You are on page 1of 53

Chương 4

Quản trị nhà kho trong


Thương mại điện tử
Nội dung

1. Các loại nhà kho

2. Đánh giá vị trí nhà kho

3. Ứng dụng công nghệ trong quản trị nhà kho.


CÁC LOẠI NHÀ KHO
Các loại nhà kho

1. Kho tư nhân

2. Kho công cộng

3. Crock-docking

4. Kho CFS

5. Kho ngoại quan

6. Kho bảo thuế.


Các loại nhà kho

1. Kho tư nhân

• Kho này được quản lý bởi doanh nghiệp.

• Kho có thể được đầu tư hoặc thuê.

• Kho thường đặt cạnh nhà máy sản xuất

• Hàng hóa trong kho bao gồm các nguyên vật liệu sản
xuất, bán thành phẩm và thành phẩm.
Kho chứa xi măng
Kho chứa thép
Các loại nhà kho

2. Kho công cộng

• Lưu trữ hàng hóa của nhiều doanh nghiệp khác nhau.

• Doanh nghiệp thuê kho để lưu trữ hàng hóa số lượng


ít

• Hàng hóa gửi kho là các sản phẩm bách hóa đã được
đóng gói

• Hàng hóa trong kho được chứa trên các kệ hàng.

• Hàng hóa được quản lý bởi đơn vị cung cấp dịch vụ.
Các loại nhà kho

2. Kho công cộng

• Doanh nghiệp tốn ít chi phí đầu tư và quản lý

• Thời gian gửi kho thường ngắn hạn.

• Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, start-up.


Kho công cộng
Các loại nhà kho

3. Cross-docking
• Trung tâm phân phối tổng hợp (Districbution Mixing
Centres),

• Có chức năng phân loại, tổng hợp, hoàn thiện hàng hoá.

• Hàng từ nơi các cung cấp sẽ chuyển đến Cross-docking,


sau đó được phân loại, tổng hợp theo nhu cầu khách
hàng.

• Cross-docking phục vụ đắc lực cho các hệ thống siêu thị,


các nhà bán lẻ.
Các loại nhà kho

3. Cross-docking

• Hầu hết Cross-docking được toạ lạc giữa nơi sản xuất
và nơi tiêu thụ (siêu thị, nhà bán lẻ)

• Cross-docking được đầu tư bởi doanh nghiệp sản xuất


hoặc các sàn giao dịch TMĐT
Cross-docking

CL,TL/LTL Khách hàng 1


CL/TL A B C
Nhà máy A

CL/TL Cross- Khách hàng 2


Nhà máy B
docking A B C
CL/TL
Nhà máy C
Khách hàng 3
CL,TL/LTL
A B C
Các loại nhà kho

4. Kho CFS - Container Freight Station

• Kho CFS được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu
đường biển.

• Thường được đặt tại các Cảng

• Kho CFS là thành phần quan trọng trong quy trình xuất
nhập khẩu hàng hóa LCL bằng đường biển.

• Quy trình này phải được thực hiện thông qua các công
ty Forwarder.
Các loại nhà kho
4. Kho CFS - Container Freight Station
• Đây là nơi để hàng LCL (less than container load) được
tập kết, đóng gói, sắp xếp vào container để phục vụ xuất
khẩu và ngược lại.
• Hàng hóa LCL có số lượng hoặc khối lượng nhỏ phải
ghép chung container với hàng hóa của chủ hàng khác.
• Hàng LCL xuất khẩu đưa vào kho phải được làm thủ tục
hải quan
• Hàng LCL nhập khẩu đưa vào kho chưa được thủ tục hải
quan
Các loại nhà kho

4. Kho CFS - Container Freight Station

Chức năng gom hàng


LCL
Chủ hàng A

LCL KHO Xuất khẩu


Chủ hàng B
CFS

Chủ hàng C LCL


Các loại nhà kho

4. Kho CFS - Container Freight Station

Chức năng tách hàng LCL


Khách hàng 1

Nhập khẩu LCL


Kho CFS Khách hàng 2

LCL
Khách hàng 3
Các loại nhà kho

5. Kho ngoại quan

Khoản 10, Điều 4, Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ngày 23


tháng 06 năm 2014;

Theo đó, Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng
hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu;
hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra
nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Các loại nhà kho

5. Kho ngoại quan

Lưu trữ hàng sau đây:

- Hàng đã làm thủ tục Hải quan, chờ xuất hoặc nhập khẩu

- Hàng hóa tạm nhập tái xuất

- Hàng hóa buộc phải tái xuất.


