You are on page 1of 28

MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG

Phần này nhằm giới thiệu 2 mô hình chuỗi cung ứng: Bài
toán vận chuyển và Bài toán trung chuyển. Qua đó làm sâu
sắc thêm các ứng dụng của QHTT.
Ứng dụng của Quy hoạch tuyến tính

1. Mở đầu

2. Bài toán vận chuyển

3. Bài toán trung chuyển


1. Mở đầu

• Các mô hình được thảo luận trong chương này thuộc về một
lớp các bài toán quy hoạch tuyến tính đặc biệt, được gọi là
các bài toán Network flow.

• Các mô hình này thường gặp khi giải quyết các vấn đề liên
quan đến chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa một cách
hiệu quả.

• Trong mỗi mô hình, chúng ta sẽ biểu diễn bài toán dưới dạng
một mạng lưới (network). Sau đó, chúng ta chỉ ra cách bài
toán có thể được xây dựng và giải quyết bằng công cụ quy
hoạch tuyến tính.
Chuỗi cung ứng – Supply Chain

• Chuỗi cung ứng là tập hợp tất cả các nguồn lực được kết
nối với nhau liên quan đến việc sản xuất và phân phối một
sản phẩm.

• Ví dụ, một chuỗi cung ứng cho ngành ô tô có thể bao gồm:
Các nhà sản xuất, cung cấp phụ tùng ô tô;
Các kho bãi lưu trữ những bộ phận của ô tô;
Các nhà máy lắp ráp;
 Các đại lý phân phối ô tô trên thị trường.
Chuỗi cung ứng – Supply Chain

• Tất cả những gì cần thiết để sản xuất một chiếc ô tô thành


phẩm và phân phối chúng đến khách hàng đều phải đi qua
chuỗi cung ứng.

• Những người kiểm soát chuỗi cung ứng phải đưa ra các
quyết định như: sản xuất sản phẩm ở đâu, sản xuất bao
nhiêu và gửi đi đâu.

• Chúng ta sẽ xem xét hai loại bài toán cụ thể thường gặp
trong các mô hình chuỗi cung ứng có thể được giải quyết
bằng cách sử dụng quy hoạch tuyến tính: Bài toán vận
chuyển và Bài toán trung chuyển.
2. Bài toán Vận chuyển

• Bài toán vận chuyển phát sinh thường xuyên trong việc lập
kế hoạch phân phối hàng hóa (và dịch vụ) từ một số địa điểm
cung cấp (cung) đến một số địa điểm có nhu cầu (cầu).

• Thông thường, số lượng hàng hóa có sẵn tại mỗi địa điểm
cung (điểm xuất phát) là có hạn, và số lượng hàng hóa cần
thiết tại mỗi địa điểm cầu (điểm đến) được biết trước. Mục
tiêu thông thường trong Bài toán vận chuyển là tối thiểu chi
phí vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi nhận.

• Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể bằng cách xem xét bài toán vận
chuyển mà công ty Foster Generators phải đối mặt.
2. Bài toán Vận chuyển

• Bài toán của công ty Foster Generators liên quan đến việc
vận chuyển một sản phẩm từ ba nhà máy đến bốn trung tâm
phân phối.
• Foster Generators vận hành các nhà máy ở Cleveland, Ohio;
Bedford, Indiana; và York, Pennsylvania. Năng lực sản xuất
trong giai đoạn kế hoạch ba tháng tới cho một loại máy phát
điện cụ thể như sau:
2. Bài toán Vận chuyển

• Công ty phân phối máy phát điện của mình thông qua bốn
trung tâm phân phối khu vực đặt tại Boston, Chicago, St.
Louis và Lexington; dự báo nhu cầu trong ba tháng đối với
các trung tâm phân phối như sau:

• Ban giám đốc muốn xác định số lượng sản phẩm sẽ được
vận chuyển từ mỗi nhà máy đến mỗi trung tâm phân phối?
2. Bài toán Vận chuyển

• Đối với vấn đề vận chuyển của Foster, mục tiêu là:
Xác định các tuyến đường sẽ sử dụng và số lượng cần vận
chuyển qua mỗi tuyến đường;
Tổng chi phí vận chuyển tối thiểu.

