You are on page 1of 20

1.

Phân tích các đặc điểm của sản phẩm vận tải
• Sản phẩm vận tải là khối lượng hàng hóa (hành khách) chuyên chở
được, hay khối lượng hàng hóa (hành khách) vận chuyển được trên
những cự ly nhất định (Lượng luân chuyển).
• Chỉ tiêu đánh giá:
• Khối lượng vận chuyển Q [T], [HK]
• Lượng luân chuyển P [T.km], [HK.km]
• Tính vô hình
• Khách hàng khó hình dung
• Khách hàng khó đánh giá chất lượng
• Khách hàng không có điều kiện thử trước
• Tính đồng nhất giữa cung cấp và tiêu thụ
• Khách hàng phải có mặt để hưởng dịch vụ
• Khách hàng phải đến địa điểm cung cấp
• Không tạo ra sản phẩm mới
• Tính không đồng đều về chất lượng
• Khó cung cấp hàng loạt, tập trung sản xuất
• Khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống nhất
• Khó đảm bảo tính đồng đều của dịch vụ do yếu tố: con người
• Tính không dự trữ được
• Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian nó cung cấp
• Khó cân bằng cung - cầu dịch vụ
• Tính không chuyển quyền sở hữu được
• Nhà phân phối chỉ là trung gian, không có vai trò sở hữu
2. Phân tích các tác nghiệp của vận tải hàng hóa
• Tác nghiệp xếp hàng
• Chuẩn bị hàng tại nơi giao hàng bao gồm: Phân loại, đóng gói
hàng hóa; phân hàng hóa theo luồng tuyến và theo người nhận
hàng
• Xếp hàng lên phương tiện bao gồm: Cân, đong, đo, đếm hàng
hóa; kiểm định hàng hóa; chằng buộc hàng và định vị hàng hóa
• Hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết để giao nhận hàng hóa
trong quá trình vận tải
• Tác nghiệp di chuyển
• Lựa chọn phương tiện phù hợp với loại hàng và khối lượng hàng
• Lập hành trình vận chuyển
• Đảm bảo an toàn trong vận chuyển HH bao gồm: cho PTVT; lái
xe; hàng hóa; các công trình trên đường và cho các PT cùng tham
gia giao thông trên đường
• Bản thân quá trình di chuyển HH được đặc trưng bởi VT kỹ thuật
của PT; tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo theo thời gian biểu và
biểu đồ vận hành; đảm bảo chất lượng vận tải
• Công tác cung cấp nguyên, nhiên liệu cho quá trình vận tải như:
Xăng, diezen, dầu mỡ.
• Công tác đảm bảo tình trạng kỹ thuật của phương tiện để phục
vụ cho quá trình vận tải.
• Tác nghiệp dỡ hàng
• Tìm hiểu địa điểm dỡ hàng bao gồm điều kiện đường sá; kho bãi;
phương tiện xếp dỡ; điều kiện làm việc nơi dỡ hàng
• Xác định khối lượng hàng, tỷ lệ và khối lượng hàng hóa hao hụt
• Dỡ hàng: Tháo hàng, chằng buộc, bạt thùng xe, dỡ hàng
• Lập hóa đơn giao hàng.
3. Phân tích các tác nghiệp của vận tải hành khách
• Tác nghiệp khách lên xe tại bến đầu:
• Đưa xe vào vị trí xếp khách tại bến xe (điểm đầu)
• Bán vé và thông báo cho hành khách về thời gian, lịch trình xe
chạy…
• Khách lên xe; sắp xếp hành lý, hàng hóa của hành khách trên xe
và ổn định chỗ ngồi của hành khách.
• Tác nghiệp vận chuyển:
Giống như vận tải hàng hóa, tuy nhiên yếu tố an toàn vận chuyển được
đặt ra rất chặt chẽ. Ngoài ra đối với vận tải hành khách cũng thường
xảy ra các việc sau đây: Các điểm dừng đỗ dọc đường để phục vụ cho
hành khách lên xuống, ăn nghỉ và giải quyết các nhu cầu cá nhân. Các
điểm dừng đỗ đối với vận tải ô tô bao gồm các điểm dừng kỹ thuật và
các điểm dừng thông thường khác.
• Tác nghiệp khách xuống xe ở bến cuối:
Đưa xe vào vị trí trả khách trong bến (điểm cuối); xem xét hành lý và
hàng hóa của khách (nếu có); khách xuống xe.
4. Phân tích các bước lập hành trình vận chuyển hành khách/hàng hóa bằng
đường bộ
a. Hàng hóa khối lượng lớn
• Bước 1: Tìm đường đi ngắn nhất giữa các điểm hàng trên mạng
lưới giao thông
• Bước 2: Xây dựng phương án phân phối hàng hóa tối ưu giữa các
điểm giao nhận hàng
• Bước 3: Xác định phương án điều xe rỗng tối ưu
• Bước 4: Lựa chọn hệ thống hành trình vận chuyển hợp lý
• Bước 5: Bố trí hành trình theo các đơn vị vận tải ô tô
b. Hàng hóa lẻ
• HỆ THỐNG KÍN
• Điểm giao hàng = 1; Điểm nhận hàng = n với hành trình phân
phối
• Điểm nhận hàng =1; Điểm giao hàng = n với hành trình thu thập
Khối lượng thực tế mà xe chở được = q.ɣ