Các loại nhà kho

6. Kho bảo thuế

Khoản 9, Điều 4, Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ngày 23


tháng 06 năm 2014;

Theo đó, Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để
sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.
Các loại nhà kho

6. Kho bảo thuế

- Doanh nghiệp phải kết hợp với cơ quan hải quan trong
việc quản lý, giám sát hàng hóa trong kho.

- Kho phải đặt trong khuôn viên sản xuất.

- Doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 40 triệu USD


được thành lập kho này.
ĐÁNH GIÁ VỊ TRÍ NHÀ KHO
Đánh giá vị trí nhà kho

• Đánh giá vị trí nhà kho là quy trình đánh giá các địa
điểm đang hoặc dự định sẽ đặt nhà kho nhằm phục
vụ cho công việc ra quyết định lựa chọn vị trí đặt các
cơ sở vật chất trong tương lai sao cho đáp ứng được
mục tiêu hiệu quả và hiệu năng của quản trị Logistics
trong giai đoạn thương mại điện tử.

• Quy trình đánh giá còn có thể áp dụng cho các cơ sở


hạ tầng khác bao gồm trung tâm phân phối, trung
tâm fulfillment
Quy trình đánh giá vị trí nhà kho

Chuẩn bị danh sách các vị trí dự


định đặt cơ sở vật chất

Xác định các tiêu chí đánh giá

Phân bổ trọng số cho các tiêu chí bằng


phương pháp AHP

Chấm điểm các vị trí tương ứng với các


tiêu chí

Lựa chọn vị trí đặt cơ sở vật chất


VÍ DỤ

• Lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng nhà


máy trong ba địa điểm là Bình Dương, Đồng Nai,
và Tây Ninh nhằm mục đích phân phối sản phẩm
áo sơ mi nam đến thị trường người tiêu dùng tại
TP.HCM.
Bước 1 - Chuẩn bị danh sách các vị trí
dự định đặt cơ sở vật chất

• Các địa điểm dự định


xây nhà máy là: Tây
Ninh, Bình Dương và
Đồng Nai.

• Thị trường tiêu thụ là


Thành Phố Hồ Chí
Minh
Bước 2 - Xác định các tiêu chí đánh giá

• Tiêu chí xác định vị trí nhà kho, trung tâm phân phối,
trung tâm fulfillment bao gồm:

Ø Chi phí Ø Thị trường


Ø Nguồn nhân lực Ø Vĩ mô
Ø Cơ sở hạ tầng Ø Môi trường
Bước 2 - Xác định các tiêu chí đánh giá

• Tiêu chí về chi phí bao gồm:


ØChi phí đất đai

ØChi phí nhân công

ØChi phí vận tải

ØƯu đãi thuế

ØƯu đãi tài chính


Bước 2 - Xác định các tiêu chí đánh giá

• Tiêu chí về nguồn nhân lực bao gồm:


ØNguồn nhân lực có sẵn

ØNăng suất của nhân công

ØKỹ năng của nhân công

• Tiêu chí về cơ sở hạ tầng bao gồm:


ØĐiện, nước, đường, viễn thông

ØKhoảng cách đến các cảng


Bước 2 - Xác định các tiêu chí đánh giá

• Tiêu chí về thị trường bao gồm:


ØKhoảng cách đến nhà cung cấp và khách hàng mục
tiêu
ØThời gian hoàn thành đơn hàng

• Tiêu chí về vĩ mô bao gồm:


ØQuy hoạch xây dựng
ØỔn định của chính trị và an ninh
ØChính sách hỗ trợ của nhà nước.
Bước 2 - Xác định các tiêu chí đánh giá

• Tiêu chí về môi trường bao gồm:


ØThời tiết

ØKhoảng cách đến khu dân cư


Bước 2 - Xác định các tiêu chí đánh giá

• Ở ví dụ này, các tiêu chí đánh giá có thể được


dùng bao gồm:
ØNăng suất lao động

ØCơ sở hạ tầng

ØChính sách của chính phủ


Bước 3 - Phân bổ trọng số cho các tiêu
chí

• Phân bổ trọng số cho Lập bảng ma trận các tiêu chí

các tiêu chí bằng


So sánh mức độ quan trọng
phương pháp AHP. giữa các tiêu chí

• Bao gồm 4 bước sau


Tính trọng số cho các tiêu chí
đây:

