You are on page 1of 41

XÁC SUẤT THỐNG KÊ

KHỐI NGÀNH KINH TẾ


ThS. Nguyễn Thanh Thoa
BM Toán – Khoa Khoa học cơ bản
Trường ĐH Giao thông Vận tải Phân hiệu tại TP. HCM
Email: ntthoa@utc2.edu.vn
SĐT: 0974964893
CHƯƠNG 1: BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

CHƯƠNG 2: BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC

CHƯƠNG 3: BIẾN NGẪU NHIÊN LIÊN TỤC

CHƯƠNG 4: BIẾN NGẪU NHIÊN NHIỀU CHIỀU


CHƯƠNG I
BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT
CỦA BIẾN CỐ
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Khái niệm phép thử ngẫu nhiên

- Phép thử ngẫu nhiên là


một hành động, thí nghiệm
hay một quan sát nào
đó…mà ta không khẳng
định được kết quả trước
khi thực hiện.
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Không gian mẫu
- Không gian mẫu: Tập gồm tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép
thử. Ký hiệu là Ω

Ω = {𝑆, 𝑁} Ω = {1,2,3,4,5,6}
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Khái niệm biến cố
- Những kết quả hay tình huống xảy ra của phép thử ngẫu nhiên được
gọi là biến cố
- Biến cố chắc chắn 𝛺: chắc chắn xảy ra khi ta thực hiện phép thử.
- Biến cố trống ∅: không thể xảy ra khi thực hiện phép thử.
- Biến cố ngẫu nhiên: 𝐴, 𝐵, … , 𝐴1 , 𝐴2 , … có thể xảy ra hoặc không xảy
ra.
- Biến cố “mua được vé trúng giải đặc biệt” – là
biến cố ngẫu nhiên
- Biến cố “mua được vé trúng giải 10” – là biến cố
trống
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Quan hệ giữa các biến cố
Giao của biến cố
Ký hiệu là 𝐴 ∩ 𝐵 hay AB là biến cố xảy ra ⇔ A và B cùng xảy ra.

Biến cố xung khắc


𝐴 và 𝐵 được gọi là xung khắc nếu chúng không cùng xảy ra. Nghĩa là:
𝐴𝐵 = ∅

Biến cố đối
ഥ = Ω\A
Biến cố đối của A, ký hiệu là 𝑨
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Quan hệ giữa các biến cố
Phép thử tung một con xúc xắc
A là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt chẵn”
𝐴ҧ là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt lẻ”
𝐴 = 2, 4, 6 ; 𝐴ҧ = 1, 3, 5
B là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt chia hết cho 3”, 𝐵 = 3, 6
𝐴𝐵 là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt chẵn và chia hết cho 3”, 𝐴𝐵 =
𝐴 ∩ 𝐵 = {6}.
𝐶 là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt 3 chấm”
Ta có: A và C xung khắc.
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Quan hệ giữa các biến cố
Hợp của biến cố
Ký hiệu là 𝐴 ∪ 𝐵 là biến cố xảy ra khi ít nhất một trong 2 biến cố A hoặc
B xảy ra.
Chú ý: Khi A, B xung khắc thì ta viết 𝑨 ∪ 𝑩 = 𝑨 + 𝑩

Biến cố độc lập


A và B được gọi là độc lập nếu việc xuất hiện của A không ảnh hưởng
tới việc xuất hiện của B, và ngược lại.
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Quan hệ giữa các biến cố
Ví dụ 1.1
Có 3 hộp, mỗi hộp đựng cả phấn màu và phấn trắng. Lấy từ mỗi hộp ra 1
viên phấn. Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “lấy được phấn màu trong hộp thứ i” (𝑖 =
1,2,3); B là biến cố “lấy được ra 2 viên phấn màu”. C là biến cố “lấy được
nhiều nhất 1 viên phấn màu”. Hãy biểu diễn B và C qua các 𝐴𝑖 và 𝐴ҧ𝑖 .