• Trong đó, chi phí vận chuyển mỗi đơn vị trên từng tuyến
đường được đưa ra trong bảng sau:
2. Bài toán Vận chuyển

Mô hình:
• Biến: Gọi 𝑥𝑖𝑗 là số lượng hàng hóa vận chuyển từ điểm/nút
cung 𝑖 đến điểm/nút cầu 𝑗 (𝑖 = 1, 2, 3; 𝑗 = 1, 2, 3, 4);
• Hàm mục tiêu:
3𝑥11 + 2𝑥12 + 7𝑥13 + 6𝑥14
𝑀𝑖𝑛 +7𝑥21 + 5𝑥22 + 2𝑥23 + 3𝑥24
+2𝑥31 + 5𝑥32 + 4𝑥33 + 5𝑥34
2. Bài toán Vận chuyển

• Các ràng buộc


Về phía điểm cung:
𝑥11 + 𝑥12 + 𝑥13 + 𝑥14 ≤ 5000;
𝑥21 + 𝑥22 + 𝑥23 + 𝑥24 ≤ 6000;
𝑥31 + 𝑥32 + 𝑥33 + 𝑥34 ≤ 2500;
Về phía điểm cầu:
𝑥11 + 𝑥21 + 𝑥31 = 6000;
𝑥12 + 𝑥22 + 𝑥32 = 4000;
𝑥13 + 𝑥23 + 𝑥33 = 2000;
𝑥14 + 𝑥24 + 𝑥34 = 1500;
𝑥𝑖𝑗 ≥ 0
2. Bài toán Vận chuyển

Dùng Excel Solver, ta được nghiệm bài toán như sau:


2. Bài toán Vận chuyển
2. Bài toán Vận chuyển

Mô hình vận chuyển (cơ bản) có 1 số biến thể liên quan đến 1
hoặc nhiều tình huống như sau:

• Tổng cung không bằng tổng cầu;


• Thay đổi hàm mục tiêu;
• Khả năng của tuyến đường hoặc mức tối thiểu của tuyến
đường;
• Một số tuyến đường không được chấp nhận
2. Bài toán Vận chuyển

Vận dụng: Xét bài toán vận chuyển có Network flow như sau

a) Hãy phát triển 1 mô


hình QHTT cho bài
toán trên.
b) Tìm nghiệm và giá trị
tối ưu của bài toán
bằng Excel Solver.
2. Bài toán Trung chuyển

• Bài toán trung chuyển là mở rộng của bài toán vận chuyển
trong đó các nút trung gian, hay nút trung chuyển, được
thêm vào để đóng vai trò như các kho hàng.
• Trong dạng bài toán phân phối tổng quát hơn này, các
chuyến hàng có thể được thực hiện giữa bất kỳ cặp nào
trong ba loại nút chung: nút gốc/xuất phát, nút trung chuyển
và nút đến/đích. Ví dụ, Bài toán trung chuyển cho phép vận
chuyển hàng hóa từ:
Điểm xuất phát đến các điểm trung gian và đến điểm đến,
Điểm xuất phát này đến điểm xuất phát khác,
Điểm trung gian này đến địa điểm trung gian khác, từ địa
điểm đến này đến địa điểm khác và
Trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đến.
3. Bài toán Trung chuyển

• Cũng giống như Bài toán vận chuyển, nguồn cung


có sẵn tại mỗi điểm xuất phát là hạn chế và nhu cầu
tại mỗi điểm đến là xác định.
• Mục tiêu của bài toán trung chuyển là:
Xác định số lượng đơn vị cần được vận chuyển
trên mỗi cung/cạnh trong mạng lưới (để tất cả các
nhu cầu ở điểm đến đều được thỏa mãn).
Tổng chi phí vận chuyển là tối thiểu.
• Chúng ta hãy xem xét vấn đề trung chuyển mà Ryan
Electronics phải đối mặt.
3. Bài toán Trung chuyển

