You are on page 1of 32

XÁC SUẤT & ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN

Chương này nhằm ôn lại các kiến thức cơ bản về xác suất và
đại lượng ngẫu nhiên đã được học ở
môn Thống kê trong Kinh doanh
Chương 2: XÁC SUẤT & ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2. XÁC SUẤT

3. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT

4. ĐẠI LƯỢNG NGẪU NHIÊN


1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Phép thử - Biến cố - Không gian mẫu
 Một phép thử ngẫu nhiên (random experiment) là một thí
nghiệm, hay một quan sát mà có thể được lặp đi lặp lại nhiều
lần dưới cùng một điều kiện giống nhau. Kết quả của từng
phép thử là không thể biết trước, nhưng tập hợp tất cả các kết
quả có thể có của phép thử thì luôn được xác định.

 Kết quả của phép thử được gọi là biến cố sơ cấp (sample point
or experimental outcome). Hợp thành của các biến cố sơ cấp
gọi là biến cố (event). Kí hiệu: A, B, ... , C1, C2, ...

 Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của một phép thử gọi là
không gian mẫu (sample space). Kí hiệu là 𝑆.
 Ví dụ 1.
Phép thử Kết quả
- Tung đồng xu - Mặt sấp hoặc ngửa
(hay mặt hình, mặt chữ)
- Trận bóng đá - Hòa, thắng hoặc thua
- Tung xúc xắc - Mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Bóc 1 tờ lịch - Một ngày bất kì trong 365 ngày
 Ví dụ 2. Hãy chỉ ra phép thử, biến cố sơ cấp, biến cố và không
gian mẫu trong trong từng ví dụ sau đây:

Kết quả Người nghe không Không liên Máy trả Người nghe
muốn trả lời lạc được lời trả lời đầy đủ

Số cuộc gọi 378 45 142 435


1.2 Phân loại biến cố

 Biến cố luôn luôn xảy ra trong phép thử được gọi là biến
cố chắc chắn, kí hiệu là 𝑆.
 Biến cố không bao giờ xảy ra được gọi là biến cố không
thể, kí hiệu là ∅.
 Biến cố có thể xảy ra, hoặc không xảy ra trong phép thử
được gọi là biến cố ngẫu nhiên, kí hiệu là A, B, ..., C1, C2,
...
Ví dụ 3. Các biến cố sau đây là biến cố gì?
a) Tung một viên phấn lên cao, viên phấn rơi xuống.
b) Một sinh viên đi thi môn Toán và đậu môn này,
nhưng đi thi ngoại ngữ lại bị rớt.
c) Bóc một tờ lịch trong quyển lốc lịch năm 2009,
được tờ có ghi ngày 31-6-2009.
A. chc chn
B. ngu nhiên
C. không th xy ra
1.3 Các phép toán đối với biến cố

a) Tổng các biến cố


 Cho hai biến cố 𝐴 và 𝐵. Tổng của chúng là một biến cố 𝐶
sao cho 𝐶 xảy ra khi 𝑨 hoặc 𝑩 xảy ra.
 Kí hiệu 𝐶 = 𝐴 + 𝐵 hoặc 𝐶 = 𝐴 ∪ 𝐵.

b) Tích các biến cố


 Cho hai biến cố 𝐴 và 𝐵. Tích của chúng là một biến cố 𝐶
sao cho 𝐶 xảy ra khi 𝑨 và 𝑩 xảy ra.
 Kí hiệu 𝐶 = 𝐴𝐵 hoặc 𝐶 = 𝐴 ∩ 𝐵.
1.3 Các phép toán đối với biến cố

c) Biến cố đối lập p h n b ù


 Hai biến cố 𝐴 và 𝐵 được gọi là đối lập nhau nếu biến cố 𝐴
xảy ra thì biến cố 𝐵 không xảy ra và nếu 𝐴 không xảy ra
thì 𝐵 phải xảy ra.
 Kí hiệu 𝐵 = 𝐴 .
 Ví dụ 4. Một sinh viên thi hai môn Toán, Lý. Gọi A là biến
cố sinh viên đó đậu Toán, B là biến cố sinh viên đó đậu Lý.
Hãy viết các biến cố sau thành phép toán của A và B:
a) Sinh viên đó đậu ít nhất một môn.
b) Sinh viên đó đậu cả hai môn.
c) Sinh viên đó chỉ đậu môn Lý.
d) Sinh viên đó bị rớt cả hai môn.
e) Sinh viên đó chỉ đậu một môn.
g) Sinh viên đó đậu không quá một môn.
e) Các tính chất
1) A  A  A 6) A.S  A
2) A. A  A 7) A  A  S
3) A  S  S 8) A. A  
4) A.   9) A( B  C )  AB  AC
5) A    A
1.4 Mối quan hệ của các biến cố
a) Các biến cố xung khắc nhau
 Hai biến cố được gọi là xung khắc nhau nếu chúng không
cùng xảy ra.