Giải: Lấy được hai viên phấn màu trong số ba viên phấn lấy ra, ta có 3
trường hợp
𝐵 = 𝐴1 𝐴2 𝐴ҧ3 + 𝐴1 𝐴ҧ2 𝐴3 + 𝐴1ҧ 𝐴2 𝐴3
1.1 Không gian mẫu và biến cố
Quan hệ giữa các biến cố
𝐴1 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3

Lấy được 1 𝐴1ҧ 𝐴2 𝐴ҧ3


phấn màu

C 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴3

Lấy được 0
phấn màu
𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3

𝐶 = 𝐴1 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 + 𝐴1ҧ 𝐴2 𝐴ҧ3 + 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴3 + 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3


1.2 Khái niệm xác suất

Khái niệm xác suất


Xác suất (Probability) của biến cố A là một số đo khả
năng xuất hiện của biến cố A. Ký hiệu là 𝑷(𝑨).

Tính chất
+) 0 ≤ 𝑃 𝐴 ≤ 1
+) 𝑃(Ω) = 1
+) 𝑃 ∅ = 0
+) 𝑃 𝐴ҧ = 1 − 𝑃(𝐴)
1.2 Khái niệm xác suất
Định nghĩa xác suất cổ điển
Định nghĩa xác suất cổ điển
Xét phép thử có 𝒏 kết quả (sơ cấp) đồng khả năng. Cho A là một biến cố
của phép thử, giả sử có 𝒎 kết quả thuận lợi cho A xuất hiện, khi đó:
𝑚
𝑃 𝐴 =
𝑛
1.2 Khái niệm xác suất
Định nghĩa xác suất cổ điển
Ví dụ 1.2
Tung một con xúc xắc. Tính xác suất của biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt
có số chấm chia hết cho 3”

Giải: Tung một con xúc xắc ta có 𝑛 = 6 kết quả đồng khả năng xảy ra.
Gọi 𝐴 là biến cố “xúc xắc xuất hiện mặt có số chấm chia hết cho 3”
Suy ra có 𝑚𝐴 = 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A xuất hiện
Ta có
𝑚𝐴 2
𝑃 𝐴 = = = 0,3333
𝑛 6
1.2 Khái niệm xác suất
Định nghĩa xác suất cổ điển
Ví dụ 1.3
Một hộp có 8 bi xanh và 12 bi đỏ. Lấy từ hộp ra 4 bi. Tính xác suất để lấy
được 3 bi đỏ.

4
Giải: Lấy 4 bi từ hộp có 20 bi ta có 𝑛 = 𝐶20
3
Gọi A là biến cố “lấy được 3 bi đỏ”. 𝑚𝐴 = 𝐶12 ∙ 𝐶81
Ta có
3
𝑚𝐴 𝐶12 ∙ 𝐶81
𝑃 𝐴 = = 4 = 0,3633
𝑛 𝐶20
1.2 Khái niệm xác suất
Định nghĩa xác suất theo thống kê
Định nghĩa xác suất theo thống kê
Quan sát biến cố A trong một phép thử. Thực hiện phép thử 𝒏 lần. Giả sử,
𝒌
có 𝒌 lần xuất hiện biến cố A, khi đó 𝒇𝒏 = được gọi là tần suất xuất
𝒏
hiện biến cố A. Khi số lần thực hiện phép thử tăng lên vô hạn thì
𝑃 𝐴 = lim 𝑓𝑛
𝑛→∞
𝒌
Trong thực tế, khi n đủ lớn thì 𝑃 𝐴 = được gọi là xác suất của biến cố
𝒏
A.
1.2 Khái niệm xác suất
Ví dụ về định nghĩa xác suất theo thống kê
- Ung thư vòm họng: Tỷ lệ sống cho giai đoạn 1, 2 sau 5 năm là 90%,
giai đoạn 3 là 60%.
- Ta hiểu như thế nào về khẳng định của một hãng hàng không nào đó
rằng “các chuyến bay của hãng an toàn 100%”?
- Gieo 1 đồng xu nhiều lần
1.3 Công thức cộng xác suất

Với 2 biến cố A và B bất kỳ


𝑷 𝑨 ∪ 𝑩 = 𝑷 𝑨 + 𝑷 𝑩 − 𝑷(𝑨𝑩)

