cố chỉ xảy ra biến cố A
nhưng không xảy ra biến cố B, ký hiệu là A\B.

Ví dụ 7: Gieo một con xúc xắc.Ta đặt các biến cố:


X = {xuất hiện mặt 2, 3, 4 chấm}
Y = {xuất hiện mặt 3 và 4 chấm}.

Khi đó: X\Y = {xuất hiện mặt 2 chấm}


g) Biến cố đối lập
Biến cố đối lập của biến cố A, ký hiệu là A hay A . Khi
c

biến cố A xảy ra thì biến cố A luôn luôn không xảy ra và


ngược lại, tức là A =  \ A.

Ví dụ 8: Để kiểm tra chất lượng một lô hàng hóa, người ta


chọn ngẫu nhiên 1 sản phẩm từ lô này. Ta đặt:
A = {sản phẩm đạt yêu cầu}
B = {sản phẩm không đạt yêu cầu}

Khi đó: A và B là hai biến cố đối lập nhau hay A= B.


h) Nhóm biến cố đầy đủ
Các biến cố A1 , A2 ,..., An được gọi là một nhóm đầy đủ nếu
thỏa mãn hai điều kiện sau:
▪ Chúng xung khắc với nhau từng đôi một: Ai Aj =  với
i, j = 1,..., n và i  j .
▪ Tổng của các biến cố tương đương với biến cố chắc chắn:
A1 + A2 + ... + An = 

.
j) Quy tắc De Morgan
𝐴 + 𝐵 = 𝐴ҧ 𝐵ത

𝐴𝐵 = 𝐴ҧ + ഥ
𝐵

Quy tắc này có thể được mở rộng cho một số hữu hạn bất kỳ
các biến cố như sau:
Ví dụ 9: Kiểm tra chất lượng 3 sản phẩm. Gọi 𝐴𝑘 là biến cố sản
phẩm thứ k đạt yêu cầu (với k = 1, 2, 3). Hãy biểu diễn các biến
cố sau:
a) Tất cả 3 sản phẩm đều đạt yêu cầu (A1 A2 A3 )
b) Cả 3 sản phẩm đều không đạt yêu cầu ( A1 A2 A3)
c) Có ít nhất 1 sản phẩm đạt yêu cầu ( A1 + A2 + A3 )
d) Có ít nhất 1 sản phẩm không đạt yêu cầu ( A1 + A2 + A3)
e) Có đúng 1 sản phẩm đạt yêu cầu (A1 A2 A3 + A1 A2 A3 + A1 A2 A3)
1.1.2 Cấu trúc đại số:
Định nghĩa: Cho tập hợp Ω và 𝓟(Ω) là tập hợp tất cả các
tập con của Ω. Cho 𝓕  𝓟(Ω), 𝓕 được gọi là một đại số nếu
a), b) và c) sau đây thỏa mãn:
a) Ω 𝓕
b) A  𝓕 thì  \ A  𝓕
n
c) Với mọi họ hữu hạn A1 , A2 ,..., An  𝓕 thì Ai  𝓕.
i =1

𝓕 được gọi là σ - đại số nếu 𝓕 thỏa mãn a), b) và d) sau:


d) Với mọi họ đếm được bất kì A1 , A2 ,...  𝓕 thì Ai  𝓕.
i =1
Mệnh đề 1: Cho 𝓕 là đại số n
thì:
a) Nếu A1 , A2 ,..., An  𝓕 thì i =1 Ai  𝓕.
b) A và B  𝓕 thì A\B 𝓕.

Mệnh đề 2: Cho 𝓕 là σ - đại số thì:


a) Giao của một họ đếm được những tập hợp thuộc 𝓕 cũng
là một tập hợp thuộc 𝓕.
b) Cho 𝓕  𝓟(Ω) và 𝓕   thì bao giờ cũng có duy nhất
một σ - đại số gồm các tập con của Ω nhỏ nhất chứa 𝓕.
1.2 Các định nghĩa xác suất
1.2.1 Định nghĩa cổ điển của xác suất
Định nghĩa: Nếu A là một biến cố ngẫu nhiên có n(A)
biến cố sơ cấp thích hợp với nó trong một không gian
biến cố sơ cấp gồm n (  ) biến cố sơ cấp có cùng khả
năng xuất hiện, thì tỉ số:
n ( A)
P ( A) =
n ()
được gọi là xác suất của biến cố ngẫu nhiên A (gọi tắt
là xác suất của A).
Nhận xét: Để áp dụng được được nghĩa xác
suất cổ điển, mô hình phép thử phải thỏa mãn:

✓ n (  )   , nghĩa là không gian các biến cố sơ


cấp hữu hạn phần tử.

