You are on page 1of 20

Giảng viên: Ngô Thị Toán

Bài giảng Xác suất thống kê


10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất
NỘI DUNG
Chương 1: Biến cố ngẫu nhiên và xác
suất.
Chương 2: Đại lượng ngẫu nhiên.

Chương 3: Đại lượng ngẫu nhiên nhiều


chiều.
Chương 4: Mẫu thống kê và ước lượng tham
số.
Chương 5: Kiểm định các giả thuyết.
Chương 6: Hồi quy tương quan mẫu
10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất
Chương 1: Biến cố ngẫu nhiên và xác suất.
1.1. Giải tích tổ hợp

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.3. Xác suất của biến cố

1.4. Các định lý cơ bản tính xác suất

10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất


Chương I: Biến cố ngẫu nhiên và xác suất
1.1 GIẢI TÍCH TỔ HỢP XÁC SUẤT
Nhận dạng Công thức
1. Hoán vị Mỗi cách sắp đặt có thứ tự n Pn = n!
phần tử của A gọi là một hoán vị
của n phần tử

2. Chỉnh Mỗi cách sắp xếp k phần tử (1 n!


k n) của tập hợp A được gọi là A 
k
hợp
một chỉnh hợp chập k của n
n
 n  k !
phần tử.

3. Tổ hợp Mỗi cách lấy 1 tập con gồm k


phần tử của A được gọi là một tổ n!
hợp chập k của n phần tử. C  k

k ! n  k !
n
10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất
Ví dụ 1: Cho một tập hợp A={1;2;3;4;5;6;7}
a) Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 7 chữ số khác nhau tạo thành từ các số
của tập hợp trên
b) Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được tạo thành từ
các số của tập hợp trên
c) Có bao nhiêu tập hợp gồm 3 phần tử lấy tập hợp trên
d) Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nhau tạo thành từ các số
của tập hợp trên mà không bắt đầu bằng số 12

Ví dụ 2: Một nhóm học sinh gồm 5 nam và 5 nữ


a) Có bao nhiêu cách xếp nhóm học sinh trên vào 1 hàng ghế?
b) Có bao nhiêu cách lấy ra 6 học sinh bất kỳ?
c) Có bao nhiêu cách lấy ra 6 học sinh từ nhóm trên để phân công trực
nhật từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày 1 người khác nhau?
d) Có bao nhiêu cách lấy ra 3 nam và 2 nữ?
10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất
1.2.PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
1. Khái niệm

PHÉP THỬ (Phép thử ngẫu nhiên): là việc thực hiện 1 thí nghiệm
hoặc việc quan sát một hiện tượng trong một số điều kiện nhất định. Nó
có thể dẫn đến kết quả này hoặc kết quả khác (ít nhất có hai kết quả), và
việc này có thể làm bao nhiêu lần cũng được.

Biến cố là kết quả của Phép Thử ngẫu nhiên, Ký hiệu: A, B,C

 KHÔNG GIAN MẪU là tất cả các biến cố (có thể có) của Phép thử
ngẫu nhiên, ký hiệu là Ω.

10-Oct-21
Ví dụ 1 Tung đồng tiền xu 1 lần = Phép thử ngẫu nhiên

 Không gian mẫu   Sap, Ngua  0,1

Mỗi Biến cố là 1 điểm của Không gian mẫu: Sấp (0); hoặc Ngửa (1)

Ví dụ 2: Tung đồng tiền 2 lần

 Không gian mẫu   (0, 0), (0,1), (1, 0), (1,1)

Biến cố

10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất


2. Các loại biến cố

Tên Nhận biết Ví dụ


Biến cố ngẫu nhiên có thể xảy ra hoặc
không xảy ra khi
thực hiện phép thử,
ký hiệu bởi A, B, C....

Biến cố không thể nhất định không xảy


ra khi thực hiện
phép thử, ký hiệu Ø.

Biến cố chắc chắn nhất định xảy ra khi


thực hiện phép thử,
ký hiệu là Ω.
10-Oct-21
1.2. Xác suất của một biến cố
Khái niệm về xác suất của biến cố

Quan sát các biến cố đối với một phép thử, mặc dù không thể khẳng
định một biến cố có xảy ra hay không nhưng người ta có thể phỏng
đoán khả năng xảy ra của các biến cố này là ít hay nhiều. Khả năng
xảy ra khách quan của một biến cố được gọi là xác suất (probability)
của biến cố đó.