• Phân phối

• Thu thập
• Trong trường hợp này nội dung gồm 4 bước:
• Bước 1: Tìm đường đi ngắn nhất giữa các điểm hàng trên
mạng lưới giao thông
• Bước 2: Nhóm các điểm hàng vào 1 hành trình vận chuyển
• Bước 3: Sắp xếp trình tự các điểm hàng trong 1 hành trình
vận chuyển hợp lý
• Bước 4: Bố trí hành trình theo đơn vị vận tải ô tô
• HỆ THỐNG MỞ
• Điểm giao hàng > 1; Điểm nhận hàng = n với hành trình phân
phối
• Điểm nhận hàng > 1; Điểm giao hàng = n với hành trình thu thập
Khối lượng thực tế mà xe chở được = q.ɣ
• Trong trường hợp này nội dung gồm 5 bước:
• Bước 1: Tìm đường đi ngắn nhất giữa các điểm hàng trên
mạng lưới giao thông
• Bước 2: Xác định phương án phân phối hàng hóa tối ưu
giữa các điểm giao nhận hàng
• Bước 3: Nhóm các điểm hàng vào 1 hành trình vận chuyển
• Bước 4: Sắp xếp trình tự các điểm hàng trong 1 hành trình
vận chuyển hợp lý
• Bước 5: Bố trí hành trình theo đơn vị vận tải ô tô
c. Hành khách
5. Nêu các loại hành trình vận chuyển hàng hóa và ưu nhược điểm
• Hành trình con thoi: Hành trình con thoi là hành trình vận chuyển
hàng hoá mà phương tiện vận chuyển giữa hai điểm trên cùng một trục.
Hành trình con thoi lại có ba loại
• Con thoi có hàng 1 chiều
• Trên tuyến AB xe xếp hàng ở điểm A, vận chuyển hàng
đến B, dỡ hàng tại B sau đó xe chạy rỗng (không có hàng)
về B



• Với hành trình con thoi có hàng một chiều không sử dụng
hết công suất của phương tiện cho nên hiệu quả sử dụng
phương tiện thấp. Một số trường hợp sử dụng loại hành
trình này như: vận chuyển hàng hóa bằng xe chuyên dùng.
xe ben; hàng hóa chỉ có 1 chiều vận chuyển hàng cấp bách
về thời gian
• Con thoi có hàng 2 chiều
• Trên tuyến AB xe xếp hàng tại A, vận chuyển hàng đến B,
sau đó dỡ hàng tại B và xếp loại hàng hóa khác lên xe, tiếp
tục vận chuyển hàng về A, dỡ hàng và kết thúc hành trình
vận chuyển. Trên hành trình này xe chạy cả 2 chiều đều có
hàng. Đây là loại hành trình hợp lý nhất năng suất vận
chuyển cao nhất