Đánh giá sự phù hợp của các


trọng số
Bước 3.1 - Lập bảng ma trận các tiêu
chí

Năng suất Cơ sở hạ Chính sách


lao động tầng của chính phủ
Năng suất
lao động
Cơ sở hạ
tầng
Chính sách
của chính
phủ
Bước 3.2 - Đánh giá mức độ quan trọng
giữa các tiêu chí
• Tiến hành so sánh mức độ quan trọng giữa từng cặp
tiêu chí theo thang điểm 1-9 theo hàng ngang. Cụ thể,
ở ví dụ trên:
Ø Tiêu chí “Năng suất lao động” quan trọng hơn “Cơ sở
hạ tầng” và “Chính sách của chính phủ” lần lượt là 2 lần
và 3 lần.
Ø Tiêu chí “Cơ sở hạ tầng” quan trọng hơn “Chính sách
của chính phủ” gấp 2 lần
• Sau đó tính tổng điểm theo cột.
Bước 3.2 - So sánh mức độ quan trọng
giữa các tiêu chí

• Xét mức độ quan trọng giữa các trọng số theo hàng ngang

1A 2 3

1/2 B 1 2

1/3 C 1/2 1

1.83 D 3.5 6
Bước 3.3 - Tính trọng số cho các tiêu
chí

• Tính phần trăm cho mỗi ô bằng cách chia ô đó


cho tổng điểm theo hàng dọc.
• Sau đó, tính trung bình kết quả phần trăm vừa
tìm được theo hàng ngang để ra kết quả trọng
số cho mỗi tiêu chí
Bước 3.3 - Tính trọng số cho các tiêu
chí

(Tính trung bình)

0.55 0.57 0.5 0.54


=A/D

0.27 0.29 0.33 0.30


=B/D

0.18 0.14 0.17 0.16


=C/D

1.83 3.50 6.00 1


Bước 3.4 - Đánh giá sự phù hợp của
các trọng số

• Dùng chỉ số CR (Consistence rate) để đánh giá


sự phù hợp của các trọng số ban đầu. Cụ thể:
Ø Nếu: CR <0.1, các trọng số là phù hợp và có
thể sử dụng.
Ø Nếu CR>0.1, các trọng số không phù hợp và
phải tiến hành lại “Bước 3.2 - Đánh giá mức
độ quan trọng giữa các tiêu chí”
Bước 3.4 - Đánh giá sự phù hợp của
các trọng số

• Chỉ số CR được tính bằng công thức:


(� − �)
�� =
(� − 1) x RI
Ø � (Lambda) = Tính TỔNG của Trọng số mỗi tiêu
chí X Tổng điểm so sánh của tiêu chí đó với các
tiêu khác (Kết quả tổng điểm ở bước 3.2 - So
sánh) mức độ quan trọng giữa các tiêu chí
Bước 3.4 - Đánh giá sự phù hợp của
các trọng số

Ø n: Số lượng các tiêu chí =3(CS CP, CS hạ tầng, Năng suất lđ)

Ø RI (Random Index): Chỉ số ngẫu nhiên được


xác định dựa theo bảng bên dưới:

Số lượng các tiêu


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
chí
RI 0 0 0.52 0.9 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49
Bước 3.4 - Đánh giá sự phù hợp của
các trọng số

• Tiếp tục ví dụ trên, chỉ số CR sẽ là:


(0.54x1.83 + 0.3x3.5 + 0.16x6) − 3
�� =
(3 − 1) x 0.52
�� = 0.011 < 0.1

Các trọng số phù hợp và có thể sử dụng

Chỉ tiêu “Năng suất lao động”, “cơ sở hạ tầng”, và


“chính sách của chính phủ” có trọng số lần lượt là
0.54, 0.3, và 0.16.
Bước 4 - Chấm điểm các vị trí tương
ứng với các tiêu chí

• Ở mỗi tiêu chí, tiến hành chấm điểm mỗi vị trí theo
thang điểm 5

• Để làm được phần này đòi hỏi doanh nghiệp phải thu
thập được minh chứng thực tế để chứng minh kết
quả chấm điểm.