Xác suất của biến cố A, ký hiệu là P(A) và nó phải thỏa mãn:

● Xác suất của biến cố chắc chắn Ω bằng 1: P(Ω)=1.


● Xác suất của biến cố trống bằng 0: P(Ø) = 0.
● Xác suất của mọi biến cố ngẫu nhiên A bị kẹp giữa 0 và 1: 0 ≤ P(A) ≤ 1
10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất
1.2.1 Định nghĩa xác suất dạng cổ điển
Xác suất của A là tỉ số của số kết quả thuận lợi cho A (m) trên số kết
quả đồng khả năng (n) của phép thử

m số trường hợp xảy ra A


P( A)  
n số trường hợp của không gian mẫu

VD 1. Một công ty cần tuyển hai nhân viên. Có 4 người nữ và 2


người nam nộp đơn ngẫu nhiên (khả năng trúng tuyển của 6 người là
như nhau). Tính xác suất để:
1) cả hai người trúng tuyển đều là nữ;
2) Cả hai nam trúng tuyển.

10-Oct-21
2. Định nghĩa xác suất dạng thống kê
• Nếu khi thực hiện một phép thử nào đó n lần, thấy có k lần biến cố
A xuất hiện thì tỉ số k/n được gọi là tần suất của biến cố A.

• Khi n thay đổi, tần suất cũng thay đổi theo nhưng luôn dao động
quanh một số cố định p = lim k
n→∞ n
• Số p cố định này được gọi là xác suất của biến cố A theo nghĩa
thống kê.
k
Trong thực tế, khi n đủ lớn thì P ( A) ≈
n

10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất


1.2.2. Các phép toán về biến cố
1. Các phép toán của hai biến cố

Các phép toán Kí hiệu Nhận dạng Minh họa


của 2 biến cố
Tích các biến A.B= A ∩ B Cả A và B cùng
cố xảy ra
Tổng của các A+B=A ∪ B A xảy ra hoặc B
biến cố xảy ra (ít nhất 
một trong hai
biến cố xảy ra
Định nghĩa:
Định nghĩa:
PhầnPhần
bù bù
củacủamột
mộtbiến
biến cố A, hiệulà Ā
A,kýkýhiệu Ā được
là được xác định:
xác định:
Phần bù của 1
biến cố w A}
Ā =ĀΩ= \ΩA\ A= ={w{wΩΩ | w A}
VD. Một người đầu tư vào 2 dự án. Đặt A: “dự án thứ 1 có lãi”;
B: “dự án thứ 2 có lãi”. Biểu diễn biễn cố: C: “Cả hai dự án đều
10-Oct-21
có lãi”; D: “ Có ít nhất 1 dự án có lãi”
2. Mở rộng các phép toán của hai biến cố
Mở rộng các Kí hiệu Nhận dạng
phép toán
Tích n biến cố A= A1 A2… An A xảy ra khi cả n biến
cố đó cùng đồng thời
xảy ra
Tổng n biến cố A= A1 +A2+…+ An A xảy ra khi có ít nhất
một trong n biến cố
đó xảy ra.

Ví dụ: Một người đi đặt hàng ở 5 nơi. Đặt Ai: “nơi thứ i đặt hàng” ;
i=1;2;…;5. Biểu diễn biến cố:
C: “ người đó có đơn đặt hàng” ; D: “ Tất cả các nơi đều đặt
hàng”
10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất
3. Mối quan hệ giữa các biến cố
a) Tính độc lập của hai biến cố: Trong một phép thử,
hai biến cố A và B được gọi là độc lập nếu việc xảy ra
hay không xảy ra biến cố này không làm thay đổi xác suất
xảy ra biến cố kia và ngược lại.

• Ví dụ: Một hộp đựng 10 sản phẩm trong đó có 6 chính


phẩm và 4 phế phẩm. Lấy lần lượt ra 2 sp theo 2 phương
thức: có hoàn lại và không hoàn lại.
Đặt A: “Lấy được chính phẩm ở lần thứ nhất”
B: “Lấy được chính phẩm ở lần thứ hai”
Khi đó: + Nếu lấy có hoàn lại thì A và B độc lập với nhau
+ Nếu lấy không hoàn lại thì A và B không độc lập với nhau
( phụ
10-Oct-21
thuộc nhau)
b) Hai biến cố xung khắc: Hai biến cố A và B được gọi là
xung khắc với nhau trong một phép thử nếu A và B không
cùng xảy ra.
•VD1: Gieo 1 con xúc sắc 1 lần. Đặt A:”xuất hiện mặt 1 chấm”
B: “ xuất hiện mặt 2 chấm” Thì A và B xung khắc nhau
• VD2: Một người đi đặt hàng ở hai nơi. Đặt A: “nơi thứ nhất
đặt hàng” ; B: “ Nơi thứ 2 đặt hàng” Thì A và B không xung khắc
nhau
Chú ý: Nếu A, B xung khắc thì A.B = Φ (biến cố không thể)