𝑚𝐴∪𝐵 𝑚𝐴 + 𝑚𝐵 − 𝑚𝐴𝐵
𝑃 𝐴∪𝐵 = =
𝑛 𝑛 A B
𝑚𝐴 𝑚𝐵 𝑚𝐴𝐵
= + − = 𝑃 𝐴 + 𝑃 𝐵 − 𝑃(𝐴𝐵)
𝑛 𝑛 𝑛
1.3 Công thức cộng xác suất

Với 3 biến cố A, B và C bất kỳ


𝑷 𝑨∪𝑩∪𝑪
= 𝑷 𝑨 + 𝑷 𝑩 + 𝑷 𝑪 − 𝑷 𝑨𝑩 − 𝑷 𝑨𝑪 − 𝑷 𝑩𝑪 + 𝑷(𝑨𝑩𝑪)
Với 2 biến cố A và B xung khắc
𝑷 𝑨 + 𝑩 = 𝑷 𝑨 + 𝑷(𝑩)

Với 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là các biến cố xung khắc từng đôi


𝑷 𝑨𝟏 + 𝑨𝟐 + … + 𝑨𝒏 = 𝑷 𝑨𝟏 + 𝑷 𝑨𝟐 + ⋯ + 𝑷 𝑨𝒏
1.3 Công thức cộng xác suất

Ví dụ 1.4
Một hộp có 8 bi xanh và 12 bi đỏ. Lấy từ hộp ra 4 bi. Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “có
i bi đỏ trong 4 bi được lấy ra” (𝑖 = 0,4). Gọi B là biến cố “có ít nhất 2 bi
đỏ trong 4 bi được lấy ra”.
a. Hãy biểu diễn B qua các 𝐴𝑖 .
b. Tính P(B)?

Giải: a) Ta có: các biến cố 𝐴0 , 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 , 𝐴4 xung khắc


𝐵 = 𝐴2 + 𝐴3 + 𝐴4
1.3 Công thức cộng xác suất
b) Ta có 𝑃 𝐵 = 𝑃(𝐴2 + 𝐴3 + 𝐴4 ) = 𝑃 𝐴2 + 𝑃 𝐴3 + 𝑃(𝐴4 )
Mà,
2 2 3 1 4
𝐶12 𝐶8 𝐶12 𝐶8 𝐶12
𝑃 𝐴2 = 4 ; 𝑃 𝐴3 = 4 ; 𝑃 𝐴4 = 4
𝐶20 𝐶20 𝐶20
Suy ra,
2 2 3 1 4
𝐶12 𝐶8 𝐶12 𝐶8 𝐶12
𝑃 𝐵 = 4 + 4 + 4 = 0,8469
𝐶20 𝐶20 𝐶20
1.4 Công thức xác suất điều kiện

Xác suất điều kiện


Xác suất của biến cố B với điều kiện biến cố A ký hiệu là 𝑷 𝑩|𝑨 , được
tính như sau:
𝑃(𝐴𝐵)
𝑃 𝐵|𝐴 =
𝑃(𝐴)
Tính chất
+) 𝑃 𝐴|𝐵ҧ = 1 − 𝑃 𝐴|𝐵
+) Nếu A và B độc lập thì 𝑃 𝐴|𝐵 = 𝑃 𝐴 hoặc 𝑃 𝐵 𝐴 = 𝑃 𝐵
ത 𝐴ҧ và
+) Nếu A và B độc lập thì các cặp biến cố sau cũng độc lập: A và 𝐵,
B, 𝐴ҧ và 𝐵ത
1.4 Công thức xác suất điều kiện

Ví dụ 1.5
Một tập vé số có 10 vé, trong đó có 1 vé trúng thưởng. Có hai người đến
mua vé số, giả sử mỗi người mua một vé. Tính xác suất người thứ hai mua
được vé trúng thưởng biết:
a) Người thứ nhất mua được vé trúng
b) Người thứ nhất mua được vé không trúng.

Giải: Gọi A là biến cố “người thứ nhất mua được vé trúng”.