• Con thoi một phần đường về có hàng
• Trên tuyến AB Chiều đi xe xếp hàng tại điểm A, vận
chuyển hàng đến B, dỡ hàng. Chiều về có các trường hợp
sau: xe xếp hàng tại B, vận chuyển hàng đến điểm C trên
đường về, dỡ hàng tại C; xe chạy không hàng đến C, xếp
hàng tại C, vận chuyển hàng đến A, dỡ hàng; xe chạy
không hàng đến C, xếp hàng, vận chuyển đến điểm D.


• So sánh: So sánh 3 loại hình trình con thoi trên ta thấy loại hành
trình con thoi có hàng 2 chiều có hệ số sử dụng quãng đường cao
nhất, là loại hành trình có năng suất cao nhất. Loại hành trình con
thoi có hàng 1 chiều có hệ số sử dụng quãng đường thấp nhất nên
năng suất thấp nhất.
• Hành trình đường vòng: Nếu có nhiều điểm giao nhận hàng hóa trên
một đường mà xe chạy tạo thành một đường khép kín gọi là hành trình
kiểu đường vòng. Do vị trí tương đối của các phương hướng vận tải
khác nhau nên hành trình đường vòng cũng có nhiều dạng khác nhau
• Đường vòng giản đơn.
• Trong hành trình chung dùng hành trình đường tròn giản
đơn, hệ số sử dụng quãng đường biến động trong phạm vi
rất lớn. Khi chạy kiểu đường vòng, nếu hệ số sử dụng
quãng đường beta < 0,5 thì nên dùng kiểu con thoi một
chiều có lợi hơn. Trái lại, nếu như nhiều hành trình con
thoi có thể dùng một hành trình đường vòng để thay thế
mà nâng cao được hệ số beta thì nên dùng kiểu đường vòng
để thay thế


• Đường vòng kiểu thu thập, phân phối.
• Thu thập, phân phối là một dạng đường vòng, trên đường
vòng này có nhiều điểm xếp hoặc dỡ hàng như thu thập
hoặc phân phát bưu kiện thực phẩm.
• Khi thực hiện hành trình thu thập phân phối phải xem xét
đến yêu cầu của quá trình vận tải và hiệu quả của nó. Để
hoàn thành cùng một công việc nếu như chọn hành trình
kiểu con thoi thì làm cho năng suất thấp, tuy rằng việc sử
dụng trọng tải của xe có cao hơn kiểu hành trình thu thập
phân phối. Điều này chứng minh một cách rõ ràng rằng
việc chọn hành trình chạy xe hợp lý là hết sức quan trọng.
Tuy rằng khi dùng hành trình thu thập phân phối không có
thể đảm bảo sử dụng hợp lý trọng tải xe nhưng khi lượng
hàng nhỏ lại không có xe trọng tải nhỏ và rất nhỏ và khi
hành trình có hình dạng đặc biệt cần dùng hành trình kiểu
thu thập phân phối
6. Giải thích công thức
- Trọng lượng của phương tiện
+ GK: Trọng lượng khô (không có dầu mỡ, không có nhiên liệu…)
+ Gư: Trọng lượng ướt (trọng lượng của xe khi đầy dầu mỡ và nhiên liệu)
+ GB: Trọng lượng bản thân xe (trọng lượng xe có trang thiết bị)
+ q: Trọng tải thiết kế của xe
+ GTB: Trọng lượng toàn bộ (trọng lượng bản thân & trọng tải thiết kế xe)
+ GT: Trọng lượng đè lên cầu trước
+ GS: Trọng lượng đè lên cầu sau
- Hệ số sử dụng trọng lượng: ηTL =