 Ví dụ 5. Một sinh viên phải thi 4 môn. Gọi 𝑆𝑘 𝑘 = 0,1,2,3,4


là số môn sinh viên đó đậu trong 4 môn đã thi. Ta có hai biến
cố bất kì trong các biến cố này xung khắc với nhau.

b) Các biến cố độc lập


 Hai biến cố được gọi là độc lập nếu biến cố này xảy ra không
ảnh hưởng đến biến cố kia và ngược lại.

 Ví dụ 6. Gieo súc sắc 2 lần. Gọi B: “Xuất hiện mặt 1 chấm ở


lần gieo thứ nhất” và C: “Xuất hiện mặt 4 chấm ở lần gieo thứ
hai”. Thế thì B và C là hai biến cố độc lập.
 Ví dụ 7. Trong VD 2

Kết quả Người nghe không Không liên Máy trả Người nghe
muốn trả lời lạc được lời trả lời đầy đủ

Số cuộc gọi 378 45 142 435

a) Hãy tự cho 2 biến cố xung khắc trong VD trên.


b) Hãy tự cho 2 biến cố độc lập trong VD trên.
c) Thực hiện 1 cuộc gọi, xác suất người nghe trả lời đầy đủ
khoảng bao nhiêu?
2. XÁC SUẤT
2.1 Định nghĩa
 Cho T là một phép thử và A là biến cố có thể xảy ra trong phép
thử đó.
 Giả sử T có n trường hợp có thể xảy ra, trong số đó có m
𝒎
trường hợp làm biến cố A xuất hiện. Khi đó tỉ số được gọi là
𝒏
xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A).
 Vậy:
m
P  A 
n
 Ý nghĩa của xác suất: Xác suất của một biến cố là một số đặc
trưng cho khả năng xuất hiện biến cố đó trong phép thử, xác
suất càng lớn, khả năng xuất hiện biến cố càng nhiều.
 Chú ý. Khi dữ liệu có sẵn (với số lượng khá lớn), phương
pháp tần số tương đối có thể được sử dụng để tính (gần đúng)
xác suất của các biến cố.

 Ví dụ 8. Trong VD 2

Kết quả Người nghe không Không liên Máy trả Người nghe
muốn trả lời lạc được lời trả lời đầy đủ

Số cuộc gọi 378 45 142 435

142
Xác suất một cuộc gọi mà máy trả lời là xấp xỉ = 0,142;
1000
45
Xác suất một cuộc gọi không liên lạc được là xấp xỉ =
1000
0,045;
 Ví dụ 9. Một cuộc khảo sát sinh viên MBA đã thu được dữ
liệu sau về “Lý do đầu tiên của sinh viên để nộp đơn vào
trường mà họ trúng tuyển”:

Hãy chuyển bảng trên thành bảng tần suất (xác suất) tại từng
vị trí tương ứng.
2. Các tính chất của xác suất
a) Với mọi biến cố A ta luôn có: 0 ≤ 𝑃(𝐴) ≤ 1.
b) 𝑃 ∅ = 0; 𝑃 𝑆 = 1; 𝑃 𝐴 = 1 − 𝑃(𝐴)

Ví dụ. Trong bảng bên dưới,


P(part time) = 1 − P(full time)
3. CÁC CÔNG THỨC TÍNH XÁC SUẤT
3.1 Công thức cộng
 Cho hai biến cố A, B và C = A + B. Cần tính xác suất của C
theo xác suất của A và B.
a) Trường hợp hai biến cố A và B xung khắc:
P(A+B) = P(A) + P(B) (1)
b) Trường hợp A và B không xung khắc:
P(A+B) = P(A) + P(B) - P(AB) (2)
 Ví dụ 10. Một cuộc khảo sát sinh viên MBA đã thu được dữ
liệu sau về “Lý do đầu tiên của sinh viên để nộp đơn vào
trường mà họ trúng tuyển”:

a) Chọn ngẫu nhiên 1 SV, tính xác suất người này vào trường vì
lý do “chất lượng”, “học phí hoặc sự thuận tiện”, hoặc vì ít nhất 1
trong 2 lý do này?
b) Chọn ngẫu nhiên 1 SV, tính xác suất người này “học full time
hoặc vào trường vì lý do chất lượng”?
3.2 Xác suất có điều kiện
Giả sử A, B là hai biến cố bất kì và P(A) > 0. Xác suất để biến
cố B xảy ra với giả thiết biến cố A đã xảy ra gọi là xác suất có
điều kiện.
P  AB 
Kí hiệu: P  B A 
P  A