• Dữ liệu dung để đánh giá bao gồm dữ liệu thứ cấp và


khảo sát các bên liên quan trong ngành.
Bước 4 - Chấm điểm các vị trí tương ứng
với các tiêu chí

• Tiếp tục ví dụ trên, kết quả thu thập từ các các dữ liệu
thứ cấp và khảo sát chuyên gia như sau:

Năng suất Cơ sở hạ Chính sách


lao động tầng của chính
phủ
Trọng số 54% 30% 16%
Bình Dương 5 4.5 4
Tây Ninh 3.5 4 4
Đồng Nai 4 4.3 4
Bước 5 - Lựa chọn vị trí đặt cơ sở vật
chất

• Tính tổng điểm của mỗi vị trí.

• Sau đó, lựa chọn ví trí có tổng điểm cao nhất.


Bước 5 - Lựa chọn vị trí đặt cơ sở vật
chất

• Tiếp tục ví dụ trên, tổng điểm của các vị trí là:

Bình Dương = 0.54x5 + 0.3x4.5 + 0.16x4 = 4.69

Tây Ninh = 0.54x3.5 + 0.3x4 + 0.16x4 = 3.73

Đồng Nai = 0.54x4 + 0.3x4.3 + 0.16x4 = 64.09

Vị trí được chọn để xây nhà máy là Bình Dương


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG
QUẢN TRỊ NHÀ KHO
Hệ thống quản lý kho hàng (WMS)

• Quản lý không gian kho: phân bổ hàng tồn kho theo


từng kho, và vị trí khác nhau.

• Theo dõi tồn kho: cho phép cập nhật số lượng và vị


trí hàng hóa tồn kho theo thời gian thực.

• Kiểm soát nhập-xuất kho: Thực hiện xuất nhập kho


hàng hóa thông qua công nghệ quét mã vạch, mã QR,
và RFID.

• Theo dõi đơn đặt hàng: Cập nhật thông tin đơn đặt
hàng để sắp xếp hàng hóa.
Hệ thống quản lý kho hàng (WMS)

• Quản lý vận chuyển: Quản lý lịch giao hàng của bộ phận


vận chuyển, cập nhật tình trạng giao hàng của từng đơn.

• Quản lý nhân sự: Giám sát và đánh giá hiệu quả làm
việc của nhân viên kho. Theo dõi quá trình xử lý công
việc của nhân viên thông qua dữ liệu lưu trữ trên hệ
thống.

• Quản lý kho bãi: cho phép quản lý nhiều kho trên cùng
một hệ thống. cách sắp xếp hàng hóa tại từng kho và
phân luồng xe để tối ưu nhà kho
Hệ thống quản lý kho hàng (WMS)

• Báo cáo: Hệ thống báo cáo chi tiết, cập nhật theo thời
gian thực cung cấp nguồn dữ liệu để quản lý phân
tích, đưa ra chiến lược xuất, nhập kho và phát hiện ra
các vấn đề để kịp thời xử lý.
Pick-by-vision

• Sửa dụng công nghệ Thực tế tăng cường -Augmented


reality (AR) - trong việc lấy hàng (picking) theo yêu cầu
của đơn hàng.

• Kính AR được kết nối với hệ thống WMS và thay thế


cho thiết bị quét mã thông thường.

• Nhân viên kho sẽ đeo kính AR và thực hiện theo hướng


dẫn từ hệ thống khi thực hiện việc lấy hàng trong kho.

• Hiện nay công nghệ này đang được sử dụng tại nhà
kho của Coca-Cola, Samsung, DHL.
Robot

• Robot tự động được hoạt động trên nền tảng IoT

• Ứng dụng trong quản trị nhà kho đang được sử dụng
tại các doanh nghiệp lớn như xe tự vận hành (AGV),
robot tự động lấy hàng.
ØAGV được Amazon, Tmall sử dụng trong việc lưu
trữ hàng hóa. Còn Vinamilk sử dụng trong việc xếp
dỡ hàng hóa.
ØOcado sử dụng robot tự động lấy các giỏ chứa hàng
hóa và đưa đến khu vực picking để sử lý đơn hàng.
Cobot

• Robot cộng tác - Collaborate robot (cobot) – là loại


robot có thể làm việc chung với con người, khác với
robot truyền thống mà phải tách biệt với con người
khi vận hành.

• Cobot tự động được hoạt động dựa trên nền tảng IoT

• Hiện nay cobot đang được nghiên cứu và phát triển


nhằm thực hiện việc lấy hàng theo yêu cầu của đơn
hàng trong các nhà kho và trung tâm fulfillment.

You might also like