You are on page 1of 4

PHƯƠNG PHÁP TRUNG TÂM ( CENTROID METHOD)

1. Khái niệm
- Phương pháp trung tâm dùng để định vị cơ sở mới có xem xét đến các cơ sở
đã có, khoảng cách giữa các cơ sở và số lượng hàng hóa được vận chuyển.
- Kĩ thuật này thường được sử dụng để xác định các vị trí phân phối trung
gian và các kho.
- Mục đích của phương pháp này là để đạt được chi phí vận chuyển thấp hay
thời gian vận chuyển ngắn hoặc cả hai nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Công thức để tính tọa độ cơ sở mới như sau:

∑ dix Vi
Cx = ∑ 𝑉𝑖

∑ diy Vi
Cy = ∑ 𝑉𝑖

Trong đó:
Cx : Kinh độ điểm X so với trung tâm
Cy : Vĩ độ điểm Y so với trung tâm
dix: Kinh độ điểm X của vị trí i
diy: Vĩ độ điểm Y của vị trí i
Vi : Số lượng hàng hóa vận chuyển
2. Ví dụ: Công ty lọc dầu HiOctane vận chuyển xăng giữa nhà máy lọc dầu
Long Beach và các nhà phân phối chính. Công ty đang cân nhắc để tìm ra vị
trí một kho chứa hàng để vận chuyển dầu đến các vị trí phân phối trung gian.
Vậy đâu là vị trí thích hợp nhất cho kho hàng mới này?
- Ta có tọa độ của các địa điểm đã có và số lượng hàng hóa vận chuyển được
trình bày trong bảng dưới đây:

Destination X Y Quantity
Long
Beach 325 , 75 1500
Anaheim 400 , 150 250
LaHabra 450 , 350 450
Glendale 350 , 400 350
Thousand
Oaks 25 , 450 450
Tổng
, cộng 3000

- Áp dụng công thức, ta có:


(325 𝑥 1500)+(400 𝑥250)+(450 𝑥 450)+(350 𝑥350)+(25 𝑥 450)
Cx =
3000

= 307.9 ≈ 308
(75 𝑥 1500)+( 150 250)+(350 𝑥 450)+(400 𝑥 350)+(450 𝑥 450)
Cy =
3000

= 216,7 ≈ 217

 Tọa độ X (308, 217)


- Đặt X vào bản đồ tọa độ, ta có vị trí của X được minh họa ở hình 15.4
ĐỊNH VỊ CƠ SỞ DỊCH VỤ
- Các công ty dịch vụ thường có nhiều địa điểm để duy trì mối liên hệ với
khách hàng. Khác với lựa chọn vị trí phân phối trung gian hay nhà kho đối
với ngành sản xuất, quyết định lựa chọn địa điểm trong dịch vụ cũng chính
là quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu, nên lựa chọn vị trí liên quan đến
việc tối đa hóa lợi nhuận ở các vị trí tiềm năng của nhiều địa điểm khác
nhau.
- Mô hình hồi quy dùng để xem xét nhiều biến cùng một lúc và xem tác động
của mỗi biến lên biến liên quan.
Ví dụ: Tìm vị trí tiềm năng cho một khách sạn
Bảng 15.5 là bảng liệt kê các biến độc lập để phục vụ cho việc nghiên cứu vị
trí khách sạn tiềm năng mới.
Sau khi chạy mô hình SPSS, thì người ta sẽ thu thập được các biến liên quan
được diễn tả ở bảng 15.6.
Sau khi phân tích thì người ta đã lựa chọn được các biến tốt nhất hay còn gọi
là các biến có ảnh hưởng nhất đến biến liên quan, đó là:
1. Dân số quốc gia theo mỗi khách sạn (State) => S
2. Mức giá phòng theo mỗi khách sạn ( Rate) => R
3. Thu nhập bình quân trong khu vực (Income) => I
4. Số lượng sinh viên đại học trong bán kính 4 km (College) => C
Công thức hồi quy đa biến:
P = A + Bs(S) + Br(R) + Bi(I) + Bc(C)
Trong đó:
+ P: Lợi nhuận của khách sạn (Profit)
+ A: Lợi nhuận cơ sở
+ Bs , Br , Bi , Bc: Là các hệ số chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
lợi nhuận.
Thay số vào ta có:
Lợi nhuận = 39,05 – 5,41 x S + 5,86 x R – 3,91 x I + 1,75 x C
- Từ mô hình hồi quy, ta có thể thấy:

Lợi nhuận = 39,05 – 5,41 x S + 5,86 x R – 3,91 x I + 1,75 x C

 Lợi nhuận bị ảnh hưởng:


+ Tiêu cực bởi dân số quốc gia trên từng khách sạn và thu nhập khu vực
+ Tích cực bởi giá phòng và sinh viên các trường đại học lân cận
Vì thế, khi xem xét lựa chọn địa điểm khách sạn, chủ khách sạn cần cân
nhắc 4 yếu tố này để tìm ra vị trí phù hợp nhất.

You might also like