You are on page 1of 10

I.

Cơ sở lý thuyết

Dạng 1: Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng

1.1. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turns)


a. Khái niệm

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ
số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán (Costs of goods sold) chia cho
bình quân tổng giá trị hàng tồn kho (Average aggregate value of inventory).

b. Công thức

Inventory Turns =

Trong đó:
Hàng tồn kho (Inventory turns) tính đến đối tượng là tất cả mặt hàng được lưu dưới dạng tồn
kho như nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Giá vốn hàng bán (Costs of goods sold) chỉ tính đến đối tượng là thành phẩm (finished
product), là giá trị của hàng hóa về mặt chi phí, không phải là giá bán cuối cùng (vì giá bán có
thể bao gồm sự tăng/giảm giá từ doanh nghiệp).
Average aggregate value of inventory =

1.2. Số ngày cung hàng tồn kho (Days Of Supply)

a. Khái niệm
Số ngày cung hàng tồn kho là số ngày (hoặc số tuần) mà hàng tồn kho luôn sẵn có. Chỉ số
này được tính bằng cách lấy tổng giá trị hàng tồn kho trung bình chia cho giá vốn hàng bán theo
ngày (hoặc theo tuần).

b. Công thức

Day of supply =

Trong đó:
Giá vốn hàng bán (Costs of goods sold) chỉ tính đến đối tượng là thành phẩm (finished
product), là giá trị của hàng hóa về mặt chi phí, không phải là giá bán cuối cùng (vì giá bán có
thể bao gồm sự tăng/giảm giá từ doanh nghiệp).
Average aggregate value of inventory = Σ(average inventory item i)×(unit value item i)
1.3. Tỷ lệ đơn hàng thực hiện (Fill Rate)

a. Khái niệm
Tỷ lệ đơn hàng thực hiện là % đơn hàng từ khách hàng được hoàn thành bởi trung tâm phân
phối (hoặc kho hàng) của nhà cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1
ngày).

Dạng 2: Lựa chọn nhà cung cấp

Dạng 3: Bài toán vận tải

Dạng 4: Dự báo nhu cầu (định lượng)

4.1. Phương pháp Moving average (bình quân di động giản đơn)
Mức dự báo bằng mức cầu thực tế bình quân của một số ít các giai đoạn ngay trước đó.
Theo phương pháp này thì nhu cầu của các giai đoạn đều có trọng số như nhau.
Công thức tổng quát của phương pháp này như sau:

Trong đó:
Di: cầu thực tế giai đoạn i
n: số giai đoạn quan sát

4.2. Phương pháp Weighted Moving average (bình quân di động có trọng số)
Trong phương pháp bình quân di động, chúng ta xem vai trò của các số liệu trong quá khứ
là như nhau. Trong thực tế, đôi khi các số liệu này có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả dự báo,
vì vậy người ta sẽ sử dụng trọng số để phân biệt mức độ ảnh hưởng của các số liệu quá khứ.
Trọng số là các con số được gán cho các số liệu quá khứ để chỉ ra mức độ quan trọng của chúng
ảnh hưởng đến kết quả dự báo (sử dụng các trọng số để nhấn mạnh độ quan trọng của các số
liệu gần nhất).
Công thức tổng quát của phương pháp này như sau:

=
Trong đó:
Di: Cầu thực tế giai đoạn i
Wi: Trọng số của giai đoạn i (0% < Wi < 100%)
n: Số giai đoạn quan sát
=1

4.3. Phương pháp Exponential smoothing (San bằng mũ)


* San bằng số mũ giản đơn
Về mặt kỹ thuật, phương pháp này dựa vào số bình quân di động nhưng nó cần rất ít các
số liệu trong quá khứ. Với mỗi sản phẩm, chỉ cần lưu lại mức bán hàng thực tế ở kỳ trước và
mức dự báo của kì trước. Theo phương pháp này ta có công thức tính nhu cầu trong tương lai
như sau:
= + (1- )
Trong đó:
: Dự báo nhu cầu giai đoạn kế tiếp giai đoạn t
Dt: Cầu thực tế giai đoạn t
Ft: Dự báo nhu cầu trước đó của giai đoạn t
n: số giai đoạn quan sát
: hệ số quan sát bằng số mũ
α phản ánh trọng số được gán cho dữ liệu nhu cầu gần nhất của khách hàng.