Gọi B là biến cố “người thứ hai mua được vé trúng”
1.4 Công thức xác suất điều kiện

a) Xác suất người thứ hai mua được vé trúng thưởng biết người thứ nhất
mua được vé trúng là 𝑷 𝑩 𝑨 = 𝟎
b) Xác suất người thứ hai mua được vé trúng thưởng biết người thứ nhất
𝟏

mua được vé không trúng là 𝑷 𝑩 𝑨 =
𝟗
1.5 Công thức nhân xác suất

Với A và B là hai biến cố bất kỳ


𝑃 𝐴𝐵 = 𝑃 𝐴 ∙ 𝑃 𝐵|𝐴 = 𝑃(𝐵) ∙ 𝑃 𝐴 𝐵

Với 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là các biến cố bất kỳ


𝑃 𝐴1 𝐴2 ⋯ 𝐴𝑛 = 𝑃 𝐴1 ∙ 𝑃 𝐴2 |𝐴1 ∙ 𝑃 𝐴3 |𝐴1 𝐴2 ⋯ 𝑃 𝐴𝑛 𝐴1 𝐴2 … 𝐴𝑛−1
1.5 Công thức nhân xác suất

Với A và B là hai biến cố độc lập


𝑃 𝐴𝐵 = 𝑃 𝐴 ∙ 𝑃(𝐵)

Với 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là các biến cố độc lập trong toàn bộ


𝑃 𝐴1 𝐴2 ⋯ 𝐴𝑛 = 𝑃 𝐴1 ∙ 𝑃 𝐴2 ∙ 𝑃 𝐴3 ⋯ 𝑃(𝐴𝑛 )
1.5 Công thức nhân xác suất

Ví dụ 1.6
Một chùm chìa khóa có 10 chìa, trong đó có 3 chìa mở được khóa. Một
người do không biết chìa nào mở được khóa nên thử từng chìa cho tới khi
nào mở được khóa thì dừng, chìa nào thử rồi thì không thử lại. Gọi B là
biến cố “người này mở được khóa sau 4 lần thử”. Hãy tính xác suất của
biến cố B.

Giải: Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “mở được khóa ở lần mở thứ 𝑖”


Ta có 𝐵 = 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴4
1.5 Công thức nhân xác suất

Suy ra 𝑃 𝐵 = 𝑃 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴4 , (𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 , 𝐴4 không độc lập)


𝑃 𝐵 = 𝑃 𝐴1ҧ . 𝑃 𝐴ҧ2 𝐴1ҧ . 𝑃 𝐴ҧ3 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 . 𝑃 𝐴4 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3

7 6 5 3 1
= ∙ ∙ ∙ = = 0,125
10 9 8 7 8
1.5 Công thức nhân xác suất

Ví dụ 1.7
Một sinh viên mới ra trường nộp hồ sơ xin việc vào 4 công ty. Xác suất để
mỗi công ty gọi sinh viên này đi phỏng vấn lần lượt là 0,5; 0,3; 0,6; 0,8.
Tính xác suất của biến cố “chỉ có 1 công ty gọi sinh viên đi phỏng vấn”.

Giải: Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “công ty thứ 𝑖 gọi sinh viên đi phỏng vấn”.
Ta có 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 , 𝐴4 độc lập
và 𝑃 𝐴1 = 0,5; 𝑃 𝐴2 = 0,3; 𝑃 𝐴3 = 0,6; 𝑃 𝐴4 = 0,8
Gọi 𝐵 là biến cố “chỉ có 1 công ty gọi sinh viên đi phỏng vấn”.
1.5 Công thức nhân xác suất

