You are on page 1of 48

Chương 1

BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ


1

 Bài 1. Phép thử và biến cố


 Bài 2. Một số định nghĩa xác suất
 Bài 3. Các công thức tính xác suất
NHẮC LẠI CÁC CÁCH KẾT HỢP
2

 1. Chỉnh hợp
 2. Chỉnh hợp lặp
 3. Hoán vị
 4. Tổ hợp
NHẮC LẠI CÁC CÁCH KẾT HỢP
3

 Chỉnh hợp:
 Chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho là một nhóm có
thứ tự gồm k phần tử khác nhau lấy từ n phần tử đã
cho (k ≤ n).
 Ví dụ 1: Cho tập hợp gồm 9 chữ số 1, 2, …, 9. Hỏi có
thể tạo nên bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau từ 9
chữ số đó?
 Số các chỉnh hợp chập k của n:
n!
A 
k

(n  k)!
n
NHẮC LẠI CÁC CÁCH KẾT HỢP
4

 Chỉnh hợp lặp:


 Chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử đã cho là một
nhóm có thứ tự gồm k phần tử lấy từ n phần tử đã cho
trong đó mỗi phần tử có thể có mặt 1, 2, …, k lần.
 Ví dụ 2: Cho tập hợp gồm 9 chữ số 1, 2, …, 9. Hỏi có
thể tạo nên bao nhiêu số có 3 chữ số từ 9 chữ số đó.
 Số các chỉnh hợp lặp chập k của n:

A n
k
n
k
NHẮC LẠI CÁC CÁCH KẾT HỢP
5

 Hoán vị: Mỗi cách sắp sếp các phần tử của một tập
hợp gồm n phần tử khác nhau gọi là một hoán vị
của n phần tử ấy.
 Ví dụ 3: Một bàn có 3 chỗ ngồi. Có bao nhiêu cách
sắp xếp 3 sinh viên vào bàn đó?
 Số các hoán vị của n phần tử:
Pn  n!
NHẮC LẠI CÁC CÁCH KẾT HỢP
6

 Tổ hợp: Tổ hợp chập k của n phần tử đã cho là một


nhóm không phân biệt thứ tự gồm k phần tử khác
nhau lấy từ n phần tử đã cho (k ≤ n).
 Ví dụ 4: Một nhóm sinh viên gồm 6 nữ, 4 nam. Hỏi
có bao nhiêu cách chọn ra 3 sinh viên? Có bao
nhiêu cách chọn 2 sinh viên nữ và 1 sinh viên nam?
 Số các tổ hợp chập k của n:
n!
C 
k

k!(n  k)!
n
BÀI 1. PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
7

 1. Định nghĩa phép thử và biến cố


 2. Mối quan hệ giữa các biến cố trong cùng một
phép thử
1. ĐỊNH NGHĨA PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
8

 Phép thử là việc thực hiện một nhóm các điều kiện
xác định để quan sát một hiện tượng nào đó.

 Một phép thử có thể có nhiều kết cục khác nhau.


Các kết cục đó được gọi là biến cố.
1. ĐỊNH NGHĨA PHÉP THỬ VÀ BIẾN CỐ
9

 Các loại biến cố:


 Biến cố chắc chắn: là biến cố nhất định xảy ra sau
phép thử, ký hiệu là U.
 Biến cố không thể có: là biến cố nhất định không xảy
ra sau phép thử, ký hiệu là V.
 Biến cố ngẫu nhiên: là biến cố có thể xảy ra hoặc
không xảy ra sau phép thử, ký hiệu là A, B, C… hay
A1, A2,…
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
10

 Quan hệ kéo theo


 Quan hệ tương đương
 Tổng (hợp) các biến cố
 Tích (giao) các biến cố
 Quan hệ xung khắc
 Quan hệ đối lập
 Hiệu hai biến cố
 Hệ đầy đủ các biến cố
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
11

 Quan hệ kéo theo:


Biến cố A được gọi là kéo theo biến cố B nếu A xảy ra
thì B cũng xảy ra sau phép thử, ký hiệu: A  B
 Quan hệ tương đương:
Biến cố A được gọi là tương đương với biến cố B nếu A
kéo theo B và B cũng kéo theo A ký hiệu: A = B
A  B
AB
B  A
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
12

 Tổng (hợp) các biến cố:


Tổng của n biến cố là một biến cố xảy ra khi và chỉ khi ít
nhất một trong n biến cố ấy xảy ra sau phép thử.