✓ Các biến cố sơ cấp phải có cùng khả năng


xuất hiện.
Ví dụ 10: Một hộp có 100 tấm thẻ như nhau được đánh số
từ 1 đến 100. Rút ngẫu nhiên 2 tấm thẻ rồi đặt theo thứ tự từ
trái sang phải. Hãy tính xác suất:
a) Rút được hai thẻ lập nên một số có 2 chữ số.
b) Rút được hai thẻ lập nên một số chia hết cho 5.
Giải: n (  ) = 100.99 = 9900
a) Gọi A: “Rút được hai thẻ lập nên một số có 2 chữ số”.
Khi đó: n ( A) = 9.8 = 72 hay P ( A ) = 72  0.0073 .
9900
b) Gọi B: “Rút được hai thẻ lập nên một số chia hết cho 5”.
Khi đó: n ( B ) = 20.99 = 1980 hay P ( B ) = 1980 = 0.2 .
9900
Ví dụ 11: Một hộp chứa 7 quả cầu trắng và 3
quả cầu đen cùng kích thước. Rút ngẫu nhiên
cùng lúc 4 quả cầu. Tìm xác suất để trong 4 quả
cầu này, ta có:
a) 2 quả cầu đen.
b) Ít nhất 2 quả cầu đen.
c) Toàn quả cầu trắng.
Giải: n (  ) = C = 210
4
10

a) Gọi A là biến cố: “Trong 4 quả cầu có 2 quả màu đen”.


C32C72
Khi đó P ( A ) = 4  0.30
C10

b) Gọi B là biến cố: “Trong 4 quả cầu có ít nhất 2 quả màu đen”.
C32C72 + C33C71 1
Khi đó P ( B ) = C104
=
3

c) Gọi C là biến cố: “Tất cả 4 quả cầu có màu trắng”.


C74 1
Khi đó P (C ) = 4 =
C10 6
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
1. Có hai cung thủ, lần lượt mỗi người bắn 1 mũi tên
vào bia. Gọi 𝐴𝑖 là biến cố cung thủ thứ i bắn trúng
bia (i = 1, 2). Hãy biểu diễn các biến cố dưới đây
thông qua 𝐴𝑖 :
a) Chỉ có người thứ nhất bắn trúng bia.
b) Có đúng một người bắn trúng bia.
c) Có ít nhất một người bắn trúng bia.
d) Cả hai cùng bắn trúng bia.
e) Không có ai bắn trúng bia.
f) Có không quá một người bắn trúng bia.
2. Thang máy của một tòa nhà có 10 tầng, xuất
phát từ tầng 1 với 5 người khách. Hãy tính
xác suất:
a) Tất cả cùng ra ở tầng 5.
b) Tất cả ra cùng một tầng.
c) Mỗi người ra ở một tầng khác nhau.
d) Hai người cùng ra một tầng, ba người còn lại
ra ở ba tầng khác nhau
6. Tung một xúc xắc 3 lần. Tính số trường hợp:
a) Ba mặt khác nhau.
b) Lần thứ nhất có mặt 1 chấm.
c) Có một mặt 1 chấm.
d) Có ít nhất một mặt 1 chấm.
e) Có hai mặt giống nhau.
f) Có ít nhất hai mặt giống nhau.
g) Có ba mặt khác nhau với một mặt 1 chấm và tổng số
chấm là số chẵn.
h) Có hai mặt giống nhau và tổng số chấm là chẵn.
9. Một công ty du lịch có 60 nhân viên. Trong đó có
20 người thạo tiếng Anh, 25 người thạo tiếng Pháp,
14 người thạo tiếng Nhật. Bên cạnh đó, có 12 người
thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, 8 người thạo tiếng Anh
và tiếng Nhật, 4 người thạo tiếng Pháp và tiếng Nhật
và 2 người thạo cả 3 thứ tiếng. Tìm xác suất để một
người thạo ít nhất một trong ba thứ tiếng kể trên.
10. Một số điện thoại ở thành phố A gồm 6 chữ số.
Giả sử ta chọn số điện thoại một cách ngẫu nhiên.
Tìm xác suất để chọn được số điện thoại sao cho có
số 5 đầu tiên và:
a) 6 số khác nhau.
b) Các số còn lại là số chẵn.
c) 5 số còn lại khác nhau, số cuối cùng là số chẵn.
d) 5 số còn lại là số đối xứng.
e) Số 0 cuối cùng và 4 số giữa trùng với năm sinh
của chủ hộ.

You might also like