Ta có:
𝐵 = 𝐴1 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴ҧ4 + 𝐴1ҧ 𝐴2 𝐴ҧ3 𝐴ҧ4 + 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴3 𝐴ҧ4 + 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴4
Suy ra:
𝑃 𝐵 = 𝑃(𝐴1 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴ҧ4 + 𝐴1ҧ 𝐴2 𝐴ҧ3 𝐴ҧ4 + 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴3 𝐴ҧ4 + 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴4 )
= 𝑃 𝐴1 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴ҧ4 + 𝑃 𝐴1ҧ 𝐴2 𝐴ҧ3 𝐴ҧ4 + 𝑃 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴3 𝐴ҧ4 + 𝑃 𝐴1ҧ 𝐴ҧ2 𝐴ҧ3 𝐴4
= 𝑃 𝐴1 ∙ 𝑃 𝐴ҧ2 ∙ 𝑃 𝐴ҧ3 ∙ 𝑃 𝐴ҧ4 + 𝑃 𝐴1ҧ ∙ 𝑃 𝐴2 ∙ 𝑃 𝐴ҧ3 ∙ 𝑃 𝐴ҧ4 +
𝑃 𝐴1ҧ ∙ 𝑃 𝐴ҧ2 ∙ 𝑃 𝐴3 ∙ 𝑃 𝐴ҧ4 + 𝑃 𝐴1ҧ ∙ 𝑃 𝐴ҧ2 ∙ 𝑃 𝐴ҧ3 ∙ 𝑃 𝐴4
= 0,5 ∙ 0,7 ∙ 0,4 ∙ 0,2 + ⋯ + ⋯ + ⋯ = 0,194
1.6 Công thức xác suất đầu đủ

Hệ các biến cố đầy đủ


Hệ các biến cố 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 được
gọi là một hệ đầy đủ nếu nó thỏa mãn
hai điều kiện sau:
+) 𝐴1 + 𝐴2 + … + 𝐴𝑛 = Ω
+) 𝐴𝑖 . 𝐴𝑗 = ∅ ∀𝑖 ≠ 𝑗

𝐴 𝐴ҧ ഥ , 𝑨 là hệ đầy đủ
Hệ 𝑨
1.6 Công thức xác suất đầu đủ

Một xí nghiệp có 3 phân xưởng hoạt động độc


lập cùng sản xuất một loại sản phẩm. Biết rằng
số lượng sản phẩm mà các phân xưởng sản xuất 30%
chiếm 30%, 45% và 25% tổng sản phẩm của toàn
xí nghiệp. Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm của xí 25% 45%
nghiệp. Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “sản phẩm lấy được là
sản phẩm do phân xưởng thứ 𝑖 sản xuất”, 𝑖 =
1,2,3.
Khí đó ta có hệ 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 là hệ đầy đủ.
1.6 Công thức xác suất đầu đủ

Công thức xác suất đầy đủ


Cho 𝐴1 , 𝐴2 , … , 𝐴𝑛 là hệ đầy đủ và B là biến cố bất kỳ trong cùng một
phép thử
𝑃 𝐵 = 𝑃 𝐴1 . 𝑃 𝐵|𝐴1 + 𝑃 𝐴2 . 𝑃 𝐵|𝐴2 + ⋯ + 𝑃 𝐴𝑛 . 𝑃 𝐵|𝐴𝑛

Công thức Bayes


𝑃 𝐴𝑘 . 𝑃 𝐵|𝐴𝑘
𝑃 𝐴𝑘 |𝐵 =
𝑃(𝐵)
1.6 Công thức xác suất đầu đủ

Ví dụ 1.10
Một xí nghiệp có 3 phân xưởng hoạt động độc lập cùng sản xuất một loại
sản phẩm. Biết rằng số lượng sản phẩm mà các phân xưởng sản xuất
chiếm tương ứng 30%, 45% và 25% tổng sản phẩm của toàn xí nghiệp. Tỷ
lệ phế phẩm của mỗi phân xưởng sản xuất tương ứng là 2%, 4%, 3%.
a) Tính tỷ lệ phế phẩm chung của xí nghiệp.
b) Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ xí nghiệp và nhận được phế phẩm.
Tính xác suất để phế phẩm đó do phân xưởng hai sản xuất.
1.6 Công thức xác suất đầu đủ