4.4. San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng (Adjusted Exponential smoothing)


Phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể hiện rõ xu hướng biến động, vì vậy, ta
cần sử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng sau khi đã nhận được kết quả của cách trên. Các
bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Tính hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t+1 theo công thức:

= ( - ) + (1-
Trong đó:
: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t+1
Tt: Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t
: Hệ số điều chỉnh xu hướng

: Dự báo theo san bằng mũ giản đơn cho giai đoạn t+1
Ft: Dự báo theo san bằng mũ giản đơn giai đoạn t
Bước 2: Dự báo nhu cầu theo xu hướng cho giai đoạn t+1

A = +

4.5. Phương pháp Linear Trend Line (Đường xu hướng tuyến tính)
Phương trình dự báo có dạng:
y = a +bx
Trong đó:
a: Đoạn cắt trục tung trên đồ thị (tại giai đoạn 0)
b: Độ dốc của đường hồi quy
x: khoảng thời gian
y: trị số của biến phụ thuộc hay mức cầu dự báo nhu cầu cho giai đoạn x
Các tham số của phương trình dự báo được tính như sau:

b=
a= –b
Trong đó:
n: số giai đoạn

= : trung bình của các giá trị x

= : trung bình của các giá trị y

II. Áp dụng tính toán

Dạng 1: Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng


Bài 1: Công ty xe máy A sản xuất xe máy. Năm ngoái giá vốn hàng bán là 500
triệu. Công ty có giá trị trung bình của nguyên liệu sản xuất và phụ tùng sản phẩm dở
dang và thành phẩm tồn kho:
Vật liệu sản xuất và các bộ phận 4,800,000
Quá trình làm 19,500,000
Thành phẩm 14,400,000
Giá trị tổng hợp trung bình của hàng tồn kho 38,700,000
Công ty muốn biết vòng quay hàng tồn kho và số ngày cung cấp hàng tồn kho.
Giải

Vòng quay hàng tồn kho = = = 12.9 vòng

Ngày cung cấp = = = 28.2 ngày

Bài 2: Một công ty sản xuất có số lượng nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang và
thành phẩm tồn kho trung bình như sau tại bất kì thời điểm nào trong quá khứ.
Giá vốn bán hàng năm ngoái là 3.3 triệu $ và hoạt động 365 ngày
Xác định vòng quay hàng tồn của công ty
Nguyên liệu Trung bình hàng tồn Đơn giá
1 140 27.50
2 70 20.00
3 200 10.50
4 93 30.20
Sản phẩm dở dang
5 45 180,00
6 65 225,20
Thành phẩm
7 30 580,00
8 35 970,00
9 19 620,00

Giải
Giá trị tổng hợp trung bình hàng tồn kho là:
Nguyên liệu thô: 140 x 27.5 = 3,850 $
70 x 20 = 1,400 $
200 x 10.5 = 2,100 $
93 x 30.2 = 2,808,6 $
Sản phẩm dở dang: 45 x 180 = 8,100 $
65 x 225,2 = 14,638 $
Thành phẩm: 30 x 580 = 17,400 $
35 x 970 = 33,950 $
19 x 620 = 11,780 $
=> Tổng = 96,026.6 $

Vòng quay hàng tồn = = = 34.4 vòng

Ngày cung cấp = = = 10.6 ngày


Dạng 2: Lựa chọn nhà cung cấp
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường biển
Thang đo mức độ hài lòng
Thang đo Mức độ
0-5 Loại
5-6 Không hài lòng
6-7 Khá hài lòng
7-9 Hài lòng
9-10 Rất hài lòng

Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá

STT Tiêu chí Nội dung

A Phi giá Tiêu chí về mặt kỹ thuật

1 Năng lực đội tàu Quy mô và chất lượng đội tàu


Đảm bảo về chất lượng và số lượng hàng
2 Độ an toàn
hóa
Khả năng đảm bảo thời Đảm bảo vận chuyển nhanh, đúng lịch
3
gian trình
Cung cấp nhiều dịch vụ như khai báo hải
4 Các dịch vụ kèm theo
quan, vận chuyển đường bộ, kho CFS,…
Số năm kinh nghiệm nhà cung cấp trong
5 Kinh nghiệm
linh vực vận tải biển
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
6 Công nghệ thông tin
như: tracking & tracing, ERP, ..
Đảm bảo bồi thường giá trị hàng thiệt hại
Chính sách bảo hiểm và
7 theo giá thị trường, chính sách bảo hiểm
bồi thường
đầy đủ rõ ràng theo từng đối tượng
Chất lượng nguồn nhân Trình độ chuyên môn của nhân viên của
8
lực nhà cung cấp
Mức độ hài lòng của các khách hàng trước
9 Phản hồi khách hàng
đó đối với nhà cung cấp
10 Thủ tục giao nhận Quy trình giao nhận rõ ràng, nhanh chóng