• Ryan là một công ty điện tử có cơ sở sản xuất ở


Denver và Atlanta. Các thành phần được sản xuất
tại một trong hai cơ sở có thể được vận chuyển đến
một trong các nhà kho khu vực của công ty, đặt tại
Thành phố Kansas và Louisville.
• Từ các kho hàng trong khu vực, công ty cung cấp
cho các điểm bán lẻ ở Detroit, Miami, Dallas và
New Orleans.
• Các đặc điểm chính của vấn đề được thể hiện trong
mô hình mạng được mô tả trong Hình 10.4.
3. Bài toán Trung chuyển
3. Bài toán Trung chuyển

Mô hình:
• Biến: Gọi 𝑥𝑖𝑗 là số lượng hàng hóa vận chuyển từ điểm/nút 𝑖 đến
điểm/nút 𝑗 (𝑖 = 1,2,3,4; 𝑗 = 3,4, … , 8);
• Hàm mục tiêu:
2𝑥13 + 3𝑥14 + 3𝑥23 + 𝑥24
𝑀𝑖𝑛 +2𝑥35 + 6𝑥36 + 3𝑥37 + 6𝑥38
+4𝑥45 + 4𝑥46 + 6𝑥47 + 5𝑥48
2. Bài toán Trung chuyển
• Các ràng buộc
Về phía điểm cung:
 𝑥13 + 𝑥14 ≤ 600;
 𝑥23 + 𝑥24 ≤ 400;
 𝑥35 + 𝑥36 + 𝑥37 + 𝑥38 − 𝑥13 − 𝑥23 = 0;
 𝑥45 + 𝑥46 + 𝑥47 + 𝑥48 − 𝑥14 − 𝑥24 = 0;

Về phía điểm cầu:


 𝑥35 + 𝑥45 = 200;
 𝑥36 + 𝑥46 = 150;
 𝑥37 + 𝑥47 = 350;
 𝑥38 + 𝑥48 = 300;
 𝑥𝑖𝑗 ≥ 0
3. Bài toán Trung chuyển

Dùng Excel Solver, ta được nghiệm bài toán như sau:


2. Bài toán Trung chuyển

Tương tự như Mô hình vận chuyển, mô hình trung chuyển


cũng có 1 số biến thể liên quan đến 1 hoặc nhiều tình huống
như sau:

• Tổng cung không bằng tổng cầu;


• Thay đổi hàm mục tiêu;
• Khả năng của tuyến đường hoặc mức tối thiểu của tuyến
đường;
• Một số tuyến đường được/không được chấp nhận
3. Bài toán Trung chuyển
3. Bài toán Trung chuyển

Vận dụng: Hệ thống sản xuất & phân phối của công ty
Herman bao gồm 3 nhà máy (plant), 2 kho (trạm trung chuyển
- warehouse) và 4 đại lý bán hàng (customer). Công suất mỗi
nhà máy và chi phí vận chuyển ($) mỗi đơn vị hàng hóa từ nhà
máy đến kho được cho trong bảng sau:
3. Bài toán Trung chuyển

Nhu cầu của mỗi đại lý và chi phí vận chuyển mỗi đơn vị hàng
hóa từ kho đến đại lý bán hàng như sau:

a) Hãy vẽ một Network flow cho bài toán phân phối của
Herman;
b) Xây dựng mô hình QHTT cho bài toán;
c) Xác định số lượng hàng hóa trên mỗi tuyến đường sao cho
tổng chi phí là tối thiểu (nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu
của các cửa hàng).
Củng cố & Dặn dò

• Xem lại các chuyển một bài toán chuỗi cung ứng thành một
mô hình toán học

• Xem lại và thực hành cách giải các bài toán quy hoạch tuyến
tính bằng Excel Solver

• Làm các bài tập trên M-learning

You might also like