Giải:
a) Phép thử: chọn ngẫu nhiên một sản
Gọi 𝐴𝑖 là biến cố “sản phẩm lấy được do phân xưởng thứ 𝑖 sản xuất”, 𝑖 =
1,2,3.
Khí đó ta có hệ 𝐴1 , 𝐴2 , 𝐴3 là hệ đầy đủ
𝑃 𝐴1 = 0,3; 𝑃 𝐴2 = 0,45; 𝑃 𝐴3 = 0,25
Gọi 𝐵 là biến cố “sản phẩm lấy được là phế phẩm”.
Áp dụng công thức xác suất đầy đủ ta có:
1.6 Công thức xác suất đầu đủ
𝑃 𝐵 = 𝑃 𝐴1 ∙ 𝑃 𝐵 𝐴1 + 𝑃 𝐴2 ∙ 𝑃 𝐵 𝐴2 + 𝑃(𝐴3 ) ∙ 𝑃(𝐵|𝐴3 )
Trong đó, 𝑃(𝐵|𝐴𝑖 ) là xác suất sản phẩm lấy được là phế phẩm biết sản
phẩm đó do phân xưởng thứ 𝑖 sản xuất (tỷ lệ phế phẩm của phân xưởng
thứ 𝑖).
và, 𝑃 𝐵 𝐴1 = 0,02; , 𝑃 𝐵 𝐴2 = 0,04; 𝑃 𝐵 𝐴3 = 0,03
Khi đó,
𝑃 𝐵 = 0,3 ∙ 0,02 + 0,45 ∙ 0,04 + 0,25 ∙ 0,03 = 0,0315
Vậy tỷ lệ phế phẩm chung của xí nghiệp là 3,15%
1.6 Công thức xác suất đầu đủ

b) Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm từ xí nghiệp và nhận được phế phẩm, xác
suất để phế phẩm đó do phân xưởng hai sản xuất là 𝑃(𝐴2 |𝐵)
Áp dụng công thức Bayes ta có:
𝑃(𝐴2 ) ∙ 𝑃(𝐵|𝐴2 ) 0,45 ∙ 0,04
𝑃 𝐴2 𝐵 = = = 0,5714
𝑃(𝐵) 0,0315
1.7 Công thức Bernoulli

Phép thử Bernoulli


Phép thử mà ta chỉ quan tâm tới biến cố 𝐴 và 𝐴ҧ

Một số ví dụ về phép thử Bernoulli:


- Tung một con xúc xắc ta quan tâm xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm hay không.
- Theo dõi một chiếc điều hòa xem nó có bị hỏng trong thời gian bảo hành hay không.
- Xét nghiệm một người nào đó ta quan tâm họ bị dương tính với Covid-19 hay không.
- Theo dõi một sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng xem nó có bị rút ra trước khi đáo hạn hay
không.
- Mỗi bít của một kênh thông tin truyền có bị lỗi hay không.
1.7 Công thức Bernoulli

Công thức Bernoulli


Xác suất để trong n lần thực hiện (độc lập) phép thử Bernoulli có 𝑘 lần
xuất hiện 𝐴, với 𝑃 𝐴 = 𝑝
𝑃𝑛 𝑘; 𝑝 = 𝐶𝑛𝑘 . 𝑝𝑘 (1 − 𝑝)𝑛−𝑘
1.7 Công thức Bernoulli

Ví dụ 1.11
Một chiếc điều hòa được bảo hành khi nó bị hỏng trong thời gian 2 năm
kể từ ngày mua. Biết xác suất để một chiếc điều hòa được bảo hành là
0,05. Tính xác suất để trong 25 chiếc điều hòa thì có 3 chiếc được bảo
hành.

Giải: Theo dõi một chiếc điều hòa xem nó có được bảo hành hay không là
một phép thử Bernoulli. Theo dõi 25 chiếc điều hòa là ta thực hiện 𝑛 = 25
lần phép thử Bernoulli một cách độc lập.
1.7 Công thức Bernoulli

Gọi A là biến cố “chiếc điều hòa được bảo hành”, suy ra 𝑃 𝐴 = 0,05
Xác suất để trong 25 chiếc điều hòa thì có 3 chiếc được bảo hành là xác
suất trong 25 lần thực hiện một phép thử Bernoulli có 3 lần biến cố A xuất
hiện. Vậy xác suất cần tính là 𝑃25 3; 0,05 .
Áp dụng công thức Bernoulli ta có:
3
𝑃25 3; 0,05 = 𝐶25 . 0,053 (1 − 0,05)25−3 = 0,093

You might also like