-
- Tổng số phương tiện có trong danh sách
AC = Ahoạt động + ABDSC + AK
AK: Xe tốt nhưng nằm chờ
- Số lượng xe trung bình trong năm
𝐴(𝐶).𝐷(𝐿)+𝐴(𝑡).𝐷(𝑡)−𝐴(𝐵).𝐷(𝐵)
A=
𝐷(𝐿)
- Hệ số ngày xe tốt
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝑇) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶)−𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐵𝐷𝑆𝐶)
αT = =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶)

- Hệ số ngày xe vận doanh


𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝑣𝑑)
αVD =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶)

DL: số ngày trong kì theo lịch (thường là 360)


At: số lượng xe bổ sung trong kì
Dt: số ngày của lượng xe bổ sung trong kì
Ab: số lượng xe bớt đi trong kì
Db: số ngày của lượng xe bớt đi trong kì

TRỌNG TẢI
Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh (điều phối xếp hàng tốt hay chưa, xây dựng giá thành)
𝑞(𝑇𝑇)
γT =
𝑞(𝑇𝐾)

qTT: thực tế
qTK: thiết kế
Trong Z chuyến, ta có hệ số trọng tải tĩnh trung bình
∑𝑍(𝑖)∗𝑞(𝑇𝑇𝑖)
γT =
∑𝑍(𝑖)∗𝑞(𝑖)
Hệ số sử dụng trọng tải động
𝑃(𝑇𝑇)
γd =
𝑃(𝑇𝐾)

P: Lượng luân chuyển (tấn.km)

QUÃNG ĐƯỜNG

- Quãng đường chạy xe có hàng: Lch


- Quãng đường chạy xe không có hàng: Lkh
- Quãng đường huy động (không hàng, không nằm trong quá trình vận
chuyển, VD như quãng đường chạy từ nhà xe tới bến xe để đón khách): Lhđ
- Quãng đường chạy xe chung: Lchg

Lchg = Lch + Lkh + Lhđ


- Hệ số sử dụng quãng đường
𝐿(𝑐ℎ)
β=
𝐿(𝑐ℎ𝑔)

- Quãng đường xe chạy ngày đêm (Lngđ)


Lngđ = TH × VK

TỐC ĐỘ
- Tốc độ kết cấu: NSX chế tạo
- Tốc độ giới hạn cho phép
- Tốc độ kỹ thuật
∑𝐿(𝑐ℎ𝑔)
VT =
𝑇 (𝐿𝐵)
- Tốc độ lữ hành (hành khách quan tâm)
∑𝐿(𝑐ℎ𝑔)
VLH = ( )
𝑇 𝐿𝐵 +𝑇(𝑑đ)
- Tốc độ khai thác
∑𝐿(𝑐ℎ𝑔)
VK = ( ) ( )
𝑇 𝐿𝐵 +𝑇 𝑑đ +𝑇(𝐷𝐶)
TLB: lăn bánh (xe chạy, kể cả huy động, có hàng, ko hàng)
Tdđ: dừng đỗ
TDC: đầu cuối (xếp hàng, dỡ hàng)
THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA PHƯƠNG TIỆN
- TG xếp dỡ hàng hóa
∑𝑍(𝑐 )∗𝑡(𝑥𝑑)
Txd =
∑𝑍(𝑐)
- TG chuyến xe, vòng xe
- TG làm việc trong ngày
- Chuyến xe, quãng đường xe chạy trong một chuyến, khoảng cách vận
chuyến
𝐿(𝑐ℎ) 𝐿(𝑐ℎ)+𝑉 (𝑇 )∗𝛽∗𝑡(𝑥𝑑)
tch = + txd =
𝑉(𝑇) 𝑉(𝑇 )∗𝛽
(Vế đầu là đều có hàng, vế sau có đoạn không có hàng)
- Số chuyến xe chạy trong ngày
𝑇(𝐻) 𝑇 (𝐻)∗𝑉 (𝑇 )∗𝛽
ZCH = = ( ) ( )
𝑡(𝑐ℎ) 𝐿 𝑐ℎ +𝑉 𝑇 ∗𝛽∗𝑡(𝑥𝑑)
7. Cách tính chi phí vận tải, khấu hao, lương, nhiên liệu
BÀI TẬP MẪU
Một doanh nghiệp đầu năm có 400 chiếc xe, ngày 30/03 bán 10 chiếc, ngày
01/07 mua thêm 20 chiếc, ngày 30/09 bán 40 chiếc. Tính số xe trung bình có
trong năm
30/03 => còn 9 tháng
01/07 => còn 6 tháng
30/09 => còn 3 tháng
Số lượng xe trung bình trong năm
𝐴(𝐶).𝐷(𝐿)+𝐴(𝑡).𝐷(𝑡)−𝐴(𝐵).𝐷(𝐵) 400×360−10×9×30+20×6×30−40×3×30
A= = = 392,5
𝐷(𝐿) 360