 Tích (giao) các biến cố:


Tích của n biến cố là một biến cố xảy ra khi và chỉ khi
đồng thời cả n biến cố ấy xảy ra sau phép thử.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
13

 Quan hệ xung khắc:


Hai biến cố được gọi là xung khắc với nhau nếu chúng
không đồng thời xảy ra sau phép thử.

 Các biến cố xung khắc từng đôi:


n biến cố được gọi là xung khắc từng đôi nếu hai biến cố
bất kỳ trong n biến cố đó xung khắc với nhau.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
14

 Quan hệ đối lập:


Hai biến cố được gọi là đối lập nếu có một và chỉ một
biến cố xảy ra sau phép thử.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
15

 Hiệu của hai biến cố:


Hiệu của hai biến cố A và B là một biến cố xảy ra khi và
chỉ khi biến cố A xảy ra nhưng biến cố B không xảy ra
sau phép thử.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
16

 Hệ đầy đủ các biến cố:


n biến cố đươc gọi là một hệ đầy đủ các biến cố nếu sau
phép thử có đúng một trong n biến cố ấy xảy ra.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN CỐ
17

 Nhận xét:
AA  A A.A  A AU  U
A.U  A AV V A.V  V
A  B thì A + B = B, A.B = A

 Quy tắc đối ngẫu De Morgan:


A1  A 2  ...  A n  A1.A 2 ...A n
A1.A 2 ...A n  A1  A 2  ...  A n
BÀI 2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT
18

 1. Định nghĩa xác suất theo quan điểm cổ điển


 2. Định nghĩa xác suất theo tần suất (theo thống kê)
 3. Định nghĩa xác suất theo tiên đề
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO
QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN
19

 Định nghĩa
Nếu phép thử có tất cả n kết cục đồng khả năng và chúng
lập thành một hệ đầy đủ, trong đó có m kết cục thuận lợi
cho biến cố A thì xác suất của biến cố A được kí hiệu và
xác định như sau: m
P(A) 
n
Tính chất:
0  P(A)  1
P(V)  0, P(U)  1
P(A)  1  P(A)
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO
QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN
20

 Ví dụ 1: Một hộp có 6 quả cầu trắng và 5 quả cầu


đen giống hệt nhau về hình dáng và kích thước.
Lấy ngẫu nhiên từ hộp đó 3 quả cầu. Tính xác suất
lấy được:
 Cả 3 quả cầu lấy ra đều là cầu trắng.
 Lấy được 2 quả cầu trắng và 1 quả cầu đen.

 Các quả cầu lấy ra không cùng một màu.


1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO
QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN
21

 Ví dụ 2: Một người gọi điện thoại nhưng quên mất


2 số cuối của số điện thoại cần gọi.
 Tính xác suất để quay ngẫu nhiên một lần được đúng
số cần gọi.
 Nếu người đó nhớ thêm rằng 2 số đó là 2 số lẻ khác
nhau thì xác suất là bao nhiêu?
1. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO
QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN
22

 Chú ý: Tỷ lệ phần tử mang đặc tính A trong một


tổng thể chính bằng xác suất lấy được một phần tử
mang đặc tính A từ tổng thể đó.
2. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO TẦN SUẤT
23

 Định nghĩa: Tiến hành n lần phép thử nào đó, thấy
có m lần xuất hiện biến cố A thì m được gọi là tần
suất xuất hiện biến cố A. n
Ký hiệu f(A).
Khi n đủ lớn, tần suất xuất hiện biến cố A dao động rất ít
xung quanh một số cố định p nào đó thì số p đó đươc gọi
là xác suất của biến cố A.
p  P(A)  f (A)
2. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO TẦN SUẤT
24

Tính chất:
0  P(A)  1
P(V)  0, P(U)  1
P(A)  1  P(A)
3. ĐỊNH NGHĨA XÁC SUẤT THEO TIÊN ĐỀ
25

Xác suất P là một hàm của biến cố thỏa mãn 3 tiên


đề sau đây:
 P(A) ≥ 0 với mọi biến cố A.
 P(U) = 1.