 Mở rộng: Nhóm các biến cố A1, A2,…, An được gọi là xung


khắc từng đôi nếu hai biến cố bất kỳ trong nhóm xung khắc
với nhau
c) Hệ đầy đủ các biến cố: Nhóm các biến cố A1, A2,…, An
được gọi là hệ đầy đủ các biến cố nếu chúng xung khắc từng đôi
và tổng của chúng là không gian mẫu.
A1 A2 A3

VD
• Tung một con xúc xắc, Ai là BC “xuất hiện mặt i chấm”, i=
1,2…,6 khi đó các Ai lập thành hệ đầy đủ các biến cố.
• Với kết quả cuối cùng về lợi nhuận của một dự án đầu tư,
nhóm biến cố nào tạo thành hệ đầy đủ
A. Các biến cố “có lãi”; “hòa vốn”; “bị lỗ”
B. Các biến cố “có lãi”; “không có lãi”
C. Các biến cố “có lãi” ; “bị lỗ”
10-Oct-21
d) Hai biến cố đối lập: Trong 1 phép thử, biến cố A được gọi là biến cố
đối lập (hay biến cố bù) của biến cố A nếu và chỉ nếu A và A không
đồng thời xảy ra nhưng một trong hai biến cố này phải xuất hiện ( Ađọc
là không phải A)
 ഥ
𝑨
 VD
• Trong phép thử một người đi thi,
biến cố đối lập của “thi đỗ”
là “thi trượt”
Câu hỏi 1: Hai biến cố đối lập có là hai biến cố xung khắc không?

Câu hỏi 2: Hai biến cố xung khắc có là hai biến cố đối lập không?

Câu hỏi 3: Trong phép thử 3 người đi thi, tìm biến cố đối lập của biến cố
“Tất cả cùng đỗ”
4. Các tính chất của các phép toán về biến cố
1. Tính giao hoán: A+B = B+A; AB = BA.
2. Tính kết hợp: A+(B+C) = (A+B)+C; A(BC) = (AB)C.
3. Tính phân phối: A(B+C) = AB +AC; A+(BC) = (A+B)(A+C).
4. Luật lấy đối lập(Tính đối ngẫu De-Morgan): 𝐴 + 𝐵 = 𝐴ҧ 𝐵;

𝐴𝐵 = 𝐴ҧ + 𝐵.ത

Ví dụ: Tính
1. 𝐴 + Ω =
2. 𝐴Ω =
3. 𝐴 + ϕ =
4. 𝐴𝜙 =
5. 𝐴 + 𝐴 =
6. 𝐴𝐴 =
7. 𝐴Ӗ =
8. 𝐴𝐵 + 𝐴𝐵ത =
10-Oct-21
Luyện tập:
Bài 1: Có 2 sv đi thi, gọi A: “sv 1 đỗ”, B: “sv 2 đỗ”. Hãy biểu diễn các biến
cố sau qua A, B:
1) H1:” Cả 2 sv cùng đỗ”. 5) H5:” Chỉ có sv 1 đỗ”.
2) H2:” Cả 2 sv cùng không đỗ”. 6) H6:” Chỉ có 1 sv đỗ”.
3) H3:” Ít nhất có 1 sv đỗ”. 7) H7:” Nhiều nhất có 1 sv đỗ.
4) H4:” Ít nhất có 1 sv không đỗ”.

Bài 2: Kiểm tra chất lượng 4 sản phẩm, gọi Ai “sản phẩm thứ i là sản phẩm
tốt” ; i=1;2;3;4. Hãy biểu diễn các biến cố sau theo Ai :
a) A”Có ít nhất một sản phẩm tốt” e) E “Chỉ có hai sản phẩm cuối tốt”
b) B “Tất cả các sản phẩm đều tốt” f) F “Hai sản phẩm cuối tốt”
c) C “ Không có sản phẩm nào tốt” g) G “ Không có sản phẩm nào tốt”
d) D “Chỉ có một sản phẩm tốt” h) H “Có tối đa một sản phẩm tốt”

10-Oct-21
10-Oct-21 Bài 1. Biến cố và Xác suất

You might also like