Công ty A đầu tư phương tiện trên tuyến HCM – Đà Lạt có cự ly tuyến là


300km, thời gian 1 chuyến xe là 6 giờ, giá vé đề xuất là 350.000đ/vé, số lượng
chuyến hoạt động trong ngày là 03 chuyến/01 xe. Với số lượng phương tiện là
10 chiếc xe 45 chỗ có giá lăn bánh là 1.500.000.000đ/01 xe, với số lượng xe hoạt
động trên tuyến là 08 xe, lương lái xe là 9.000.000đ/tháng, mức đóng BHXH
doanh nghiệp theo như luật hiện hành là 20%. Chi phí bảo dưỡng sửa chữa là
1000đ/km, định mức của xe là 28L/100km. Với đơn giá đầu là 26.000đ/L. Đơn
giá một lốp xe là 2.800.000 đồng với định ngạch là 80.000 km, được biết 1 xe có
6 lốp. Đơn giá 1 bình điện là 3.200.000đ với thời gian sử dụng là 2 năm, 1 xe cần
2 bình điện để có thể hoạt động được. Trong năm có 20 ngày ngưng hoạt động
do thời tiết, 17 ngày bảo dưỡng sửa chữa.
A. Tính số ngày xe tốt
360 – 17 = 343 (ngày)

B. Tính hệ số vận doanh


∑𝐴𝐷(𝑣𝑑) 360−20−17
αVD = = = 0,8972
∑𝐴𝐷(𝐶) 360

C. Hệ số xe tốt
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝑇) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶)−𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐵𝐷𝑆𝐶) 360−17
αT = = = = 0,9528
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶) 360
D. Tính chi phí vận doanh bình quân của 1 phương tiện/ngày. Với trường
hợp xe hoạt động đủ 360 ngày trong năm, và chi phí quản lý bằng 8%
tổng chi phí đã nêu trên, bỏ qua các chi phí không có thông số được nêu
ở trên. Thời gian khấu hao phương tiện là 10 năm.
- Lương + BHXH
9.000.000 x (100%+20%) = 10.800.000 (đ/tháng) => 360.000 (đ/ngày)
- Nhiên liệu
28 x 3 x 3 x 26.000 = 6.552.000 (đ/ngày)
- Bảo dưỡng
1.000 x 300 x 3 = 900.000 (đ/ngày)
- Khấu hao
1.500.000.000
= 416.667 (đ/ngày)
10 × 360
- Lốp xe
2.800.000 ×6
= 189.000 (đ/ngày)
80.000∶(300 ×3)
- Bình điện
3.200.000 ×2
= 8.888 (đ/ngày)
360 ×2

 Tổng chi phí nêu trên: 8.426.556 (đồng/xe/ngày)