 Nếu các biến cố A1, A2,…, An xung khắc từng đôi thì:

P(A1 + A2 +…+ An) = P(A1) + P(A2) +…+ P(An).


BÀI 3. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT
26

 1. Xác suất có điều kiện


 2. Công thức tính xác suất của tích các biến cố
 3. Công thức tính xác suất của tổng các biến cố
 4. Công thức xác suất đầy đủ, công thức Bayes
1. XÁC SUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
27

 Định nghĩa:
Xác suất của biến cố A với điều kiện biến cố B đã xảy ra
được ký hiệu và xác định như sau:
P(AB) nếu P(B)  0
P(A / B) 
P(B)
1. XÁC SUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
28

 Ví dụ 1: Trong một hòm có 100 phiếu, trong đó có


20 phiếu trúng thưởng. Hai người lần lượt bốc mỗi
người một phiếu. Tính xác suất người thứ hai bốc
được phiếu trúng thưởng:
 Biết rằng người thứ nhất bốc được phiếu trúng thưởng.
 Biết rằng người thứ nhất không bốc được phiếu trúng
thưởng.
1. XÁC SUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
29

 Các tính chất:


0  P(A / B)  1 A, B
P(U / B)  1, P(V / B)  0
P(A / B)  1  P(A / B)

 Chú ý:
Nếu P(A/B) = P(A) thì ta nói biến cố A độc lập với biến
cố B. Ngược lại, ta nói biến cố A phụ thuộc biến cố B.
1. XÁC SUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
30

 Các biến cố độc lập từng đôi:


n biến cố được gọi là độc lập từng đôi nếu hai biến cố bất
kì trong n biến cố ấy độc lập với nhau.
 Các biến cố độc lập trong toàn bộ (độc lập toàn
phần):
n biến cố được gọi là độc lập toàn phần nếu mỗi biến cố
của hệ ấy độc lập với tích của một số bất kì trong n – 1
biến cố còn lại.
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TÍCH CÁC BIẾN CỐ
31

 Với A, B là 2 biến cố bất kỳ, ta có:


P(AB)  P(A)P(B / A)  P(B)P(A / B)

 Với A1 , A2 , A3 là 3 biến cố bất kỳ, ta có:


P(A1.A2 .A3 )  P(A1 )P(A2 / A1 )P(A3 / A1A2 )

 Với n biến cố bất kỳ, ta có:


P(A1A2 ...An )  P(A1 )P(A2 / A1 )P(A3 / A1A2 )...P(An / A1A2 ...An 1 )
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TÍCH CÁC BIẾN CỐ
32

 Hệ quả:
Nếu A1 , A2 ,..., An là các biến cố độc lập, ta có:

P(A1A2 ...An )  P(A1 )P(A2 )...P(An )


2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TÍCH CÁC BIẾN CỐ
33

 Ví dụ 2: Có 3 người, mỗi người sản xuất 1 sản phẩm. Xác


suất để người thứ nhất, thứ hai, thứ ba sản xuất ra sản phẩm
tốt lần lượt là 0,75; 0,82; 0,9. Tính xác suất:
a) Cả 3 người đều sản xuất ra sản phẩm tốt.
b) Chỉ có người thứ 2 không sản xuất ra sản phẩm tốt.
 Ví dụ 3: Một người đi mua hàng 3 lần với xác suất lần đầu
mua được hàng tốt là 0,8. Nếu lần trước mua được hàng tốt
thì khả năng lần tiếp theo mua được hàng tốt là 0,88 còn
nếu lần trước mua phải hàng xấu thì khả năng lần tiếp theo
mua được hàng tốt là 0,6. Tính xác suất:
a) Cả 3 lần người đó đều mua được hàng tốt.
b) Chỉ có lần thứ 2 người đó không mua được hàng tốt.
2. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TÍCH CÁC BIẾN CỐ
34