11 Thị phần Tỷ lệ khách hàng và tỷ lệ số tuyến phục vụ

B Giá Tiêu chí về chi phí

1 Cước phí Giá cả dịch vụ vận tải hàng hóa


Giá các phụ phí phát sinh trong chuyến đi
2 Phụ phí phát sinh như: phụ phí bến cảng, phụ phí xếp dỡ tại
cảng, phí bảo vệ môi trường, …
Giá cả các dịch vụ vận tải đường bộ, khai
3 Giá các dịch vụ kèm theo
báo hải quan, lưu kho, …

Bảng đánh giá điểm cho tiêu chí phi giá - Nhà cung cấp 1
Tiêu chí Tỷ lệ Điểm Lý do Trọng số
1 10% 5 Quy mô đội tàu không lớn 0.5
2 15% 7 Tỷ lệ hư hại hàng hóa thấp 1.05
3 10% 9 Giao hàng đúng thời gian 0.9
4 2% 5 Dịch vụ kèm theo hạn chế 0.1
5 5% 3 Kinh nghiệm thấp 0.15
6 7% 6 Ứng dụng công nghệ thông tin còn khá thấp 0.42
7 5% 9 Bảo hiểm và bồi thường đúng thỏa thuận 0.45
8 4% 5 Trình độ chuyên môn của nhân viên kém 0.2
9 6% 4 Tỷ̉ lệ khách hàng không hài lòng chiếm đa số 0.24
10 3% 7 Quy trình giao nhận nhanh chóng 0.21
11 3% 4 Số tuyến phục vụ thấp 0.12
Tổng trọng số 4.34

Dạng 3: Bài toán vận tải


Công ty Lego có 3 phân xưởng 1,2,3 để cung cấp cho 3 cửa hàng A, B, C. Công
suất phân xưởng, nhu cầu ở các cửa hàng và giá thành vận chuyển trên đơn vị đồng được
ghi ở bảng sau:
Công suất
Cửa hàng A Cửa hàng B Cửa hàng C
phân xưởng
Phân xưởng 1 9 14 12 200
Phân xưởng 2 11 10 6 350
Phân xưởng 3 12 8 15 250
Nhu cầu của cửa hàng 250 150 400
Hãy tính số lượng vận chuyển trong 1 tháng mà mỗi phân xưởng nên cung cấp cho
các cửa hàng để chi phí vận chuyển là tối thiểu?
Giải

Vậy
Phân xưởng 1 nên vận chuyển 150 lượng hàng để cung cấp cho cửa hàng A và vận
chuyển 50 lượng hàng cho cửa hàng C
Phân xưởng 2 nên vận chuyển 350 lượng hàng cho cửa hàng C
Phân xưởng 3 nên vận chuyển 100 lượng hàng cho cửa hàng A và 150 lượng hàng
cho cửa hàng B.

Dạng 4: Bài toán dự báo nhu cầu


Dự báo nhu cầu của khách hàng cho sản phẩm A. Thống kê trong năm 2023, có số liệu
về lượng tiêu thụ từng giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11

Lượng tiêu Lượng tiêu Lượng tiêu


Tháng Tháng Tháng
thụ (sp) thụ (sp) thụ (sp)
1 50 5 60 9 68
2 55 6 62 10 70
3 58 7 66 11 74
4 57 8 67

Phương pháp 1: Bình quân di động 5 tháng giản đơn cho 1 tháng tiếp theo
Lượng tiêu thụ dự báo
Tháng
(sp)
12 70,6

Phương pháp 2: Bình quân di dộng 3 tháng có trọng số cho 1 tháng tiếp theo với trọng số lần
lượt là 20%; 30%; 50%
Dự báo tháng
Tháng Trọng số
12 (sp)
9 20%
10 30% 71,6
11 50%

Phương pháp 3: San bằng số mũ giản đơn cho 1 tháng tiếp theo với alpha= 0,5
Lượng tiêu thụ
Tháng
dự báo(sp)
12 71,13

Phương pháp 4: San bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng cho 1 tháng tiếp theo với alpha= 0,5;
Beta= 0,3
Lượng tiêu
T hiệu
Tháng thụ dự
chỉnh
báo(sp)
12 2.14 73.26

Phương pháp 5: đường xu hướng tuyến tính cho 1 tháng tiếp theo
Lượng
Tháng
STT tiêu thụ X*Y Xtb Ytb X^2tb Xytb
X
Y
1 1 50 50 1 6 62.45 46.00 396.1818182
2 2 55 110 4
3 3 58 174 9
4 4 57 228 16
5 5 60 300 25
6 6 62 372 36
7 7 66 462 49
8 8 67 536 64
9 9 68 612 81
10 10 70 700 100
11 11 74 814 121
Tổng 66 687 4358 506

= = =6

= = = 62.45

B= = 2.145
A= = 49.58

= a + bx = 49.58 + 2.145*12 = 75.32

You might also like