 Tổng chi phí kể cả chi phí quản lý: 8.426.556 x (100% + 8%) = 9.100.679
(đồng/xe/ngày)  3.033.560 (đồng/chuyến/ngày)
3.033.560
 Cần = 8,66 => 9 người để hòa vốn
350.000
Công ty A có chi phí đầu từ phương tiện là 3.800.000 đồng/01 xe, lương lái xe
là 21.000.000 đồng/tháng. Chi phí bảo dưỡng sửa chữa là 2.350 đ/km, định mức
dầu của xe là 29L/km, đơn giá dầu là 26.000 đ/L. Đơn giá 1 lốp xe là 2.800.000
đ với định ngạch là 55.000 km, 1 xe có 6 lốp. Đơn giá 1 bình điện là 3.500.000 đ
với thời gian sử dụng là 18 tháng, 1 xe cần 2 bình điện để có thể hoạt động được.
Trong 1 năm hoạt động, phương tiện A có 37 ngày ngưng hoạt động do thời
tiết, 43 ngày bảo dưỡng sửa chữa, số ngày xe hoạt động trong năm là 365. Chi
phí quản lý bằng 15% tổng chi phí đã nêu trên, bỏ qua các chi phí không có
thông số được nêu ở trên. Thời gian khấu hao phương tiện là 10 năm
A/ Tính số ngày xe tốt phương tiện A, hệ số ngày xe tốt phương tiện A
Số ngày xe tốt: 365 – 43 = 322 (ngày)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝑇) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶)−𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐵𝐷𝑆𝐶) 322
αT = = = = 0,88
𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐴𝐷(𝐶) 365

B/ Tính hệ số ngày vận doanh phương tiện A


∑𝐴𝐷(𝑣𝑑) 365−43−37
αVD = = = 0,78
∑𝐴𝐷(𝐶) 365

C/ Công ty A ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa trên tuyến AB với cự ly 160km,
vận tốc bình quân trên tuyến là 40 km/h. Trọng tải thiết kế của phương tiện là
28T, hệ số sử dụng trọng tải bằng ¾. Khối lượng cần vận chuyển là 38 T/ngày.
Tính phương án tổ chức tuyến và chi phí của tuyến/ngày
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC
qTT = qTK x γ = 28 x ¾ = 21 (T)
38
Cần có: = 1,8 => 2 lần chở/ngày
21

Tổng cự ly: 160 x 4 = 640 (km)


Để hoàn thành 1 chuyến thì cần 8 tiếng => 2 chuyến 16 tiếng  2 tài xế
Có 2 trường hợp:
+ 1 xe, 2 chuyến/ngày, 2 tài
+ 2 xe, mỗi xe 1 chuyến/ngày, 2 tài
CHI PHÍ TUYẾN/NGÀY
- Lương lái xe
21.000.000
A= = 700.000 (đồng/người/ngày)
30
- Khấu hao
3.800.000.000
B= = 1.055.555 (đồng/ngày)
360 ×10
- Bình điện
3.500.000 ×2
C= = 12.963 (đồng/ngày)
18 ×30
- BDSC
D = 2.350 (đồng/km)
- Nhiên liệu
29
E = 26.000 x = 7.540 (đồng/km)
100
- Lốp xe
2.800.000 ×6
F= = 306 (đồng/km)
55.000

TH1: 1 xe, 2 chuyến/ngày, 2 tài


2A + B + C + 640(D+E+F) = 8.993.958 (đồng)
Tổng CP tuyến bao gồm CP quản lý = 8.993.958 (100% + 15%) = 10.343.051 (đồng)
TH2: 2 xe, mỗi xe 1 chuyến/ngày, 2 tài
2A + 2B +C + 320 x 2 x (D+E+F) = 10.049.513 (đồng)
Tổng CP tuyến bao gồm CP quản lý = 10.049.513 (100%+15%) = 11.556.939 (đồng)

You might also like