 Ví dụ 4: Một người quên chữ số cuối cùng của số điện


thoại cần gọi nên đã chọn ngẫu nhiên chữ số để bấm. Tính
xác suất để người đó đến lần thứ 3 mới chọn được đúng số.
 Ví dụ 5: Một công ty tuyển nhân viên vào làm bằng cách tổ
chức 3 vòng thi. Vòng 1 chọn 88% thí sinh, vòng 2 chọn
65% thí sinh đã đỗ vòng 1, vòng 3 chọn 75% thí sinh đã đỗ
vòng 2. Giả sử khả năng của các thí sinh như nhau.
a) Tính xác suất cho một thí sinh dự thi được nhận vào công ty.
b) Nếu thí sinh trên dự thi và bị loại, hỏi khả năng thí sinh đó bị
loại ở vòng 2 là bao nhiêu?
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
35

 Với A, B là 2 biến cố bất kỳ, ta có:


P(A  B)  P(A)  P(B)  P(AB)

 Với A1 , A2 , A3 là 3 biến cố bất kỳ, ta có:


P(A1  A 2  A3 )  P(A1 )  P(A 2 )  P(A 3 )  P(A 1 A 2 )  P(A 1 A 3 ) 
 P(A 2 A 3 )  P(A 1 A 2 A 3 )
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
36

 Với n biến cố bất kỳ, ta có:


 n  n
P   Ai    P(Ai )   P(Ai A j )   P(A i A jA k )  ...  ( 1) n 1 P(A1A 2 ...A n )
 i 1  i 1 i j i  j k

 Chú ý:
 Nếu A1 , A2 ,..., An là các biến cố xung khắc từng đôi thì:
P(A1  A2  ...  An )  P(A1 )  P(A2 )  ...  P(An )
 Ta có thể đưa từ công thức tính xác suất của tổng các
biến cố thành tính xác suất của tích các biến cố:
  
P(A1  A 2  ...  A n )  1  P A1  A 2  ...  A n  1  P A1.A 2 ...A n 
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
37

 Ví dụ 6: Một máy gồm 3 bộ phận hoạt động độc lập


nhau, xác suất bộ phận 1, 2, 3 bị hỏng tương ứng là 0,13;
0,15; 0,17. Tính xác suất:
a) Có ít nhất một bộ phận bị hỏng.
b) Có ít nhất một bộ phận không bị hỏng.
 Ví dụ 7: Có 3 người, mỗi người bắn 1 viên đạn, khả năng
bắn trúng bia của người thứ nhất, thứ 2, thứ 3 lần lượt là
0,8; 0,9; 0,7.
a) Tính xác suất có đúng 1 người bắn trúng bia.
b) Nếu có đúng 1 người bắn trúng bia, hỏi khả năng đó là
người thứ nhất bằng bao nhiêu?
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
38

 Ví dụ 8: Một máy gồm 2 bộ phận hoạt động độc


lập. Xác suất bộ phân 1 bị hỏng là 0,15; bộ phận 2
bị hỏng là 0,2. Máy không hoạt động được khi chỉ
cần có 1 bộ phận bị hỏng. Người ta quan sát và
thấy máy không hoạt động được, tính xác suất:
 Bộ phận 1 bị hỏng.
 Có một bộ phận bị hỏng.
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
39

 Ví dụ 9: Có 2 hộp sản phẩm: Hộp 1 có 5 sản phẩm


loại I, 4 sản phẩm loại II, 3 sản phẩm loại III; hộp 2
có 6 sản phẩm loại I, 4 sản phẩm loại II, 5 sản
phẩm loại III. Từ mỗi hộp lấy ra 1 sản phẩm. Tính
xác suất:
a) Hai sản phẩm lấy ra cùng loại.
b) Hai sản phẩm lấy ra khác loại.
c) Biết rằng trong 2 sản phẩm lấy ra có 1 sản phẩm loại I,
hỏi khả năng đó là sản phẩm của hộp 1 bằng bao nhiêu?
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
40