 Chú ý: Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì 𝑃 𝐵/𝐴 = 𝑃(𝐵)


 Ví dụ 11. Theo dõi 100 người mua hàng đối với hai sản phẩm
đèn thông thường và đèn thời trang, ta có bảng kết quả sau:

Đèn thông thường Đèn thời trang Tổng


Nam 40 20 60
Nữ 10 30 40
Tổng 50 50 100

a) Hãy cho biết xác suất khách hàng mua đèn thời trang?
b) Nếu khách hàng đã mua đèn thời trang, tìm xác suất người
đó là phụ nữ?
c) Nếu khách là nam, tìm xác suất người này mua đèn thông
thường.
3.3 Công thức nhân
 Cho hai biến cố A, B và C = AB. Cần tính xác suất của C theo
xác suất của A và B.

* Trường hợp hai biến cố A và B độc lập:


P(AB) = P(A) P(B) (3)
* Trường hợp hai biến cố A và B không độc lập:
P(AB) = P(A) P(B/A)
hoặc P(AB) = P(B) P(A/B) (4)
 Ví dụ 12. Theo dõi 100 người mua hàng đối với hai sản phẩm
đèn thông thường và đèn thời trang, ta có bảng kết quả sau:

Đèn thông thường Đèn thời trang Tổng


Nam 40 20 60
Nữ 10 30 40
Tổng 50 50 100

a) Chọn ngẫu nhiên 1 người mua hàng. Tính xác suất “người
này là nam”; “người này mua đèn thông thường”?
b) Chọn ngẫu nhiên 1 người mua hàng. Tính xác suất “người
này là nam và mua đèn thông thường”?
c) Hai biến cố trong câu a) có độc lập không?
Củng cố
 Định nghĩa phép thử và biến cố

 Các loại biến cố, các phép toán trên biến cố

 Định nghĩa và cách tính xác suất bằng định nghĩa

 Các công thức tính xác suất

 SV tự xem công thức xác suất đầy đủ và công thức


Bayes, Bernoulli trong tài liệu.
Sinh viên tự đọc thêm
4. Công thức xác suất đầy đủ
 Cho hệ đầy đủ các biến cố A1, A2, ... , An và B là biến cố xảy
ra khi một trong các biến cố của hệ đó xảy ra. Khi đó xác suất
của B được tính bởi công thức
P(B) = P(A1)P(B/A1) + P(A2)P(B/A2) + ... + P(An)P(B/An) (5)

 Ví dụ 10. Cho 3 cái hộp đựng bút hình dáng giống nhau. Hộp
thứ nhất có 2 bút đỏ, 8 bút xanh. Hộp thứ hai có 4 bút đỏ, 6 bút
xanh. Hộp thứ ba có 4 bút đỏ, 8 bút xanh. Lấy ngẫu nhiên một
hộp, từ đó lấy ngẫu nhiên 3 cái bút. Tìm xác suất lấy được
a) 1 bút đỏ; b) ít nhất một bút đỏ.
 Giải. Biến cố Ak: “Hộp được chọn là hộp thứ k” (1≤ k ≤3)
a) B: “Có 1 bút đỏ trong 3 bút được chọn”
Thế thì: P(B) = P(A1)P(B/A1) + P(A2)P(B/A2) + P(A3)P(B/A3)
1  C21 .C82 C41 .C62 C41 .C82 
  3  3
 
3  C10 C10 C123 
b) Biến cố C: “Ba bút được chọn đều màu xanh”
Thế thì P(C) = P(A1)P(C/A1) + P(A2)P(C/A2) + P(A3)P(C/A3)
1  C83 C63 C83 
  3  3  3
3  C10 C10 C12 
1  C83 C63 C83 
 
Suy ra P C  1  P  C   1   3  3  3  .
3  C10 C10 C12 

 Ví dụ 11. Có 4 lô hàng, mỗi lô có 20 sản phẩm. Cho biết lô


thứ nhất có 3 phế phẩm, lô thứ hai có 2 phế phẩm, lô thứ ba có
4 phế phẩm và lô thứ tư có 1 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên 1 lô
hàng, từ đó lấy ngẫu nhiên 6 sản phẩm. Tìm xác suất lấy được
a) 2 phế phẩm; b) ít nhất 1 phế phẩm.
5. Công thức xác suất giả thiết

 Cho hệ đầy đủ các biến cố A1, A2, ... , An và B là biến cố xảy


ra khi một trong các biến cố của hệ đó xảy ra. Bây giờ ta giả
sử biến cố B đã xảy ra và đi tìm xác suất để Ak xảy ra (xác suất
có điều kiện), kí hiệu 𝑃 𝐴𝑘 /𝐵 . Ta có công thức:

P( Ak ) P( B / Ak )
P( Ak / B)  ( k = 1, 2, ... , n) (6)
P( B)

Công thức này còn được gọi là công thức Bayes.


 Ví dụ 12. Một nhà máy có ba phân xưởng cùng sản xuất một
loại sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất sản xuất 25%, phân
xưởng thứ hai sản xuất 35%, còn phân xưởng thứ ba sản suất
40% tổng số sản phẩm của cả nhà máy. Tỉ lệ phế phẩm của
từng phân xưởng lần lượt là 1%; 1,5%; 2%. Lấy ngẫu nhiên
một sản phẩm trong kho hàng của nhà máy.
a) Tìm xác suất lấy được phế phẩm.
b) Giả sử lấy được phế phẩm, tìm xác suất phế phẩm đó do
phân xưởng thứ nhất sản xuất.
c) Nếu lấy được phế phẩm, theo ý bạn, khả năng sản phẩm đó
do phân xưởng nào sản suất là cao nhất?
 Giải: Gọi Ak: “Sản phẩm được chọn của phân xưởng thứ k”
a) B: “Sản phẩm được chọn là phế phẩm”
Thế thì P(B) = P(A1)P(B/A1) + P(A2)P(B/A2) + P(A3)P(B/A3)
= 0,25.0,01 + 0,35.0,015 + 0,4.0,02
= 0,0025 + 0,00525 + 0,008 = 0,01575.
b) Theo câu a) ta được
P( A1) P( B / A1) 0, 0025
P( A1 / B)    0,159
P( B) 0,01575
c) Khả năng sản phẩm đó do phân xưởng 3 sản suất là nhiều
nhất vì
P( A3 ) P( B / A3 ) 0, 008
P( A3 / B)    0,508
P( B) 0,01575
là lớn nhất.
 Ví dụ 13 (Đề thi Học kỳ 14.1A). Cho biết tỷ lệ mắc bệnh A
trong một vùng dân cư là 25%. Để chuẩn đoán bệnh, người ta
thực hiện một xét nghiệm. Nếu một người bị bệnh A thì xét
nghiệm sẽ cho kết quả dương tính với xác suất 0,95. Nếu một
người không bị bệnh A thì xét nghiệm vẫn có thể cho kết quả
dương tính với xác suất 0,12. Giả sử có một người được xét
nghiệm.
a) Tìm xác suất kết quả xét nghiệm là dương tính.
b) Tìm xác suất người này bị bệnh A khi kết quả xét
nghiệm là dương tính.
c) Nếu người đó có kết quả xét nghiệm âm tính thì xác
suất người này bị bệnh A là bao nhiêu?
4. Công thức Bernoulli
 Giả sử: - Phép thử T lặp lại n lần
- Biến cố A có thể xuất hiện trong mỗi lần thử với xác
suất không đổi P(A) = p.
 Khi đó xác suất để biến cố A xuất hiện k lần trong n lần thử là
Pn (k , A)  Cnk p k (1  p)n  k , (k = 0, 1, ... , n)

 Ví dụ 14. Một sinh viên thi 5 môn với xác suất đậu từng môn là
0,7. Tìm xác suất anh ta
a) đậu 3 môn; b) đậu từ 1 đến 3 môn.
 Giải. Gọi Ak: “SV thi đâu k môn” (0≤k≤ 5)
a) Thế thì: P  A3   C53 .0,73.0,32
b) P  A1  A 2  A3   P  A1   P  A 2   P  A3  (vì các Ak x.khắc)
 C51.0, 7.0,34  C52 .0, 72.0,33  C53 .0, 73.0,32
 Ví dụ 15 (Đề thi Học kỳ 13.1A). Một lô hàng có tỷ lệ phế
phẩm là 5%.
a) Lấy ngẫu nhiên 6 sản phẩm từ lô hàng đó. Tìm xác
suất lấy được không quá 2 phế phẩm.
b) Cần lấy ra tối thiểu bao nhiêu sản phẩm để xác
suất có ít nhất một phế phẩm không nhỏ hơn 0,9?

You might also like