 Ví dụ 10: Có 2 hộp sản phẩm: Hộp 1 có 8 sản


phẩm tốt, 4 sản phẩm xấu; hộp 2 có 6 sản phẩm tốt,
3 sản phẩm xấu. Từ mỗi hộp lấy ra 2 sản phẩm.
Tính xác suất:
a) Các sản phẩm lấy ra không cùng loại.
b) Trong 4 sản phẩm lấy ra có 2 sản phẩm tốt.
c) Nếu các sản phẩm lấy ra không cùng loại, tính xác suất
để trong 4 sản phẩm đó có 1 sản phẩm xấu.
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
41

 Ví dụ 11: Một sinh viên đi thi 2 môn với xác suất đỗ môn
thứ nhất là 0,7; đỗ môn thứ 2 là 0,8; đỗ cả 2 môn là 0,6.
Tính xác suất sinh viên đó:
a) Chỉ đỗ 1 môn.
b) Không đỗ môn nào.
 Ví dụ 12: Khả năng gặp rủi ro khi đầu tư vào các dự án I,
II tương ứng là 10%; 8% và gặp rủi ro đồng thời khi đầu
tư vào cả 2 dự án là 5%. Nếu đầu tư vào cả 2 dự án. Tính
xác suất:
a) Ít nhất 1 dự án gặp rủi ro.
b) Chỉ dự án I gặp rủi ro.
c) Không có dự án nào gặp rủi ro.
3. CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT CỦA
TỔNG CÁC BIẾN CỐ
42

 Ví dụ 13: Người ta dự định đầu tư vào 2 dự án A và


B. Xác suất dự án A gặp rủi ro là 0,07; dự án B gặp
rủi ro là 0,08; chỉ dự án A gặp rủi ro là 0,05. Tính
xác suất để khi người đó đầu tư vào 2 dự án thì:
a) Không có dự án nào gặp rủi ro.
b) Có 1 dự án gặp rủi ro.
c) Nếu có 1 dự án gặp rủi ro, hỏi khả năng đó là dự án B
bằng bao nhiêu?
4. CÔNG THỨC XÁC XUẤT ĐẦY ĐỦ,
CÔNG THỨC BAYES
43

 Công thức xác suất đầy đủ: Giả sử A1 , A2 ,..., An là


một hệ đầy đủ các biến cố. B là một biến cố xảy ra
trong cùng phép thử với các biến cố đó. Khi đó:
n
P(B)   P(A i )P(B / A i )
i 1

 Công thức Bayes: Với giả thiết như trên, thêm điều
kiện biến cố B đã xảy ra, ta có:
P(Ai )P(B / Ai )
P(Ai / B)  i  1, n
P(B)
4. CÔNG THỨC XÁC XUẤT ĐẦY ĐỦ,
CÔNG THỨC BAYES
44

 Ví dụ 14: Hai máy cùng chế tạo một loại sản phẩm, khả
năng chế tạo ra chính phẩm của máy 1 là 0,9; của máy 2 là
0,8. Chọn một máy rồi cho máy đó chế tạo 1 sản phẩm.
a) Tính xác suất để sản phẩm được chế tạo ra là chính phẩm.
b) Nếu sản phẩm được chế tạo ra là chính phẩm, tính xác suất
để đó là sản phẩm do máy 1 chế tạo.
 Ví dụ 15: Có 2 lô hàng: lô 1 có 6 sản phẩm tốt, 3 sản phẩm
xấu, lô 2 có 7 sản phẩm tốt, 4 sản phẩm xấu. Chọn ngẫu
nhiên 1 lô hàng rồi từ lô đó lấy ra 2 sản phẩm.
a) Tính xác suất 2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm tốt.
b) Nếu 2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm tốt, hỏi khả năng
chúng là sản phẩm của lô 1 bằng bao nhiêu?
4. CÔNG THỨC XÁC XUẤT ĐẦY ĐỦ,
CÔNG THỨC BAYES
45

 Ví dụ 16: Cho 2 lô hàng như Ví dụ 15. Do sơ suất, người ta


đánh rơi 2 sản phẩm từ lô 1 sang lô 2. Sau đó từ lô 2 người
ta lấy ra 1 sản phẩm.
a) Tính xác suất để sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt.
b) Giả sử sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt, tính xác
suất 2 sản phẩm của lô 1 bị rơi sang lô 2 đều là sản phẩm tốt.
 Ví dụ 17: Cho 2 lô hàng như Ví dụ 15. Từ lô 1 lấy ra 2 sản
phẩm, lô 2 lấy ra 3 sản phẩm rồi từ 5 sản phẩm thu được
chọn ngẫu nhiên 1 sản phẩm.
a) Tính xác suất để sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt.
b) Giả sử sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt. Khả năng
đó là sản phẩm của lô 1 bằng bao nhiêu?
4. CÔNG THỨC XÁC XUẤT ĐẦY ĐỦ,
CÔNG THỨC BAYES
46

 Ví dụ 18: Người ta vận chuyển một thùng sách có 10


quyển toán và 8 quyển lý. Trong quá trình vận chuyển bị
thất lạc 2 quyển sách. Nơi nhận được lấy một quyển sách
từ thùng thì thấy đó là quyển lý. Hỏi khả năng 2 quyển
sách bị rơi đều là sách toán bằng bao nhiêu?
 Ví dụ 19: Một kho hàng chứa sản phẩm của 3 nhà máy 1,
2, 3 với tỷ lệ tương ứng là 40%, 25% và 35%. Biết tỷ lệ
phế phẩm của nhà máy 1, 2, 3 lần lượt là 1%; 1,5%; 2%.
a) Tính xác suất lấy được 1 phế phẩm của kho hàng đó.
b) Giả sử sản phẩm lấy ra từ kho hàng là phế phẩm, hỏi khả
năng đó là sản phẩm của nhà máy nào là lớn nhất?
4. CÔNG THỨC XÁC XUẤT ĐẦY ĐỦ,
CÔNG THỨC BAYES
47

 Ví dụ 20: Một lô hạt giống có 40% hạt giống loại 1 và 60%


hạt giống loại 2. Tỷ lệ không nảy mầm của hạt giống loại 1,
2 lần lượt là 5% và 6%.
a) Tính tỷ lệ hạt không nảy mầm của lô hạt giống đó.
b) Trong số hạt giống không nảy mầm của lô đó, hạt giống
loại 1 chiếm bao nhiêu %?
 Ví dụ 21: Tỷ lệ người có thu nhập cao ở vùng A là 22%.
Trong số những người có thu nhập cao ở vùng đó, tỷ lệ
người có tiền gửi tiết kiệm là 86%, còn trong số người
không có thu nhập cao ở vùng đó, tỷ lệ này là 17%. Hỏi
trong số những người có tiền gửi tiết kiệm ở vùng đó, số
người không có thu nhập cao chiếm bao nhiêu %?
4. CÔNG THỨC XÁC XUẤT ĐẦY ĐỦ,
CÔNG THỨC BAYES
48

 Ví dụ 22: Ở một nhà máy giày, tỷ lệ các đôi giày


được sản xuất ở các ca sáng, chiều, tối lần lượt là
50%, 40% và 10%. Tỷ lệ đôi giày bị lỗi trong các đôi
giày được sản xuất ở các ca sáng, chiều, tối lần lượt
là 3%, 5%, 8%. Kiểm tra ngẫu nhiên một đôi giày.
a) Tính xác suất đôi giày được kiểm tra bị lỗi.
b) Nếu biết rằng đôi giày được kiểm tra không bị lỗi thì
khả năng nó được sản xuất ở ca nào là cao nhất?

You might also like